Chứng minh nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có định nghĩa độc đáo mới mẻ về Đất Nước

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 27 Tháng mười một 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Chứng minh nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có định nghĩa mới mẻ, độc đáo về Đất Nước qua đoạn thơ sau:

    "Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất Nước là nơi ta hò hẹn

    Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

    Thời gian đằng đẵng

    Không gian mênh mong

    Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

    Đất là nơi chim về

    Nước là nơi rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

    Những ai đã khuất

    Những ai bây giờ

    Yêu nhau và sinh con để cãi

    Gánh vác phần người đi trước để lại

    Dặn dò con cháu chuyện mai sau

    Hằng năm ăn đâu làm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"

    Bài làm​

    Cùng với tinh thần nhân đạo lòng yêu nước luôn là đề tài xuyên suốt trong các tác phẩm văn học nước nhà. Lòng yêu nước được các tác giả cảm nhận và thể hiện khác nhau nên vô cùng đa dạng, độc đáo. Đó có thể là lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu con người, tinh thần kiên quyết chống giặc ngoại xâm, tin tưởng vào lý tưởng Đảng.. Còn với Nguyễn Khoa Điềm tình yêu nước được thể hiện qua những cách định nghĩa mới mẻ, độc đáo về đất nước. Những cách định nghĩa đó được tác giả ghi lại qua bài thơ đất nước tiêu biểu trong đoạn trích:

    "Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất Nước là nơi ta hò hẹn

    Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

    Thời gian đằng đẵng

    Không gian mênh mong

    Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

    Đất là nơi chim về

    Nước là nơi rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

    Những ai đã khuất

    Những ai bây giờ

    Yêu nhau và sinh con để cãi

    Gánh vác phần người đi trước để lại

    Dặn dò con cháu chuyện mai sau

    Hằng năm ăn đâu làm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"​

    Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Ưu Điểm-Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ông được giáo dục đàng hoang, tốt nghiệp khoa văn trường đại học Hà Nội năm 21 tuổi. Nguyễn Khoa Điềm từng tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Trị-Thiên. Phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Cũng bởi vậy các tác phẩm của ông luôn đậm chất trữ tình chính luận. Đoạn trích trên trích trong bài đất nước thuộc phấn đấu chương V của Trường ca "Mặt đường khát vọng". Tác phẩm được ông viết và hoàn thành năm 1971 tại chiến trường Trị-Thiên nhằm lay tỉnh ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đô thị tạm chiến miền nam về ý thức trách nhiệm của thế hệ mình với dân tộc.

    Đoạn trích đất nước thể hiện cái nhìn toàn vẹn và sâu sắc về hình tượng "Đất nước của nhân dân" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mà đoạn thơ "Đất là nơi anh đến trường.. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ" đã trả lời cho câu hỏi "Đất nước là gì?" Nguyễn Khoa Điềm đã soi chiếu đất nước trên phương diện không gian địa lí:

    "Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất Nước là nơi ta hò hẹn

    Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

    Đất là nơi" con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc "

    Nước là nơi" con cá ngừ ông nước biển khơi "​

    Nhà thơ dùng phép chiết tự tách đôi khái niệm" Đất Nước "thánh vật thể hữu hình" Đất "và" Nước "," đất là "," nước là ". Bằng cách ấy các khái niệm xa xôi kia trở thành cụ thể mà gần gũi. Thì ra đất nước gắn bó máu thịt của từng con người. Đất là con đường hằng ngày anh vẫn đến trường, nước là thứ em vẫn thường tắm ở bến quê. Đất Nước làm cho tình yêu của anh và em đẹp hơn. Ngược lại tình yêu của anh và em làm đất nước sinh sôi, nảy nở. Cứ như thế từ cái riêng nhà thơ nâng lên thành cái chung:

    " Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất Nước là nơi ta hò hẹn

    Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm "​

    Tất cả đều bình dị, gần gũi, đáng yêu với anh và em, chàng trai cô gái. Nó thấm vào máu, vào hồn của chúng ta. Tình yêu của con người Việt Nam như đất và nước. Họ chọn đất nước là nơi hẹn hò gặp gỡ tình yêu. Đất nước chứng kiến tình yêu của con người và con người hòa mình tình yêu vào đất nước.

    Đất nước không chỉ là nơi nảy sinh tình yêu đôi lứa của anh và em mà còn là núi sông rừng bể bao la:

    Đất là nơi" con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc "

    Nước là nơi" con cá ngừ ông nước biển khơi "​

    Nhà thơ tiếp tục tách" đất "và" nước "làm hai để khẳng định và suy ngẫm không gian lãnh thổ của đất nước.

    Từ hiện tại nhà thơ ngược dòng về quá khứ để cảm nhận đất nước qua những phương diện lịch sử:

    " Thời gian đằng đẵng

    Không gian mênh mong

    Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

    Đất là nơi chim về

    Nước là nơi rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng "​

    Linh hồn của đất nước được kết tinh theo chiều sâu của không gian và thời gian đằng đẳng không gian mênh mông. Hai câu thơ ngắn gọn cô đọng kết hợp hai từ láy 'đằng đãng", "mênh mông" nhà thơ đã bao quát được chiều dài chiều sâu thăm thẳm của thời gian và chiều sâu vô cùng của không gian. Để từ đó ông khẳng định từ khi hình thành và phát triển cho đến nay đất nước là nơi dân mình đoàn tụ. Đất nước chính là nơi sinh tồn và phát triển của bao thế hệ Việt Nam. Không gian lãnh thổ ấy được tạo lập từ thuở sơ khai với những truyền thuyết về nguồn gốc tổ tiên. Theo mạch suy tưởng ấy nhà thơ tiếp tục cảm nhận đất nước:

    "Đất là nơi chim về

    Nước là nơi rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng"​

    Nếu như Nguyễn Trãi phát hiện đất nước qua các triều đại hùng mạnh:

    "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"​

    Thì Nguyễn Khoa Điểm lại đưa về cội nguồn rất xa xưa của dân tộc qua huyền thoại chim và rồng ở đất nước này đã trở thành đất nước rồng tiên. Mẹ Âu Cơ lấy cha Lạc Long Quân từ đó sinh ra khái niệm đồng bào. Và sự nghiệp mở mang bờ cõi được bắt nguồn từ cuộc chia ly đầu tiên của lịch sử dân tộc Âu Cơ mang 50 con nên núi Lạc Long Quân mang 50 con xuống biển. Chia ly mà vẫn gắn bó thủy chung vì bổn phận của non sông, đất nước đây là nét đẹp tạo nên bản sắc văn hóa con người Việt Nam. Để từ đó tất cả các dân tộc trên đất nước này đều là anh em trong quan hệ máu thịt. Tư tưởng nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là bột được gợi ra từ chính các tình yêu nguyên thủy ấy. Khổ thơ như một lời thầm thì về tỉnh non nước về cội nguồn truyền thống. Lần thứ ba, Nguyễn Khoa Điềm sử dụng phép chiết tự tách đôi khái niệm "Đất Nước" thành hai vật thể hữu hình để nói về tổ tiên người Việt Nam khẳng định những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Và chính những truyền thống văn hóa bền vững ấy tạo nên mạch ngầm chảy từ quá khứ nối liền hiện tại và tương lai. Đoạn trích ngắn gọn, khúc triết đã nói lên một cái nhìn mới mẻ, nhận định mới của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc sâu lắng cùng cái nhìn mới mẻ đúng đắn đã làm nên giá trị cả đoạn thơ. Với quan niệm đất nước là tình yêu lứa đôi Nguyễn Khoa Điềm đã làm cả một cuộc cách mạng trong thơ ca bởi lẽ trong kháng chiến các nhà văn, nhà thơ thường né tránh ít nói đến tình yêu đôi lứa. Cá biệt, có người coi đó là vùng cấm của văn học. Vậy mà giữa những năm tháng chống Mỹ ác liệt Nguyễn Khoa Điềm đã đặt tình yêu lên cao làm bệ phóng khai sinh đất nước.

    Trên cơ sở đó nhà thơ đã thức dậy lòng yêu nước điểm tự hào về dòng máu Lạc Hồng, dòng máu của con rồng cháu tiên nhắc nhở thế hệ về truyền thống cha ông của đất nước:

    "Những ai đã khuất

    Những ai bây giờ

    Yêu nhau và sinh con để cãi

    Gánh vác phần người đi trước để lại

    Dặn dò con cháu chuyện mai sau"

    Yêu nước lớp lớp con cháu người Việt Nam nối bước cha ông gánh vác trên vai trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước. Cảm xúc và suy tư trữ tình chính luận khiến những câu thơ trên có sức lay động lớn đến tâm hồn người đọc phải ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta. Dù người mất hay còn thì truyền thống dân tộc đạo đức cha ông các thế hệ con cháu phải có trách nhiệm kế thừa và phát huy. Quá khứ hiện tại tương lai đã gắn bó trong một ý thức cộng đồng bền chặt là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lí giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mĩ:

    "Hằng năm ăn đâu làm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"

    Hai chữ "cúi đầu" thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng chạm vào tình cảm cội nguồn khơi dậy trong lòng người truyền thống vua Hùng dựng nước. "Tổ" là cội nguồn giống nòi của dân tộc, là tổ tiên là nhân dân thưở trước. Xúc động và biết trân trọng biết bao thái độ thành kính của nhà thơ hướng về quá khứ cội nguồn của dân tộc. Cố ý nhắc về tổ Hùng Vương đã góp công dựng nước nhà mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh ngang bốn bể năm châu. Những người dân mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về đó chính là quê cha đất tổ vua Hùng.

    Đoạn thơ ngắn gọn, lời thơ khúc triết đã nói lên một cách nhìn mới mẻ, nhận định mới của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Được bao bọc trong không khí của văn học dân gian hình tượng đất nước trên trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm thơ mộng, trữ tình như từ xa vọng về bình dị mà thân thương gắn bó thiết tha với mỗi người dân. Cảm nhận về đất nước tản mạn mà thống nhất sâu sắc. Hai chữ "Đất Nước" được viết hoa và điểm lại nhiều lần như một con mắt thơ đầy kính yêu, tự hào. Nhà thơ định nghĩa về đất nước bằng thơ lời thơ lấp lánh màu sắc của huyền thoại dân gian vừa lung linh vẻ đẹp trí tuệ vừa thiết tha cảm xúc tạo nhiều âm vang trong lòng người đọc. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn học dân gian từ truyền thuyết lịch sử phong tục tập quán đến sinh hoạt lao động của dân tộc ta kết hợp hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.

    Trong văn học Việt Nam cũng không ít lần các tác giả nhắc về định nghĩa "Đất Nước là của nhân dân" như Nguyễn Trãi trong "Bình Ngô Đại Cáo" :

    "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"

    Phan Bội Châu "Một dân tộc có anh hùng hay không là do nhân dân đất nước đó có anh hùng hay không". Hay Nguyễn Đình Thi:

    "Ôm đất nước những người áo vải

    Đã đứng lên thành những anh hùng"

    Tuy nhiên tư tưởng đất nước của nhân dân mới chỉ được các tác giả chạm đến hoặc nhắc tới một vài câu thơ có chứa chú chưa được đi sâu. Nguyễn Khoa Điềm tuy không phải người khai sáng ra tư tưởng nhưng chỉ đến ông tư tưởng đất nước của nhân dân mới được nhìn nhận một cách sâu sắc trọn vẹn trên bình diện địa lí, lịch sử, văn hóa. Đoạn trích nói riêng và cả bài thơ nói chung đều bao trùm tư tưởng "Đất Nước là của nhân dân". Cách nhìn nhận của ông sâu sắc, toàn vẹn, mới mẻ, độc đáo đã lôi cuốn thuyết phục người đọc.

    Đất Nước là một đề tài muôn thuở. Chừng nào mỗi con người vẫn còn là con đẻ của một dân tộc, một mảnh đất chừng ấy người ta vẫn còn biết tới cái mảnh đất thiêng được gọi là Tổ quốc. Với lời thơ ngọt ngao, đằm thắm như lời tâm tình trò chuyện giữa "anh và em", với vốn kiến thức phong phú và khả năng sáng tạo các yếu tố văn hóa dân gian. Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng tỏ câu hỏi "Đất Nước là gì?" bằng quan niệm và cái nhìn thật mới mẻ, sâu sắc. Bằng cảm nhận rất đỗi thân thương, gần gũi Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến một hình tượng đất nước bình dị nhưng không kém phần tươi đẹp.
     
    Tiên Nhi thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...