ĐỪNG VIẾT- NÊN VIẾT CHO CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 1. Đừng viết: Tìm về trang viết Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, ta thấy xót xa cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.. Nên viết: Thoắt một chút, thời thế đã đổi thay, mọi thứ cũng dần vào một quỹ đạo văn minh, hiện đại hơn. Có những ý niệm về thân kiếp con người cũng vì thế mà tan biến, hạnh và nhân văn hơn.. Chợt tìm lại những thân phận bị vùi nát dưới gót giày của xã hội phong kiến, những tấm lưng còng rạp xuống đất vì "Tam Tòng Tứ Đức", "Tam Cương Ngũ Thường".. Ta thấy xót hơn cho kiếp "đàn bà" ngày ấy. Và dừng tay trên những trang viết của Nguyễn dữ về chuyện nàng Vũ Nương, ta thêm một lần được nghe, được hiểu nỗi khổ đau của người phụ nữ khi ấy.. 2. Đừng viết: Nguyễn Dữ đã thể hiện tình yêu thương vô bờ của mình cho số phận của Vũ Nương.. Nên viết: Bản chất của văn chương là những tiếng khóc dùm. Khóc cho những thân phận đau khổ, lầm than đang tìm chốn nương nhờ. Nguyễn Dữ bằng tình yêu thương vô hạn đã viết về nàng Vũ Nương. Đọc Chuyện người con gái Nam Xương, ta tưởng chừng như tình yêu thương vô hạn ấy đã trĩu nặng nơi đầu bút của ông. Để rồi từng câu từng chữ như đẫm lệ của nhà văn với niềm thương vô hạn với đời. 3. Đừng viết: Nguyễn Dữ đã viết nên chuyện người con gái Nam Xương bằng cả nhiệt tâm và nhiệt thành, bằng cả trái tim ấm nóng của mình.. Nên viết: Tôi vẫn nhớ ai đó đã từng viết: "Nguyễn Du đã trích từng giọt lệ rớm máu làm mực, lấy từng khúc ruột quặn đau làm bút để rồi viết nên những trang viết đau đến se sắt lòng". Và có chăng, vì thế mà mỗi lần tìm về Chuyện người con gái Nam Xương, người đọc không chỉ thương cho phận bạc hiu hắt của Vũ Nương mà còn trân quý cả một tấm lòng của một đời văn- trọn tình với muôn kiếp nhân sinh. 4. Đừng viết: Số phận của Vũ Nương là số phận chung cho người phụ nữ phong kiến, bị dày vò tâm hồn.. Nên viết: Chẳng phải tự nhiên mà ta lại có nhiều câu ca dao mở đầu bằng từ "Thân em đến như vậy. Thân em như trái bần trôi, như dãi lụa đào, như hạt mưa sa.. Thuần khiết, diễm lệ yêu kiều là thế nhưng" Lời rằng bạc mệnh lại là lời chung ". Kẻ chờ chồng đến hóa đá thương tâm:" Người vợ xưa chờ chồng hóa đá Nước mắt rơi - núi trắng sương mù Chị chờ anh buồn đau hơn kiếp đá Xin chị đừng hóa đá Vọng Phu. "Người tựa hoa uyển cũng hóa hoang tàn, chua xót:" Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khu Độc điều song tiền nhất chỉ thư "(Đọc Tiểu Thanh ki) Hồ Xuân Hương đau thay cho kiếp làm lẻ, hắt hiu, đượm sầu và u hoài:" Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.. "Hay một Chinh Phu Ngâm quần quại trước từng cơn sóng lòng:" Gà eo óc gáy sương năm trống, Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tựa miền biển ха Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gương soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gây ngón đàn Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng"Cũng trong những thân phận ấy, trái tim người đọc như chậm đi một nhịp vì nàng Vũ Nương. Bi kịch như một tấn trò đời trong quan niệm người xưa. Khi những quy chuẩn xã hội đặt ra để đẩy đạo đức, tiết hạnh vào cái chết, đấy không còn là xã hội nữa rồi! Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, chi tiết mang tính thắt nút, đẩy câu chuyện lên cao trào, đình điểm: Cái bóng là mấu chốt của câu chuyện, là chi tiết thắt nút cũng như cởi nút cho diễn biến tác phẩm. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: Dẫn dắt tình huống hợp lí. Kết hợp hài hòa giữa hiện thực và kì ảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một điểm nhấn, nhân vật được miêu tả nội tâm khá phong phú. Những yếu tố đó góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Chuyện người con gái Nam Xương thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo. Tác phẩm là tiếng nói cảm thương cho số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời cũng lên án tố cáo xã hội nam quyền và chiến tranh phi nghĩa đã tước đoạt hạnh phúc và đẩy con người đến bước đường cùng.