Ngôn Tình Chuyện Đời Của Gia Gia - TyPro

Thảo luận trong 'Hoàn Thành' bắt đầu bởi TyPro, 30 Tháng ba 2020.

  1. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    [​IMG]

    Thể loại: Tự truyện, ngôn tình.

    Link thảo luận - góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] - Các Tác Phẩm Sáng Tác Của TyPro

    Văn án: Đây là một câu chuyện về cuộc sống khá đậm chất thực tế của cô gái có tên Gia Gia. Câu chuyện vừa mang yếu tố kể, vừa thêm vài tình tiết ngôn tình. Tuy không phải lãng mạn, kịch tính hoặc cẩu huyết giống như những câu chuyện mà các bạn đã đọc, nhưng có lẽ sẽ mang đến sự đồng cảm cho vài người. Mong rằng bạn sẽ cảm nhận được điều đó khi đọc truyện.​
     
    Last edited by a moderator: 31 Tháng ba 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chương 1.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cuộc đời con người, không ai đoán trước số phận. Đời dài, tương lai ở phái trước, có người đến một ngày tiến lên đỉnh vinh quang, nhưng cũng có người chìm xuống tận đáy xã hội. Ai cũng khoát lên mình một lớp mặt nạ dày để sống, cứ thế mà sống, cứ thế mà đi. Liệu có mấy ai nhớ về những chuyện đã đi qua? Có mấy ai một lần nhìn nhận cuộc đời và ngồi chấm bút viết lại? Thật ra, cho đến giờ, ta cũng không hiểu, vì sao con người phải cố gắng sống và chiến đấu với cái xã hội đầy thử thách này? Cho dù vậy, không có câu trả lời cho bản thân, ta vẫn cứ phải tiếp tục bước đi về phía trước, cho đến khi mỏi gối chùn chân, rồi có một lần, nhớ về chuyện mình, viết lên câu chuyện đời..

    Ta sinh ra trong những ngày tháng vừa hết chiến tranh. Gia đình ta nghèo lắm, nghèo đến nỗi mái nhà tranh nắng cháy, mưa dột, tường chỉ là những mảnh đất sét ghép vào với nhau, nền nhà cũng bằng đất sét được nén cứng lại để không bị nhão khi mưa về. Sinh ra là con gái út trong nhà, ta chỉ biết ăn rồi chơi bời, thích mè nheo, thích trèo cây, thích bắt chim, bắt cá..

    Bởi hoàn cảnh không cho phép gia đình chúng ta chung sống mãi bên nhau, Ba phải đi theo người ta lái tàu, đánh cá ở tỉnh khác, một năm Ba về với mấy Mẹ con vài ngày rồi lại đi. Mẹ tất bật đồng áng, vun vén cho mấy đứa con còn đang tuổi ăn tuổi học. Chị Hai ta sáu tuổi đã biết nấu cơm, gánh nước, giặt giũ, vừa đi học vừa theo Mẹ làm việc nhà. Cuộc sống trải qua những ngày khó khăn, thiếu thốn về vật chất, về tình cảm khiến Mẹ như già thêm mười tuổi. Cơm mỗi ngày còn không đủ ăn, Mẹ lại phải nhịn bớt đi, chỉ ăn khoai lang khô với muối. Cũng bởi cuộc sống chật vật cơm áo gạo tiền, Mẹ hầu như không còn thời gian để gần gũi bên ta nhiều nữa. Mỗi ngày Mẹ chỉ ngủ bốn tiếng rồi lại dậy ra đồng. Nhà thiếu vắng bóng dáng người đàn ông, Mẹ thay Cha làm người đàn ông che nắng che mưa trong ngôi nhà tranh tàn tạ. Ta lúc đó bốn tuổi, mỗi ngày sau khi ngủ dậy chỉ ríu rít không ngừng, hết chạy đông lại chạy tây, không ở yên một chỗ. Mẹ hay cáu gắt với ta, nhiều lúc còn dùng roi đánh vào mông ta đến mức mông hằn lên nhiều vết đỏ. Mẹ cũng mặc không dỗ dành, chỉ có chị Hai lén lút đem dầu vào bôi cho ta sau những trần đòn như thế. Lúc đó, ta luôn cảm thấy Mẹ không hề thương ta, Mẹ chỉ biết đánh ta, mắng ta.

    Một ngày nọ, có một lần ta trèo cây mận trợt chân té xuống gốc, đầu va vào mũi dao nhọn, máu chảy cả một vùng. Lúc đó ta vẫn không cảm thấy đau, chỉ yếu ớt gọi Mẹ, nhìn thấy trong mắt Bà là sự hoảng hốt, kèm theo một điều gì đó mà ta không hiểu, sau này ta mới biết, đó là sự xót xa. Ta dần lim đi, chỉ nghe văng vẳng bên tai tiếng kêu nghẹn ngào của Mẹ. Lúc đó ta chỉ nghĩ, cuối cùng Mẹ cũng ôm ta vào lòng. Sau này nghe chị Hai kể lại, Mẹ đã khóc rất nhiều vào cái ngày ta bị nạn, Mẹ bỏ cả ăn uống chỉ một mực nhìn vào phòng cấp cứu bệnh viện, chỉ sợ ta bị điều gì không may.

    Số ta cũng may mắn, bị mũi dao cắm vào đầu thế mà không ảnh hưởng gì, chỉ bị mất máu quá nhiều nên cần phải nằm vài ngày không được xuống giường, nếu không sẽ lại chảy máu. Tin ta bị thương cũng truyền đến tai Ba, ông vội vàng về. Nhìn vẻ mặt lo lắng của Ba Mẹ và các chị mà lòng ta cảm thấy hào hứng, phải nói là vô cùng vui vẻ. Hóa ra ta cũng là bảo bối của cả gia đình này.

    Ngày ta được xuất viện về nhà, buổi tối nằm trong lòng Ba nghe Ba kể chuyện, ta cũng kể cho Ba nghe rất nhiều chuyện ở nhà, rồi chuyện con gà hàng xóm bị con diều hâu bắt, chuyện ta té từ trên cây mận.. Ba chỉ im lặng lắng nghe, thỉnh thoảng xoa đầu ta vài cái, rồi mỉm cười.. Có lẽ với ta sau này, đó là đêm tối đẹp nhất, ấm áp nhất mà ta từng trải qua.

    Thời đó, nhà nào không có con trai thì đều bị xã hội coi thường, người phụ nữ còn bị xem là không biết đẻ. Mà bà Nội ta thì khỏi phải nói, bà rất phong kiến, nhà ta lại có ba chị em gái nên chị em chúng ta không được bà xem là gì, Mẹ ta càng bị bà ghẻ lạnh. Nội ở với chú thím, may mắn cho Mẹ là không phải làm dâu, nhưng cách nhà nhau chỉ vài bước chân, Mẹ cũng phải chịu đựng cái nhìn đầy xem thường và những lời nói bóng gió của Nội.

    Năm ta năm tuổi, Mẹ ta có thai, siêu âm thai là con trai khiến cả nhà đều vui mừng. Nhất là Ba. Nhà sắp thêm một thành viên lại khiến Ba đi lâu hơn không thể về, Mẹ lại càng vất vả. Em trai ta có lẽ cũng biết Ba Mẹ khổ cực nên cũng không quấy, cho đến ngày Mẹ chuyển dạ sinh nó ra. Ngày cu Út ra đời cũng là ngày Mẹ ta nhẹ lòng bởi không còn phải nghe lời ra tiếng vào của thiên hạ. Còn ta lúc đó, mọi thứ đều quy về bởi sự ghanh tị, bởi ta nghĩ Út sinh ra thì Ba không thương ta, Mẹ lại càng ghét ta hơn. Họ hàng hai bên Nội Ngoại ai cũng chỉ nhìn vào nó, còn ta không còn giá trị gì nữa.

    Mỗi ngày ra vào nhìn khuôn mặt nhăn nheo của nó, ta chỉ muốn véo nó một cái. Ta nghĩ nó xấu xí như thế sao lại được mọi người yêu quý, còn ta trước kia được Ba khen, được cụ cố xoa đầu bảo lanh lợi, thì bây giờ ngược lại, không ai thèm nhìn. Đôi lúc ta nhìn chăm chú vào nó, còn bị chị Hai phòng bị, sợ ta không chú ý mà đụng trúng em. Ta tủi thân, lại càng ghét thằng nhóc.

    Rồi sau ba tháng ở cữ, Mẹ lại phải ra đồng làm việc. Hết lớp chín, chị Hai nghỉ học để phụ Mẹ chăm em. Nhà chỉ có mấy chị em với nhau, cu Út cũng được ba tháng tuổi nhưng không bụ bẫm như những đứa trẻ khác, vì Mẹ không đủ sữa cho bú, nhà lại nghèo không đủ tiền mua sữa ngoài. Được cái là nó rất ngoan, không thường xuyên quấy khóc, chị Hai cũng bận cả ngày không chăm nó thường xuyên, chị Ba thì đi học, chỉ có ta rảnh rỗi nên nhận nhiệm vụ trông em. Mới đầu vì ghét nên ta cũng khó chịu ra mặt, tranh thủ khi chị Hai không để ý mà cắn vào má nó làm nó khóc um lên, chị Hai chạy vào thấy dấu răng trên mặt nó, mắng ta một trận ra trò, làm ta tủi thân khóc đến bỏ cơm. Ta cứ tưởng sau này chị Hai không cho ta trông em nữa, nhưng cuối cùng nhà không còn ai rảnh rỗi hơn ta, cho nên đành để ta tiếp tục. Ta vẫn chứng nào tật nấy, lại cắn nó vài lần, nhưng rút kinh nghiệm không cắn vào má nữa mà là gót chân, ta cứ tưởng thằng nhóc sẽ sợ ta, sẽ gào khóc nhưng nó vẫn im lặng giương đôi mắt lạ lẫm nhìn ta, nắm tay nhỏ xíu quơ quơ lên thích thú, ta không cam lòng nhìn nó, nó lại cười nhìn ta. Cứ thế, sau một thời gian gánh trách nhiệm trông trẻ thì ta lại không ghét nó nữa, chỉ cảm giác vui vẻ khó diễn tả, mà cu Út thấy ta cũng ê a đòi bế, ta lại thấy tự hào. Ít ra trong nhà này, cu Út cũng thích ta.

    - TyPro_
     
  4. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    Thể loại: Tự truyện, ngôn tình.

    Chương 2.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau khi cu Út ra đời nhà ta lại càng nghèo hơn, nghèo đến nỗi chị Hai phải vào Sài Gòn đi ở cho người ta để kiếm tiền gửi về cho chị em ta đi học, mua sữa cho Út. Chị Hai hi sinh cả việc học hành của chính bản thân, không quan tâm điều tiếng, cứ thế im lặng kiếm tiền phụ giúp cả nhà. Từ ngày chị Hai đi, trong mắt Mẹ là cả một khoảng trời u ám. Có đêm ta giật mình dậy, ta thấy Mẹ không ngủ, yên lặng nhìn ra đầu ngõ, bất động, ta chỉ nghe ân ẩn tiếng nấc nghẹn trong bóng đêm não nề đến lạ, ta ngơ ngác không cảm giác. Năm đó ta mới sáu tuổi.

    Năm thứ hai chị Hai đi xa, ta cũng bắt đầu đi học trường mẫu giáo. Vùng quê nghèo nàn sau khói lửa chiến tranh, ngôi trường tiểu học gắn với trí nhớ của ta lúc đó là một căn nhà với hai phòng được ngăn cách bởi vách tường mỏng. Trong phòng là vài bộ bàn ghế gỗ cũ mềm được sơn sửa lại từ các khu nhà người dân. Lần đầu tiên được đi ra khỏi cái thế giới nhỏ bé là nhà để khám phá thế giới bên ngoài một mình, có phần lạ lẫm, có phần lo lắng, nhưng lúc đó trong thâm tâm ta, không có gì đáng sợ, chỉ có thú vị hơn, thay vì cô đơn quanh quẩn trong nhà, ta đã gặp được nhiều bạn bè, gặp được cô giáo mặc chiếc áo dài màu xanh lam xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên trong trí nhớ của một đứa trẻ sáu tuổi là hình tượng cô giáo với khuôn mặt dịu dàng, giọng nói nhỏ nhẹ và êm ái, không giống với khuôn mặt Mẹ luôn trầm lặng. Đó cũng là lí do ta thích đi học hơn ở nhà, niềm vui sau khi ở trường về nhà chỉ là thằng nhóc một tuổi mang tên cu Út.

    Bước vào lớp một, chủ nhiệm lớp ta là một cô giáo trung niên, khuôn mặt vô cùng dữ tợn, cô ấy có một giọng nói ồm ồm như đàn ông và luôn quát tháo. Năm ấy đúng vào thời gian bộ giáo dục đổi mới sách giáo khoa, mà nhà ta lại chỉ có một bộ sách cũ được truyền lại từ ông anh họ đã học xong tiểu học mấy chục đời. Mà một bộ sách giáo khoa thời đó là nguyên gần một tháng Mẹ ta đi làm công cho người khác, nhà ta làm gì có đủ điều kiện mua. Chính vì thế nên sau khi đổi mới sách hơn một tuần, ta vẫn sử dụng sách cũ để đi học. Thật ra cũng không khác nhau bao nhiêu, chỉ là mới hơn và thay đổi cách giáo viên dạy mà thôi.

    Cô giáo ta lúc ấy ngày nào cũng kêu ta lên, bảo về nói với Bố Mẹ mua sách, không được mang sách cũ đi học nữa. Ta cũng có nói nhưng Mẹ ta vẫn im lặng, chỉ bảo cứ nói với cô học như vậy một thời gian nữa sẽ mua. Cho đến gần một tháng sau đó, ta bị cô giáo gọi lên bảng, ta không đọc đúng phần của sách giáo khoa mới, vì sách ta là sách cũ, nên ta bị cô giáo phạt. Cô ấy bắt ta chúm năm đầu ngón tay lại rồi dùng thước gỗ gõ lên ba cái. Ta đau đến nỗi nước mắt tràn ra nhưng không dám khóc, cũng không dám méc Mẹ. Sau khi về nhà ăn cơm ta không cầm được nổi cái chén, thế là Mẹ thấy năm đầu ngón tay bầm tím của ta, tra hỏi đến cùng ta mới vừa mếu vừa kể lại. Ta nhìn thấy ánh mắt Mẹ tối đi, mím môi kìm nén sự tức giận đang trào dâng trong người.

    Sáng hôm sau đi học, Mẹ đích thân dắt ta đến trường, ngồi sau chiếc xe đạp cũ mềm của Mẹ, lòng ta thoáng run rẩy, chỉ sợ cô giáo biết ta méc Mẹ thì sẽ lại phạt ta. Cũng không biết cô và Mẹ nói chuyện với nhau những gì, nhưng sau ngày hôm đó cô không phạt ta nữa. Một tuần tiếp theo ta lại được đi học với bộ sách mới tinh. Với một con bé bảy tuổi, đó là niềm vui vô bờ bến khi không phải lạc loài giữa biết bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa.

    Cứ thế, những năm tiểu học của ta đi qua trong nhẹ nhàng, có lẽ đối với ta mà nói thì mọi thứ đều bình yên.

    Năm ta học lớp năm, chị Ba ta lúc đó lớp chín. Cuộc sống khó khăn, chị em chúng ta đều phải lao động từ nhỏ, chính vì thế nên tay chân đều chân lấm bùn. Chị Ba đi chăn trâu từ nhỏ, học hành cũng không mấy giỏi giang nhưng việc nhà thì siêng năng lắm. Bà ấy là người nóng tính nhất trong nhà, cứ mỗi lần làm việc gì đó mệt nhọc là lằng nhằng lẩm bẩm mãi không thôi. Mới đầu Ba Mẹ ta bực quá thì quát mắng, nhưng rồi sau đó không quan tâm nữa, tùy chị muốn nói gì thì nói, bởi thói quen như vậy không thể bỏ được, miễn sao công việc vẫn cứ làm là xong.

    Ba ta không đi tàu nữa mà về nhà nghỉ, lo đồng áng với Mẹ. Sau bao năm khổ cực và chị Hai đi làm trong Sài Gòn gửi tiền về, năm đó nhà ta cũng mua được một chiếc Honda Cup 70, giá tới ba cây vàng. Họ hàng xúm xít vây quanh xem xét, người vui mừng cho gia đình ta, người thì tò mò xem xét. Ngay thời điểm ấy lại xảy ra một chuyện mà có lẽ suốt cuộc đời này, đó là nỗi ám ảnh lớn nhất của Ba, và là sự nuối nhất của chị Ba cho tới bây giờ.

    Chuyện là chị Ba ta hay đi chăn trâu với mấy ông anh họ gần nhà. Tính bà ấy thì hay vui chơi, nhảy nhót như con trai, mấy lần để trâu gặm cỏ trong đất nhà của ông Chín hàng xóm. Mà người hàng xóm này nổi tiếng ác tính, mỗi khi có trâu vào ăn cỏ là sẽ bị đánh cho đến chết, hoặc bắt trâu về để người chủ tới tận nhà khom đầu xin lỗi, bị chửi bới cho nhục nhã mới được dắt trâu về. Mà trong nhà ông Chín có một thằng nhóc cũng bằng tuổi chị Ba ta, là kẻ thù không đội trời chung của nhóm chăn Trâu mà bà ấy cầm đầu. Một lần do chị Ba ham chơi, trâu nhà ta lại quen đường cũ vào nhà ông Chín ăn cỏ, bị thằng nhóc ấy đánh cho bị thương đầy mình, chị Ba ta thấy thế thì xót, hôm sau đi học, hội tập bạn bè xì lốp xe nó, sau đó nữa là ném đá làm nó u cả đầu, thế là thù lại thêm thù.

    Ngày nhà ta mua được chiếc xe, chị em ta đang đi tắm biển gần nhà cùng với bà chị họ con bác Hai. Tụi con ông Chín kéo ra biển đánh chị Ba ta tím hết cả mặt mày, ta hồi đó chỉ mới có mười một tuổi, bị chị Ba đẩy ra khỏi đám hỗn loạn, chỉ biết sợ hãi trơ mắt đứng nhìn, nước mắt cứ thế thi nhau rơi xuống không kìm nén được. Trong mười một năm ta sống, chưa từng thấy người thân của mình bị đánh đến mức thảm hại như thế bao giờ.

    Chuyện sẽ không là gì nếu như chị Ba ta không chạy về méc Ba. Ba ta là một người trầm tính, nghiêm khắc nhưng thương con thì không ai bằng. Ngó nhìn khuôn mặt tím bầm của con gái, ông không kìm chế được sự tức giận, ngay lập tức dắt con qua nhà ông Chín để nói chuyện phải trái, Bác Hai ta, chú Năm lúc đó đang coi xe mới cũng đi theo. Mọi chuyện trong cuộc sống này không ai có thể đoán được chữ ngờ, chào đón ba người là một nhóm gần chục người với bao nhiêu là dao kéo gậy gộc. Họ dường như mất hết cả nhân tính, mất hết cả đạo đức làm người, chỉ biết dùng bạo lực để giải quyết mọi thứ. Ba người chưa kịp nói tiếng nào thì đã có người đánh tới. Mọi diễn biến lúc ấy như thế nào ta cũng không còn nhớ, chỉ biết sau khi Ba về đến nhà đã thương tích đầy mình, nhưng nỗi tức giận thì dường như vẫn không hề vơi bớt.
     
    Gill thích bài này.
  5. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    Chương 3.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mọi chuyện cứ tưởng như thế đã giải quyết xong, nhưng không ngờ nhà ta bị đánh còn bị kiện. Nhà ông Chín có bà con làm bên huyện, lo lót, ăn vạ đủ kiểu, cuối cùng sau bao lần triệu tập hầu tòa, bao nhiêu tiền bạc chạy luật sư thì Ba và bác Hai ta bị kết án cố ý đánh người gây thương tích, phạt tù hai năm. Nỗi ám ảnh, sự đau thương dằn xé, oan khuất không ai thấu hiểu, mọi thứ như biến thành địa ngục. Khoảng thời gian chết chóc ấy, nhà ta không còn tiếng cười, chị Ba ta muốn bỏ học, Mẹ ta gầy hẳn đi, gồng mình chịu đựng tai tiếng từ ba phương tám hướng.. Tất cả chìm trong đau thương..

    Hai năm, khoảng thời gian không dài, nhưng đối với gia đình khố rách áo ôm như nhà ta, thì là một khoảng thời gian đăng đẵng. Hết lớp chín, chị Ba ta muốn nghỉ học, ở nhà phụ Mẹ lo cho em, chăm lo đồng áng.. Họ hàng nội ngoại cũng chẳng ai học hành nhiều, nên không ai khuyên can.. Mẹ ta không nói gì, nhưng cũng có vẻ là đồng ý, bởi với Mẹ mà nói, chỉ cần con ngoan, không hư hỏng, thì học hay không cũng chả có gì quan trọng cả.. Chỉ riêng chị Hai ta thì nhất quyết không chịu. Chị vì hoàn cảnh mới bỏ học giữa chừng, chị không muốn em mình cũng dở dang trên con đường tìm tri thức. Kết quả cuối cùng vẫn là chị Ba tiếp tục đi học, chị Hai thì ngày càng lao vào con đường kiếm tiền nuôi sống cả một gia đình.

    Có lẽ cuộc sống ép con người đi vào đường cùng thì ý chí con người càng mạnh mẽ. Từ một đứa con gái ham chơi, suốt ngày đánh đấm, chị Ba ta bây giờ học có tiếng tại trường, bỏ qua miệng đời, bỏ qua sự nghèo đói mà vươn lên. Trong mọi cảnh đời, khi lâm vào khó khăn mới thấy ai tốt, ai xấu. Xã hội thì đầy rẫy loại người, nhưng người có thể giúp đỡ người khác thật hiếm có biết bao nhiêu. Không ai trông chờ vào cái thứ gọi là lòng thương hại, nhưng vẫn không thể chịu nổi cái nhìn đầy vô tâm của xã hội mình đang sống đây.

    Hai năm sau.

    Sau khi ra tù, Ba ta cũng về đoàn tụ với mấy Mẹ con. Ngày đầu tiên Ba bước chân về nhà, ta còn chơi đùa bên hàng xóm. Nghe tin Ba về, ta bỏ tất cả chạy một mạch về. Trong hai năm ấy, Mẹ và cu Út ta đi thăm Ba, chị Ba cũng lâu lâu lén vào thăm, chỉ duy nhất có ta là không được. Nhớ quay quắt nhưng rồi cũng cố gắng chịu đựng cho đến ngày hôm nay, Ba đã về.

    Ta lo sợ, ta thấp thỏm, chỉ sợ Ba không nhớ ta, chỉ sợ Ba không quan tâm xem ta như thế nào. Lén lút ngoài cửa, ngó đôi mắt nhìn từ xa xa, Ba vẫn ngồi đó, rắn chắc khỏe mạnh, chỉ có đôi mắt xa xăm, lạnh nhạt nhìn mọi người đến thăm hỏi, nhưng đúng hơn chắc có lẽ là thăm dò. Rồi ánh mắt ấy bỗng vụt sáng, ông ngoắc tay ta vào, ta lại rụt rè không dám bước, chỉ đi nhẹ nhàng chậm rãi đến bên ông. Lập tức, ta được ôm vào lòng, có lẽ lần đầu tiên ta nhận thấy, nước mắt ông lặng lẽ vùi vào cổ ta. Ta ngơ ngác, Ba ta khóc sao? Hay là ta chỉ sinh ảo giác?

    Một lúc lâu ông mới ngẩng mặt lên, đôi mắt khô ráo, ông mỉm cười vỗ đầu ta, nói chậm rãi với mọi người: "Nhớ con bé này quá, lâu lắm rồi không nghe nó nói nhiều chuyện..".. Ấm áp không ở đâu xa, chỉ cần như thế.. Cảm nhận được hạnh phúc từ chính cái ôm của gia đình. Chỉ cần một chút yêu thương cho ta, ta liền cảm thấy chính mình được trân trọng. Có lẽ từ nhỏ ta thiếu vắng sự quan tâm của Ba Mẹ, tự mình chơi, tự mình ôm lấy bao nhiêu buồn tủi của bản thân, cho nên khi nhận được chút yêu thương nào đó, ta bỗng cảm thấy lớn, rất lớn..

    Kể từ khi bắt đầu có được ý thức với cuộc sống này, trải qua bao nhiêu chuyện, ta dường như càng ngày càng khép kín nội tâm, vui vẻ với gia đình mình, còn người ngoài, có lẽ là sự xã giao bắt buộc phải có ngoài xã hội. Khoảng thời gian ta đi học, chưa từng giao lưu tiếp xúc với một nhóm hay câu lạc bộ nào. Ta gần như mất hẳn sự tự tin vốn có. Không phải vì Ba ta đã từng bị đi tù, không phải vì ta xấu xí để mặc cảm, mà chỉ vì nhà ta nghèo. Không có tiền thì chính là không đủ tự tin, còn nhiều tự ti.

    Cuộc sống vất vả lo toan rồi cũng dần ổn định. Trong mắt ta, không có gì vui vẻ bằng chính sự hạnh phúc của cả gia đình mình. Chị Ba vào Sài Gòn học, ta vừa lên lớp tám. Sức học ta càng ngày càng yếu. Từ một học sinh giỏi trở thành học sinh trung bình. Ta không dám nhìn ai. Đi học về lủi thủi phụ Mẹ chăm em, phụ nấu cơm, giặt giũ. Ráng hết sức nhưng kết quả môn Toán của ta luôn thấp dưới điểm trung bình. Có lẽ do ta, cũng có lẽ do thầy dạy. Trong lớp không ai được điểm tối đa môn của thầy ấy.

    Qua năm lớp chín, may thay thấy ấy không dạy lớp ta nữa, thay vào đó là thầy Bảo, một người thầy được các học sinh thời bấy giờ tôn sùng là cha đẻ của các trẻ em giỏi Toán. Được thầy dạy sau một tháng, từ một đứa ghét nhất môn Toán, ta thật sự yêu thích nó sau khi được thẩy chỉ dạy tận tình. Ta kiên trì học, kiên trì làm bài tập, kết quả cho cuối năm điểm Toán ta đứng cao nhất trên bảng điểm một cách thần kì, ta lại làm một học sinh Giỏi. Trong mắt Ba Mẹ, có lẽ ta là tấm gương học tập điển hình của cả gia đình và ta biết, Ba ta luôn tự hào về điều đó.
     
    Nguyễn Ngọc NguyênGill thích bài này.
    Last edited by a moderator: 31 Tháng ba 2020
  6. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    Chương 4.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm ta thi lên cấp ba, phải tới tận trường huyện để nộp hồ sơ thi. Quãng đường được tính bằng mấy chục cây số. Lọ mọ lên được tới nơi cũng hơn một tiếng đồng hồ. Nghĩ tới cảnh ba năm học tại đó mà ta thấy ngộp thở. Ngôi trường quá rộng, bao nhiêu quận huyện đều tụ tập về đây. Mười lăm năm học tại làng xã, nhìn đâu cũng thấy người quen, sức học của ta cũng không thua kém gì ai, cho nên dù có như thế nào cũng vượt qua được. Nhưng đây là trường huyện, gần một nghìn học sinh, ai cũng tranh giành đố kị nhau để đứng đầu. Mọi thứ sẽ xa lạ, sẽ khó khăn. Bỗng dưng ta thấy sợ hãi. Nhưng dù thế nào, ta luôn dặn với lòng, vẫn phải đi tiếp, không ai cho phép ta lùi lại được nữa rồi.

    Cuối cùng ngày thi cũng đến. Phải mất hai ngày để thi xong sáu môn học. Để không khổ công Ba Mẹ cho ta học hành hơn chín năm, ta càng cố gắng để họ không phải xấu hổ. Ngày đi thi, Mẹ đưa ta đi trên con xe máy cũ mềm. Thật sớm đã phải dậy ăn sáng, rồi hai mẹ con đèo nhau lên đường. Hai ngày thi là hai ngày vất vả, Mẹ luôn đứng ngoài cổng trường đợi ta suốt mấy tiếng đồng hồ, đưa ta đi ăn, rồi lại quay về nằm tạm trên tờ báo cũ. Cứ nhứ thế rõng rã suốt hai ngày, nắng cháy, mồ hôi ướt cả tấm áo khoát phai màu, nhưng Mẹ vẫn không bỏ đi dù một giây, mắt vẫn ngóng trông từng bước chân của ta tiếng về phía cổng. Hồi hộp thay cho con, lo lắng thay cho con, như bất kì người Mẹ nào khác. Trước kia, ta luôn nghĩ, có lẽ nào Mẹ không thương ta, hay Mẹ cũng không cần đứa con gái như ta, vì đã có cu Út rồi. Con trai trong nhà kế thừa gia phả chắc sẽ được lo lắng yêu thương hơn. Cho đến ngày hôm ấy, ta mới thật sự nhìn thấy sự lo toan của Mẹ, bất giác, ta nhận ra nhiều thứ sâu sắc hơn so với cái tuổi của mình.

    Đời sống còn nghèo, sự quan tâm ấy Mẹ nào có thể cho chúng ta thấy. Dù có yêu thương, dù có quan tâm các con đến đâu thì cũng đành dằn lòng mình vào, để chúng tự lập, để chúng biết tự lo cho bản thân. Cơm áo gạo tiền, mọi thứ ấy đã chiếm hết lấy thời gian của Mẹ, lấy đâu ra khoảnh khắc yêu thương chân thực của Bà?

    Ừm, dừng lại một lát, cho ta dành ra chút thời gian nói về chuyện tình yêu của Ba và Mẹ.

    Mẹ ta, bà cũng là người phụ nữ sinh ra trong một gia đình Nho giáo. Từ thời cụ Cố cho đến Ngoại, ai cũng sống trong nề nếp gia phong. Nhà Ngoại có tới sáu anh em, nhưng chỉ duy nhất Mẹ là con gái. Ông Ngoại mất do chiến tranh, những anh em của Mẹ còn đang tuổi ăn tuổi học, Mẹ giống chị Hai, đành hi sinh cuộc sống học đường, ở nhà phụ Bà Ngoại kiếm tiền nuôi các anh em ăn học. Tuy cuộc sống vất vả, tuy một chữ bẻ đôi Mẹ ta cũng không nắm rõ, nhưng vì ông Cố ta rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cháu, Mẹ ta cũng được ông giáo huấn phải trở thành một cô gái lễ phép, đi đứng nhẹ nhàng, thùy mị, nết na. Mẹ ta lúc ấy lại có nhan sắc, nên Bà được xem như là có tiếng trong làng.

    Còn Bố ta thì ngược lại, ông sinh ra trong khu vực đói nghèo, chân lấm tay bùn. Ham học lắm nhưng mỗi lần trốn nhà đi đến trường về lại bị bà Nội đánh thâm tím cả mông. Cố gắng trốn đi nhiều lần nhưng chỉ mới tới lớp bốn thì bỏ cuộc. Suốt ngày bị bà bắt đi chăn vịt, chăn trâu. Đến tuổi đủ sức đi làm thì theo người ta bốc vác, sửa máy móc, rồi lao động tự kiếm cơm, mọi chuyện tự thân vận động, vậy nên cuộc sống của ông luôn gắn liền với những nơi bẩn thỉu, những lớp người bần cùng và lưu manh nhất trong xã hội. Cái gì ông cũng biết, cái gì ông cũng làm, thành ra gần hai mươi tuổi, ông như một người đàn ông thuần thục. Chính vì hoàn cảnh sống khác nhau như thế nên ông đến với Mẹ cũng vô vàn khó khăn. Đến ngày hai người cưới được nhau cũng trải qua nhiều ngọt bùi cay đắng.

    Yêu đương trong lén lút, gặp gỡ trong cảnh nhìn trước ngó sau. Bẵng đi một thời gian, hai người cũng cảm thấy bản thân cần nhau và quyết định cùng đi đến tương lại mới. Tất nhiên là phải trải qua ba lần bốn lượt thử thách của gia đình nhà Ngoại.

    Ngày rước dâu, Ba mặc một chiếc áo trắng nhàu nhĩ đi thuê của người ta, khuôn mặt vì hồi hộp mà tái đi nhưng đôi mắt vẫn sáng ngời rạng rỡ. Ông Cố đứng một bên nghiêm mặt, ho khan một tiếng đủ làm Ba ta sợ đến mức đôi tay đang chắp lại bái tổ tiên cũng run rẩy không ngừng. Bây giờ, mỗi lần nghe Mẹ ta kể lại tình cảnh của Ba lúc ấy mà chị em ta bật cười ngặt nghẽo. Có lẽ chính vì những điều gian nan đó mà trước kia ta luôn tin, tình yêu của Ba và Mẹ luôn tồn tại theo một cách đặc biệt nào đó. Mặc dù nghèo đói, cơm không đủ ăn, mặc cũng không đủ ấm, nhưng vì tình yêu họ sẵn sàng bên nhau dù có khó khăn gian khổ bao nhiêu. Cho đến sau này, ta mới thấy, tình yêu thôi thì vẫn không đủ làm cho con người ta vững tin đến thế, mà hơn cả tình yêu là trách nhiệm, họ mới gắn bó bên nhau, chỉ vì những đứa con khờ dại họ mới sẵn sàng chịu khổ, và đôi khi cũng chỉ bởi vì thời đại đó ai cho phép họ được ly hôn?

    Sau những ngày tháng đấu tranh cho tình yêu ấy thì cuộc sống hai vợ chồng luôn dè dặt trước lễ nghi bên ngoại. Vì cụ Cố là nhà Nho nên mọi thứ trước mặt ông phải rõ ràng, không được lệch lạc. Nhắc về cụ Cố, cho đến nay trong suy nghĩ ta cũng rất mơ hồ. Ta chỉ nhớ cụ Cố ta là người đàn ông khỏe mạnh, nước da trắng hồng trông như một ông tiên. Kí ức của ta về ông là hình ảnh ông ngồi trên chiếc võng lưới, râu tóc đều bạc phơ, chiếc quạt phe phẩy đưa qua đưa lại, thư thái an nhàn. Ông rất thương và cưng chiều ta, lúc nào về nhà Ngoại ông cũng kêu ta vào, kể ta nghe rất nhiều chuyện, ông luôn vỗ đầu khen ta ngoan ngoãn lễ phép, cho ta rất nhiều kẹo. Đối với một đứa trẻ bốn năm tuổi, đó là món quà đáng khích lệ biết bao.

    Còn bà Cố từ lúc ta sinh ra đã không hề thấy bà bước chân ra khỏi căn phòng nhà dưới. Hai chân Bà bị tật nguyền do bom đạn chiến tranh, lúc nào bà cũng nằm trên chiếc võng dù, cơm canh đều phải có người mang đến, ngay cả đi vệ sinh cũng không thể ra ngoài. Bà sống, ăn uống vệ sinh đều trên chiếc võng cũ ấy. Chính vì bất tiện về sinh hoạt nên hầu như lúc nào Bà cũng lặng lẽ, không cười cũng không nói chuyện với ai. Có lẽ bà cảm thấy mình là gánh nặng của người khác, ngay cả ông Bà không chuyện trò nhiều, chỉ vài câu thăm hỏi xã giao, nhưng trong ánh mắt lúc Bà nhìn ông luôn ngập tràn ánh sáng.

    Tuy bà luôn trầm lặng như vậy, luôn thần bí khiến mọi người xung quanh không dám tiếp xúc, nhưng duy nhất mỗi ta là không sợ Bà. Có lẽ từ nhỏ Mẹ luôn nói với ta rằng Bà rất tội nghiệp, rất cô đơn nên sự đồng cảm và lương tâm ta lúc đó không cho phép ta cũng như bao người khác mà sợ Bà. Đến nhà Ngoại chơi, ta luôn vào phòng ông trước, ôm ông rồi lại vào phòng Bà, ngồi xuống nắm tay Bà, nói với Bà ta là ai, kể chuyện Bà nghe, chuyện nhà ta, chuyện thời tiết.. Ta luôn kiên nhẫn trả lời tất cả những câu hỏi của Bà, chính vì như thế, Bà luôn nhắc đến ta với mọi người, chỉ hai ngày không về Ngoại là Bà luôn miệng hỏi sao con bé không về thăm. Còn ta, đôi khi thấy hãnh diện vì điều đó, dù rằng ta không nhận được gì của ai, nhưng ta nhận được sự coi trọng của ông bà, đó là tình thương không gì thay thế được.

    Thời gian nhanh qua, Ông Cố ta mất vào một ngày nắng đẹp. Ông ra đi thanh thản và nhẹ nhàng. Cả nhà đều khóc lóc tiễn đưa, chỉ duy nhất bà Cố không khóc. Mắt bà ráo hoảnh, chỉ nắm chặt tay ông không chịu buông ra. Nhưng trong mắt Bà, mọi thứ đều hoảng loạn. Bà mất đi người chồng vốn nghĩ rằng khỏe mạnh hơn Bà. Bà mất đi người đàn ông luôn tỏ vẻ lạnh nhạt xa cách nhưng luôn yêu Bà hơn tất cả mọi thứ. Bà nghĩ, Bà nên chết trước ông mới phải. Bà đâu còn lành lặn gì, Bà đâu còn sức lực gì, tại sao người chết đi không phải là Bà mà lại là ông? Ngước mắt nhìn người đàn ông nhắm mắt trong tư thế thư thái, an nhàn, Bà mím môi không cho nước mắt chảy xuống. Rồi vài tháng sau đó, Bà mất, nhưng không giống ông, Bà ra đi mà ưu phiền vẫn in đậm trên khóe mắt. Đối với ta, cho đến tận bây giờ, hình ảnh người đàn bà thiếu mất đôi chân, bò trên nền gạch nắm chặt tay người đàn ông nhắm nghiền đôi mắt ấy vẫn cứ ẩn hiện trong đầu, đôi khi đó là hạnh phúc, cũng có khi nó bức bách đến ngộp thở. Thà rằng lúc ấy Bà khóc như bao người, thì sẽ tốt hơn cho Bà không? Có lẽ trong giấy phút đó, bà Cố ta đã không còn hi vọng nhỏ nhoi nào để tiếp tục sống trên đời. Vì người để Bà cần cố gắng kéo dài sinh mạng nhỏ bé của mình đã đi mãi không quay về nữa.
     
    Nguyễn Ngọc NguyênGill thích bài này.
  7. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    Chương 5.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lại nhắc về nhà của Ngoại, ta tổng cộng có đến năm ông cậu. Nhưng rồi dần mất đi vì bệnh tật và thương vong bởi chiến tranh. Cho đến hiện nay, chỉ còn lại một ông Cậu đầu sinh con đẻ cái và khỏe mạnh. Có lẽ bởi người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh mà mặt ngoại đầy tang thương. Bất kỳ người phụ nữ nào trên đời, khi dần dần sống qua từng ngày, nhìn con mình mỗi đứa đều ra đi không ngày quay lại, cũng dần chết lặng theo thời gian. Bởi thế, Mẹ ta nào cũng có khác gì, đời lấy đi của Mẹ nhiều thứ, người Ba yêu thương, các anh em mà Mẹ đã từng hi sinh cả tuổi thanh xuân để cho họ một tương lai tốt đẹp, và rồi cho đến ngày Mẹ lấy Ba, cuộc đời nghèo khó, nợ nần, rồi biến cố, tất cả đều khiến Mẹ mất dần cảm xúc, trở nên lạnh lùng hơn trong mắt người ngoài.

    Càng nhìn nhận, ta lại càng tự trách mình đã có những suy nghĩ ấu trĩ trẻ con như thế. Mẹ có cái khổ của Mẹ, cảnh nhọc nhằn sớm hôm tảo tần chịu đựng để chăm sóc gia đình đã đủ khiến cho ta phải hối hận vì chỉ ích kỉ nghĩ cho cảm giác chính mình. Mười lăm tuổi, ta trưởng thành, mười lăm tuổi, Mẹ già thêm nhiều quá.

    Dù bao nhiêu lần xảy ra biến cố, cuộc sống vẫn cứ thế tiếp tục. Trải qua ba năm cấp ba với nhiều buồn vui lẫn lộn tuổi học trò, rồi cũng đến ngày ta bước vào kỳ thi quan trọng nhất đời học sinh, kỳ thi đại học. Lúc ấy, ta không hề cố định trong đầu mình là phải thi cái gì, phải làm cái gì. Hoang mang không xác định được mình cần đi đâu về đâu. Chọn đại một chuyên ngành mình thích từ nhỏ, sư phạm. Nhưng thi thì sao? Không có ai quyết định tùy hứng như ta, thi ở Đại học Tây Nguyên, vùng sâu vùng xa, nơi mà người ta chỉ muốn xuống đồng bằng, còn ta thì tự dâng mình lên đó. Chính vì quyết định này đã làm thay đổi con người ta.

    Lần đầu tiên chuẩn bị xa nhà sau 18 năm để tiến vào con đường thi cử quan trọng, ta đã hoang mang cực độ. Sợ nhất là không có kinh nghiệm, sợ nhì là thi cử không đậu thì phải làm sao. Suốt 12 năm đèn sách, mọi kì vọng của Ba Mẹ dành cho mình, ta có thể làm được hay không? Trong suốt một tháng ôn thi đó, mặc dù có lúc không biết định hướng của mình rồi sẽ đi về đâu nhưng chưa từng nghĩ mình sẽ bỏ cuộc. Ta đã cố gắng từng ngày, từng giờ cho đến ngày bước lên chuyến xe đi thi. Điều làm ta sợ mình thất bại nhất là đồng hành cùng chuyến đi đầu tiên trong đời đó có Ba đi cùng. Trong mấy đứa con, ta luôn là người Ba đặt kỳ vọng nhất, cũng là người Ba lo sợ nhất. Cho nên, Ba đã phải sắp xếp công việc đi theo chăm sóc cho ta. Cũng như Mẹ, đưa ta đến trường, sau đó chưa từng rời khỏi cổng, vẫn tờ báo cũ, vẫn ánh mắt mong chờ đó khiến nước mắt ta cứ trào ra. Cảm giác ấy, nó chua xót lắm, có lẽ đi đến suốt cuộc đời, vẫn không thể quên.

    Nhưng cuối cùng, ta cũng làm cả nhà thất vọng, ta rớt Đại học. Ta buồn, nhà ai cũng buồn, không ai nói ra, cũng không ai trách móc, nhưng trong thâm tâm ta, tự trách bản thân mình, rất nhiều.

    Sau thời gian buồn bã và hối hận, ta quyết định đăng kí học Cao đẳng, xa nhà để sống tự lập hơn cho bản thân. Ngày bước chân ra khỏi ngôi nhà thân thuộc với mình 18 năm, ta không hề khóc. Ta thấy mình đang thoát khỏi cái lồng giam nhỏ bé để tiến bước tới một xã hội rộng lớn hơn, ta vui vẻ, ta đầy hi vọng, ta không hề biết, sau lưng Ba Mẹ đang gạt nước mắt nhìn con mình vung đôi cánh bay đi. Đến bây giờ nghĩ lại, sao lúc ấy bản thân mình vô tâm đến vậy.

    Hành trình đi tìm những điều mới mẻ là khi ta chính thức bước chân vào giảng đường cao đẳng. Con người mới, bạn bè mới, nơi ở cũng mới khiến mọi thứ trở nên thật kì diệu. Những ngày đầu tiên mong chờ sự thay đổi này dần dần bị lấn át bởi nỗi nhớ nhà day dứt, nhiều vấn đề vấp phải trong cuộc sống và sự lo lắng về cảm nhận của những con người đang hiện diện xung quanh về mình.

    Ta ở trọ cùng ba người đồng hương, trong đó có hai người cùng lớp cấp ba. Một trong số hai người này là bạn thân nhất của ta. Cô ấy được ta xem như một người thân, và tin tưởng như một người chị, bởi sự dịu dàng và quan tâm mà ta cảm nhận được suốt thời niên thiếu. Nhưng mà, có một sự việc xảy ra khiến ta và cô ấy không còn chút tình cảm ràng buộc nào nữa.

    Chuyện là trước khi xa nhà đi học, Ba có dành dụm được một số tiền mua cho ta một chiếc điện thoại Samsung nắp bật, màu đỏ đen rất đẹp trị giá 1 triệu bảy trăm nghìn đồng. Nó được xem là một số tiền lớn đối với gia đình ta thời bấy giờ. Đó là tài sản to lớn duy nhất mà ta có, cũng là món quà mà ta trân quý nhất. Sau khi vào ở chung, có một ngày, ta cùng một cô bạn cùng phòng đi chợ mua thức ăn, trước khi đi hai đứa đã khóa cửa phòng thật kĩ, chiếc điện thoại của ta đã hết pin và đang cắm sạc để sát cửa ra vào. Lúc ấy, mọi người đều hay dặn dò là thời buổi trộm cắp nhiều, nhất là môi trường phòng trọ, phải cẩn thận gìn giữ tài sản và mọi thứ. Tuy nhiên, ta chủ quan nghĩ cửa phòng đều khóa, cửa sổ cũng không có lỗ thông gió, các phòng xung đều mở cửa và có người trong phòng, thì làm sao trộm được thứ gì.

    Thế mà, khi ta và cô bạn quay về, chiếc điện thoại đã không cánh mà bay. Người bạn ta cho là thân nhất trong trong loay hoay trong phòng, nhưng khi hỏi thì cô ấy bảo không biết gì cả. Ta lặng người, trong lòng hoang mang, trong đầu chỉ duy nhất hai từ: Mất rồi. Đối với một người sinh viên nghèo như ta thì 1 triệu bảy đó nó lớn như một tài sản kếch xù, không làm sao có thể tìm lại được. Ta chỉ biết khóc, trong bụng thầm nhủ tại sao đời cứ phải bất công với chính mình như vậy. Càng trách bản thân, sao lại cứ phải bất cẩn đến như thế. Nếu mà mang theo điện thoại, nếu mà để về nhà có mình trông coi rồi sạc cũng có làm sao.. Tự dằn vặt, lại càng thấy uất ức. Bạn bè xung quanh đứa nào cũng khuyên can, an ủi mọi thứ, nhưng đứa nào cũng nghèo, làm gì có ai giúp đỡ được gì đâu.

    Việc đầu tiên sau khi bình tĩnh lại là gọi về nhà báo mất. Ba Mẹ cũng không nói gì, vốn dĩ biết bản thân ta cũng không muốn xảy ra sự việc đó. Ngay ngày hôm sau, Ba Mẹ đã gửi vào một chiếc điện thoại Nokia nhỏ để ta tiện liên hệ, chiếc điện thoại chỉ có chức năng nghe gọi bình thường, không thể như chiếc Samsung kia. Nhưng ta biết, Ba Mẹ cũng đã vắt hết tiền trong nhà để bù đắp cho sự xui xẻo của con mình.

    Lại sau đó gần một tuần, có vài người nói cho ta biết. Có lẽ chiếc điện thoại đó không phải do trộm, mà người ta tin tưởng nhất đã làm gì đó. Trước đó vài hôm cũng có vài người nói ra nói vào, nhưng ta bỏ ngoài tai, bởi vì cô ấy là người mà ta hi vọng nhiều nhất với hai từ tình cảm. Nếu như cô ấy phản bội lại sự tin tưởng ấy, thì còn ai đáng tin nhất nữa đây? Nhưng rồi, có quá nhiều thứ khiến ta không còn giữ được niềm tin ấy nữa. Đó là trước khi sự việc này xảy ra, cô ấy tham gia vào nhóm người bán hàng đa cấp. Tiền học phí để chuẩn bị cho năm học cô ấy đã mang đi mua hàng, ngay cả chiếc dây chuyền Mẹ cô ấy cho cũng bị bán đi để phục vụ cho việc ấy. Ta dần mơ hồ nhận ra, bằng chứng không có, nhưng có lẽ, cô ấy đã dần thay đổi bởi hào quang ảo mộng ấy rồi.

    Tình bạn suốt gần năm năm đã dần thay đổi bởi những ảo ảnh đáng sợ. Trong suốt quãng đời sinh viên, ta nghe rất nhiều bạn bè cũ bảo, cô ấy dụ dỗ đa cấp cho rất nhiều người, ngay cả người thân trong gia đình cũng bị cô ấy lôi kéo. Cô ấy bỏ học, bất chấp lời khuyên của tất cả mọi người, lao mình vào con đường không lối thoát, đi khắp nơi và rồi, đến khi cô ấy nhận ra được mình sai lầm mà quay đầu, thì không còn gì cả. Bạn bè xa lánh, gia đình bỏ mặc, ngay cả người Mẹ mà cô ấy yêu thương cũng vì tuyệt vọng mà qua đời. Nghe đâu, bây giờ cô ấy đã làm Mẹ, nhưng là làm Mẹ đơn thân, và đứa con cũng bị tự kỉ. Cuộc đời cô ấy, vay ai kiếp nào mà kiếp này lại trả quá lớn lao?
     
    Nguyễn Ngọc NguyênGill thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng tư 2020
  8. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    Chương 6.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nơi tôi học là thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, dọc theo hai bên bờ là các dãy nhà hàng, quán cà phê, quán ăn.. đầy đủ dịch vụ không thiếu loại nào. Sau sự việc mất của đáng tiếc của tôi, và người bạn thân nhất bỏ học, tất cả trở lại quỹ đạo bình thường vốn có của nó. Tôi vẫn đi học mỗi ngày, vẫn phải tiết kiệm tiền về mọi mặt, kể cả việc hạn chế nấu cơm. Có những ngày cuối tháng, ra chợ buổi chiều thường có một ông chú bán bánh mì, năm ngàn ba ổ nhỏ, chúng tôi mua về để dành ăn cả ngày. Đôi khi, phải ra từ rất sớm, nếu không chú bán hết, chúng tôi lại phải nhịn. Cái thời sinh viên vốn dĩ cực khổ đến như thế. Cũng bởi vậy, vào năm hai, tôi rụt rè cũng hai đứa bạn cùng phòng đi kiếm việc làm thêm. Tôi học cả ngày, chỉ rảnh vào thời gian tối, hai đứa bạn cũng vậy, cuối cùng ba đứa thống nhất đi xin làm phục vụ bàn cho quán cà phê.

    Dọc theo đường biển, có rất nhiều hàng quán, vậy mà chúng tôi lại chọn một quán cà phê có tên "Bờ biển", chắc đó cũng là cái duyên, ấy thế nên quán này đã gắn liền với tôi suốt quãng đời sinh viên, cũng là nơi tôi gặp gỡ mối tình đầu của đời mình.

    Ngay tối hôm ấy, cả ba chúng tôi đều được nhận vào làm. Và bất ngờ hơn, chị chủ còn cho chúng tôi thay đồng phục làm luôn. Thế là, trong ánh mắt mừng rỡ, chúng tôi bị đẩy vào phòng thay đồ. Tối đó về lại phòng trọ, ba chúng tôi vẫn chưa tin được, không ngờ lần đầu tiên đi xin việc làm của mình lại dễ dàng đến vậy. Chúng tôi được nhận vào làm với mức lương 700 nghìn một tháng, làm từ sáu đến mười giờ mỗi ngày. Công việc chỉ là bưng nước, rót nước, tính tiền cho khách.. Nhân viên ở đây đa số là những sinh viên, có cùng trường với tôi, cũng có khác trường, còn có những anh chị nghỉ học sớm, làm thêm để học nghề, nhưng hầu như đều còn rất trẻ. Môi trường công việc làm cho con người ta năng động hơn, hoạt bát hơn và cũng đùm bọc, yêu thương nhau nhiều hơn. Chính nhờ công việc ở quán cà phê này, tôi có thêm được rất nhiều bạn bè, cũng nhiều chuyện xảy ra trong đời khiến bản thân tôi đến nay vẫn còn luyến tiếc.

    Còn nhớ sau khoảng một tháng vào làm, tôi đã đụng độ với cậu con trai mặt mũi non choẹt, cao có một mét rưỡi, hơn tôi có vài cm mà mặt lúc nào cũng lạnh tanh với tôi. Hiếm khi thấy tôi mà cậu ấy cười một cái. Thật ra tôi cũng có thích cậu ta gì đâu cơ chứ. Mỗi lần có việc gì xảy ra, ví dụ như tôi làm đổ một ly nước, hay kêu sai một món nào, là cậu ấy cứ nhìn tôi với ánh mắt: "Đồ ngốc nghếch!". Được thôi, tôi ghim. Kể từ sau đó, tôi cứ săm soi cậu ta thật kĩ, để xem cậu ta có giỏi hơn tôi được bao nhiêu mà phách lối đến thế. Nhưng tôi sai lầm rồi, cậu ta làm việc rất tốt, vừa có sức khỏe lại vừa tháo vát, ai cũng khen. Ngay cả cô pha chế nổi tiếng khó tính nghiêm khắc mà cũng cho cậu ta uống nước ép mỗi ngày. Ngoài ra, cái tính cách vênh váo đấy lại chỉ đối với mình tôi, còn ai cậu ta cũng hòa đồng vui vẻ, niềm nở giúp đỡ nhiệt tình lắm. Tôi đắc tội với cậu ta lúc nào vậy chứ?

    Càng nghĩ tôi càng điên tiết. Nhưng mà, tính tôi cũng dễ mềm lòng với người giỏi giang. Thấy cậu ta được việc, tôi lại quên mất cậu ta đáng ghét thế nào, mặc dù không thèm nói chuyện với cậu ta nhưng trong lòng đã không còn thù hằn quá lớn nữa. Tình trạng mặt mũi xưng xỉa với cậu ta kéo dài mãi cho đến một hôm, tôi bị cảm, cứ ho húng hắng suốt cả tối, nhưng hôm ấy là cuối tuần, khách đông đến mức tôi muốn uống một cốc nước cũng không được. Còn cách nào khác, làm phục vụ thì nụ cười phải chuyện nghiệp, và tính tôi là không phải là người mang cái khổ của mình cho người khác xem, cho nên đến khoảng chín giờ, khách vắng bớt, tôi đã không còn ngần ngại ngồi vật vã trên ghế, tinh thần rệu rã, ngay cả thở cũng không còn hơi sức nữa. Năm phút sau, bỗng có một ly nước ấm và một bịch thuốc ho chìa ra trước mặt, kèm theo một câu nói đáng ghét của cậu ta: "Làm phục vụ như bà thì khách nào dám đi uống cà phê nữa. Ho cả tối, phun hết các loại virus vào mặt người ta. Uống thuốc đi!"

    Tôi choáng. Tôi muốn tôi bị cảm chắc. Nào có ai nói gì đâu, ai cũng thương tiếc hỏi han tôi kìa, chỉ có cậu ta hằn học với tôi như thế đấy. Còn nữa, ai cần cậu ta mua thuốc chứ.. Hừ. Nghĩ thế chứ lần đầu trong đời, tôi được một người tận tay mua thuốc cho, mặc dù cậu ta nói chuyện rất khó nghe, nhưng mà, tôi bị làm cho cảm động rồi.

    Sau lần chăm sóc kì lạ khiến tôi không ngờ của cậu ta thì mọi chuyện đều trở về quỹ đạo lúc đầu. Cậu ta vẫn cứ thích cạnh khóe tôi mọi lúc mọi nơi, nhưng tôi thì không còn ghét nữa, vì tôi biết, cách cậu ta chỉ thể hiện sự quan tâm không giống ai. Đằng sau những sai sót của tôi luôn có sự lấp liếm của cậu, nhờ có sự đanh đá của cậu mà tôi không bị cô pha chế mắng, nhờ có sự chê bai của cậu, mà tôi càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

    Những ngày sau đó, tôi luôn chú ý tới cậu ta. Nhiều lần đối mặt, tôi thì bình thản cong khóe môi, mỉm cười với cậu, nhưng cậu luôn quát khẽ: "Cười cái gì, trông thấy gớm!". Tôi thản nhiên đáp: "Cười vì thấy người đẹp!". Thế là cậu ta đỏ bừng mặt, giận dỗi quay đầu bỏ đi một mạch. Tôi ôm bụng cười bò. Cậu ta mà cũng biết đỏ mặt cơ đấy.

    Sở thích của tôi là hay lặng người nhìn ra biển. Những lúc khách vắng, hoặc nghỉ giữa ca làm, tôi hay thẫn thờ nhìn ra biển. Tôi yêu biển. Biển là nơi nuôi cả nhà tôi, biển là nơi ôm ấp niềm vui nỗi buồn của thời thiếu nữ. Bao lần ấm ức, bao lần muốn khóc tôi đều ra biển một mình, ngồi tâm sự cùng biển, lắng tai nghe tiếng rì rào của từng con sóng, đặt chân dưới cát, để cho sóng biển vỗ về. Những lúc ấy, tôi thấy lòng mình nhẹ tênh, mọi khó khăn trong cuộc sống cứ như những hạt cát trôi dần về đại dương xa xôi nào đó.

    Tôi thường lơ đãng mỗi ngày như vậy, bất giác trở thành một thói quen. Tôi để ý, mỗi lần tôi thả hồn đi nơi nào thì cậu ta lại hay nhìn lén, đến khi tôi quay lại thì cậu giả vờ như không phải nhìn tôi. Lúc đầu tôi còn tưởng mình nhìn nhầm, nhưng cứ nhiều lần như thế, tôi vẫn cảm nhận được ánh mắt nóng bỏng nào đó cứ soi qua soi lại. Chỉ là lần nào tôi cũng không bắt gặp được, cứ như ảo giác của riêng tôi. Quái lạ, thằng nhóc này bị làm sao ấy nhỉ?

    Cái thời niên thiếu của tôi nào có biết yêu đương là gì. Cấp ba bạn bè đều có người mình thích. Có bạn trai đưa đi đón về, viết thư tình, mua cho đồ ăn vặt, tôi thì không. Cả ngày hết đi học rồi về nhà, cắt cỏ cho trâu, nấu cơm nấu nước, dọn dẹp nhà cửa.. Chưa hề nghĩ đến việc sẽ thích một ai, rồi bắt đầu yêu thương một người nào. Cứ như vậy, trong khi bạn bè nếm trải những lần hẹn hò, những món quà nho nhỏ, những từ bạn trai bạn gái, tôi cứ hiên ngang đi về trên chuyến đường dài đằng đẵng một mình.

    Cho nên, khi hai đứa bạn tôi bảo cậu ta thích tôi thì tôi đã gạt phăng đi. Tôi không nhìn thấy, cũng không cảm nhận được gì. Ai cũng bảo tôi khô khan, rồi bảo tôi không cảm xúc. Tôi không thấy vậy, chỉ là tôi không muốn bản thân ngộ nhận khi cậu ta không chịu nói, cũng không thể hiện trước mặt tôi điều gì chứng tỏ cậu ta thích thôi.

    Cứ thế lại trôi qua thêm vài tháng. Bây giờ thì tôi và cậu ta được xem là bạn bè. Cậu ta ưu ái tôi thấy rõ, có gì ngon cũng cho tôi ăn trước hay nhà Mẹ cậu nấu gì cũng mang qua cho tôi một ít. Đôi khi trong công việc, luôn phụ giúp tôi mọi lúc mọi nơi, chỉ cần cậu rảnh rỗi là tôi hầu như không cần làm việc gì cả. Ai cũng nhìn thấy sự quan tâm của cậu ta dành cho tôi rõ ràng, lời ra tiếng vào nói này nói kia, hâm mộ có, ghanh ghét cũng có, trong khi bản thân tôi cứ mơ màng hưởng thụ nhưng không hề nhận ra. Cũng có thể, tôi đã biết, nhưng tôi cứ thích giả vờ không biết, vì tôi nghĩ, không ai dễ dàng mang tình cảm bản thân ra đánh đổi lại sự quan tâm. Tôi, chưa nhận được đủ sự chân thành. Tôi đang xem sự kiên nhẫn của cậu ta dành cho một con người khó tính trong chuyện tình cảm như tôi đến được bao lâu. Chắc cũng chỉ tối đa là một năm. Bởi làm gì có ai chạy theo một người lâu dài và không nhận được sự đáp lại nào sự đối phương bao giờ. Tôi nghĩ vậy cho đến một hôm..

    Thường ngày, sau khi làm về nhà, tôi và cậu ta hay nói chuyện, nhắn tin cho nhau rất nhiều, nhưng tối hôm qua, như thường lệ, cậu đưa tôi tới nhà, rồi cậu lại chạy về nhà cậu, sau đó không có tin nhắn báo bình an. Tôi nghĩ, chắc cậu ta ngủ quên, cũng không quan tâm lắm. Hôm sau, tôi cũng như mọi ngày, đi học xong chạy về quán thay đồng phục để vào ca. Không thấy cậu ta, tôi bất giác thấy lạ, bình thường cậu luôn tới sớm 15 phút, sao hôm nay không thấy nhỉ? Loay hoay dọn dẹp và nhận ca làm, tôi quên mất thời gian, cũng quên mất cậu. Gần một giờ sau, cậu ta xuất hiện với một gương mặt mệt mỏi và tiều tụy. Không sôi nổi như mọi hôm, cậu ta thay xong đồng phục rồi bắt đầu công việc, thỉnh thoảng còn húng hắng ho. Hình như hôm nay cậu không được khỏe.

    Tôi cũng không có thời gian để dõi theo cậu, khách đông đúc khiến tôi không kịp thở mà chạy đôn chạy đáo. Đôi lúc vô tình chạm mặt, tôi thấy gương mặt tái nhợt của cậu miễn cưỡng cười cười, bỗng thấy lòng hơi đau. Suốt mấy tiếng đồng hồ sau, bất giác cũng sắp giờ tan ca. Tôi nhìn quanh tìm kiếm xem cậu ta đâu rồi, nhưng không thấy. Tôi vào trong góc quán, mới thấy cậu ngồi trên ghế, mắt hơi nhắm hờ, không biết do mệt vì công việc hay do không khỏe, chân mày cậu nhíu chặt mím môi không nói chuyện.

    Tôi khều vai cậu:

    "Này, không sao chứ?"

    Cậu mở mắt, cười với tôi:

    "Không sao, hơi mệt một chút. Hôm nay khách đông quá!".

    Tôi không tin, mấy lần trước khách đông cỡ nào, cậu cũng phơi phới. Khi tất cả mọi người đều mệt mỏi nằm vật vờ thì cậu còn hơi sức đi chọc phá người khác cơ mà. Tôi bất giác đặt tay lên trán cậu, nóng đến mức tôi phải rụt lại. Cậu ta sốt rồi, thế mà còn đi làm. Cậu ta không muốn sống nữa hả?

    Tôi quát:

    "Ông bị điên à, sốt thế này còn bảo không sao?"

    Cậu ta nhìn tôi, trong mắt là sự mờ mịt:

    "Sốt sao, tôi không biết, chắc tại tối qua không ngủ."

    "Làm gì không ngủ?"

    Sau một hồi im lặng, cậu cuối đầu xuống rồi nói, giọng rất nhỏ:

    "Bà ngoại tôi bị ốm, phải đưa vào bệnh viện, tôi ngồi canh bên ngoài suốt cả đêm, không dám ngủ, sợ bà xảy ra chuyện".

    Tôi không thể diễn tả được cảm giác của mình lúc ấy. Vừa đau, vừa xót, có cái gì đó chạm nhẹ nơi tim. Tôi chưa từng thấy cậu ta mệt mỏi, cũng chưa từng thấy cậu yếu đuối như thế bao giờ. Có lẽ phụ nữ có bản năng rất lớn để làm mẹ, cho nên khi thấy cậu ta như thế, tôi chỉ muốn ôm vào lòng rồi bảo: "Không sao đâu, mọi việc sẽ ổn thôi".

    Bắt đầu từ chương này sẽ đổi ngôi xưng để dễ thể hiện tâm lý nhân vật. Cảm ơn mọi người đã đọc truyện!
     
    Nguyễn Ngọc NguyênGill thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng tư 2020
  9. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    Chương 7.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tối hôm ấy, chúng tôi đều cảm thấy mọi thứ xung quanh đều trở bên ảm đạm hơn. Cậu ta buồn vì bệnh tình của ngoại, còn tôi buồn vì cậu. Tôi vẫn cứ ám ảnh ánh mắt đau thương và sợ mất mát khi nói về ngoại mình của cậu ta.

    Qua lời kể của trước đây của mọi người, gia đình cậu ta có điều kiện rất tốt, nhưng Ba Mẹ cậu sống với nhau không mấy hạnh phúc, luôn cãi vã. Có những lần cãi nhau đến mức đập vỡ tất cả đồ đạc trong nhà, nếu như không có Ngoại cậu ở đó, chiếc bát vỡ hôm đó đã đánh nát đầu cậu. Dần lớn lên trong môi trường như vậy, cậu không muốn về nhà. Sau khi học xong mười hai, cậu quyết định ra ngoài ở, cũng tự kiếm việc làm thêm, không dựa vào kinh tế của gia đình. Cũng vì thiếu tình thương của Cha Mẹ từ thuở nhỏ, cậu dần nương tựa vào tình cảm của người Bà duy nhất, mặc dù sau lần can thiệp của bác sĩ đêm qua, Bà cậu cũng không còn gì nguy hiểm, cũng đã đưa về nhà, nhưng nếu có xảy ra chuyện gì đáng tiếc, chắc cậu ta chẳng còn ai.

    Tôi cũng không biết phải dùng lời lẽ thế nào để trấn an cậu nữa. Bởi tình cảm thân thuộc không gì có thể thay thế được, đặt trường hợp của tôi, có thể tôi sẽ còn bất an hơn cậu. Tôi chỉ biết ngồi lặng lẽ cùng cậu để cậu biết chắc rằng, cậu vẫn còn tôi bên cạnh lúc này.

    Hết giờ làm, tôi thấy cậu cũng tươi tỉnh hơn một chút. Mỉm cười với tôi:

    "Tôi không sao, để tôi đưa bà về."

    Tôi đáp:

    "Thôi, ốm rồi, về nhà nghỉ ngơi đi, nhớ ghé mua gì ăn rồi thuốc uống vào đấy."

    Cậu lại cười:

    "Ừ, cảm ơn bà, vậy về cẩn thận."

    Nói xong, cậu quay lưng đi trước.

    Tôi lang thang đi bộ trong đêm một mình, tâm trạng vẫn còn chưa thoát khỏi sự ngổn ngang lúc nãy. Tôi cứ nghĩ, chỉ có tôi bị chìm trong sự bi thương của bản thân mình khi nhà nghèo đông con, Ba Mẹ không dành thời gian chăm lo cho từng đứa, để mỗi đứa con như tôi lại cảm thấy mình lạc lõng bơ vơ. Cậu cũng là con một, điều kiện khá giả, nhưng Ba Mẹ không có trách nhiệm với con cái thì vẫn bi thương hơn nhiều người.

    Về đến phòng trọ, lần đầu tiên tôi nhắn cho cậu trước, báo bình an và hỏi cậu về chưa. Nhưng tin nhắn được gửi đi qua gần 30 phút vẫn không có sự phản hồi nào. Tôi lo lắng, gọi thì chuông reo mãi không có người đáp, gần 10 cuộc đều như thế. Tôi bồn chồn không yên, không ngủ được, thế là giữa đêm, con nhóc 19 tuổi trốn hai đứa bạn trong phòng, trèo khỏi cổng đi mua cháo và thuốc. Cũng may cho tôi, xe đạp gửi ở bên ngoài, và khu tôi ở thì luôn bán hàng thâu đêm suốt sáng.

    Đạp xe hết tốc lực, 15 phút sau tôi đã có mặt tại nhà của cậu. Mới đầu tôi cứ tưởng cậu thuê phòng trọ nhỏ bé như tôi, nhưng hóa ra, cậu có nguyên một căn nhà nhỏ trong khu an ninh lắm. Khi tôi bước vào, bảo vệ còn nhìn tôi chằm chằm, hỏi đi đâu, tôi sợ quýnh quáng bảo tìm cậu. Bảo vệ nghi ngờ nhìn tôi lâu hơn, tôi vội thật thà khai báo đầu đuôi sự việc, còn đưa cháo và thuốc ra thì chú ấy mới tin rồi cho tôi vào, còn nhiệt tình chỉ cho tôi nhà cậu ta ở đâu. Cũng đúng, con nhóc như tôi, nửa đêm đi tìm nhà đàn ông, ai mà tin nổi.

    Nhưng đã đi rồi, thì phải tìm cho tới, nếu không tôi sao mà yên tâm ngủ được. Tới trước cửa nhà cậu, định nhấn chuông nhưng nghĩ lại điện thoại còn không nghe, thì nhấn chuông có nghe không? Loay hoay một hồi để nghĩ cách, vô tình dựa vào cửa, bị tác động mạnh mẽ của tôi cửa bật ra, theo quán tính tôi ngả ngửa vào trong. Tôi chửi rủa, ahihi, cửa không thèm khóa. Sau trận ngã đau đó, tôi bình tĩnh lại nguyên nhân mình tới đây, ngó vào trong nhìn quanh quất tìm kiếm. Cảm nhận đầu tiên của tôi là lạnh quá, cậu ta mở máy lạnh ở nhiệt độ thấp nhất thì phải. Căn phòng không quá rộng, nhưng sạch sẽ và ngăn nắp, cũng không có mùi thức ăn. Có lẽ cậu không nấu cơm mỗi ngày như phòng tôi đâu. Phòng thì thấy rồi, nhưng cậu ta đâu? Xem xét một lúc lâu, tôi mới thấy dưới đống chăn mền, một cái đầu bù xù xuất hiện. Tôi cất tiếng:

    "Này!"

    Im lặng.

    Tôi tức:

    "Có nghe tôi gọi gì không đấy?"

    Đáp trả tôi là vẫn sự im lặng.

    Tôi hốt hoảng chạy lại giật mền ra xem, vô tình chạm vào tay cậu. Nóng quá, người cậu rất nóng. Giữa cái lạnh buốt của máy điều hòa mà trán cậu lấm tấm mồ hôi, chân mày nhíu chặt, có lẽ là đang khó chịu lắm. Tôi lay vai cậu:

    "Này, dậy đi, có nghe tôi nói không, này, này.."

    Chắc vì bị tôi hành hạ ghê quá, cậu lơ mơ mở mắt ra. Chớp chớp mắt mấy lần, ho khan vài tiếng, cậu mới khàn giọng hỏi như người đang mơ:

    "Sao bà lại ở đây? Sáng rồi sao?"

    Hỏi cái gì đấy? Tôi quát:

    "Đừng có hỏi tại sao gì sấc? Cậu không nghe lời tôi, về không uống thuốc gì cả đúng không?"

    Chắc bị tôi làm cho hoảng sợ, cậu ấp úng:

    "Tôi.. tôi quên mất!"

    ahihi chứ, sức khỏe của cậu ta mà cậu ta bảo quên. Tôi muốn nổi bão rồi. Tôi đứng dậy, định quát lên nhưng mà nhìn gương mặt tội nghiệp ấy ra sức ngồi dậy, kéo tay tôi thì tôi lại không nỡ.

    "Tôi.. xin lỗi, vì lúc về quên không mua.. tôi không sao đâu.. khụ, thật đấy. Bà nhìn đi, tôi ổn mà!"

    Ổn cái đầu cậu. Tôi chuẩn bị la lối thêm một trận nữa, thấy cậu đưa tay lên miệng ho khan không ngừng, loạng choạng muốn ngã xuống, cơn tức trong người lập tức như bóng bóng xì hơi.

    "Ông được lắm, để xem sau này tôi trừng trị ông thế nào."

    Nói xong vội đỡ cậu nằm xuống, quay người định lấy thuốc cho cậu uống. Như một đứa trẻ sợ bị bỏ rơi, cậu vội giữ chặt tay tôi lại.

    "Bà đi đâu vậy? Về sao?"

    "Nằm yên đi".

    Tôi lườm cậu một cái, cậu buồn bã bỏ tay ra, nhưng đôi mắt vẫn nhìn chằm chằm vào nhất cử nhất động của tôi. Lại bàn lấy một cốc nước, mang cháo và thuốc quay lại, đập vào mắt tôi là sự mong chờ như trẻ con của cậu, tôi bật cười:

    "Tôi không về, ăn cháo đi, sau đó uống thuốc rồi ngủ một giấc".

    Cậu lắc đầu, chân mày nhíu chặt.

    "Tôi không muốn ăn đâu. Tôi muốn ngủ một lát, đừng đi được không?"

    "Không được, phải ăn một chút rồi uống thuốc, không thì tôi đi về đây."

    Nói xong tôi muốn xoay người đi về, cậu cuống quýt ngồi dậy, nhưng do cơ thể suy yếu, lảo đảo lại ngã về.

    "Khụ.. khụ.. Tôi.. ăn mà, đừng đi.."

    Nói xong lại ho khan. Tôi đau lòng vuốt cái trán nóng rẫy của cậu. Vốn định dọa cậu một chút thôi, tôi nào nỡ chứ. Nửa đêm rồi tôi còn trèo tường qua đây, không lẽ cứ thế mà đi sao?

    Sau một hồi dọa nạt kèm hung dữ, tôi ép cậu ăn được lưng bát cháo, uống thuốc xong cậu đã không chống đỡ được nữa, mệt mỏi nhắm mắt lại, nhưng vẫn khàn giọng dằn dò.

    "Đừng đi được không?"

    "Ừ. Tôi không đi."

    "Tôi mệt quá.."

    "Ừ, ngủ đi."

    "Đầu rất đau.."

    "Ừ, biết rồi, sốt nên thế thôi."

    "Cổ họng cũng đau nữa.."

    "Đã biết. Ngủ một giấc mãi sẽ ổn thôi"

    "Thật hung dữ.."

    Tôi bắt đầu nổi quạu. Thật ra cậu rất mệt mỏi rồi, nhưng vẫn cố chấp không chịu ngủ, miệng cứ cầu sự quan tâm và đảm bảo không đi của tôi.

    Gần 15 phút sau.

    "Khụ khụ.. Sẽ không bỏ tôi một mình đúng không?"

    * * *

    Không thấy tôi đáp, cậu mở choàng mắt. Tôi nhìn sâu vào mắt cậu đưa ra một lời đảm bảo.

    "Yên tâm đi. Tôi vẫn ở đây. Nhưng nếu cậu cứ không chịu ngủ mà lảm nhảm nữa tôi sẽ đi liền đấy."

    Cậu liền im lặng nắm chặt tay tôi. Một lúc sau, lại nghe giọng cậu nhẹ nhàng nói.

    "Cảm ơn."
     
    Nguyễn Ngọc NguyênGill thích bài này.
  10. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    Chương 8.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dày vò nhau mãi cũng hơn hai giờ sáng, khi cậu ta chìm vào giấc ngủ thì tôi vẫn chập chờn, vừa chăm sóc cậu, lại vừa mệt mỏi không ngủ được. Đến gần bốn giờ cậu ta mới đỡ sốt một chút nhưng cả người vẫn cứ nóng bỏng, không biết làm gì mà ốm đến mức này, chắc cậu ta khó chịu lắm. Trong giấc ngủ vẫn cứ siết chặt lấy tay tôi, như đang người bị bỏ rơi giữa dòng sông lớn, vô tình bắt được chiếc phao cứu mạng.

    Trời sáng rõ, tôi tranh thủ lúc cậu ta còn đang ngủ thì đi ra ngoài. Hôm nay là chủ nhật, may mắn không phải đi học, nếu không tôi sẽ ngủ giữa giờ mất. Chạy ra chợ tìm mua vài thứ linh tinh, kèm theo cháo cho cậu. Đừng hỏi vì sao tôi không nấu, vì tôi nấu không ngon, cũng chẳng biết chăm sóc người ốm, cho nên thay vì bỏ thời gian ra nghiên cứu thì cứ ra quán, hỏi mấy cô lớn tuổi, người đang ốm sốt ăn gì thì sẽ được chỉ bảo tận tình.

    Nói đến nấu ăn, thật ra lúc mới vào đi học, ở chung phòng với tôi là một cô bạn có mẹ làm đầu bếp. Chính vì cô ấy được thừa hưởng gen tài hoa từ Mẹ nên gần như món nào cô ấy cũng biết làm, còn nấu rất ngon. Cô ấy có một thói quen là luôn tự khen mình, nên bọn tôi không ai dám nấu, sợ "múa rìu qua mắt thợ". Thôi thì cứ để cô ấy nấu luôn, đỡ phải nhọc lòng.

    Ấy thế mà một ngày nọ, chị Hai tôi điện thoại vào, bảo tôi:

    "Mày làm gì mà ở trọ chung với người ta, không nấu nướng để con Nga nói với mọi người ở quê, bảo mày làm biếng, chỉ biết ngồi đó chờ ăn kìa."

    Tôi đờ người. Tôi làm biếng? Tôi ngồi chờ ăn? Ai mà độc miệng đến mức lôi tôi ra để xỉa xói thế này. Lúc ấy tôi chỉ hỏi ai nói với chị, chị Hai tôi bảo mẹ nó nói với mấy người xung quanh vậy đó. Tôi bảo tôi biết rồi. Thế là tôi lập tức điện thoại cho cô ấy để hỏi cho rõ ràng. Tính tôi rất nóng và thẳng thắn. Thà bản thân tôi sai, ai nói gì tôi cũng chấp nhận, nhưng hãy nói trước mặt tôi, chỉ cho tôi biết, tôi sai chỗ nào, đừng bóng gió và mỉa móc sau lưng tôi như thế.

    Điện thoại vừa kết nói, tôi đã lập tức chất vấn tại sao như vậy. Đầu tiên cô ấy ấp úng bảo đâu có. Sau một lúc, cô ấy mới thừa nhận là đã nói với mẹ mình khi ở chung là toàn cô ấy nấu ăn. Nhưng không hề nói tôi làm biếng. Mặc dù cô ấy khéo léo nói để thay đổi cục diện này, nhưng trong lòng tôi biết, cô ấy đang nói dối. Đối với tôi, hai từ bạn bè nó rất cao quý, có đôi khi chỉ cần người ta dành cho tôi một sự quan tâm nhỏ bé, thì tôi liền cảm thấy phải tốt lại với họ gấp mười. Nhưng mà khi tôi chân thành, người ta lại sống với tôi rất kì lạ, không quá khi nói là lợi dụng.

    Nghe xong sự giải thích đầy lỗ hổng đó, tôi thẳng thắn bảo với cô ấy:

    "Tao không biết mày đã nói với nhà mày những gì, nhưng những việc của tao với mày sống trong này, thích hay không thích mày có thể nói thẳng với tao, đừng mang về quê. Mặc dù đối với con cái, Ba Mẹ tao sẽ tin vô điều kiện, nhưng họ vẫn sẽ buồn. Lần này là lần đầu, cũng là lần cuối. Nếu mày xem tao là bạn, thì sau này đừng làm thế nữa."

    Sau đó, tôi và cô ấy vẫn vui vẻ như chưa có việc gì. Nhưng trong lòng, đối với cô ấy, tôi vẫn luôn phòng bị. Vài tháng sau, tôi chuyển trọ, sống với một chị gái làm chung quán. Cô ấy hỏi tôi, có phải vì chuyện cũ mà chuyển đi không, tôi trả lời không, cô ấy lại hỏi tại sao chuyển, sao không tiếp tục ở chung vì chúng ta cũng cùng lớp, cùng quê, lại làm việc chung nữa. Tôi mỉm cười, chỉ vì muốn sống chỗ tốt hơn thôi.

    Cho đến bây giờ, tôi và cô ấy vẫn còn liên hệ, về quê cũng có gặp nhau nói chuyện, cà phê. Đi với cô ấy, tôi luôn được xem là cô nàng mạnh mẽ, menly, còn cô ấy thì dịu dàng thùy mị. Cô ấy xởi lởi khôn khéo, người người xung quanh khen tặng những lời mỹ miều. Chỉ có tôi biết, để tăng giá trị của bản thân mình, cô ấy đã chọn tôi làm nên suốt thời gian qua. Đời mà, sống giả tạo như thế mới được người ta quý mến, ai như tôi.

    Quay lại chuyện hiện tại. Đạp xe từ chợ về nhà cậu ta, vừa bước cổng đã thấy bóng dáng cậu ngồi ôm chân, gục đầu cạnh cửa. Tôi hốt hoảng:

    "Sao thế? Sao lại ra đây?"

    Cậu mím môi không đáp, gương mặt mệt mỏi trắng bệch ngước lên nhìn tôi. Trong mắt là sự hoang mang tôi không giải thích được.

    "Bà đi đâu vậy? Gọi điện thoại cũng không được là sao?"

    Ôi trời, cái giọng mũi nghèn ngẹt như tiếng xe kéo bị hỏng, lại còn hằn học người khác thế kia.

    "Tôi ra ngoài mua ít đồ, còn mua cháo cho ông nè, không thấy hả? Còn điện thoại thì hết pin để trong nhà cậu kìa."

    Tôi nói xong tiến lại định đỡ cậu, nhưng cậu vẫn phụng phịu không chịu đứng, còn tránh tay tôi.

    "Giờ ông làm sao đấy? Giận dỗi cái gì?"

    Vẫn không đáp trả, cậu chậm chạp đỡ tường định đứng lên, nhưng chắc ngồi lâu rồi nên bị choáng, cả thân hình cậu lảo đảo chực ngã. Tôi vội đưa tay bắt lấy nhưng không kịp, cậu nghiêng người khụy xuống, trán va vào cánh cửa, một tiếng "bộp", một cục u đỏ bừng xuất hiện trên làn da trắng nõn của cậu. Chắc đau lắm đây, tôi vừa buồn cười lại vừa xót, chạy lại đỡ cậu dậy đi vào nhà.

    "Cậy mạnh đi nhé. Thấy hậu quả chưa?"

    Cậu vẫn im lặng nhưng không tránh né tôi như trước, chắc mệt mỏi quá rồi. Đưa cậu dựa vào đầu giường, đắp chăn cho cậu xong, lấy chai dầu xoa lên chỗ sưng, sau đó mới đi lấy cháo ra tô, mang tới cho cậu.

    "Này, ăn đi, sắp nguội rồi đấy. Ăn xong uống thuốc."

    Cả quả trình của tôi, cậu không nhìn, không nói chuyện. Lặng lẽ nhận lấy tô cháo, ăn từng miếng nhỏ, nhạt nhẽo đến thế.

    Tôi không biết cậu nghĩ gì, tôi cũng lười hỏi, vì bản thân nhận thấy mình đã làm hết những gì trong khả năng rồi. Cậu giận dỗi cái gì, hay trách móc điều gì ở tôi, không quan tâm nữa. Cháo cũng có rồi, thuốc cũng đã mua cho ba ngày, tôi nên về thôi.

    "Tôi lấy thuốc để đây nhé, ăn xong rồi uống, tôi về đây."

    Cậu ngước lên nhìn tôi. Tôi cũng nhìn thẳng vào mắt cậu, im lặng trong vài phút, cuối cung cậu cụp mắt xuống.

    "Ừ, về đi. Chạy xe cẩn thận. Cảm ơn bà vì đêm qua đã chăm sóc tôi."

    "Không có gì, nghỉ ngơi đi."

    Tôi đáp rồi cầm chìa khóa xe, quay đầu đi thẳng. Sau lưng là tiếng ho khan không ngừng của cậu. Tôi mặc kệ. Tôi thấy mình ấm ức đủ rồi, tôi cũng không làm sai gì cả. Cứ thế thôi.
     
    Nguyễn Ngọc NguyênGill thích bài này.
  11. TyPro

    Bài viết:
    37
    Chuyện đời của Gia Gia

    Tác giả: TyPro

    Chương 9.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi cứ như thế lên xe chạy thẳng ra biển. Đến bờ biển tôi muốn gào lên: "Cái đồ chết tiệt nhà cậu.". Mũi tôi cay xè, thật sự rất muốn khóc, nhưng tôi không khóc, vì không đáng. Cuối cùng, tôi tìm một chỗ mát mẻ rồi lặng người ngồi đó, tôi muốn thả trôi cảm giác điên tiết trong người ra ngoài, để không mang về nhà, mất công lại phiền người khác quan tâm. Tôi là thế, nếu không phải vì cảm xúc của người khác, thì ảnh hưởng gì đến cảm xúc của chính mình. Tôi sẽ tự tìm cho mình một lối thoát, để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

    Tôi ngồi đến khi bụng réo inh ỏi mới chịu đứng dậy. Trời mùa đông lạnh lẽo, gió cũng rít gào, ấy thế mà tôi đã ngồi ngoài bờ biển này suốt hai giờ liền, chân tay cũng đều lạnh buốt. Cảm thấy cảm xúc trong lòng đã nhẹ nhõm rồi tôi mới chuẩn bị lấy xe quay về phòng trọ. Nhưng vừa quay lưng đi được vài bước thì tôi giật mình, cậu ta đứng cách tôi một khoảng xa, nhìn chằm chằm vào tôi, cứ như nếu chớp mắt một cái thì tôi biến mất vậy. Định lên tiếng hỏi cậu làm gì ở đây, nhưng cứ nghe tiếng ho khan liên hồi của cậu là tôi không muốn nói chuyện nữa. Bao công sức chăm sóc, trốn nhà bỏ cửa để lo lắng cho cậu đêm qua, còn chưa hạ sốt hẳn, mới sáng còn đứng lên té xuống, ấy vậy mà giờ cậu mang cái thân bệnh tật đó ra hứng gió lạnh thế đấy. Đã thế còn làm mặt lạnh với tôi.

    Nghĩ là làm, tôi lạnh lùng bước ngang qua, không muốn để ý đến cậu dù chỉ một ánh mắt. Tôi cứ thế đạp xe chạy thẳng. Gần đến phòng mình, tôi vẫn thấy cậu chậm chạp chạy xe theo sau. Tôi điên lắm rồi, dừng xe lại, tôi chống tay lên hông quát to:

    "Đi theo tôi làm gì?"

    Đầu tiên là cậu bị khí thế hung dữ của tôi dọa sợ, sau đó nhịn không được lại ho khan. Chờ cơn ho qua mới khẽ nói nhỏ, giọng rất khàn:

    "Tôi mang điện thoại qua cho bà. Điện thoại để quên ở nhà tôi."

    À, thì ra là mang điện thoại qua cho tôi thôi.

    "Được rồi, đưa đây. Đi đi."

    Thái độ dửng dưng và vô tình của tôi làm mặt cậu càng nhợt nhạt hẳn đi. Cậu cúi đầu, sau đó ngẩng lên mỉm cười:

    "Ừ, tôi biết rồi."

    Tôi cáu, biết, cậu thì biết cái gì. Đừng có nghĩ tôi thấy cậu ốm mà tội nghiệp. Ai là người gây chuyện giận dỗi trước cơ chứ. Tôi mặc kệ, không đợi cậu đi đã quay ngoắt chạy xe vào phòng, không quên khóa cửa phát ra tiếng động ầm ĩ thể hiện sự nóng giận của bản thân.

    Sau hôm đó về nhà, tôi nhận được tin nhắn của cậu ta, với duy nhất hai từ: "Xin lỗi". Tôi không nhắn lại. Cứ thế tiếp theo mấy ngày sau, tôi cũng không nói chuyện với cậu ta nữa. Chắc vì thái độ dửng dưng và lạnh nhạt của tôi, cậu cũng không dám bắt chuyện, chỉ là mỗi lần tan ca vẫn âm thầm đưa tôi về. Mấy hôm rồi mà cậu ta vẫn chưa hết ốm, vẫn ho khan không giảm, âm thanh nói chuyện khàn đặc, gương mặt gầy hẳn đi, tôi thấy cũng xót xa. Nhưng tính tôi trước giờ, mặc dù dễ mềm lòng nhưng chưa từng đi cầu hòa trước, lòng tự ái của tôi cao lắm, cái tôi của tôi nó cũng trên tận mây xanh.

    Tôi vẫn đi học, vẫn đi làm thêm như thường, chỉ là không để ý tới cậu. Tôi vẫn vô tư cười nói, đùa giỡn vui vẻ với mọi người, đôi khi còn đi hát hò ăn uống với mấy anh chị trong quán. Với tôi lúc ấy, nghĩ là có cậu cũng được, mà không có cũng không sao. Tôi quen với việc cô đơn một mình, với tính cách ấy của tôi, làm gì có ai kiên nhẫn với tôi quá vài tháng. Nghĩ vậy, tôi cũng không quan tâm nữa.

    Lại gần hết một tuần trôi qua. Tối thứ sáu và thứ bảy, cậu không đi làm. Ai cũng bàn tán, một con ong chăm chỉ của quán hai hôm nay lại xin off. Mọi người quay qua hỏi tôi tại sao, tôi cười đáp:

    "Việc hắn ta nghỉ làm thì liên quan gì đến em? Sao ai cũng hỏi em hết vậy?"

    "Bình thường hai đứa mày thân nhau lắm mà. À, cũng không đúng, mấy bữa nay thấy hai đứa không chí chóe nữa, sao thế, giận dỗi nhau cái gì hả?"

    Tôi không muốn việc riêng của chúng tôi bị bàn tán, nên lảng tránh:

    "Giận gì đâu, vì dạo này khách đông quá không có thời gian thở luôn còn gì."

    Nói xong tôi vội chạy đi châm trà cho khách, bỏ lại sau lưng mấy lời chọc ghẹo của mọi người và thảo luận lí do vì sao cậu ta nghỉ. Tôi cũng tò mò, sao thế nhỉ?

    Bản tính cứng nhắc không cho phép tôi nhắn tin hỏi cậu ta trước, nhưng lần nào khi hết giờ, mở điện thoại lên, tôi cũng nhận được tin nhắn của cậu: "Lát về nhà cẩn thận đấy, nhớ chờ mọi người cùng về, đừng có phóng đi một mình, đường về nhà bà tối lắm đó.". Thời gian nhắn toàn khoảng tám giờ. Bất giác đọc xong lại muốn khóc, trong gần hai mươi năm, ít có ai quan tâm một cách rõ ràng xem tôi có an toàn không, có vui vẻ không, có mệt mỏi không. Chỉ có cậu vẫn lặng lẽ mỗi ngày, quấn lấy tôi, chịu đựng sự hung dữ của tôi và không chấp nhặt con người cố chấp ích kỉ này.

    Vậy nên tôi quyết định tha thứ cho cậu, tôi nhắn hỏi tại sao cậu ta không đi làm, nhưng chờ mãi vẫn không thấy tin nhắn hồi âm. Tôi đành nhấc máy lên gọi, sau một hồi chuông khá dài thì mới được kết nối, giọng cậu mệt mỏi đến mức gần như không nghe rõ được gì. Tôi cứ phải alo mãi cậu mới ho khan vài tiếng, cố điều chỉnh giọng mình nghe ổn lại.

    "Tôi nghe đây, về nhà chưa?"

    "Chưa, chuẩn bị về. Sao mấy hôm này không đi làm?"

    "Có việc nên xin nghỉ thôi."

    "Có việc gì mà phải nghỉ? Không phải bình thường chăm chỉ lắm sao, bất chấp mưa nắng cũng đi làm cơ mà."

    Cậu im lặng không đáp. Tôi biết cậu đang giấu tôi điều gì đó, tâm lý của cậu, sao tôi không hiểu chứ. Sau đó tôi nghe loáng thoáng tiếng vỡ của thủy tinh kèm theo tiếng than khẽ của cậu.

    "Sao tôi hỏi không trả lời? Bị gì à?"

    "À, không sao, chỉ là đụng phải mảnh vỡ của cái ly. Không có việc gì đâu, về nhà đi, khuya lắm rồi. Về nhắn tin tôi biết nhé. Tôi cúp máy trước."

    Nói xong một câu dài, cậu vội vàng cúp máy. Bị gì thế chứ, lần đầu tiên cúp máy trước tôi. Kết quả là tôi không thoát khỏi bản năng tò mò kèm theo lo lắng, tôi đạp xe tới nhà cậu. Bảo vệ nhìn tôi quen mặt, còn cười cười chọc ghẹo tôi vài câu. Tôi xấu hổ chạy vội vào.

    Nhấn chuông inh ỏi một lúc mới nghe tiếng mở cửa. Khuôn mặt mệt mỏi xanh mét của cậu xuất hiện làm tôi giật mình, cậu ta thấy tôi cũng sững sờ như không thể tin được. Hai người bốn mắt nhìn nhau trân trân trong ba mươi giây, sau đó vẫn là tôi lấy lại bình tĩnh trước, đẩy cậu qua một bên hiên ngang đi vào nhà. Đập vào mắt là đống thuốc trên bàn, có thuốc cảm, thuốc ho, thuốc hạ sốt và nhiều hơn hết là thuốc dạ dày. Tôi hoa cả mắt, quay lại nhìn cậu. Cậu ta lảng tránh ánh mắt tôi, sau đó đi vào kéo ghế ra bảo tôi ngồi xuống. Cậu cũng ngồi xuống hỏi tôi:

    "Uống gì không? À, trong nhà chỉ có nước lọc thôi."

    Nói xong cậu định đứng dậy đi lấy, nhưng chân mày vội nhíu lại như đang cố chịu đựng.

    "Tôi không muốn uống nước. Nói thật đi, thuốc kia là sao?"

    "Như bà thấy đó, thì là thuốc thôi, thuốc dự phòng trong nhà."

    "Đừng có giấu giếm tôi nữa."

    Tiếng quát của tôi làm cậu ta giật mình, sau đó mới chậm chạp đứng dậy, tay đè dạ dày, lấy một ly nước cho tôi, sau đó một ly cho cậu rồi tự mình uống thuốc. Xong tất cả quá trình, cậu mới ngồi lại trước mặt tôi.

    "Thật ra là tôi mới ra viện sáng nay. Hôm qua tôi bị đau dạ dày, ngất trong nhà. Cũng may có người giao đồ ăn ngoại tôi gửi tới, bảo vệ mang vào cho tôi mới phát hiện ra rồi đưa tôi vào bệnh viện. Tôi bị viêm dạ dày, kèm theo bị cảm sốt nhẹ. Nằm cả ngày cả đêm trong đó, sáng nay tôi mới được cho về. Và giờ thì như bà thấy đấy."

    "Thế hôm qua nay ai chăm sóc cậu?"

    "Một mình tôi thôi, tôi không báo cho gia đình biết."

    "Sao không nói cho tôi biết?"

    Cậu nhìn tôi, ánh mắt bối rối như không biết phải trả lời thế nào.

    "Mấy nay bà giận, tôi sợ lại làm phiền. Thật ra cũng đâu có gì nghiêm trọng mà. Không sao đâu."

    Lại không sao đâu, càng nghe tôi càng cảm thấy tức giận, vừa cảm thấy rất buồn, xót cho cậu ta nằm bệnh viện một mình, vừa đau lòng vì cậu ta không biết quý trọng bản thân. Cậu ta cứ thế mà giấu tôi, bơ vơ một mình như thế. Bất giác nước mắt cứ như thủy triều, lần lượt rơi không kìm chế được, cứ tuông ra như đê vỡ. Cậu ta vẫn cúi đầu cho đến khi nghe tiếng nấc của tôi mới hoảng hốt ngẩng đầu lên, thấy tôi khóc, cậu quýnh quáng đứng dậy, lại động đến dạ dày, vội ngồi thụp xuống đưa tay ra nắm chặt tay tôi.

    "Sao lại khóc, sao vậy, đừng khóc mà.."

    Tôi vẫn không ngừng được, nghe cậu dỗ dành tôi lại càng buồn hơn, tôi trách bản thân tại sao lại giận dỗi cậu, biết là cậu vẫn ốm cũng không quan tâm, đến nỗi cậu nằm bệnh viện vẫn không hay biết gì. Càng nghĩ lại càng thấy muốn khóc.

    Cậu bên cạnh không hiểu vì sao tôi lại như vậy, đành cắn chặt răng đứng dậy, bất chấp dạ dày đang đau thắt mà ôm lấy tôi. Vỗ nhẹ lên lưng tôi, dỗ dành.

    "Đừng khóc mà, tôi làm sai gì sao, tôi xin lỗi, bà khóc vậy tôi thấy lo lắm."
     
    Nguyễn Ngọc NguyênGill thích bài này.
Từ Khóa:
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...