Chó đội nón mê có thật không? Chó đội nón mê hay chó đội nón chống gậy là một truyền thuyết tâm linh kinh dị của Việt Nam thời xưa nói về một con ma chó trắng có cái mũi màu đỏ thành tinh cứ vào đêm trăng sáng sẽ đội nón, chống gậy đi lại trên nóc nhà hoặc đi vòng quanh sân. Không giống như những con chó thông thường, Chó Đội Nón Mê có những hành vi kì lạ như biết nằm võng, đứng bằng hai chân. Đặc biệt hơn nữa, lúc nào chúng cũng sẽ dùng mắt chăm chăm nhìn chủ của mình như để quan sát mọi hành động, nghe lén mọi câu chuyện xung quanh mình Hẳn người Việt Nam đa phần ai cũng biết đến câu chuyện về chó đội nón mê hay chó đội nón chống gậy theo cách gọi của dân gian. Chuyện nghe tưởng chừng như bước ra từ tác phẩm nào đó được sáng tác mà ta dễ bắt gặp trên các diễn đàn tâm linh. Nhiều người cợt nhả cho rằng đấy là trò bịa đặt phản khoa học, là ngụy biện cho việc giết hại động vật.. Nếu bạn sinh ra ở quê miền Bắc chưa từng đọc qua mấy tác phẩm truyện ma như Đất Độc, Nghiệp Chướng.. có niềm đam mê với mấy chuyện ông bà kể thì ít nhất cũng vài lần nghe nói về câu chuyện CHÓ ĐỘI NÓN CHỐNG GẬY. Thậm chí khi tìm hiểu viết bài này mình cũng đã nghe người trong cuộc kể lại chuyện đụng độ với nó bằng xương bằng thịt. Chó đội nón mê Wikipedia: Các mô tả từ các nhân chứng tuy khác nhau nhưng cùng chung một số đặc điểm: Nó là loài rất khôn, càng già càng tỏ ra lanh lợi và hiểu lời chủ. Khi chủ vắng nhà nó thường biến đổi, bắt chước giống người. Phổ biến nhất là câu chuyện người ta nghe thấy tiếng gậy lộc cộc trong nhà, lén nhìn thì bắt gặp một con chó đi bằng 2 chân sau, chân trước chống gậy gỗ. Số khác còn thấy nó đội thêm 1 cái nón tơi (loại nón lá rách mà người Bắc gọi là nón Mê) và cái tên CHÓ ĐỘI NÓN MÊ cũng bắt nguồn từ đó. 1. Màu lông: Chó đội nón là chó trắng mũi đỏ? Ban đầu con chó này được biết đến với các đặc điểm nhận dạng là bộ lông trắng có mũi đỏ, hay giống chó đen tuyền có mũi trắng (do nhúm lông khu mũi kéo dài xuống) có 4 chân trắng và đuôi cũng có lông trắng. Việc này gây ra khá nhiều hiểu lầm về các chủng giống lai tạo hiện nay nên không còn là căn cứ, nó chỉ là điểm các cụ xưa vịn vào để khuyên ngăn nên tránh. Sau khi tìm hiểu thêm, về thực chất chó đội nón mê không có đặc điểm nhận dạng về lông. Chó phèn lông vàng cũng là một ví dụ, đã có người chứng kiến giống chó này chống gậy đội nón như thường. 2. Phân loại: Giống Tinh tồn tại trong xác chó/động vật này có 2 loại: *Loại đầu tiên rất hiếm gặp, nó là giống tinh do con vật sống lâu năm sinh linh tính và có khả năng biến hóa, che mắt như kiểu hồ ly hay bạch cốt của Trung Quốc, có khả năng biến hình và giao cấu với con người (Tây Du Ký gọi là Yêu Quái). Thường có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc theo các thầy pháp bị xổng, số khác trà trộn trong những chó mèo du nhập vào nước ta. Ông bà ta có câu "chó không quá 8 năm, Gà không quá 6 năm" là vậy? Con vật nếu sống lâu năm có xu hướng sinh linh tính tuy không khôn ngoan như con người nhưng rất tinh ranh, chúng cũng tìm cách để tồn tại, giống này chọn cách tu yêu để ngày càng giống con người. Việc này đòi hỏi phải bắt vía, hấp thụ linh khí trời đất vào thời gian trăng rằm, uống máu người hay các con vật khác để mà tồn tại. (Đây là quan niệm dân gian nên có thể khác với nhiều trường hợp nên chỉ mang tính tham khảo và không quy chụp) *Loại thứ 2 có nguồn gốc từ những oan hồn vất vưởng là nạn nhân của chiến tranh, tồn tại ở những nơi đất dữ từng là chiến trường, bãi bắn do oan hận, sân si nóng nảy mà không siêu thoát, tồn tại bằng cách thụ máu huyết con người, vía người chết.. Vì lẩn trốn quan âm đi tuần nên không nhập vào con người mà thay vào đó là xác động vật. Đặc biệt là những con thú nuôi già sắp mất để gần con người mà tiếp tục tồn tại. Nhận biết: - Loại 1 gặp thầy là xanh lè, hầu như đều bỏ chạy rất ít khi dám đụng, giống hệt như mấy con hồ ly tinh trong phim. Loại 2 gặp thầy đến hành pháp, thì con chó tự ngã ra chết. - Chuyện ăn nằm với con người là loại 1, bởi chúng cần máu và tinh khí của con người mới tu luyện được. Loại 2 chỉ cần máu, với săn hồn vía người chết. Vùng có chó tinh/ chó đội nón mê xuất hiện thường nhận biết qua 2 cách: Thứ nhất là dễ săn mồi, nếu làng xóm có chó đội nón là gia súc, gia cầm trong làng sẽ chết rất nhiều (dấu vết xé xác, cắn phá) Loài này kị chó mực, nên dấu hiệu nhận biết thứ hai sẽ là chó mực trong làng xóm chết (những con yếu, không có sức chiến đấu) hoặc chỉ nằm yên lẩn trốn trong nhà, điệu bộ lạ thường không giống như hằng ngày, mục đích chó mực làm vậy là bảo vệ gia chủ, vì chó mực ngửi được mùi con tinh. 3. Đặc tính tâm linh: - Đặc tính của nó là mấy đêm rằm, trăng sáng nó sẽ đội nón leo lên nóc nhà và dùng thuật che mắt lên nón để tránh ánh trăng. Vì khi trăng chiếu xuống là thiên binh thấy nó. Gọi nó là chó chống gậy chứ không phải đội nón, vì hình ảnh nó chống gậy được người thấy nhiều nhất, khi nhìn thấy nó người ta há miệng sợ hãi thì bị nó ăn mất vía. Một phần nó leo nóc nhà để tránh thánh thần đi tuần bên dưới và hút âm khí vào đêm rằm - Lên cao nó sẽ dễ dàng quan sát được chuồng gà, vịt để đi săn. Rình nhà nào có con gái đẹp nó sẽ vô ăn nằm. Có tài liệu cho rằng bản chất nó là giống tinh, tức như loài khỉ hiện nay, mà con chó thì lưng ngang, nó bị mỏi lưng nên tối khi người ta ngủ nó mới dám đứng thẳng lưng. Mà hai chân sau con chó không đứng vững, nên nó mới tìm thêm cây gậy để chống. - Loài này sẽ đi theo bầy, con chó chống gậy là con trùm, đầu đàn. Khi con tinh trùm nhập vô con chó thì sẽ có mấy con khác nhập vô giống khác, tiêu biểu như dân gian thì còn có: Mèo đĩ? , cú ma, vịt ăn thịt sống, gà gáy đêm. Vào ban đêm, tụi nó sẽ đi họp với nhau trên nóc nhà. Con chó chống gậy sẽ đi thám thính nên nếu muốn bắt cả bọn thì phải canh đêm rằm tụi nó họp, dựng đàn hành pháp phá ổ. Một số thông tin khác cho rằng: Chó đội nón mê xuất hiện là điềm báo đất dữ, chứa nhiều âm khí, hay để cảnh báo về việc trong gia đình có người sắp mất nhất là người già, vì việc chó đội nón chống gậy biểu hiện cho việc "lấy vía" người già. Chủ nhân thường phát hiện sẽ giữ kín tìm cách diệt trừ chó để phòng trừ hậu họa (thường mời thầy về hành pháp) Truyện con chó chống gậy đội nón đi 2 chân Theo lời các cụ truyền lại thì trong nhà không nên nuôi loài chó trắng mũi đỏ. Vì dân gian cho rằng loài chó này là ma đội lốt chó, có thể gây hại cho chủ nhà. Nuôi nó, lúc bình thường thì là chó nhưng có khi nó sẽ biến thành hình người để đi gây hại. Nó sẽ đi tìm gặp những loài ma quỷ để tỏ rõ hết mọi sự và xúi giục lũ yêu ma quấy rầy gia chủ, gây bệnh hoạn và làm đau ốm những người trong gia đình. Theo truyền thuyết, giống chó này tuy mang hình hài chó nhưng khi chủ vắng nhà, chúng sẽ nhảy lên võng nằm đung đưa như người. Vào những đêm rằm thanh vắng, trăng sáng, chúng sẽ đội nón, chống gậy đi loanh quanh trong nhà hoặc đi trên mái nhà bằng hai chân như con người. Nếu chó trắng được cho là yêu ma thì chó đen (hay chó mực) có bộ lông đen tuyền được cho là kỵ yêu ma. Ngày xưa phụ nữ sinh nở thường lấy máu chó đen vẫy ở xung quanh buồng đẻ để trừ tà ma, không cho chúng đến quầy rầy bà đẻ và em bé mới sinh. Hình ảnh chó đội nón mê. Truyền thuyết chó trắng mũi đỏ Truyền thuyết phổ biến nhất kể lại rằng ngày xưa tại một ngôi làng có gia đình phú hộ rất giàu có, hai vợ chồng ông có một cô con gái xinh đẹp. Con chó cái trong nhà đẻ ra 5 con chó con, trong đó có một con giống đực, lông trắng, mũi đỏ. Nhà ông là nhà ngói, mái dốc, rất khó leo. Vậy mà một đêm kia, ông nghe như có tiếng người chống gậy đi trên nóc nhà. Âm thanh kỳ lạ cứ xuất hiện suốt nhiều đêm liền, ông cho rằng có kẻ trộm rình rập nên cầm cây nỏ đi ra sân để bắt tên này nhưng ông lại chứng kiến một cái bóng cao tầm đứa trẻ 8 tuổi đội nón lá và chống gậy, nó vụt mất trước khi ông kịp phản ứng. Ngày hôm sau, bà vợ ông tìm mãi không thấy cái nón lá thường đội. Một người làm trở vào mang theo cây gậy và nón lá của bà bảo là tìm thấy ở luống rau gần nhà, ông để ý ở bên trong nón lá có dính nhiều sợi lông ngắn màu trắng. Gần nhà có ông giáo già mấy hôm nay cứ sang mời phú hộ sang nhà nói chuyện nhưng vì bận rộn nên phú hộ chưa có dịp. Hôm nay ông giáo lại sang mời, phú hộ nể mặt qua một chuyến. Phú hộ thắc mắc có việc gì sao ông giáo lại cứ muốn ông sang tận bên này, ông giáo bảo: - Việc này phải nói ở nhà tôi, chứ ở bên ấy con chó trắng nó nghe trộm. Rồi ông giáo kể cho phú hộ nghe về con Tinh Chó biết đội nón chống gậy. Phú hộ cho là hoang đường, tuyệt đối không tin. Không lâu sau con gái của ông lâm bệnh nặng, cô gái thường ngày nhan sắc mặn mà nay đã trở nên hốc hác xanh xao. Một hôm, cô gái cố hết sức kể cho cha nghe rằng tầm 1 tháng gần đây, mỗi đêm cô đều mơ thấy một chàng trai có gương mặt kì dị trèo qua cửa sổ đến cưỡng bức cô, anh ta không nói gì ngoài tiếng gầm gừ và giọng cười ma quái. Ông nghe vậy liền hoảng, cho rằng có kẻ ganh ghét trù ếm con mình nên tìm thầy đồng xin bùa về dán quanh phòng con nhưng cô gái lại càng chiêm bao nhiều hơn, sức khỏe suy kiệt, một vài lá bùa còn có vết móng vuốt cào rách. Lúc này phú hộ mới tin lời ông giáo, ông sang hỏi và được ông giáo chỉ rằng: - Ông phải mau hóa kiếp cho nó càng sớm càng tốt nhưng tuyệt đối không để nó biết được ông muốn giết nó, nếu không nó sẽ giết cả nhà ông trước. Ngay khi ông giáo nói xong, cả hai người phát hiện con chó trắng đã nấp ở bụi rậm nghe hết mọi thứ, nó vụt chạy mất. Kể từ hôm đó không ai nhìn thấy nó đâu nữa. Một đêm ông nghe tiếng bát đũa khua dưới bếp, lén lút rình xem là ai thì kinh hoàng phát hiện có vài "đứa" đang ngồi dưới bếp ăn cơm. Tất cả đều nhỏ thó tựa trẻ con, đứa có mình chó đầu người, đứa lại thân người đầu chó, chúng nó cùng nhau ăn ngấu nghiến các món trong bếp nhà ông. Ngồi cạnh chúng là con chó trắng mũi đỏ. Chúng cười với nhau và bàn bạc: - Phải tranh thủ bắt hồn hết cả nhà nó. - Em sẽ bắt đứa con gái, nó xinh quá! - Này, chúng mày be bé cái mồm thôi! Một đứa nhìn về phía ông: - Thằng già nghe cả rồi đấy! Ông hoảng hồn chạy về phòng, hai vợ chồng ôm nhau thao thức suốt đêm. Hôm sau, ông nghe lời ông giáo đi ra miếu Thành Hoàng để xin thần linh giúp đỡ. Khi trở về thì có một vị sư bà đứng ở trước nhà. Ông đến hỏi chuyện và sư bà bảo: - Bần ni trên đường hành hương đi ngang qua đây, muốn xin ông cho tá túc một vài hôm. Tôi không cần gì nhiều, chỉ mong ông cho tôi một chỗ ngồi tụng kinh niệm Phật và một manh chiếu để nghỉ ngơi. Ông phú hộ thấy gia đình đang trong cảnh như thế thì rất muốn làm phúc mong Trời Phật thương. Ông dành gian thờ gia tiên của mình để sư bà đặt pho tượng Phật Thích Ca lên đấy, sắm một bộ chuông mõ để sư tụng kinh, chuẩn bị nơi để sư nghỉ ngơi thoải mái. Sư bà thắp hương lên ban thờ và bắt đầu đọc những bài Mật Chú, sư cứ tụng từ sáng đến tối, từ khuya đến sáng, chỉ ăn đúng một bữa vào giờ ngọ. Vợ chồng phú hộ tuy không hiểu sư bà đang làm gì nhưng họ tin bà đang khấn xin Bồ tát che chở cho gia đình nên luôn kính cẩn chăm sóc sư bà. Cũng trong những ngày đó, âm thanh trên nóc nhà hay tiếng lục lọi dưới bếp không còn, cô con gái cũng ngủ say mà không còn mộng mị gì nữa. Đến ngày thứ 3, sư bà dừng đọc chú, dùng một bữa cơm chay cùng gia đình, căn dặn họ cố gắng tích lũy phúc đức, làm việc thiện lành rồi ra đi. Khi sư bà vừa đi khỏi họ đã nghe tiếng hô hoán của người làm, chạy ra bụi tre gần nhà thì phát hiện con chó trắng mũi đỏ đã chết trương thây ở đó. Chó trắng mũi đỏ có phải là ma không? Thực ra truyền thuyết chó trắng mũi đỏ được lan truyền và bắt nguồn từ câu truyện Quê Em Đất Độc và Nghiệp Chướng trên diễn đàn VOZ hiện tại còn được dựng thành phim Quỷ Cẩu lên án việc án thịt chó của 1 bộ phân dân Việt Nam. Còn chó trắng có mũi màu hồng hoặc đỏ là do gien di truyền của nó. Rất nhiều người vẫn nuôi chó có chiếc mũi màu đỏ mà không có vấn đề gì cả. Một số review trên diễn đàn yêu thú cưng: Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu muốn nuôi 1 chú cún có chiếc mũi màu đỏ, ma quỷ hay gì cũng đều do cái tâm của mình sinh ra, và những người thương yêu động vật đều là những người có tấm lòng nhân hậu, người ăn ở lương thiện phúc đức thì tất sẽ có phúc báo, hãy luôn tin là như vậy. Chó trắng mũi hồng phiên bản nhà trồng