Chúng ta có nên quan tâm về những gì mà bố mẹ phản đối?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Roxance77, 26 Tháng chín 2023.

  1. Roxance77

    Bài viết:
    39
    Chúng ta có nên quan tâm về những gì mà bố mẹ phản đối?

    Với nhiều người, không gì khiến họ muốn làm một việc hơn là bị bảo là không thể. Vậy, vì sao bị "cấm" lại gây nên phản ứng này? Một trong những lý giải tồn tại lâu nhất giải thích cho hành vi này được các nhà tâm lý gọi là thuyết phản kháng.

    Phản kháng là trạng thái động lực xuất hiện khi người ta cảm thấy tự do bị đe dọa, buộc họ hành động giành quyền tự chủ. Đôi khi, biểu hiện ra ngoài bằng thái độ bực tức chung chung hoặc trang luận trực tiếp, tuy nhiên phản ứng đơn giản nhất, đơn thuần là làm điều họ bị cấm. Nó xảy ra tại các không gian chung, như khi người ta lờ các chiến dịch y tế họ thấy quá hà khắc, và các không gian riêng, như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị cấm thực sự khiến sự việc ít hấp dẫn hơn.

    Năm 1972, các nhà tâm lý tại Đại học Colorado muốn biết liệu mối quan hệ yêu đương đối mặt với sự phản đối của cha mẹ sẽ trở nên bền chặt hơn hay sẽ đổ vỡ dưới áp lực này. Để trả lời câu hỏi này, họ khảo sát 140 cặp đôi, có độ hạnh phúc khác nhau, nhưng đều khá nghiêm túc với mối quan hệ. Chỉ có vài cặp có sự phản đối của cha mẹ trong 6 tháng nghiên cứu, nhưng họ cũng nhận thấy tình cảm họ dành cho nhau càng thắm thiết hơn. Các nhà nghiên cứu đặt tên hiện tượng này là hiệu ứng Romeo và Juliet, theo tên cặp tình nhân bị ngăn cấm nổi tiếng nhất, và kết luận điều này phần lớn là do tâm lý phản kháng.

    [​IMG]

    Nhưng trong những thập kỷ sau, hầu hết các nghiên cứu sau đó lại cho thấy điều ngược lại mới đúng. Thực tế, sự lâu bền cho mối quan hệ yêu đương có thể được dự đoán khi nhìn vào sự chấp thuận hoặc phản đối của gia đình và bạn bè. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi hiệu ứng mạng lưới xã hội. Vậy tại sao phản kháng không thắng nổi hiệu ứng mạng lưới xã hội?

    Bạn có thể nghĩ vì ta xem trọng mối quan hệ sẵn có hơn mối quan hệ tiềm năng. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, phản đối của gia đình và bạn bè chỉ là những lời ong tiếng ve gây khó chịu hoặc thái độ kì thị với mối quan hệ, chứ hiếm khi là quyết định trĩu lòng giữa bên tình và bên hiếu. Khi nói đến cha mẹ, hầu hết người có mối quan hệ tốt với cha mẹ cảm thấy phớt lờ lời khuyên của cha mẹ chẳng gây hậu quả gì lớn lao, còn người có mối quan hệ không tốt với cha mẹ thường không quan tâm cha mẹ họ nghĩ gì.

    Vậy mối quan hệ bị phản đối có nguy cơ đổ vỡ cao hơn, phải chăng không cần đấu tranh để được hẹn hò người ta yêu? Điều này khác nhau với mỗi người. Một lý thuyết cho rằng có hai loại phản kháng:

    1. Phản kháng khiêu khích, bốc đồng làm trái với điều được bảo

    2. Phản kháng độc lập, phản ánh ước muốn mãnh liệt được tự lựa chọn.


    Ví dụ, bảo người thuộc típ phản kháng khiêu khích hạ giọng xuống, có thể, họ sẽ bắt đầu gào thét. Còn người thuộc típ phản kháng độc lập thường chẳng buồn quan tâm đến yêu cầu đó, vẫn làm điều họ cho là đúng.

    Với mối quan hệ bị phản đối, người típ khiêu khích phản ứng bằng cách giữ mối quan hệ trong bí mật, nhưng không thay đổi được ảnh hưởng tiêu cực từ sự phản đối của người xung quanh lên mối quan hệ của họ. Trái lại, người típ độc lập có khả năng phớt lờ ý kiến trái chiều và yêu người họ muốn.

    Ý tưởng phản kháng khiêu khích và độc lập còn khá mới, các nhà nghiên cứu còn đang nghiên cứu để khám phá hết các động lực thúc đẩy đằng sau hiệu ứng mạng lưới xã hội. Nhưng những lý thuyết này làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa phản kháng và nhu cầu độc lập và được chấp nhận.

    Cách cân bằng các nhu cầu trên thay đổi tùy từng cá nhân và nền văn hóa. Nhưng dù ta có dễ phản kháng ra sao, mạng lưới xã hội cũng rất quan trọng đối với ý thức bản thân và cảm giác hạnh phúc. Điều này đặc biệt đúng với mối quan hệ yêu đương. Nghiên cứu cho thấy sự ủng hộ của vài người bạn thân thiết có thể giúp giảm bớt áp lực từ sự phản đối của những người khác. Hầu hết các mối quan hệ đều vững chắc hơn khi các cá nhân liên quan có được sự ủng hộ từ mạng lưới xã hội của họ.

    Kết thúc này có vẻ không lãng mạn như chuyện tình bị ngăn cấm, nhưng nó đúng với chuyện Romeo và Juliet, mối quan hệ trắc trở của họ không thể vượt qua sự phản đối quyết liệt.

    (Nguồn tham khảo)
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...