Chùm Thơ Thu Của Nguyễn Khuyến

Thảo luận trong 'Thơ Ca' bắt đầu bởi Thuyhiensone, 23 Tháng bảy 2018.

  1. Thuyhiensone

    Bài viết:
    14
    Tiểu dẫn

    Mùa thu là bạn muôn đời của thi nhân. Nói riêng, trong lịch sử thơ ca Việt Nam xưa nay, đã có không biết bao nhiêu bài thơ viết về mùa thu và tựu trung chùm thơ gồm ba bài thơ : Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm của Nguyễn Khuyến có lẽ là nổi tiếng nhất. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm (Xem: Thơ Nguyễn Khuyến - Tiểu luận, in trong Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn Học, Hà Nội, 1972)

    [​IMG]

    THU VỊNH (1)


    Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

    Cần trúc (2) lơ phơ gió hắt hiu.

    Nước biếc trông như tầng khói phủ,

    Song thưa để mặc bóng trăng vào.

    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái (3),

    Một tiếng trên không ngỗng nước nào (4) ?

    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào (5).


    THU ĐIẾU


    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

    Sóng biếc theo làn hơi gợi tí,

    Lá vàng trước gió khẽ đưa (6) vèo.

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

    Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.


    THU ẨM


    Năm gian nhà cỏ (7) thấp le te,

    Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.

    Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

    Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

    Mắt lão không vầy (8) cũng đỏ hoe.

    Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.

    Độ năm ba chén đã say nhè.

    (Thơ văn Nguyễn Khuyến, sách đã dẫn)

    Chú thích:

    (1) Thu Vịnh: Thường được dịch là "Thơ vịnh mùa thu", nhưng trong một chùm ba bài của tác giả là Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm thì nghĩa của nó phải là "Mùa thu làm thơ", "Mùa thu câu cá", và "Mùa thu uống rượu" mới đúng.

    (2) Cần trúc: Cây trúc thanh mảnh giống cần câu nên gọi là cần trúc.

    (3) Giậu: Hàng rào. Hoa năm ngoái: Hoa giống như hoa năm ngoái. Đây là cảnh tả thực. Có người cho rằng câu này Nguyễn Khuyến lấy từ câu thơ "Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa" (Xuân về lại nở những bông hoa thời trước) trong bài những Sơn phòng xuân sự của Sầm Tham.

    (4) Ngỗng nước nào: Loại ngỗng trời không biết ở xứ sở nào thường bay thành từng đàn từ các vùng lạnh đến những vùng khí hậu ấm áp để tránh rét.

    (5) Ông Đào: Đào Tiềm (365 - 427), còn gọi là Đào Uyên Minh, một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Lục Triều (xem chú thích 13 bài Lẽ ghét thương ). Nguyễn Khuyến viết "Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào" có thể vì Nguyễn Khuyến thấy thái độ từ quan về nhà của ông không được dứt khoát như Đào Tiềm nên ông thấy thẹn với Đào Tiềm. Cũng có thể do khiêm tốn nghĩ thơ mình viết về thiên nhiên không hay bằng thơ Đào Tiềm, nên ông vừa muốn viết vừa thẹn với Đào Tiềm.

    (6) Khẽ đưa: Đưa nhẹ, đưa khẽ. Có bản chép: Sẽ

    (7) Nhà cỏ: Nhà lợp bằng cỏ tranh

    (8) Vầy (tiếng cổ) : Giụi, xát.


    Nguồn:

    Tài liệu ngữ văn 11
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...