CNXHKH: Phê phán quan điểm: Nền dân chủ không mang bản chất giai cấp, đa nguyên đa đảng mới dân chủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An Nam, 8 Tháng ba 2022.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    CNXHKH: Phê phán quan điểm: Nền dân chủ không mang bản chất giai cấp và thực hiện đa nguyên đa đảng mới có dân chủ.

    1. I) Phê phán luận điểm "Nền dân chủ không mang bản chất giai cấp"
      1. Nhận diện luận điểm

    Nhiều năm qua, với chiêu bài "dân chủ", các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ở trong nước và nước ngoài luôn tìm mọi cách để bôi nhọ, vu cáo và tiến công Ðảng và Nhà nước Việt Nam, thực hiện mưu đồ làm suy yếu hệ thống chính trị, suy giảm lòng tin của nhân dân, làm chệch hướng tiến trình phát triển. Vì thế, vạch trần bản chất của thủ đoạn này luôn là việc làm cần thiết và thường xuyên.

    Có thể thấy luận điểm "Nền dân chủ không mang bản chất giai cấp" là phủ nhận bản chất giai cấp của các nền dân chủ và phủ nhận bản chất tốt đẹp nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ mang bản chất giai cấp. Dân chủ không phải là quyền lực thuộc về nhân dân mà là nhân dân được quyền làm chủ dân quyền dưới sự bảo hộ của pháp luật và Nhà nước.

    Như trong chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô sở hữu tư liệu sản xuất. Trong chủ nghĩa tư bản, tư liệu sản xuất nằm trong tay một thiểu số nhà tư bản. Nền dân chủ chủ nô và tư sản là quyền làm chủ thuộc về một nhóm người đứng đầu còn quần chúng nhân dân bị thống trị, bóc lột. Trong chủ nghĩa xã hội, tư liệu sản xuất nằm trong tay nhân dân lao động và họ là người làm chủ xã hội.

    - => Như vậy có thể khẳng định rằng: "Nền dân chủ nào cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc"

    1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ

    • Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỉ VII – VI trước Công nguyên. Dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị, sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân, hay quyền lực thuộc về nhân dân.
    • Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
    • Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:

    • Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước. Dân chủ là quyền lợi của nhân dân. Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ.
    • Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.
    • Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lí xã hội, dân chủ là một nguyên tắc – nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lí xã hội.

    • Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh, dân chủ với những nội dung nêu trên phải được coi là phương tiện để vươn tới tự do, giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Dân chủ với tư cách một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nước, nó là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong. Song, dân chủ với tư cách một giá trị xã hội, nó là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người. Chừng nào con người và xã hội loài người còn tồn tại, chừng nào con người và xã hội loài người còn tồn tại, chừng nào mà nền văn minh nhân loại chưa bị diệt vong thì chừng đó dân chủ vẫn còn tồn tại với tư cách một giá trị nhân loại chung.
    • Theo đó, có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại.

    1. Bản chất giai cấp của các nền dân chủ

    1. Bản chất của nền dân chủ được hiểu như thế nào?

    - Sự ra đời và phát triển của dân chủ:

    Nhu cầu về dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc. Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ mà Ph. Ăngghen gọi là "dân chủ nguyên thủy" hay còn gọi là "dân chủ quân sự". Đặc trưng cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua "Đại hội nhân dân". Trong "Đại hội nhân dân", mọi người đều có quyền phát biểu và tham gia quyết định bằng cách giơ tay hoặc hoan hô, ở đó "Đại hội nhân dân" và nhân dân có quyền lực thật sự (nghĩa là có dân chủ), mặc dù trình độ sản xuất còn kém phát triển.

    • Nền dân chủ chủ nô: Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức "dân chủ nguyên thủy" tan rã, nền dân chủ chủ nô ra đời. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước. Tuy nhiên, "Dân là ai?", theo quy định của giai cấp cầm quyền chỉ gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về các công dân tự do (tăng lữ, thương gia và một số trí thức). Đa số còn lại không phải là "dân" mà là "nô lệ". Họ không được tham gia vào công việc nhà nước. Như vậy, về bản chất, dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của "dân" mà thôi.
    • Nền dân chủ tư sản: Cuối thế kỷ XIV -đầu XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản. Chủ nghĩa Mác –Lênin chỉ rõ: Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động.
    • Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), một thời đại mới mở ra –thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập Nhà nước công –nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của nhân dân -tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân.

    Như vậy, với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ. Nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa.

    1. Bản chất giai cấp của các nền dân chủ biểu hiện như thế nào trong lịch sử phát triển của các nền dân chủ

    • Bản chất giai cấp của nền dân chủ (bản chất về chính trị)

    Học thuyết Mác - Lênin quan niệm: "Chế độ dân chủ là chế độ thống trị của đa số đối với thiểu số (chứ không phải trái lại, như bọn tư bản vẫn mong muốn)". Hình thức của nền dân chủ là đa dạng, không có mô hình dân chủ chung cho mọi quốc gia, dân tộc. Mức độ tham gia thật sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội phản ánh trình độ phát triển của nền dân chủ, những vấn đề cốt lõi nhất của dân chủ.

    Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do đảng Cộng sản lãnh đạo - yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì, Đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Với nghĩa này, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị. Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội về mọi mặt Lênin gọi là sự thống trị chính trị.

    Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. Lênin còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ của đại đa số dân cư, của những người lao động bị bóc lột, là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc Nhà nước. Với ý nghĩa đó, Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: Đó là nền dân chủ "gấp triệu lần dân chủ tư sản". Bàn về quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân ". Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó về thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách mạng xã hội trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946) theo Hồ Chí Minh là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nhà nước,".. hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.

    1. Sự khác nhau giữa bản chất của nền dân chủ XHCN với các nền dân chủ khác như thế nào?

    Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:

    • Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân (đảng Mác -Lênin) mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày.

    ⟹ Sự khác nhau về bản chất chính trị: Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. Do vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản) ; ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên; một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tự sản).

    • Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động

    ⟹ Sự khác nhau về bản chất kinh tế:

    • Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ "hư vô" theo mong muốn của bất kỳ ai. Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm.. của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột bất công.. đối với đa số nhân dân.
    • Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.

    • Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội.. mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc.. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần; được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân. Dưới góc độ này dân chủ là một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng tạo văn hóa, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.

    ⟹ Sự khác nhau về bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội: Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

    Kết luận:

    • Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
    • Với những ý nghĩa như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản không loại trừ nhau mà ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại và phát triển.

    1. II) Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ
      1. Nhận diện luận điểm

    1. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đa nguyên chính trị là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh chống độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản.

    • Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong "dân chủ" che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.
    • Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.

    Như vậy, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tất yếu không phải là mô hình chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa.

    1. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không bảo đảm được dân chủ đích thực. Bản chất của dân chủ làquyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được nó thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã hội, thì chỉ có hoặc quyền lực thuộc về giai cấp bóc lột hoặc thuộc về giai cấp bị bóc lột mà thôi. Không có thứ quyền lực hay dân chủ cho mọi giai cấp. Bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản bóc lột. Trả lời phỏng vấn và kết luận mới nhất của đoàn khảo sát Hoa Kỳ (6-2009) của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy rõ điều này: Giáo sư Paul Mishler (Trường Đại học bang Indiana) khẳng định: "Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học.. đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra"; "Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ".. Với lý do đó, đa nguyên, đa đảng không bao giờ tiến tới một nền dân chủ đích thực; và hệ quả xã hội điển hình nhất của nó là "99% và 1%" mà phong trào Chiếm lấy phố Wall ở Mỹ vừa qua đã phơi bày.
    2. Lịch sử cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên. Năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết nên trong những ngày đầu gìn giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước.

    • Song, trong quá trình cách mạng, các tổ chức đảng phái hoặc phản động, hoặc có đường lối không đúng đắn, không vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc đã lần lượt bị chính nhân dân loại bỏ, chỉ còn lại duy nhất Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo có đường lối cách mạng đúng đắn, vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, vì nền độc lập và sự phát triển của đất nước đã được nhân dân lựa chọn là chính đảng duy nhất đại diện cho quyền lợi của mình.
    • Sau 1954, Đảng ta cũng chủ trương tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ liên hiệp, thống nhất nước nhà, nhưng chính chính quyền Ngô Đình Diệm đã bác bỏ và phủ nhận thể chế đa nguyên đó. Mặt khác, được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, các thế lực phong kiến và phản động ở miền Nam cũng đã từng lập nên một chính thể đa nguyên với sự tham gia của nhiều đảng phái. Nhưng mục đích chính trị của các đảng phái đó lại chống lại nền độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động, nên nhân dân cả nước ta đã đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó, thiết lập nên nền chính trị nhất nguyên và lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tính tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên đó đã và đang được nhân dân ta khẳng định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

    1. Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự phát triển trong đa dạng các sắc màu văn hóa dân tộc; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện con người.. Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; vừa qua nhân dân ta đã lại khẳng định một lần nữa qua Hiến pháp mới được công bố của mình.
    2. Dư luận quốc tế, chính phủ và nhân dân các nước dân chủ, tiến bộ trên thế giới đánh giá cao, ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ nhất nguyên ở Việt Nam. Trước những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, dư luận quốc tế, chính phủ nhiều nước, các tổ chức quốc tế và nhân dân thế giới đã bày tỏ sự khâm phục và ủng hộ chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhiều đoàn đại biểu quốc tế sang Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về xây dựng sự ổn định chính trị xã hội. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ngày 17-6-2007, tờ The Straits Times đã viết: "Việt Nam là đất nước ổn định, người dân làm việc chăm chỉ và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Với những yếu tố này cộng lại, Việt Nam là mỏ vàng cho các nhà đầu tư Mỹ nào biết nắm bắt cơ hội".

    1. Khái niệm và bản chất của đa nguyên, đa đảng

    • Khái niệm đa nguyên, đa đảng:

    Đa nguyên theo nghĩa tổng quát là sự xác nhận và chấp nhận tính đa dạng, nó trái ngược với nhất nguyên. Thuật ngữ "đa nguyên" xuất hiện năm 1712 gắn với một nhà triết học người Đức, rồi được một nhà triết học người Mỹ phát triển, trình bày cụ thể trong tác phẩm "Vũ trụ được quan niệm theo chủ nghĩa đa nguyên" (xuất bản ở Mỹ năm 1912).

    Đa nguyên chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt động trong một xã hội nhất định. Để thực hiện đa nguyên chính trị, họ tuyên tuyền cho tự do nhiều đảng phái, kêu gọi chế độ đa đảng trong một nước.

    Khi CNXH xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành phương tiện để một số thế lực dương cao ngọn cờ đánh lạc hướng quần chúng thông qua việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ tư sản, xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng, từng bước vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của ĐCS, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN trên thế giới.

    • Bản chất của đa nguyên đa đảng:

    • Là sự phân chia, tranh giành quyền lực của các lực lượng chính trị trong xã hội khi không có sự điều hòa về lợi ích. Bề ngoài thì các đảng chính trị có vẻ như được tự do, bình đẳng tranh cử để trở thành đảng cầm quyền, chi phối Quốc hội và Chính phủ. Nhưng bên trong, chỉ có những đảng nào được sự hậu thuẫn của các thế lực tư bản độc quyền mới có thể giữ được vai trò lãnh đạo và suy cho cùng thì tất cả đều bảo vệ cho lợi ích duy nhất của một giai cấp, đó là giai cấp tư sản.
    • Mục tiêu của chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng là hòng xóa bỏ hệ tư tưởng vô sản, phủ định, xóa bỏ chủ nghĩa Mác –Lênin, xóa bỏ CNXH trên thế giới.

    1. Thực hiện đa nguyên đa đảng ở các nước tư bản

    Hiện nay có tổng cộng 115 nước theo hệ thống đa đảng, trong đó 20 nước ở châu Á, 40 nước ở châu u, 23 nước ở châu Mỹ, 24 quốc gia ở châu phi và 8 quốc gia ở Châu đại dương.

    Hệ thống đa đảng ở các nuớc tư bản chủ nghĩa có thể chia thành các nhóm: Hệ thống nhiều đảng không có sự độc quyền của đảng tư sản thống trị - các Đảng phái liên minh để lập ra chính phủ liên hiệp (Italia, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch) ; Hệ thống đa đảng có đảng tư sản độc quyền - số ghế đa số trong Nghị viện thuộc về một đảng và đảng này lập ra chính phủ một đảng (Pháp, Nhật Bản) ; Hệ thống 2 đảng - bao gồm hai đảng thuần tuý là đảng của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền (Hoa Kì)..

    - Trong hệ thống đa đảng đối lập, hình thức đấu tranh chủ yếu để tranh giành và chia sẻ quyền lực là hình thức Nghị trường: Đảng nào giành được đa số ghế trong nghị viện theo luật định, thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền "chính trường chủ yếu là nghị trường". Về mặt hình thức phương thức giành quyền lực này tỏ ra rất "dân chủ" và "bình đẳng"; nhưng trên thực tế hiến pháp và pháp luật lúc nào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các đảng phái lớn thắng cử (các đảng đại diện cho giới tài phiệt và quan chức tư sản, được sự hậu thuẫn của các tập đoàn tư sản có thế lực).

    Ví dụ:

    Ở nước Anh có nhiều Đảng; trong đó Đảng Lao động (LP) trên danh nghĩa bảo vệ quyền lợi cho quần chúng lao động; đại diện cho giai cấp công nhân, tầng lớp trung lưu dưới - Đảng Lao động thường đề ra mục tiêu đòi mở rộng chương trình phúc lợi xã hội, quan tâm đến người nghèo và giai cấp công nhân, đòi thu thuế cao đối với người giàu. Tuy nhiên, trên thực tế Đảng Lao động thực chất là Đảng tư sản, họ vẫn đặt lợi ích của giai cấp tư sản lên hàng đầu và bảo vệ chế độ Tư bản chủ nghĩa.

    Ở nước Pháp có hai Đảng chính là Đảng Cánh Tả và Cánh Hữu, một bên hướng về tự do nhưng lại ít có bình đẳng, bên còn lại hướng về bình đẳng nhưng lại ít có tự do

    1. Đa nguyên đa đảng không phù hợp với Việt Nam

    Đa nguyên đa đảng không phù hợp với Việt Nam, nó tiềm tàng nguy cơ làm cho Việt Nam mất sự ổn định về mặt chính trị - xã hội và bỏ lỡ thời cơ phát triển kinh tế và thực hiện các cải cách dân sinh khác, các mâu thuẫn và xung đột xã hội sẽ gia tăng, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc.. bởi lẽ:

    • Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng là một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, là nguyện vọng của nhân dân khi mà các phong trào đấu tranh của nhân dân trước khi Đảng ra đời đều thất bại; các đảng phái và các tổ chức chính trị có tính chất đảng phái trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đều bị tan rã, thất bại và không hoàn thành nhiệm vụ trước dân tộc. Trong khi đó, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đây là một sự thật lịch sử, không ai có thể bác bỏ được.
    • Đảng Cộng sản Việt Nam đủ khả năng lãnh đạo để đưa đất nước phát triển, không cần phải thực hiện đa nguyên đa đảng. Đó là một đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đường lối đúng đắn, biết chỉnh đốn và đổi mới để ngày càng lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo đất nước được tốt hơn. Việt Nam vẫn ngày càng phát triển với tốc độ cao trong khu vực và trên thế giới mà không cần đa nguyên, đa đảng. Ngược lại, ở nhiều nơi đa nguyên, đa đảng vẫn rơi vào vòng xoáy của xung đột, bạo lực và sự bất ổn định kéo dài.
    • Tiêu chí cao nhất của hoạt động chính trị là ổn định xã hội bền vững và tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội được bảo đảm, một đảng hay đa đảng, nhất nguyên hay đa nguyên đều phải vì vấn đề cốt lõi này. Vậy thì hiện nay, sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng rất tốt vấn đề này. Với một đảng lãnh đạo, Việt Nam có điều kiện bảo đảm chính trị ổn định, an ninh được giữ vững, quốc phòng được tăng cường thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, kinh tế phát triển, chính phủ có điều kiện nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
    • Dân chủ, phát triển không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng và thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với dân chủ sẽ phát triển. Thực tiễn, có nhiều nước đa nguyên, đa đảng nhưng vẫn thuộc diện nghèo nhất thế giới.
     
    Cuộn Len thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...