Chuyên đề đất nước - Những điều cần chú ý

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 24 Tháng tám 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    CHUYÊN ĐỀ ĐẤT NƯỚC

    I TÁC GIẢ

    Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống. Mỹ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm rất thành công với những sáng tác thơ về đề tài đất nước, tiêu biểu là trường ca "Mặt đường khát vọng", trong đó có đoạn trích Đất Nước. Đoạn thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về

    2. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác bản trường ca "Mặt đường khát vọng" :

    - Hoàn cảnh sáng tác: Trường ca "Mặt đường khát vọng" viết năm 1971, tại chiến khu Trị- Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc.

    - Mục đích: Bản trường ca ra đời nhằm thức tỉnh tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiếm ở miền Nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước. Từ đó, kêu gọi, khích lệ mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

    3. Vị trí và nội dung đoạn trích "Đất nước" :

    - Đoạn trích "Đất nước" được trích ở phần đầu chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng".

    - Đoạn thơ là những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước trên nhiều bình diện (chiều dài của lịch sử, chiều rộng của địa lý, bề dày của văn hóa, phong tục). Qua đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn: Đất nước là của Nhân dân, và Nhân dân chính là người đã làm ra Đất nước.

    TRƯỚC KHI TRÍCH DẪN THƠ PHÂN TÍCH NÊN CÓ ĐOẠN NÀY

    Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.

    3. ĐÁNH GIÁ CHUNG (Trước khi kết bài)

    - Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:

    Từ "Đất Nước" được viết hoa - coi "Đất Nước" là một sinh thể, thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

    + Giọng thơ nhắn nhủ, tâm tình, tha thiết.

    + Ngôn ngữ bình dị, gần gũi như một lời trò chuyện.

    - Đậm chất trữ tình- chính luận.

    - Vận dụng sáng tạo ca dao, dân ca: Không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh của câu ca dao.

    ĐOẠN thơ thể hiện một cách cảm nhận mới về đất nước của tác giả, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.

    – Nhà thơ ca ngợi truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước đánh giặc của dân tộc và khẳng định, bộc lộ tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng tám 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...