Đề bài: Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã đánh giá: "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định đó qua đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.. (Vội vàng - Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013, tr. 22) Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông Hoàng thơ tình" với những hồn thơ về tình yêu, mùa xuân, tiểu trẻ của một cái tôi giao cảm với đời. Ộng còn được Hoài Thanh nhận xét "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới" điều này được thể hiện rõ qua bài thơ "Vội vàng". Ta cảm nhận được tình yêu tha thiết với cuộc sống trần thế của thi nhân qua đoạn thơ: "Tôi muốn tắt nằng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương khỏi bay đi Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất, Của yến anh này đây khúc tình si, Và này đây ánh sáng chớp hang mi, Mỗi buổi sáng, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.." Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, ông là một thành viên của nhóm Tự lực văn Đoàn. Ông tham gia Mặt trận Việt Minh cùng nhiều hoạt động của hội văn hóa nghệ thuật của Hội nhà văn Việt Nam và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ông là một con người tài năng, cần cù, luôn nghiêm túc trong lao động nhệ thuật. Ông là một trí thức Tây học chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Cũng bởi vậy phong cách thơ của ông có nhiều nét mới khác xa những người đương thời và ông được nhận xét là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Xuận Diệu là một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống trần thế mãnh liệt đến say mê cuồng nhiệt. Điều này được thể hiện rõ qua 11 câu đầu của bài thơ "Vội vàng". Bốn câu thơ đầu ta thấy được khát vọng trước thiên nhiên của nhân vật trữ tình: "Tôi muốn tắt nằng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương khỏi bay đi" Tác giả sử dụng điệp ngữ "Tôi muốn", điệp cấu trúc "tắt nắng đi-màu đừng nhạt", "buộc gió lại- hương đừng bay" cùng với nghệ thuật phóng đại, động từ mạnh. Ta thấy được những ước muốn táo bạo của tác giả muốn đoạt quyền tạo hóa, chống lại quy luật tự nhiên, ước muốn kì lạ và không thể thực hiện được. Tác giả muốn níu giữ những hương sắc của cuộc đời đó là khát vọng mạng liệt của một con người yêu cuộc sống. Ta thấy được tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên, thiết tha với cuộc sống, lo sợ bước đi của thời gian nên muốn níu giữ lại những hương vị của cuộc đời để tận hưởng. Bảy câu tiếp là cảm nhận của thi nhân trước thiên đường trên mặt đất: "Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất, Của yến anh này đây khúc tình si, Và này đây ánh sáng chớp hang mi, Mỗi buổi sáng, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.." Phó từ "này đây" giúp xác định mối quan hệ ngữ pháp gắn kết đoạn 1 và 2. Điệp ngữ với liệt kê hàng loạt hình ảnh thiên nhiên bày tỏ niềm hân hoan của thi sĩ trước thiên nhiên đất trời. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh xuân tình. Thời gian "tuần tháng mật" là thời điểm đẹp nhất, rực rỡ nhất của thiên nhiên. Cảnh vật "ong bướm", "hoa của đồng nội", "lá của cành tơ", "yến anh", "khúc tình si", "ánh sáng", "thần Vui". Cảnh vật có đôi lứa và tràn đầy hạnh phúc, tình ý. Với Xuân Diệu, niềm yêu đời khiến nhà thơ cảm thấy cuộc sống trần thế nồng nàn say đắm như tuần trăng mật của lứa đôi với thời gian và không gian tuyệt mỹ, tràn ngập màu sắc của sự sống. Bức trang xuân tình với hình ảnh ngôn từ biểu cảm, âm thanh, màu sắc, có hương vị.. Điệp khúc "này đây" cùng phép liệt kê theo chiều tăng tiến tạo nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương. Mùa xuân tràn đầy sức sống, rộn rã, tươi tắn và tình tứ. Tác giả đã dung phép nhân hóa "ánh sáng chớp hàng mi", ánh sáng vốn là một yếu tố thuộc thiên nhiên trừu tượng lại biết "chớp hàng mi" hành động cụ thể của con người. Tác giả đã dùng vẻ đẹp của con người để miêu tả thiên nhiên đây là một điểm mới trong thơ của Xuân Diệu tạo nên vẻ đẹp cuốn hút của mùa xuân. "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" là câu có so sánh nhân hóa. "Cặp môi gần" cụ thể vẻ đẹp của con người; "tháng giêng" trừu tượng vẻ đẹp của thiên nhiên. So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo gợi cảm giác của ái ân hạnh phúc. Quan niệm về cái đẹp, con người trong độ xuân là chuẩn mực cao nhất của cái đẹp. Đây là một quan niệm tiến bộ, mới mẻ vì các nhà thơ trung đại trước đây như Nguyễn Du luôn coi thiên nhiên mới là chuẩn mực của cái đẹp. Thơ của Xuân Diệu không những có nét mới hơn những nhà thơ trước mà còn mới hơn các nhà thơ cùng thời. Trong khi, Thế Lữ mượn hình ảnh con hổ trong "Nhớ rừng" để nhớ lại quá khứ "Một thời huy hoàng nay còn đâu" do không muốn đối mặt với thực tại. Tản Đà trong muốn làm thằng cuội lại muốn thoát lên chốn tiên để chơi với chị Hằng do "trần thế em nay chán nửa rồi" nhằm trốn tránh hiện tại. Thì Xuân Diệu vẫn yêu tha thiết trân trọng từng phút giây sống, dám đối mặt với hiện tại. Ông đã tìm ra những vẻ đẹp trong cuộc sống để thấy cuộc sống hiện tại vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp tại sao không biết trân trọng chúng mà lại cứ đi tìm vẻ đẹp ở quá khứ ở chốn tiên cảnh. Xuân Diệu làm hiện lên cả một vườn xuân đầy màu sắc, đầy sức sống, tươi non, mơn mởn như một thiên đường ngay tại mặt đất. Ta thấy được những nét mới mẻ trong thơ của Xuân Diệu so với những tác giả trước đây và những tác giả cùng thời. Vậy ta thấy nhận định của Hoài Thanh quả đúng "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Đoạn thơ với ý thơ ngắn gọn nhịp điệu gấp gáp kết hợp các phép tu từ điệp ngữ, so sánh nhân hóa cách tân táo bạo, liệt kê. Phó từ quan hệ hình ảnh thơ độc đáo, mới mẻ. Kết hợp giữa các thể thơ, cách ngắt nhịp cùng nghệ thuật vắt dòng, các hình ảnh ngôn từ biểu cảm. Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi. Bài thơ có kết hợp thi pháp cổ điển và hiện đại. Qua tác phẩm, ta thấy tình yêu cuộc sống mãnh liệt đên say mê cuồng nhiệt của tác giả, Tác giả trân trọng, sống hết mình với từng phút giây của cuộc đời, trân trọng vẻ đẹp thực tại.