I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Về tác giả: Nguyễn Dữ sống trong thời loạn lạc ở thế kỉ XVI. Là người học rộng, tài cao nhưng ông làm quan chỉ một năm rồi lui về nuôi mẹ già, dạy học và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời. 2. Về văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ mười sáu trong số hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục - một thiên cổ kì bút. Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Vợ chàng Trương. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Nhân vật Vũ Nương: A. Một người vợ hiền thục, thuỷ chung: - Trước khi chồng đi lính: Biết chồng có tính đa nghi, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép nên không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. – Khi tiến chồng đi lính: + Vũ Nương không ham Trường Sinh được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm, chỉ mong chồng bình yên trở về. + Vũ Nương cảm thông với những vất vả, gian lao mà chồng sẽ chịu đựng; lo lắng cho tính mệnh của chồng; bày tỏ nỗi khắc khoải, nhớ nhung. - Khi chồng đi lính xa nhà: + Vũ Nương luôn giữ trọn lòng chung thuỷ: Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. + Nỗi buồn thương nhớ chồng của Vũ Nương khắc khoải triền miên theo ngày tháng. b. Một người con dâu đảm đang, hiếu thảo: - Vũ Nương đối xử với mẹ chồng như mẹ đẻ của mình: + Chồng ra nơi trận mạc, một mình nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng. + Khi mẹ chồng ốm đau, nàng đã hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo để khuyên lơn. + Khi mẹ chồng chết: Vũ Nương đã hết lòng thương xót, lo liệu ma chay, tế lễ chu đáo. c. Một người mẹ rất mực thương con: - Chồng đi chinh chiến xa xôi, Vũ Nương một mình sinh ra bé Đản rồi vất vả nuôi nấng, chăm sóc con thơ. - Khi chồng vắng nhà, Vũ Nương thường chỉ vào cái bóng trên vách mà nói với bé Đản đấy là cha của nó. * Vũ Nương là người tập trung đủ những vẻ đẹp, phẩm hạnh của người phụ nữ truyền thống: Nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát; rất mực hiếu thảo với mẹ chồng; một dạ thuỷ chung với chồng hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Một con người như thế dáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. d. Cái chết bi thảm của Vũ Nương: - Bị chồng nghi oan: + Vũ Nương đã phân trần với chồng để chống hiểu rõ lòng mình: Nàng đã nói về thân phận của mình, nói về tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong trắng của mình. Vũ Nương cầu xin chồng đừng nghi oàn cho nàng. + Mọi cố gắng của Vũ Nương đều trở nên vô ích: Hạnh phúc gia đình mà cả đời nàng khao khát giờ đã vỡ tan, tình yêu cũng không còn, ngay cả chờ chóng đến hóa đi như nàng Vọng phu cũng không được nữa. - Cái chết của Vũ Nương: + Diễn biến: Không thể giãi bày được nỗi oan khuất của mình, Vũ Nương chỉ còn một cách là tìm đến cái chết. Trước khi gieo mình xuống sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch. Đó không phải là một hành động nông nổi, bột phát mà có sự tham gia của lí trí. Vũ Nương đã ngửa mặt lên trời mà than với thần linh. Nàng xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất và phẩm giá trong sạch của nàng. + Nguyên nhân: Nguyên nhân trực tiếp: Lời nói ngây thơ của bé Đản. Nguyên nhân chính: Trương Sinh đa nghi, hồ đồ, thiếu suy nghĩ, xét đoán. Nguyên nhân sâu xa: Xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán và chiến tranh phi nghĩa. + Ý nghĩa: Vũ Nương chết để bảo toàn phẩm giá của mình. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo đanh thép xã hội phong kiến thời bấy giờ, xã hội ấy đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, cướp đi hạnh phúc của con người, đẩy con người đến cái chết oan nghiệt. e. Những sự việc xảy ra sau khi Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang: - Diễn biến chính: + Các tiên nữ thương Vũ Nương oan khuất nên đã rẽ một đường nước cho Vũ Nương xuống thuỷ cung. + Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang - người cùng làng. + Vũ Nương nhờ Phan Lang nói hộ với Trương Sinh lập đàn giải oan bên bờ sông để nàng trở về. + Vũ Nương đã hiện về trên một chiếc kiệu hoa cùng với cờ tán, võng lọng rực rỡ, nhưng nàng đã không thể về lại nhân gian được nữa. - Khát vọng của Vũ Nương: + Tuy có cuộc sống nhàn hạ nơi thuỷ cung nhưng Vũ Nương vẫn muốn trở về. Khát khao của nàng là được sống cuộc sống hạnh phúc giữa cõi đời, được sống cuộc sống con người. + Vũ Nương muốn chính Trường Sinh phải lập đàn giải oan cho mình. Đó là ước muốn của một người phụ nữ trong sạch, muốn được minh oan, phục hồi danh dự. + Nhưng Vũ Nương không thể quay trở lại cuộc sống nơi trần gian duợc nữa: Bởi những nguyên nhân gây ra nỗi oan ức cho Vũ Nương vẫn cứ còn nguyên đó. Nếu nàng quay trở lại cuộc sống là người thì sẽ phải chịu thêm nhiều oan nghiệt, bất hạnh khác. Sự trở về của Vũ Nương chỉ là một ảo ảnh, là chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thật sự đâu còn có thể tìm lại được nữa. Không để Vũ Nương trở lại cuộc sống trần gian cũng là một cách trừng phạt Trường Sinh. + Vũ Nương nói phải quay về thuỷ cung để cảm tạ ân đức của Linh Phi. Câu nói ấy đã gián tiếp khẳng định rằng cuộc sống trần gian thuở ấy là nơi không hề có ân đức. - Ý nghĩa của phần cuối câu chuyện: Hoàn thiện vẻ đẹp của Vũ Nương: Dù ở thế giới khác nhưng nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, khát khao được phục hồi danh dự. Làm tăng thêm sức hấp dẫn của câu chuyện bằng yếu tố hoang đường, kì ảo, đưa người đọc vào thế giới của tưởng tượng và mơ ước. Để câu chuyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng: Những người tốt dù có trải qua oan khuất nhưng cuối cùng cũng được minh oan. Tô đậm bi kịch của Vũ Nương và tăng thêm sự tố cáo: Cuộc sống trần gian thuở ấy không có chỗ cho những con người như Vũ Nương được sống. 2. Nhân vật Trường Sinh: A. Trước khi đi lính xa nhà: - Trương Sinh đã được giới thiệu là con nhà bào phú nhưng vô học, hồ đồ, đa nghi. - Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương vốn đã không bình đẳng, lại thêm sự cách biệt giàu nghèo: Vũ Nương vốn là con kẻ khó, lấy Trương Sinh là được nương tựa nhà giàu. - Trong đời sống vợ chồng, Trương Sinh không hề có lòng tin, không tôn trọng vợ, mặc dù Vũ Nương là một người phụ nữ trong sáng, đức hạnh, luôn chăm lo vun vén cho cuộc sống gia đình nhà chồng. Trương Sinh do có tính đa nghi nên đối với vợ đã đề phòng. - Khi triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiên, Trương Sinh tuy là con nhà hào phú nhưng không có học nên phải ghi tên trong số lính vào loại đầu. b. Sau khi đi lính trở về: - Trương Sinh trở về phải chịu đựng một mất mát quá lớn: Mẹ Trương Sinh vì nhớ con nên đã sinh bệnh và qua đời. - Trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế, thói đa nghi và hồ đồ của Trương Sinh rất dễ bị kích động. Lời nói ngây thơ của bé Đản đã chạm đúng thói ghen tuông của Trương Sinh. Bé Đản đã không chịu nhận Trương Sinh là cha, so sánh Trương Sinh vớicha tôi trước kia chỉ lặng im không nói. Bé Đản lại còn kể thêm về một người đàn ông nào đó đến nào cũng đến nhà mình trong thời gian Trương Sinh vắng nhà. - Trương Sinh nghe con nói thì đinh ninh là vợ không chung thuỷ, mối nghi ngờ ngày càng sâu và không có cách gì xóa đi được. - Trong hoàn cảnh ấy, Trương Sinh có thể nghi ngờ vợ. Nhưng điều đáng trách nhất là cách xử sự của Trương Sinh. Con người vô học này đã hành động một cách nông nói và hồ đồ. Không cần hỏi đến vợ nửa lời, vừa về đến nhà, Trương Sinh đã la um lên cho hả giận. Thói ghen tuông đã làm cho Trương Sinh trở nên mù quáng, không còn giữ được bình tĩnh để phân tích, phán đoán. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai những lời phân trần của Vũ Nương, những lời biện bạch của họ hàng, làng xóm. - Cách duy nhất để làm sáng tỏ mọi chuyện là giải quyết chính cái nguyên nhân gây ra xung đột nhưng Trương Sinh đã nhất quyết giấu, không kể ra lời con nói. - Thói độc đoán và ghen tuông đến mức mù quáng đã đưa Trương Sinh đến hành động vũ phu, thô bạo: Mắng nhiếc và đánh đuổi Vũ Nương đi. Chính Trương Sinh đã bức tử vợ mình, đã buộc người phụ nữ đáng thương ấy lâm vào thế cùng đường, tự chọn cho mình cái chết bi thảm. - Sau khi Vũ Nương gieo mình xuống sông, Trương Sinh tuy có động lòng thương nhưng vẫn còn giận là vợ mình đã thất tiết. Cái chết của Vũ Nương vẫn chưa đủ để làm cho Trương Sinh tỉnh ngộ. - Tác giả đã để cho Trương Sinh tự nhận ra sai lầm của mình cũng chính bằng những lời nói của bé Đản. Nhưng mọi chuyện đều đã quá muộn. - Nguyễn Dữ đã để cho Vũ Nương không trở về trần gian. Đây chính là một cách trừng phạt Trương Sinh. * Nhân vật Trương Sinh là hiện thân của chế độ phong kiến nam quyển bất công. Sự độc đoán, chuyển quyền đó đã làm cho con người tê liệt lí trí, đã giết chết tình người và dẫn đến bị kịch. II. KẾT LUẬN 1. Về nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp và nhân cách của họ. 2. Về nghệ thuật: Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dụng truyện, miêu tả nhân vật, tình huống truyện và kết hợp tự sự với trữ tình.