Chú Bé Thất Sơn - Phạm Công Luận

Thảo luận trong 'Thiếu Nhi' bắt đầu bởi Ngọc Vani, 23 Tháng tư 2020.

  1. Ngọc Vani

    Bài viết:
    8
    CHÚ BÉ THẤT SƠN

    Tác giả: Phạm Công Luận

    Thể loại: Truyện ngắn

    [​IMG]



    Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:

    Nam là học sinh cấp 2 ở Sài Gòn, nhân dịp hè theo chị ruột là Thảo về quê ở Thất Sơn. Ở quê Nam và chị Thảo quen với Siêng - một đứa nhỏ chăn trâu. Siêng có cha mẹ là thầy cô giáo bị giặc Pôn Pốt giết, mồ côi. Nhưng với lòng quyết tâm học tập, đêm đêm Siêng vẫn đi đò qua sông học bổ túc văn hóa. Trong cảnh khốn cùng, Siêng phải tham gia vô đoàn người "đai" thuốc lá lậu qua biên giới và bị bắt. Được tha về, Siêng lấy vé số ra chợ bán nhưng rồi nó cũng không được yên thân..

    Nam và chị Thảo rất mến Siêng. Hết hè, Nam và chị Thảo về lại Sài Gòn nhưng hình ảnh cậu bé hiếu học, can đảm vượt qua mọi trở ngại, khổ đau vẫn in dấu trong tâm hồn của hai chị em. Tin vui lại tới: Ông ngoại của hai chị em nhận nuôi Siêng ăn học.

    Truyện ca ngợi tinh thần ham học, vượt khó, biết vượt qua nghịch cảnh để vươn lên.
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng tư 2020
  2. Ngọc Vani

    Bài viết:
    8
    Một

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chị Thảo ngói đầu xuống: "Nè, lên sân thượng chỉ cho cái này hay lắm!"

    Nam lóc cóc leo lên, cứ một bước "nuốt" ba bậc thang. Leo lên sân thượng quang đãng, chị Thảo đứng sát tường nhìn ra phía núi Sam.

    Một cảnh đẹp chưa từng thấy hiện ra trước mắt hai chị em. Ráng chiều màu da cam rực rỡ cuối chân trời. Cái nền tuyệt vời đó, dãy Thất Sơn lô nhô màu tím rịm. Những dải mây hay sương núi vắt ngang trời lợt hơn. Trông cứ như từng dải lụa.

    Gió hây hây thổi vào mặt Nam. Nó xoay lưng dựa vào tường nhìn qua trời đông. Đến phiên nó choáng ngợp trước một quang cảnh lạ: Ăng-ten ti-vi đâu mà nhiều quá. Thị xã Châu Đốc nhiều nhà có ti-vi quá nên hầu hết các nóc đều gắn ăng-ten. Đặc biệt, chiếc nào cũng dài ba, bốn mét, được gắn vững bằng ống nước. Có lẽ chúng được gắn thật cao để bắt được đài thành phố Hồ Chí Minh hay đài Long Xuyên. Ăng-ten chạy dọc từ đông sang tây thị xã, từ những dãy nhà gần cuối chân núi Sam xa tít, tạo thành lắm đường nét: Nét sổ dọc của cột ăng-ten, nét sổ ngang của thân và nhánh, những nét nhấp nhô, cao thấp, xa gần. Nam chỉ chị Thảo xem.

    - Nhìn cảnh này, em tưởng tượng điều gì?

    - Một khoảng rừng thưa.

    - Chị nghĩ khác. Giống như một dàn hợp xướng.

    Ý chị Thảo thật lạ, có vẻ lãng mạn, bay bổng. Nhưng thật có lý. Quang cảnh độc đáo này có vẻ nhịp nhàng, sinh động như bản nhạc trầm hùng.

    Nó liếc ngang chị Thảo. Ánh nắng chiếu xuống vào mặt chị trông ủng hồng, lấp lóa hàm răng ngà. Thấy Nam ngó, chị nheo mắt:

    - Cảnh đẹp quá! Ở Sài Gòn, chị em mình là sao thấy được những cảnh này.

    - Những Sài Gòn vui lắm. Ở đây buồn hiu hà. Thị xã gì đã đi mấy vỏng đã hết! -Nam phản đối.

    Rồi em sẽ thấy. Chị lại nheo mắt cười- Ở đây có nhiều thứ lạ lắm. Nè, em có ăn thịt chuột bao giờ chưa?

    - Khiếp, ai lại ăn thịt chuột!

    - Nhà quê, thịt chuột đồng ăn lúa béo mềm, ngon hơn thịt gà.. Em ăn thử món cá linh kho nhừ xương chưa.. ngon hết xẩy đó nghen, còn ngon hơn cá hộp Savico nữa. Nước cá kho chấm với bông điên điển, em ăn cả chục chén cơm chưa đã..

    - Nói nghe phát thèm..

    - Còn món mắm nè..

    - Ủa bộ người ta lấy ruột làm mắm hả?

    Chị Thảo bật cười:"Là món mắm thái, má hay là cho mi ăn với bún mắm đó. Mắm thái ở đây gọi là mắm ruột. Đặc sản Châu Đóc đó em..

    - Còn gì nữa chị kể tiếp đi.

    - Còn thịt rùa, thịt rắn..

    - Khiếp! - Nam trề môi - Chị là con gái mà biết ăn toàn thứ dữ không!

    - Đâu có sao em. Lúc đầu cũng sợ lắm. Nhưng mà mấy bữa thực tập, đói bụng ăn tuốt luốt. Thôi, nói nữa bắt thèm, đói bụng rồi, chị em mình xuống ăn cơm đi. Mai ra ông ngoại tha hồ ăn..

    Cả hai chậm rãi đi xuống. Ngoái lại nhìn, chiều đã nhọt nhạt, chỉ còn những khoảng tím cuối trời xa. Đêm đầu tiên ở Châu Đốc đã tới. Chẳng biết những ngày ở đây sẽ ra sao..
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng tư 2020
  3. Ngọc Vani

    Bài viết:
    8
    Hai (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nam rời Sài gòn về đây mà lòng còn luyến tiếc. Bọn bạn bè lớp 7A6 giờ có lẽ tứ tán khắp các lớp trường 8 trường Nguyễn Huệ sau đợt sắp xếp lại lớp. Tụi nó lo học còn mình lang thang tận xứ này. Đầu năm hoc tứ tháng 9 năm ngoái, chỉ học được một tuần, Nam bị té xé gãy tay, gãy cả xương vai. Phải vừa ở nhà, vừa băng bó và chạy điện suốt ba tháng. Đến khi khỏe hẳn, mới thấy đi đứt một học kì. Vừa định xin học trở lại, căn bệnh sốt xuất huyết ập đến. Nam lại trở vào bệnh viện lần nữa, vừa nốc thuốc hàng đống vừa uống nước cam nước cha nh liền liền. Khỏi bệnh, má tuyên bố: "Con dừng buồn chi cả, từ nay con cứ nghỉ ngơi cho khỏe. Năm tới xin đi học lại." Đành rằng Nam học sớm một năm, nhưng nghĩ tới chuyện năm tới phải học chung với đám lớp 7 "đàn em" vừa tấn lên thật không khoái tí nào. Thấy Nam có vẻ xanh xao, nhân chuyến chị Thảo xin đi thực tế để làm văn luận tốt nghiệp ở quê ngoại, má cho Nam đi theo. Má nói "Tạng con ở quê rất thích hợp. Muốn ở mấy tháng cũng được." Đắn đo dùn dằn Nam mới chịu xa thành phố đủ thứ sách báo, trò chơi điện tử, video. Vả lại những kỷ niệm của những ngày hè ngắn ngủ bên ngoại khi còn bé Nam vẫn chưa quên. Sáng nay, chị em khăn gói lên đường. Đến Châu Đốc, chị em ở tạm một đêm tại nhà Sáu rồi sáng hôm sau mới vô nhà ngoại bên Vinh Ngươn, bên kia bờ con kinh Vinh Tế.

    Căn nhà cũ của ông ngoại vẫn như xưa chẳng có chút nào thay đổi. Chỉ mớ hoa kiểng trước nhà có thêm chậu dãy chậu sứ Thái Lan hồng kiên sa là hơi có vẻ tương phản với khung cảnh mùa quê mùa ở đây. Dì Mười, dắt hai chị em ra vườn. Cây me đặc ngật nhửng quả chín lủng lỉu trông ngon mắt. Chị Thảo chợt túm lấy vai Nam:

    - Ơ con gì kìa?

    Một con vật sau chặt ba cây me keo. Chẳng có gì lạ, đó chỉ là một con khỉ con với đôi mắt to tròn luôn luôn có vẻ dò hỏi. Có lẽ chị Thảo quên, năm ngoái sau chuyến về thăm ngoại, chị có kể ông ngoại đang nuôi một con khỉ kia mà. Nam chợt buột miệng: "Sau ông ngoại lâu về quá vậy, dì Mười?"

    - Không biết nữa. Có lẽ còn phải lo đám ruộng bị rầy nâu. Mấy con vào nhà nghỉ ngơi, tắm rửa đi, ông về ngay đó mà.

    Nằm trên đi-văng ngó mấy có sàn nhà cũng chán, Nam ra võng chỗ chị Thảo nằm

    - Hay mình ra chỗ ngoại, chị Thảo.

    Chị Thảo ngó ra ngoài trời đang kéo mây về đầy ắp trời Châu Đốc. Liệu mưa có đến không? Chị Thảo bật dậy:

    - Đi thì đi, để chị lấy cái túi xách.

    Chị Thảo đi trước mang đôi kính râm, cái nón trắng in chữ "Sài Gòn tourist". Đi trên đường ruộng, chân chị đánh thoăn thoắt như trên đường nhựa, thiệt dễ nể. Nam ngó mông xa ra. Cánh đồng Vinh Ngươn lúa chín không đều, khoảng chín vàng, khoảng khác xanh non. Lại có vô số con bọ li ti, giống thứ côn trùng bám vào bóng đèn nhà cậu Sáu. "Rầu nâu đó em!" Nam trố mắt, ra đây chín là thứ côn trùng phá lúa lâu nay báo vẫn thường nhắc. Ngẫm lại công lao nhà nông bỏ ra để thu lại hạt lúa không dễ dàng.

    Một, hai, ba rồi một loạt nhũng giọt nước nhểu mạnh xuống người Nam. Mưa! Quay lại nó thấy chị Thảo đang cuống quýt chạy bươn theo cái nón bị gió giật lăn lông lốc xuống ruộng. Nam vọt nhanh hơn, túm lấy: "Nhanh lên chị, vô cái lều vịt kia!" Hai chị em vừa sà vào lều, mưa ào xuống như trút. Rất hên, không ai bị ướt nhiều.
     
  4. Ngọc Vani

    Bài viết:
    8
    Hai (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thật may, trong lều lại có một tấm phên đủ che một cửa lều. Hai chị em ngồi rút sâu vào trong. Mưa nhiều nhưng gió không mạnh lắm, đỡ tạt. Nhìn màn mưa trắng xóa, Nam buột miệng: "Rầu thúi ruột, hết cả đi đứng!" Chị Thảo bụm miệng cười: "Em nói giống mấy bà cụ quá!"

    Tù và giọng thổi bưng cầu.

    Năm mươi công cấy ăn trầu đỏ chét.

    Tấm lá buông cây suôn lòng đét.

    Đưa em về Sa Đéc bán thịt..

    Một giọng đọc lạ lẵm vang ngân giữa trời mưa lâm thâm. Nam chợt phì cười vì vần điều ngô nghê của chúng. Nhìn sang nó thấy chị Thảo dường như lắng tai nghe. Rồi chị bỗng cuống quít: "Cây viết, em có cây viết hôn? Hay quá!" "Cái gì hay chị?" "Em không nghe hả? Suỵt đừng nói nữa!" Chị Thảo lại lắng nghe như nuốt từng lời. Ai đó đi dọc theo bờ ruộng đã đọc những câu thơ kỳ cục ấy. Giọng đọc con trai còn trẻ cỡ tuổi Nam là cùng:

    Sớm mơi con mắt lim dim.

    Tay bưng thúng cám đi tìm con vịt.

    Vác đôi trâu kích đi cày ruộng lịch.

    Ống quyển dài khen ai khen thổi..

    - Nam!

    - Dạ!

    - Em ngó xem ai đọc mấy câu đó vậy?

    Cái chị này lạ lùng, có mấy câu thơ tức cười mà quan tâm dữ. Nam bò ra, thấy một thằng nhỏ đen thui tay cầm giỏ đựng cá vừa đi vừa nghêu ngao dưới trời mưa chẳng lo cái chân ướt át. Nam thụt đầu vô: "Thằng nhỏ chăn trâu chứ có ai đâu"

    - Em ngoắt nó vô đây cho chị.

    - Khỏi lo, em thấy nó đang đi tới cái lều này rồi. Dám cái lều này của nó cũng nên.

    Nam vừa dứt lời thì hai bàn chân của anh chàng đen thùi đã đứng trước cửa lều. Nó hỏi giọng rụt rè:

    - Ai trong lều của tui vậy?

    - Cho ngồi nhờ tránh mưa một tí em trai ơi!

    Giọng chị Thảo ngọt chi lạ. Thằng bé chui đầu vào:

    - Dạ không sao, chị cứ tự nhiên. "Ở đời muôn sự của chung" mờ.

    Nam phát tức cười. Thằng nhỏ nhà quê này "lý sự" dữ đa. Trong lúc nó lo cất cái giỏ và cần câu, Nam lặng lẽ quan sát. Trông mặt mĩ anh ta cũng sáng sủa. Chỉ tiếc da đen đen quá.

    - Chị với trò này ở Long Xuyên "dìa" chơi, phải không?

    "Trò", "dìa", toàn những tiếng thật ngộ, không kém mấy câu vè hồi nãy. Chị Thảo dịu dàng hỏi nó đủ điều. Thằng nhỏ kể nó tên là Siêng, nhà ở ấp 4 ra đây chăn trâu cho ông Tư To ở xóm Bầu Trôm. Cái thằng đẹt ngắt như vậy mà lớn hơn Nam một tuổi.

    - Vậy em nghỉ học rồi?

    - Dạ còn chứ, nhưng học lớp "đim"

    - Lớp "đim" là lớp gì? Nam buột miệng hỏi.

    - Lớp buổi tối đó. Quên nữa, - nó có vẻ bẽn lẽn, - lớp đêm mà em quen miệng gọi đim. Em học chung với nhiều người lớn lắm. Lớp 8 ở xóm không có, em phải qua bên kia kinh, học trường bổ túc văn hóa.

    Tự dưng Nam thấy có cảm tình với thằng bé. Phải chăng trâu như nó, tối còn đi bộ từ Vinh Ngươn, qua đò sang bên kia thị xã để đi học. Tên nó là Siêng cũng phải.

    - Mấy câu thơ hồi nãy ai dạy cho em vậy?

    - Dạ, má em.

    - Khi nào rảnh, em chép lại cho chị nghen!

    - Dạ, "miễn" là gặp chị nữa.

    - Tất nhiên là con gặp chị nữa. Ông ngoại chị người ta gọi là ông Tám, nhà ở xóm 4 gần nhà ông Tư To chứ đâu.

    Nam xen vào: "Chị chép mấy câu đó làm chi?"
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2020
  5. Ngọc Vani

    Bài viết:
    8
    Hai (3)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ủa, em quên rồi hả? Chị về đây sưu tầm văn học nhân gian mờ. - Chị Thảo trả lời rồi quay sang Siêng:

    - Má em chắc thuộc nhiều câu ca dao lắm hở? Bữa nào em dẫn chị qua thăm má nghen!

    Thằng siêng cúi mặt, nói nhở: "Dạ, má em mất lâu rồi." Chị Thảo có vẻ bối rối, chị đặt tay lên vai nó: "Vậy hả, chị xin lỗi, còn ba.."

    - Ba cũng vậy. Mất hồi em còn nhỏ..

    Lòng Nam se lại. Nó mồ côi cả cha lẫn mẹ. Chị Thảo lộ vẻ bất nhẫn.

    - Bây giờ em sống có một mình thôi sao?

    - Dạ, em chăn trâu cho ông Tư To. Tối về ngủ nhà ổng hoặc ngoài lều. À.. - Thằng Siêng chợt nhổm người dậy, nó nói chuyện khác - Chị với trò này có lạnh không? Để em đốt lửa cho ấm. Bữa nay ngày mừng hội ngộ, ba chị em mình nhậu một bữa chơi.

    - Ủa, tụi chị đâu biết nhậu? - Chị Thảo tròn mắt.

    - Em giỡn thôi. Nhậu với nước trà "mắc cỡ"

    Siêng lôi ra từ gốc mớ củi khô. Nó móc quẹt diêm từ trong bao nylong, nhóm lửa. Động tác sắp củi, bật lửa che gió của nó thật điệu nghệ. Củi nhóm xong, nó lôi từ góc lều ba hòn gạch làm bếp, cả cái ấm đất, một chai nước mắm, một nhúm cả khô trong túi nylong, cả một cái hũ đen đen ra. Chị Thảo và Nam nhìn nhau cười. Ai dè có cả "tài sản" trong lều, mà đâu có ai biết. Siêng bỏ mớ cỏ khô vô ấm, đặt lên bếp. Trong lúc đợi nước sôi, nó lôi mấy con cá lóc từ trong giỏ ra. "Eo ơi, cá lóc bự quá!" Chị Thảo suýt xoa. "Em mới tát đìa cho hàng xóm. Họ cho em mấy con." Nó lại lấy một cây xiên nhọn trên nón lều, xiên lút sâu vào miệng cá. Xong xuôi, Siêng thò tay ra lều, móc lớp đất sét mép bờ ruộng. Đất sét được bọc chung quanh con cá. Một đầu thanh sắt được ghim xuống đất, giũa đám củi lửa. Siêng bỏ thêm củi, thổi cho lửa bùng lên, liếm lem lém vào cục đất sét có bọc con cá.

    Nước sôi ùng ục trong ấm. Siêng bắc ấm nước xuống:

    - Chị với trò uống tạm nước nghen, em chỉ có một cái ly, uống tạm. Đợi em một chút.

    Thằng Siêng bươn ra khỏi lều. Chị Thảo rót ly nước: "Uống đi cho ấm bụng."

    - Nước gì vậy chị, đâu phải trà.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2020
  6. Ngọc Vani

    Bài viết:
    8
    Hai (4)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Lá mắc cỡ khô đó.

    - Uống có sao không? - Nam e dè

    - Vị thuốc đó em, uống vô mát gan.

    Ly nước thơm thơm, vị lạ, thật dễ chịu và ấm bụng.

    Thằng Siêng vọt vào bếp, tay cầm mớ rơm khô trong áo. Nó đặt rơm giữa bếp lửa. Ngọn lửa bừng mạnh, đỏ rực. Siêng với tay đưa chị Thảo cái hũ đen. Chị Thảo mở ra, ngửi ngửi.

    - Nước mắm me phải không? Đưa chị!

    Chị Thảo nhanh nhẹn lôi mấy cục me chín ra khỏi hũ. Chị chiết nước mắm ra chén, bỏ vài cục me vào.

    Cục đất sét bọc con cá giờ đã khô trắng. Thằng Siêng thận trọng dùng rơm lót tay cầm cây xiêm sắt ra. Nó khẽ khẽ xuống đất rồi bó từng miếng đất sét một. Sau lớp đất sét, lớp thịt mềm của con cá lóc lộ ra trắng bong, thơm phức. Thiệt lạ, thịt con cá không dính một tí đất sét, nó chín ươm, mọng nước thật hấp dẫn. Siêng đặt con cá lên dĩa duy nhất có trong bếp.

    - Em mời chị và trò này ăn trước nghen! Em làm tiếp con nữa.

    Đợi nướng xong con thứ hai, chị Thảo và Nam mới ngồi vào. Cá lóc nướng chấm mắm me ăn tới đâu "biết" ngon tới đó. Cái vị cá mới ngọt làm sao! Nó cộng hưởng với vị nước mặm, me chua thành một hương vị tuyệt vời. Còn ngon hơn cá bỏ lò ở quán Bảy Sò đường Nguyễn Tri Phương mà có lần Nam được ăn.

    Nam mải ăn, đến lúc nhìn lên thấy thằng Siêng ngó nó ăn, miệng cười tươi rói. Mắc cỡ quá, nó lãng với chị Thảo:

    - Món này Siêng làm ngon quá, chị hén, em nghe ba nói món cá lóc nướng trui ngon lắm, chắc không bằng món này đâu hén.

    - Đây là món cá lóc nướng trui chứ còn gì nữa. - Chị Thảo phì cười. Thằng Siêng cũng nhe răng cười. Nhưng không phai cười chọc quê, Nam cảm thấy như thế. Tự dưng, Nam thấy Siêng thật dễ thương. Nó cũng bật cười.
     
  7. Ngọc Vani

    Bài viết:
    8
    Ba (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ánh nắng trưa dọi xuống dòng kinh chói chang khiến Nam phải dùng tay che mắt. Xuồng lướt giữa hai bờ kinh Vĩnh Tế mọc đầy những ngôi nhà sàn. Mới năm nào còn nghe nói pháo của tụi Pôn Pốt câu tớ tận đây, giờ ngập tràn không khí thanh bình. Nam mải miết nhìn rặn ô môi mọc xen giữa những căn nhà. Đẹp làm sao những bông ô môi đỏ phơn phớt tím. Bỗng chốc Nam thấy gần gũi cái không khí thôn dã ở đây. Nó không nhộn dịp mới lạ hằng ngày như thành phố Nam sống.. Nhưng bao lần nó khiến Nam dịu lòng, ngất ngây trước những vẻ đẹp của buổi chiều vàng trên đường làng, của một đêm trăng yên tĩnh và mộng mơ khi nằm trên chiếc chiếu ngó trời. Sau những buổi mưa dầm ở đây, nó ngạc nhiên khi thấy mình không dễ bị sụt sịt mũi như ở thành phố. Và những buổi trưa thật dễ chịu khi nằm trên chiếc giăng ở cột nhà, đung đưa võng đón gió đồng, chìm vào giấc ngủ thật sâu, không mộng mị. Còn cả tình người của những cô Sáu, thím Ba, dì Mười, anh Bảy hiền hòa luôn nở nụ cười chân chất như lúa khoai.. Bất giác, Nam nghĩ đến thằng Siêng.. Sâu buổi chiều mưa, Nam và chị Thảo chưa gặp lại nó. Có lần hai chị em qua nhà ông Tư To hỏi thăm, ổng chỉ ra vẻ mặt vừa khó chịu vừa ngạc nhiên. Hẳn ông không thể hiểu nổi hai chị em mới ở thành phố về bỗng dưng lại quen biết với thằng nhỏ chăn trâu nhà ông. Và chắc hẳn ông không muốn có người chi phối nề nếp là việc của nó.

    Ánh nắng xiên khoai lọt vào khoang chiếc ghe máy. Nam quay vào. Ông ngoại nãy giờ ngồi điều khiển cần lái hỏi vọng ra trước: "Sao không ngủ?" "Dạ, cháu không buồn ngủ." Tiếng nói chuyện làm chị Thảo mở mắt. Chị lồm Cồm bò ra, ngồi cạnh Nam. Hai chị em ngó ra mặt kinh mênh mông với đủ thứ ghe: Ghe chài chở lúa, đen và tròn như bụng trâu, ghe cui, ghe cà-ron, ghe chở cá chở trái cây, ghe bầu thon thon nhẹ nhàng và đẹp. Chúng qua lại trên kinh ở hai tuyết như xe trên đường phố.

    - Trông kìa, ai như thằng Siêng đi trên bờ, đúng không? - Chị Thảo trỏ lên bên phải.

    Quả đúng thằng Siêng. Nó đi như chạy dọc theo bờ, vai lủng lẳng đeo cái túi may bằng vải bao bố đựng gạo. Nam cuống quít gọi to: "Siêng! Siêng! Nó không nghe. Làm sao bây giờ chị?" "Để chị nói ông ngoại tấp vô cho nó quá giang."

    Chị Thảo bò ra phía lái nói nhỏ với ông. Máy tắt. Con thuyên quay mũi lướt êm ru vào bờ đúng lúc thằng Siêng chạy tới. Trán nó lấp xấp mồ hôi.

    - Siêng, Siêng, lên đây ông chị cho quá giang nè!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...