Vui mà! Ơ thật! Không phải ngẫu nhiên khi người ta buồn thì lại cuồng chân shopping mua này sắm nọ. Đấy là trước kia, còn giờ chỉ cần cái điện thoại hoặc máy tính, "thêm vào giỏ hàng" là xong! Đợi người ta ship đến tận nhà! Văn hóa "chốt đơn" qua mạng dấy lên cơn nghi. Ện mang tên "mua sắm online", và tiếp tục được bơm những liều cao hơn qua "Siêu sales 11.11, 12.12..", khó dứt vô cùng. Không nói đến nhiều trường hợp bất khả kháng như giãn cách, cần mua gấp.. chúng ta hãy nhìn về khía cạnh "săn" giảm giá- những thứ còn chưa kịp biết mua về để làm gì thì đã yên vị trong "giỏ hàng", sau đó nhìn lại kế hoạch chi tiêu của mình nhé! Không xài có gì sai.. Thời gian trước, khá nhiều người ngạc nhiên khi mình không xài Sốp pi (gần đây mình phải tải về để mua mấy đạo cụ quay chụp), ngạc nhiên theo kiểu giống như mình không biết gõ bàn phím vậy. Nghĩa là nó thân thuộc và phổ thông như đi chợ. Thì đúng rồi, gì cũng có mà! Tài khoản mình vẫn giữ trên máy thôi nhưng sau đợt mua đó mình vẫn chưa động vào. Chả phải là cứ cứng nhắc không mua hàng online, lúc nào cần lắm sẽ vào. Niềm vui chóng vánh Đây mới là điều mình muốn đề cập đến: Những đợt sales. Giả thử nhé, mình vừa hết lọ kem chống nắng, lại đúng lúc giảm giá, tuyệt vời! Thiên thời địa lợi nhân hòa là đây, chốt đơn! Nhưng có một cái nguy hiểm hơn, đó là suy nghĩ "tội gì không mua". Một mặt marketing đã cuốn chúng ta vào những hiệu ứng tâm lý khó hiểu, buộc phải đưa ra quyết định thật nhanh. Mặt khác, mua sắm giúp chúng ta cảm thấy thỏa mãn, vui sướng, đặc biệt là khi có giá "hời". Tự nhủ "mua để dùng dần". Hời hay lãng phí? Cả hai. Hời khi: Đúng lúc, đúng thứ mình muốn. Chốt nhanh gọn lẹ, quá đã! Lãng phí khi: - Định mua cây son mà có chương trình mua 2 tặng 1. Chốt cả ba! - Quần kiểu này mình có rồi, mà giảm giá sâu quá, tức quá phải mua! - Lắm voucher quá, phải mua cho đỡ phí - Có mấy đồ nhỏ nhỏ sales 1K lấp lánh lấp lánh.. (Mình không rành nên không biết còn kiểu sale gì nữa không) Nhưng khi nhìn lại, chúng ta không cần nó đến nỗi vậy. Nhiều thứ mua về phải chịu chung kết cục là "bỏ xó". Thật đấy! Lắm lúc nhà lắm đồ quá, lòng cũng ngổn ngang theo. Ai hứng chịu hậu quả? - Ví tiền của chúng ta. Rõ ràng. - Cảm xúc của chúng ta: Như mình nói, sẽ là thỏa mãn lúc đầu, nhưng giống như chúng ta đi mua một bộ váy áo vậy, lúc thử thấy rất đẹp, về đến nhà lấy tay chống lên trán để che đi sự bồng bột. - Môi trường. Mình không nói nhầm đâu, thử nghĩ mà xem, để gói một món đồ, cần nào bìa nào bọc, cuốn hàng bao nhiêu vòng cho khỏi vỡ. Khách đánh giá 5 sao "Gói hàng cẩn thận, chắc chắn". Rồi thu gom, rồi năng lượng cho xe vận chuyển trên đường. Tất cả những điều đó là một gánh nặng không nhỏ đến môi trường, tiện thì tiện cho con người đấy, nhưng thiên nhiên thì khó thở. À không, con người cũng khó thở. Lượng rác thải ra sau 1 đơn hàng online (Ảnh: Internet) KẾT Mua sắm là việc của cá nhân, nhưng đối với mình có một vài điều mình luôn tuân theo mỗi khi ra quyết định mua một món đồ: "Dọn nhà dọn cửa gột rửa trái tim" - tên cuốn sách này nói lên phần nào tâm lý con người phụ thuộc nhiều vào không gian xung quanh. Tối giản hơn sẽ thanh thản hơn. Mình có thật sự cần món đó không? MUA là phải CHI TIỀN. Dù ít dù nhiều. Hàng thì ít, rác từ bao bì thì nhiều. Mình không nói quá đâu, mấy tấm bìa tích lại cho cô ve chai được chứ túi bóng khí nhìn xót xa lắm. Mình hoàn toàn có thể mua khi ra ngoài cửa hàng, có sẵn nhiều rồi. Còn không thì lên các Cộng đồng xanh để mua, họ gói bằng những nguyên liệu thân thiện với môi trường như rơm, giấy vụn.. TẤT CẢ DỪNG Ở MỨC "VỪA ĐỦ".