Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ 1. Tác giả: Xuân Quỳnh. - Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh - Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội) - Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội -> rất khao khát tình yêu gia đình. - Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật - Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn - Phong cách thơ: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ Sóng Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1967, lấy cảm hứng trong một chuyến đi thực tế tại bãi biển Diêm Điền – Thái Bình và in trong tập Hoa dọc chiến hào. - Đây là bài thơ tình yêu nổi tiếng nhất tiêu biểu cho phong cách thơ nữ tính, trữ tình của Xuân Quỳnh. b. Đề tài chủ đề - Đề tài: Tình yêu * Chủ đề -Mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người - "Sóng" ẩn dụ cho tâm hôn của người đang yêu. Cảm nhận chung về hình tượng sóng - "Sóng" là hình ảnh ẩn dụ, một tâm trạng của người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình. - Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức hài hòa giữ 2 hình tượng sóng và em, tuy hai mà một, có sự thống nhất trong tâm hồn của người con gái đang yêu.