Hỏi đáp Cho đi để nhận lại và cho đi mà không cần nhận lại khác nhau điểm nào, có ý nghĩa nào với bạn?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Tranhuynh, 17 Tháng tám 2023.

  1. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Hồi nhỏ, chúng ta đều luôn được khuyến khích những bài học "Cho đi để nhận lại" là trao cho người khác những giá trị giúp đỡ, và người khác sẽ trao lại cho mình những tinh thần từ lòng biết ơn.

    Trên thực tế, thì chúng ta sẽ luôn tính toán, và không thể nào giúp đỡ người khác một cách miễn phí mà không có điều kiện. Đặc biệt là những chuyện lớn nhưng vẫn trong tầm tay giúp đỡ được. Mình e rằng, con người thời nay phải đối đầu với những áp lực lòng người, dối lừa, mặt trái của xã hội rất nhiều. Và không có bất cứ ai muốn chịu thiệt thòi cả. Như vậy mới nảy sinh câu nói: "Cho đi mà không cần nhận lại"

    Tuy nhiên, mình lại cảm nhận dường như hai câu nói này "Cho đi để nhận lại" và "Cho đi không cần nhận lại" khá tương đồng nhau về mặt ý nghĩa. Giống như nó là một vậy. Dẫu thế mình cũng không thể tự giải thích như thế nào. Vì thế mới có bài viết ngày hôm nay. Vậy....

    Bạn thấy hai câu nói trên có điểm khác và giống nhau ở đâu? Bạn nghĩ sao về hai câu nói này nếu áp dụng trên xã hội thực tế?
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Katy Nguyễn 90

    Bài viết:
    25
    Mấu chốt của hai câu nói này nằm ở vấn đề là "cho" và "nhận".

    "Cho cái gì?" Và "nhận cái gì?"

    Vì sao "cho đi mà không cần nhận lại?"

    Cả hai câu nói trên đều có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định.

    Nếu phân tích chắc sẽ rất dài. Nên mình đưa vô ví dụ cụ thể để thử phân biệt xem sao.

    Một ví dụ nhỏ. Khi bạn đi đường, gặp người khó khăn, bạn đưa một ly nước giúp họ vượt qua cơn khát, sự mệt mỏi. Bạn có nghĩ rằng người đó sau này sẽ giúp lại mình không? Thực ra là không.

    Nhưng lòng tốt luôn có một quy luật xoay chiều, vì chẳng may nếu một lúc nào đó, bạn đi đường mệt mỏi, sẽ có một người khác giúp lại bạn.

    Bạn cho tiền từ thiện thì chưa chắc bạn đã nhận lại được tiền, nhưng bạn sẽ nhận được danh tiếng và cơ hội để phát triển nhiều hơn.

    Vậy, khi ở trong những trường hợp cụ thể thì ta thấy rằng cả hai câu nói có một điểm giống nhau cơ bản là nguyên nhân cho đi, và khác nhau là ở mục đích, kết quả.

    Nguyên nhân là cùng xuất phát từ lòng tốt và mong muốn giúp đỡ người khác, một cách chân thành, vô tư không đòi hỏi, không truy cầu lợi ích.

    Nếu xét theo góc độ đó thì câu nói "cho đi không cần nhận lại" và "cho đi để nhận lại" nó ít nhiều có sự liên quan và bao hàm lẫn nhau.

    Còn xét về điểm khác nhau có thể kể đến mục đích cho đi và kết quả nhận được. Nó sẽ khác nhau vì tùy thuộc vào mong muốn của từng cá nhân.

    Bạn giúp một người chưa chắc người đó sẽ quay lại giúp mình nhưng sẽ có người khác giúp mình khi cần thiết. Đó là quy luật tuần hoàn của cuộc sống.

    Vì vậy, sẽ có những người khi giúp người khác thì cũng giống như ở những ví dụ trên, hi vọng khi mình gặp khó khăn sẽ có người khác giúp lại như mình đã từng làm.

    Nhưng cũng có những người khi giúp đỡ ai đó chỉ đơn giản vì họ muốn cống hiến gì đó giúp ích cho đời. Đó là những người tốt thực sự, vì họ làm điều đó chỉ đơn giản là để tâm hồn bình yên.

    "Một mùa xuân nhỏ nhỏ

    Lặng lẽ dâng cho đời,

    Dù là tuổi hai mươi

    Dù là khi tóc bạc".

    Hay,

    "Còn một nắm tro tàn đem bón đất,

    Sống là cho mà chết cũng là cho"..

    Trong xã hội hiện nay, nhiều người nhầm lẫn về ý nghĩa thực sự của câu nói: "cho đi để nhận lạ i". Nên đôi khi, họ làm từ thiện hoặc dang tay giúp người khác nhưng yêu cầu phải được hồi đáp. Thật ra suy nghĩ này không đúng. Vì nó không còn là ý nghĩa của sự "cho đi" nữa mà nói chính xác hơn đó là sự đổi chác, sòng phẳng (hoặc không sòng phẳng) vì mục đích vụ lợi mà ra.

    Nên tất nhiên kết quả sẽ khác. Họ bị xoay vòng trong vòng quay lợi ích. "Tôi giúp anh hôm nay, khi nào tôi gặp khó khăn, anh nhớ giúp lại tôi". Hiểu như thế, sẽ trở thành gánh nặng và mệt mỏi cho cả "người cho" lẫn "người nhận", đồng thời cũng đi xa so với ý nghĩa ban đầu của câu nói "cho đi để nhận lại".

    Thực ra, cách hiểu của những người đó phù hợp với câu nói "có qua có lại mới toại lòng nhau" hơn.

    Vài lời chia sẻ, chúc các bạn vui, khoẻ.
     
    Ngọc Thiền SầuTranhuynh thích bài này.
  4. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Theo mình thì thật ra ai cho đi cũng mong muốn được nhận lại thôi. Nhưng mình nghĩ cái cốt lõi là mọi người không nên quá khó khăn, tính toán trong cái việc được "nhận". Khi cho đi hãy vẫn nghĩ là cho đi sẽ được nhận lại nhưng đó không phải là nhận lại những giá trị vật chất to lớn điều tốt đẹp mà bạn được nhận có thể chỉ đơn giản là cuộc sống bạn vẫn luôn trôi qua êm đếm tưng ngày không có biến cố gì đó quá lớn. Những mối quan hệ xung quanh bạn vẫn tốt đẹp và những người thân yêu của bạn vẫn khỏe mạnh. Mình thấy đó thực sự cũng là một điều quý giá nên trân trọng rồi.

    VD: Bản thân mình luôn nhé. Mình thì cũng không phải là người quá tốt đẹp quá rộng lượng gì đâu nhưng nếu được mình vẫn thích đi làm tình nguyện, làm một vài việc không công. Mình thường xuyên đi quyên góp quần áo cho những bạn trẻ ở vùng sâu vùng xa vì mình chỉ nghĩ đơn giản đồ mình mua, mình không mặc nó vẫn còn mới bán lại thì chẳng được bao nhiêu thôi thì dành cho những người đang cần đến. Điều mình mong muốn nhất được nhận lại là khi mình gặp khó khăn thì đều tìm được cách giải quyết hoặc có người giúp đỡ. Mà nhiều khi thứ mình nhận lại được trong các chuyến đi chính là động lực sống vì mình tuy không quá giàu có nhưng cuộc sống cũng được ổn định. Mình phải cố gắng nhiều hơn nữa. Do đó, mình có động lực để học tập làm việc hơn.
     
  5. Hoa Linh 8881

    Bài viết:
    217
    "Cho đi để nhận lại" và "Cho đi không cần nhận lại" theo cảm nhận của bản thân mình mục đích khi nói tới hai câu này là tương đương nhau, quan điểm giống bạn

    Tranhuynh.

    Cái nhận lại cũng giống cái không cần nhận lại. Bởi lẽ mục đích của người khi cho đi ở đây (mình thấy hay dùng cho trường hợp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn) là đóng góp một phần công sức, tài sản vì mục đích tốt đẹp, nhân văn vì cộng đồng. Cái nhận lại không phải là vật chất, tôi mang đi cho rồi họ phải cho lại tôi, điều đó là hoàn toàn không có trong ý nghĩ của người "cho đi". Cái "'nhận lại" ở đây không có nghĩa là trao đổi ngang giá, nhận lại có khi chỉ là tinh thần, ví dụ niềm vui của bản thân khi giúp đỡ được người khác, nhận lại câu cảm ơn, ánh mắt, nụ cười, tình cảm.. cái nhận lại nó đơn giản vậy thôi.

    Mặt khác quan niệm "ở hiền gặp lành", "giúp người người sẽ giúp ta" nên dù là ai đi nữa dù giàu hay nghèo cũng vẫn làm từ thiện, vẫn cho đi được. "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều." Do đó mình nghĩ về mặt câu chữ hai câu này khác nhau nhưng về ý nghĩa thì tương tự.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...