Hỏi đáp Chữa lành - Mới hay cũ?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Lê Thành Hưng, 15 Tháng năm 2024.

  1. Lê Thành Hưng

    Bài viết:
    11
    Chữa lành là gì?

    Khi nào thì cần được chữa lành?

    Chắc là các bạn cũng đã nghe qua về từ khóa này rồi đúng không. Đợt vừa rồi có rất nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng: Thế hệ trẻ ngày nay quá yếu đuối không thể chịu đựng được những nỗi đau của bản thân song lại có ý kiến cho rằng xã hội nào, thế hệ nào cũng có mặt tối của nó. Còn về phía bạn, bạn nghĩ thế nào?

    Liệu chữa lành có phải là một khái niệm mới không? Hay các thế hệ khác đã từng làm chẳng qua họ không nói là chữa lành?
     
    Cảm Ơn Bạn, Dana Lêlynhuoc11 thích bài này.
  2. lynhuoc11 Les Etoiles

    Bài viết:
    70
    Mình hiểu "chữa lành" theo ý nghĩa của "chữa lành vết thương".

    Vết thương ở đây có thể là vết thương lòng hoặc vết thương trên cơ thể chúng ta. Chữa lành nghĩa là hoặc bạn đợi vết thương tự lành lại, hoặc bạn dùng phương pháp nào đó chẳng hạn nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, thuốc thang.. nôm na lại, chúng ta chủ động chăm sóc bản thân mình, tạo ra những điều tích cực trong cuộc sống để xoa dịu vết thương đó. Thật ra, do người ta lạm dụng quá nhiều từ chữa lành (theo xu hướng hoặc gì đó) mà không hiểu rõ ý nghĩa, tính chất của nó nên gây nên phản ứng trái chiều trong dư luận.

    Thế hệ nào cũng có thế mạnh riêng, chúng ta không thể vì một cách nhìn nào đó mà đánh giá toàn diện. Ví dụ như thế này, thế hệ ông bà cha mẹ tụi mình sắt son, chung thủy, chăm chỉ, cần mẫn và giỏi chịu đựng.. Thế hệ tụi mình được tiếp xúc với nhiều kiến thức trên mạng, có nhiều cơ hội học tập với phương tiện hiện đại, thông minh hơn nên rất nhiều người tài giỏi, tự tin và đầy bản lĩnh ngoài xã hội. Không thể vì một số người mà ta lại đi đánh giá toàn bộ thế hệ được.

    Mặt yếu đuối mà họ thể hiện ra, đôi khi chỉ là một chấm nhỏ trong cuộc đời nhưng nó lại xuất hiện nhiều trên mạng, và nhiều đối tượng cùng một lúc thành ra một bộ phận đã bị hiểu nhầm không thể chịu được áp lực và quá yếu đuối.

    Mình nghĩ, chữa lành là một khái niệm không mới nhưng nó chỉ mới phổ biến dạo đây, và được hiểu theo một ý nghĩa hoàn toàn khác. Mọi người đều đã từng trong đời "chữa lành" nếu theo ý hiểu của mình, cuộc sống ai mà không áp lực chứ? Hẳn sẽ tồn tại một giây phút nào đó ta không thể nào chịu đựng được và phải tìm một người để trút bầu tâm sự. Chẳng qua, ta không thấy chứ không phải nó không có. Hoặc có thể, các thế hệ trước lại chữa lành theo một cách khác vì ai cũng có nỗi niềm riêng nhưng người ta sẽ không dùng cụm từ đó mà là thư giãn đầu óc hoặc là gì khác bạn nhỉ?
     
    Cảm Ơn BạnDana Lê thích bài này.
  3. MTrang1102 Ờm …

    Bài viết:
    316
    Với mình thế hệ nào cũng có cái khó riêng, thế hệ trước sống ở thời đại còn chưa phát triển, còn thiếu thốn nhiều thứ nên chủ yếu áp lực của họ chỉ là kiếm đủ tiền cho cuộc sống chứ chả quan tâm đến thế giới. Bây giờ, mọi thứ quá phát triển, và áp lực của thế hệ này là trở thành niềm tin sẽ giúp đất nước phát triển (giống như khi bạn coi 1 bộ phim điện ảnh Hàn thấy quá xuất sắc và mong chờ VN cũng vậy, thì ai sẽ làm điều đó, tất nhiên các thế hệ trẻ rồi, họ phải bắt buộc cạnh tranh để đem về niềm tự hào cho đất nước), như một cuộc chạy đua vậy, nghĩa là thế giới cứ phát triển thì con người càng phải phát triển và theo kịp thế giới, và trong một xã hội quá nhiều người giỏi và kiếm thành tích thì việc một con người bị chậm lại và đứng yên một chỗ cũng đã mang quá nhiều áp lực. Còn đối với người ngày đêm kiếm thành tích và vượt bậc sẽ phải ôm áp lực nặng nề từ học tập và công việc.

    Ngày xưa cũng có "chữa lành" mà, nhưng nó đơn giản hơn nhiều. Ví dụ mua đồ ăn về tự thưởng cho mình sau kì thi, đi ăn cá viên cùng bạn bè khi gặp chuyện buồn.. miễn điều mình làm tự thấy mình hạnh phúc là "chữa lành" rồi.

    Bây giờ người ta "chữa lành" xịn hơn theo thời đại xu hướng và phát triển hơn, như đi du lịch, đi matxa, đi coi phim..
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...