Chuyện về Nguyên Phi Ỷ Lan

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi SunMon, 26 Tháng bảy 2023.

  1. SunMon

    Bài viết:
    4
    [​IMG]

    Chuông chùa vọng một hồi thong thả

    Cửa thiền môn thơm phả mùi hương

    Giáo lý đạo Phật chỉ đường

    Ai đem chân lý làm gương giống nòi?


    Thuở cầu tự mong người nối dõi

    Lý Thánh Tông đi tới khắp chùa Dâu

    Dân tình đều chắp tay cầu

    Riêng cô thiếu nữ hái dâu hững hờ

    Vua qua cũng thờ ơ chẳng ngó

    Tựa cành Lan hong gió hát ca

    Lời ru quá đỗi thiết tha

    Vua lấy làm lạ bèn ra rước về

    Một bước đã đề huề cung cấm

    Thôn nữ ca chân lấm tay bùn

    Ỷ Lan châu nhả ngọc phun

    Nguyên phi sen nở từ bùn mà ra​

    -Xuất thân:

    +Theo sử liệu ngày nay còn lưu lại, Nguyên phi Ỷ Lan vốn có xuất thân hèn mọn là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở làng Thổ Lỗi (còn có tên là làng Sủi, nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sinh vào khoảng những năm 1044.

    -Con đường trở thành Nguyên Phi:

    + Sử sách cũng có ghi chép về cơ duyên đưa bà một bước lên được vị trí vạn người mơ ước phải nói là khá lãng mạn. Tương truyền vào năm Quý Mão 1063, Vua Lý Thánh Tông và Hoàng hậu Thượng Dương đã bước vào tuổi tứ tuần mà vẫn chưa có con kế nghiệp, nên vua bèn thân hành đi cầu tự khắp các chùa chiền, miếu mạo, và trong một buổi sáng mùa xuân khi trên đường đi viếng thăm chùa Dâu, vua có đi ngang một ngôi làng, tại đây dân làng mở hội nghênh đón rất đông, già trẻ lớn bé đều quỳ hai bên đường để có thể được một lần nhắm nhìn long nhan.

    +Tuy nhiên, chỉ có riêng một cô thôn nữ là khác biệt, nàng không hề háo hức phấn khởi như những người khác mà chỉ e thẹn đứng tựa mình vào gốc cây lan để chờ đoàn người triều đình đi qua. Vua lấy làm lạ, bèn cho gọi người con gái đang đứng bên nương dâu kề gốc lan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Cô gái ung dung khí khái nhưng lại toát lên nét thùy mị tới quỳ xuống tâu: "Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, có đâu dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng".

    +Vua thấy cô gái tuy ăn mặc quê mùa, trông nghèo nàn, lại ít chữ nghĩa nhưng cử chỉ thì đoan trang dịu dàng, lời nói phong nhã, đối đáp phân minh, lễ nghĩa rành rành. Vua đem lòng quý mến, coi nàng như một món quà nhỏ, sai người đưa theo nàng về cung. Thế là bằng cơ duyên tình cờ, cũng có phần may mắn đó, cô thôn nữ hái dâu nuôi tằm nghèo hèn ngày nào đã trở thành một người con gái cung đình. Ban đầu Vua Lý Thánh Tông phong nàng làm cung nhân, sau đó đổi thành Ỷ Lan phu nhân. Ý Lan có nghĩa là tựa vào gốc cây lan, cái tên này dụng ý của vua có nghĩa là muốn kỷ niệm ngày gặp mặt giữa hai người.

    +Thế rồi chuyện tình lãng mạn cũng có cái kết tốt đẹp, vào năm 1066 Ỷ Lan phu nhân hạ sinh Hoàng tử Lý Càn Đức. Nhưng ngay hôm sau, vì Lý Thánh Tông không có con trai kế nghiệp nào khác nên Hoàng tử Lý Càn Đức (vua Lý Nhân Tông sau này) liền được sắc phong thành Hoàng Thái tử, vị trí sẽ nắm quyền kế vị đầu tiên khi vua cha qua đời. Ỷ Lan vì thế cũng được sắc phong làm Thần phi. Năm 1068, Thần phi sinh thêm con trai nữa và được vua phong làm Nguyên phi, địa vị trong cung chỉ sau Dương Hoàng Hậu

    -Về sự việc nổi tiếng trong lịch sử: Bức tử Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ

    +Theo các sử liệu, cho đến năm 40 tuổi, vua Lý Thánh Tông vẫn không có con. Ước nguyện có người nối dõi của vua chỉ trở thành hiện thực sau khi ông lấy Ỷ Lan và được nàng sinh cho hai đứa con trai, người con trai đầu là Thái tử Càn Đức và người con thứ hai là Minh Nhân Vương.

    +Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức bấy giờ mới 6 tuổi lên nối ngôi, niên hiệu là Lý Nhân Tông. Hoàng hậu Thượng Dương là vợ cả nên được tôn phong là Dương thái hậu, trong khi Ỷ Lan là vợ thứ nên chỉ được tôn là Linh Nhân thái phi.

    +Theo luật xưa, khi hoàng đế lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi thì thái hậu sẽ được quyền nhiếp chính. Như vậy, chỉ vì các quy định của triều đình mà Ỷ Lan, vừa là mẹ vua, vừa là một người có tài chính trị nhưng lại mất quyền nhiếp chính vào tay Dương thái hậu – người không thể sinh nổi cho vua một mụn con. Điều này khiến bà tức tối và tìm cách chiếm quyền nhiếp chính.

    +Một thời gian sau khi vua mất, Ỷ Lan đã bàn mưu tính kế cùng Lý Thường Kiệt và giả ốm để chờ hoàng thượng nhỏ tuổi tới thăm, nhằm tận dụng hoàn cảnh cũng như mối quan hệ mẹ con để đánh vào tình cảm của Lý Nhân Tông. Đúng như tính toán của bà, khi nghe tin mẹ ốm, hoàng thượng đã vội vã vào cung thăm hỏi ngay sau buổi lên triều. Ỷ Lan không bỏ lỡ cơ hội khóc lóc, than vãn về sự bất công trong triều đình và khéo léo truyền đạt ý muốn được nhiếp chính của mình đến với nhà vua. Màn kịch hoàn hảo của Ỷ Lan đã khiến Lý Nhân Tông hoàn toàn bị bà chi phối.

    +Dưới sự dẫn dắt của Ỷ Lan, vị vua trẻ đã quyết định đày Dương thái hậu cùng 72 cung nữ thân cận vào lãnh cung. Với đầu óc mưu lược của mình, Ỷ Lan đã giành lại được địa vị tối cao trong triều đình nhà Lý.

    Số phận của Dương thái hậu và các cung nữ đã kết thúc một cách bi thảm. Thái hậu đã phải tự sát bằng dải lụa trắng mà vua ban cho. 72 cung nữ phải từ giã cõi đời một cách khốn khổ hơn: Bị bỏ đói đến chết..

    +Quanh vụ thảm án này, còn có một lời kể khác được ghi lại. Theo đó, Thượng Dương hoàng hậu do không có con nên đã sai thuộc hạ bắt trộm Thái tử Càn Đức về làm con mình, đồng thời vu cho Ỷ Lan sinh ra cầm thú. Càn Đức lớn lên trong vòng tay của hoàng hậu và luôn nghĩ rằng bà là mẹ đẻ của mình.

    +Phải đến sau khi Càn Đức lên ngôi, nhà vua mới biết Nguyên phi Ỷ Lan là mẹ ruột của mình. Vì oán hận mưu gian của hoàng hậu, vua cùng mẹ mình đã ra lệnh giết 72 cung nữ trong Thượng Dương cung. Dương thái hậu vì biết trước điều này nên đã kịp thời bỏ trốn.

    +Dù nguyên nhân thực sự của vụ việc này là gì thì hành vi của Nguyên phi Ỷ Lan vẫn là điều đáng bị lên án. Ỷ Lan hiểu rõ điều này nên về cuối đời đã vô cùng hối hận. Bà đã cho xây 72 ngôi chùa để tỏ lòng sám hối và độ sinh cho hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...