CỐ HƯƠNG – LỖ TẤN I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Lỗ Tấn (1881- 1936) - Quê ở Chiết Giang, Trung Quốc. - Ban đầu, ông theo học: Hàng hải, địa chất, y học -> Nhận ra khoa học không thể thay đổi xã hội một cách triệt để -> Văn học dễ tác động lên tư tưởng người dân. - Đề tài: Xã hội đen tối và nông dân nghèo khổ. Sưu tầm 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: In trong tập Gào thét (1923) - Thể loại: Truyện ngắn. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất – xưng tôi – tác giả -> có tính chất hồi kí. - Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm. II. Phân tích: 1. Nhân vật tôi (anh Tấn) : a) Những ngày ở quê: * Gặp lại Nhuận Thổ: - Trong kí ức: + Cảnh: · Vầng trăng tròn vàng treo lơ lửng trên nền trời xanh. · Bãi cát bên bờ. · Dưa hấu bát ngát xanh rờn. - >Thiên nhiên đầy màu sắc tươi sáng, hiện lên một vùng quê trù phú thanh bình. - > Chỉ còn lại trong mơ. + Người: · Khuôn mặt tròn trĩnh. · Nước da bánh mật. · Đầu đội mũ lông chiên. · Cổ đeo vòng bạc. · Bàn tay lanh lẹn, hồng hào, mập mạp. · Hay bẽn lẽn, bẫy chim sẻ, canh dưa, nhặt vỏ sò, biết nhiều chuyện lạ lùng. => Lanh lợi, khoẻ khoắn, am hiểu. - Hiện tại: + Ngoại hình: · Cao gấp 2 trước. · Nước da vàng sạm. · Nếp răn sâu hoắm. · Mí mắt viền đỏ húp mọng lên. · Mũ lông chiên rách rướm. · Áo bông mỏng dính. · Người co ro cúm rúm. · Bàn tay thô kệch như vỏ cây thông. · Dáng điệu cung kính bẩm ông . - >Bần hàn, cực khổ, già nua. - Thay đổi nhất: Lời chào bẩm ông -> Tư tưởng, lễ giáo, đẳng cấp phong kiến ăn sâu vào con người Nhuận Thổ. - Không thay đổi: Đem quà quê tới tặng bạn, nghe tin bạn về chạy tới thăm liền ->quý bạn. * Thuỷ Sinh: Giống hệt Nhuận Thổ của 20 năm về trước, vàng vọt, gầy còm, cổ không đeo vòng bạc. * Thím Hai Dương: Xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn. - >Nghệ thuật: Đối lập giữa quá khứ và hiện tại. =>Đây là cuộc sống của một làng quê nghèo khổ ->con người trở nên bần hàn, tham lam, ngu dốt. b) Khi rời cố hương: - Cảnh: + Dãy núi đen sẫm lại + Phong cảnh làng quê mờ dần. - >Trở nên u ám. - Tình cảm: Không chút lưu luyến. - Hy vọng thế hệ sau này sẽ sống một cuộc đời mới. 2. Hình ảnh con đường: - Nghĩa đen: Đường thuỷ ->Con đường đưa tác giả về quê và rời xa quê. - >Dòng nước: Biểu tượng cho sự luận chuyển của cuộc đời, con người sẽ luôn luôn thay đổi và di chuyển. - Trong tưởng tượng: Con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc không tự nhiên mà có ->Đó là do con người tạo ra. 3. Hình ảnh cố hương: - Chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc. - >Thay đổi của người dân trong cố hương chính là sự thay đổi người dân Trung Quốc ->Thay đổi tư tưởng xã hội. III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk trang 219. Bài tiếp theo: HOT - Soạn Văn: Bàn Về Đọc Sách - Chu Quang Tiềm Hẹn gặp lại. Tôn Nữ