Người hàng xóm phía bắc của Việt Nam-Trung Quốc, đã từng là người ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh với thực dân Pháp, mà kết quả là Việt Nam đã giành lại độc lập. Trung Quốc cũng là bên đã giúp đỡ rất lớn về quân sự và kinh tế cho Việt Nam trong thời gian chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ. Tuy nhiên sau chiến thắng 1975, chính sách của Trung Quốc với CHXHCN Việt Nam bắt đầu thay đổi. Trung Quốc không muốn xuất hiện kề biên giới quốc gia của mình một quốc gia có xu hướng thân Xô viết. Quan hệ Trung-Xô đã trở nên lạnh nhạt sau cuộc xung đột biên giới năm 1969 ở đảo Daman và khu vực Semiplatinsk. Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa thời kỳ đó có quân số nhiều triệu người, nhưng về mặt kỹ thuật thua kém quân đội Xô viết, kinh nghiệm chiến đấu tích lũy thua kém quân đội nhân dân nước CHXHCN Việt Nam. Vì vậy, Trung Quốc chờ đợi một thời cơ thích hợp để "trừng phạt" người láng giềng phía nam. Và lý do thì họ đã tìm ra. Năm 1975 tại Campuchia (trước 1970 - Cambôt), đã thiết lập chế độ "Khmer Đỏ" do PonPot đứng đầu. Bắt đầu các cuộc thử nghiệm quái gở của chế độ "Khmer Đỏ" trên ngay chính dân tộc mình (1, 7 triệu người bị chết trong tổng số dân số 7 triệu). Dư luận thế giới đều lên án PonPot. Trung Quốc-đất nước duy nhất trên thế giới ủng hộ "Khmer Đỏ". Câu hỏi tự nhiên đặt ra - Tại sao? Đó là vì Trung Quốc đã thực hiện trò chơi của mình trong khu vực này, do đó họ ủng hộ chính quyền mới ở Campuchia và ra sức trợ giúp quân sự cho chính quyền đó. Bất chấp các cuộc thử nghiệm về tổ chức xã hội bên trong quốc gia, chính quyền "Khmer Đỏ" vẫn tạo ra các cuộc khiêu khích biên giới với Việt Nam. Các cuộc khiêu khích thường xuyên đã phát triển thành xung đột biên giới có sử dụng đến vũ khí nặng. Để bảo vệ mình trong tương lai, Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô vào tháng 11 năm 1978, nó cho phép khẳng định sự sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp của Moskva cho Hà Nội trong thời gian lâu dài. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam đưa quân đội vào Kampuchia và thay cho "Khmer Đỏ" là một chính quyền thân thiện với Việt Nam, đó là điều làm cho Trung Quốc vô cùng tức tối. Ngày 15 tháng 2, Đặng Tiểu Bình, để đáp trả cuộc xâm nhập của Việt Nam vào Campuchia đã tuyên bố ý định "trừng phạt" Việt Nam. Cảnh báo cho điều này là tín hiệu Bắc Kinh phát đến Moskva về việc chính thức rút khỏi Hiệp ước 30 năm Hữu nghị và tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và CHND Trung Hoa ký ngày 14 tháng 2 năm 1950 và ý định không muốn tiếp tục nó nữa. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc vượt biên giới Trung-Việt. Trên toàn tuyến biên giới 1460 km, quân đội Trung Quốc bất ngờ tấn công. Quân số của QGPND Trung Quốc tham gia tấn công Việt Nam là 250 ngàn. Quân số của quân đội Việt Nam có thể huy động chống lại cuộc xâm lược là 100 ngàn người. Tất cả các đơn vị có khả năng chiến đấu của Việt Nam lúc đó đang ở Campuchia. Ngày 19 tháng 2 năm 1979 báo "Sự thật" đăng "Tuyên bố của chính phủ Xô Viết" trong đó viết rằng: "Nhân dân Việt Nam anh hùng đang trở thành nạn nhân của một cuộc xâm lược mới, có khả năng tự bảo vệ mình, và lần này, bên cạnh họ là những người bạn tin cậy. Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình, đã được quy định theo Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa Liên Bang CHXHCN Xô Viết và CHXHCN Việt Nam. Những người hoạch định chính sách ở Bắc Kinh cần phải dừng lại trong khi chưa muộn. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt cuộc xâm lược và rút ngay lập tức quân đội Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam." (báo "Sự thật" ngày 19 tháng 2 năm 1979) * * * Liên Xô theo Hiệp định 1978 đã gửi đến Hà Nội nhóm cố vấn quân sự đứng đầu là Cố vấn trưởng cho Bộ quốc phòng CHXHCN Việt Nam, đại tướng G. I. Obaturov. Trong ngày thứ hai cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam, toàn bộ các thành viên đoàn cố vấn quân sự đã đến Hà Nội và bắt tay vào việc. G. I. Obaturov có ảnh hưởng lớn đến Ban lãnh đạo QĐND Việt Nam, ông đã thuyết phục các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam ngay lập tức rút các quân đoàn chủ lực từ Campuchia về biên giới với Trung Quốc và đi tới những hành động quyết định. Đã bố trí trên hướng này tiểu đoàn pháo phản lực bắn loạt BM-21 "Grad" được phiên chế trên cơ sở khí tài chuyển giao đến từ Liên Xô. Hàng hóa chiến lược và trang thiết bị quân sự được vận chuyển liên tục không ngừng từ Liên Xô tới và được điều chỉnh linh hoạt. Góp phần vào chiến thắng còn có cả một số chuyên gia Xô Viết. Các phi công phi đoàn vận tải "An-24" đã vận chuyển cả một quân đoàn từ Campuchia về, các nhân viên thông tin của trạm thông tin liên lạc đoàn cố vấn quân sự (gần 120 người ở đây từ tháng 8 năm 1978, và 68 người được điều đến sau khi chiến tranh bắt đầu) đã đảm bảo liên lạc thông suốt cho các cố vấn của chúng ta, trong đó cho cả nhóm cố vấn có mặt tại khu chiến. Vào tháng 3, đoàn cố vấn quân sự đã gặp tổn thất đầu tiên: Trong khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, một chiếc An-24 của Việt Nam gặp nạn, 6 phi công-huấn luyện viên đứng đầu là thiếu tướng không quân Malykh hy sinh. Liên Xô quyết định hành động để chấm dứt chiến tranh bằng cách lôi kéo Liên hợp quốc. Đại diện Liên Xô tại LHQ đã đặt vấn đề lên án Trung Quốc như một kẻ xâm lược, nhưng do chính sách của các nước phương Tây, hành động của người Trung Quốc đã không bị lên án ở diễn đàn LHQ. Quân đội Trung Quốc tiếp tục tấn công về hướng Hà Nội. Ngày 2 tháng 3 đã ra lần thứ 2 "Tuyên bố của chính phủ Liên Xô", trong đó nói rằng: "Cuộc xâm lược của Trung Quốc chống Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng.. Liên bang Xô Viết thấy cần tuyên bố hết sức rõ ràng rằng: Hành động của Trung Quốc khiến tất cả những ai hiện nay đang mong muốn bảo vệ nhân dân các dân tộc, giữ gìn hòa bình thế giới không thể thờ ơ. Quân đội Trung Quốc ngay lập tức phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.." Lãnh đạo Trung Quốc đồng thời được thông báo một cách đồng nghĩa rằng: Nếu quân đội của họ không lập tức rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng một lúc. Tuyên bố của chính phủ Liên Xô được củng cố bởi những hành động thực tế. Bộ đội tên lửa Xô Viết, các sư đoàn đóng dọc biên giới Xô-Trung được chuyển ngay sang cấp báo động 1. Các cụm quân, gồm khoảng 250 ngàn người với sự yểm hộ của không quân bắt đầu triển khai dọc tuyến biên giới. Người ta có ý định tuyên bố một cách nghiêm túc và sự thật là như vậy: Trên đất Mông Cổ, đã hình thành cụm quân Xô Viết gồm 6 sư đoàn bộ binh cơ giới sẵn sàng vượt biên giới Trung Quốc; trong tháng 2-3 năm 1979, trung đoàn lính thủy đánh bộ 390 thuộc biên chế sư đoàn lính thủy đánh bộ số 55 của hạm đội Thái Bình Dương đã được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu vì lý do cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam. Đã tiến hành các bài tập chiến thuật của sư đoàn trên biên giới với CHND Trung Hoa bằng đổ bộ đường biển và một số bài tập chiến thuật tiểu đoàn có xạ kích. Quân đội Việt Nam, được tăng cường bởi quân đoàn chủ lực không vận về từ Campuchia, đã có khả năng ngăn chặn cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc và gây cho họ thiệt hại đáng kể. Sự can thiệp ngoại giao của Liên Xô đã buộc Trung Quốc từ bỏ ý định tiếp tục xâm lược chống CHXHCN Việt Nam. Đến cuối tháng 3 năm 1979, Trung Quốc đã rút quân đội của họ ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong những năm sau đó, ngoài sự giúp đỡ tái trang bị và tái cơ cấu Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn cố vấn quân sự Xô Viết còn đảm đương nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang cho Lào và Campuchia. Các cố vấn quân sự bên cạnh Bộ quốc phòng Lào và Campuchia thuộc quyền Cố vấn trưởng quân sự cho Bộ quốc phòng CHXHCN Việt Nam, đại tướng G. I. Obaturov. Ngày nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn một loạt vấn đề căng thẳng. Thứ nhất, Việt Nam không quên sự tức giận của mình với Trung Quốc, năm 1974 đã xâm chiếm quần đảo còn tranh cãi Hoàng Sa. Thứ hai, cuộc tranh cãi Trung-Việt đã từ lâu về khu vực thềm lục địa nhiều dầu lửa quanh các đảo của quần đảo Trường Sa, cho đến nay vẫn đe dọa biến thành xung đột quân sự. Sau cuộc xung đột căng thẳng vì chủ quyền các đảo của quần đảo Trường Sa năm 1988, sự căng thẳng của vấn đề này sẽ chưa hết trong nhiều năm tới. * * *
Cuộc xung đột lịch sử xung quanh các đảo ở biển "Nam Trung Hoa", từ ban đầu và nay vẫn tiếp tục mang đặc tính là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng cùng với nó, trong những năm gần đây, khu vực các đảo quần đảo Trường Sa đã trở thành vấn đề tranh cãi chủ quyền giữa 6 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Philippin và Brunei . Mặc dù có kích thước rất nhỏ, các đảo của quần đảo Trường Sa lại có ý nghĩa chiến lược quan trọng từ điểm nhìn tồn tại trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt . Trên các đảo đều không có cư dân thường xuyên sinh sống và hiện nay nó được sử dụng làm khu vực hoạt động đánh bắt cá. Các sự kiện chủ yếu diễn ra trong vòng 15-20 năm trở lại đây xung quanh các hòn đảo nhỏ bé của quần đảo Trường Sa, có tính chất rất nghiêm trọng. Chúng ta hãy điểm qua những thông tin ngắn gọn về thời kỳ này, trong đó có sự kiện năm 1988 có liên quan đến hạm đội. Vào năm 1987, Trung Quốc đã nắm bắt được một cơ hội thích hợp để thâm nhập thực sự vào vùng này của biển "Nam Trung Hoa" : LHQ yêu cầu họ thiết lập một trạm nghiên cứu khoa học tại quần đảo Trường Sa để quan trắc khí tượng, đây là nhiệm vụ trong khung chương trình toàn cầu về nghiên cứu đại dương. Kế tiếp là sự phản đối và tuyên bố của Bộ ngoại giao Việt Nam về sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam của các tàu chiến Trung Quốc. Trong tuyên bố ngày 20 tháng 2 năm 1988, đại diện bộ ngoại giao Việt Nam chỉ ra rằng "hoạt động quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (Spratly) đe dọa sự an toàn của Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa". Mặc dù sự ngăn cản bằng mọi phương tiện và biện pháp của Hải quân Việt Nam đối với công việc xây dựng và di chuyển của các tàu Trung Quốc, trong tháng 3 năm 1988 với sự hỗ trợ của Hải quân CHND Trung Hoa, trạm nghiên cứu khí tượng đã được xây dựng. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một cuộc xung đột vũ trang đã xảy ra với sự tham gia của các tàu chiến của Trung Quốc và Việt Nam (trong đó có các tàu của vùng 4 Hải quân CHXHCN Việt Nam) ở bãi đá ngầm Johnson (Trung. - "Sinh Koi") . Kết quả là CHND Trung Hoa đã chiếm được 6 bãi đá ngầm và san hô thuộc quần đảo Spratly, cắm được cờ của mình ở một khu vực cách xa lục địa Trung Hoa. Bằng cách đó, Trung Quốc đã tạo được một bàn đạp lợi hại kiểm soát các đảo khác thuộc quần đảo Spratly. Tháng 11 năm 1991, sau 18 tháng kể từ khi xảy ra xung đột căng thẳng Việt-Trung, như cả 2 phía đều đánh giá, đã có "bình thường hóa hoàn toàn" quan hệ giữa 2 nước. Trong điều kiện Liên Xô tan rã, yếu tố "tình đoàn kết xã hội chủ nghĩa" đã mang ý nghĩa chiến lược quan trọng. Tháng 2 năm 1992, đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc ban hành "Luật về lãnh hải và vùng đặc quyền", theo đó các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước CHND Trung Hoa. Bắc Kinh đã ký hợp đồng với công ty dầu lửa Mỹ "Crestone Energy" cho phép nhượng quyền thăm dò lô thềm lục địa cách bờ biển Việt Nam 250km, nhưng cách bờ biển Trung Quốc 1300km. Ngày 19 tháng 4 năm 1994, chính phủ Việt Nam ký với tổ hợp quốc tế gồm các công ty Mỹ, Nhật, Nga hợp đồng khai thác mỏ dầu tại thềm lục địa Nam Việt Nam. Phía Trung Quốc liền tuyên bố rằng họ coi hợp đồng đó là trái phép vì mỏ dầu đó nằm ở thềm lục địa Spratly. Trước đây, Bắc Kinh chưa hề bao giờ tuyên bố yêu sách về lô thềm lục địa đó. Tháng 6 năm 1994, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết phê chuẩn Công ước của LHQ về luật biển, trong đó lại khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa). Giữa năm 1994, người Trung Quốc bắt đầu tiến hành thăm dò tài nguyên trong khu vực và đi vào vùng đặc quyền kinhtế của Philippin. Tháng 10 năm 1994, lực lượng cảnh sát biển Philippin bắt giữ và trục xuất khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ 55 ngư dân Trung Quốc, những người đã đặt các mốc chủ quyền Trung Quốc trên nhiều bãi đá ngầm sau khi đã xây dựng trên đó những công trình quản lý có cấu trúc nhẹ và đơn giản. Năm 1995 đã có sự thỏa thuận giữa CHND Trung Hoa và Việt Nam về việc bắt đầu mở ra các cuộc đối thoại để tìm cách cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên của quần đảo. Năm 2004 Việt Nam mở rộng hoạt động du lịch ra các vùng lãnh hải còn đang tranh cãi. Năm 2005 một lần nữa Việt Nam tuyên bố về chủ quyền trên các hòn đảo của quần đảo Trường Sa. Năm 2008, Philippin ra tuyên bố "sẽ chiến đấu đến thủy thủ cuối cùng và người lính thủy quân lục chiến cuối cùng vì chủ quyền các đảo Spratly". Mặc dù lịch sử dài dặc các cuộc xung đột lãnh hải này, ngày hôm nay chưa có một lối thoát thực sự khả dĩ cho vấn đề phức tạp trên. Quyết định cuối cùng cho bất kỳ cuộc tranh chấp nào, chỉ có thể đạt được bằng con đường hòa bình mà tiền lệ về các giải pháp trái chiều cho nó là chưa có. Cùng lúc đó, cả Trung Quốc và Việt Nam ngày nay đang tăng cường lực lượng hải quân của mình. Trong vấn đề trên, căn cứ Cam Ranh-căn cứ hải quân cũ của hải quân Xô viết và hải quân Nga đóng một vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam. * * * Căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922 và binh đoàn 17 Quân khu Viễn Đông và hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, các tàu ngầm và tàu mặt nước của hạm đội TBD đã tiến vào các khu vực mới thực hành nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Liên quan đến nhiệm vụ này, một vấn đề gay gắt đặt ra là phải xây dựng được một điểm trung gian làm căn cứ thường xuyên nhằm đảm bảo kỹ thuật chuyên ngành và tiếp liệu hậu cần cho các chiến hạm của hạm đội hoạt động trong biển "Nam Trung Hoa" và các chiến hạm từ đó đi ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và ngược lại. Cơ quan lãnh đạo chính trị-quân sự cấp cao của đất nước và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang đã xem xét các phương án bố trí các điểm căn cứ như vậy trong biển "Nam Trung Hoa" tại phía nam nước Việt Nam đã giải phóng và tại nước Campuchia đã thoát khỏi chế độ "Khmer Đỏ". Biển "Nam-Trung Hoa" - một biển nửa kín trải theo bờ biển Đông Nam Á, giữa các bán đảo Đông Dương, các đảo Kalimantan, Palawan, Luxon và Đài Loan. Biển này nằm trong số các vụng biển giữa hai đại dương Thái Binh Dương và Ấn Độ Dương. Diện tích 3 537 289 km2, độ sâu lớn nhất-5560m. Nhiệt độ nước bề mặt biển vào tháng 2 là 20 độ C ở phía bắc và 27 độ C ở phía nam, vào tháng 8 nhiệt độ đạt đến 28-29 độ C trên toàn diện tích mặt biển. Độ mặn của nước - 32-34%. Về mùa hè và mùa thu trong biển này thường xuyên có bão. Tàu bè sau khi rời các cảng ở Trung Quốc, Nhật, Nga tới eo biển Singapore và theo hướng ngược lại vào biển "Nam Trung Hoa" đều đi theo tuyến đường biển thường gọi là tuyến hàng hải chính, Đó là tuyến đường biển ngắn nhất và an toàn nhất cho các con tàu. Yếu tố tự nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến hải trình trên tuyến hàng hải chính này là Gió Mùa - một chế độ di chuyển tương đối ổn định của các khối không khí và tụ khí xoáy nhiệt đới - các lốc xoáy sinh ra từ các vùng tụ khí xoáy này thường có cường độ rất mạnh. Các vịnh lớn nhất trong biển "Nam-Trung Hoa" là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan . Các đảo nằm trên đường hàng hải chính này có cấu trúc khác nhau. Các đảo trong quần đảo Hoàng Sa và ở vĩ độ thấp hơn là các đảo thuộc quần đảo Trường Sa được cấu tạo từ các tầng san hô, phủ đầy lớp thảo mộc có tầm cao thấp. Giữa các đảo có rất nhiều đá ngầm nguồn gốc san hô, các doi cát và rặng san hô ngầm. Đặc biệt nhiều đá ngầm giữa các đảo của quần đảo Trường Sa, khu vực xung quanh chúng hầu như chưa được khảo sát. Đảo cao độ lớn nhất Itu-Aba có cao độ vượt trên mực nước biển chỉ là 4m. Đối với các tàu của hạm đội Xô viết Thái Bình Dương, việc thực hành nhiệm vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và biển "Nam-Trung Hoa", đã gặp thuận lợi hơn nhiều khi xây dựng được điểm tiếp liệu đảm bảo hậu cần-kỹ thuật (PMTO) trong vịnh và trên bán đảo Cam Ranh thuộc lãnh thổ Việt Nam, còn thực tế - đó là căn cứ hải quân Cam Ranh trong vịnh Cam Ranh. V. S. Kozlov-chuẩn đô đốc hồi hưu - nguyên cục trưởng hợp tác quốc tế về kỹ thuật quân sự hải quân Liên Xô, đầu tháng 2 năm 1978, dẫn đầu nhóm sỹ quan ở Bộ chỉ huy trung ương hải quân và hạm đội TBD với toàn quyền quyết định, đã bay đến Hà Nội. Trước khi đoàn đi, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Liên bang Xô Viết, đã huấn thị và chỉ dẫn tìm hiểu tỉ mỉ những gì còn lại tại các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ ở vịnh Cam Ranh hiện Việt Nam đang quản lý, sau khi cuộc chiến tranh với chế độ thân Mỹ ở Sài gòn mới kết thúc cách đây không lâu. Một nhóm lớn các nhà chuyên môn quân sự sẽ phải xem xét kỹ lưỡng căn cứ cũ của Mỹ và chuẩn bị những tài liệu cần thiết để sau này ký thỏa thuận song phương về cùng sử dụng chung căn cứ Cam Ranh phục vụ tàu chiến Xô viết và tàu chiến Việt Nam. Cũng sẽ phải giới thiệu và giải trình với Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam về khả năng các tàu chiến Liên Xô sử dụng căn cứ này khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Valentine Stepanovitch Kozlov ghi lại các sự kiện hồi đó như sau: "Căn cứ cũ của Mỹ gây ấn tượng mạnh bởi số lượng rất nhiều công trình bố trí trên 100 km mặt nước ven bờ vịnh. Để đi được khắp khu vực này cần phải mất nhiều giờ trên những con đường còn giữ được trải asphalt và các tấm ghi kim loại. Hàng chục hầm dã chiến các loại, các công trình kho chứa kết cấu kim loại lắp ghép, thậm chí cả 2 nhà xác. Xưởng sửa chữa tàu biển với hệ thống kích thủy lực sừng sững và thiết bị cơ khí lớn và đồng bộ đã làm cho các kỹ sư cơ khí của chúng ta vô cùng mừng rỡ. Hai bến tàu kết cấu bê tông có thể tiếp nhận các tàu và chiến hạm có độ choán nước lớn. Sự thực thì một trong hai bến đó, ở vị trí trung tâm, đã bị phá hủy khá nặng. Tất cả các công trình trong căn cứ đều giữ được kết cấu hạ tầng như quy định, mặc dù cũng có nhiều chỗ hư hỏng đáng kể. Các chuyên gia hàng không trong nhóm chúng tôi đã rất chú tâm đến sân bay có hệ thống 2 đường cất-hạ cánh với chiều dài hơn 3 km, một trong 2 đường băng này cần tái bổ sung trang bị, nhà chỉ huy đã bị phá hủy hoàn toàn. Cần 2 tuần lễ cho công việc tìm hiểu, và các bạn Việt Nam tháp tùng chúng tôi đã rất ngạc nhiên về khả năng làm việc của các chuyên gia Xô viết trong điều kiện nóng nực không quen và thừa thãi các loại ruồi muỗi nhiệt đới. Trở về Hà Nội, tôi báo cáo qua đường liên lạc riêng với Tổng tư lệnh hải quân Xô Viết dự kiến của chúng tôi khả năng sử dụng Cam Ranh làm cơ sở đảm bảo hậu cần-kỹ thuật cho các tàu chiến Xô viết sau khi có những tái thiết cần thiết. Theo chỉ lệnh của Sergei Gorskov, đã chuẩn bị dự thảo nghị định thư và một loạt tài liệu liên quan để thảo luận với ban lãnh đạo Việt Nam việc cùng sử dụng chung cơ sở tiếp liệu hậu cần-kỹ thuật (PMTO) theo nguyên tắc đồng đẳng. Chúng tôi đã làm việc rất khẩn trương và năm mới 1979 đã đến gần. Nghiên cứu sơ bộ trong các cuộc trò chuyện với các chỉ huy hải quân vùng đã tạo cơ sở cho chúng tôi giả định rằng trong các cuộc trao đổi cuối cùng, sẽ tìm được sự nhất trí về thỏa thuận sử dụng chung căn cứ. Tuy nhiên dự định của chúng tôi từ những ngày thảo luận đầu tiên đã vấp phải ý muốn của chỉ huy hải quân nước CHXHCN Việt Nam gắn thỏa thuận này với việc cần có sự giúp đỡ bổ sung trang bị kỹ thuật quân sự và vũ khí cho hải quân Việt Nam. Tôi đã nhiều lần liên lạc báo cáo với ban lãnh đạo hải quân Xô viết vấn đề này, rồi nhiều lần quay lại thảo luận với Bộ chỉ huy hải quân Việt Nam. Cần phải có nhiều nỗ lực mới đạt được thảo thuận nguyên tắc và có sự chuẩn bị cho nội dung" nghị định thư về các dự định "có tính khả thi hơn nữa. Với dự thảo nghị định thư này, chúng tôi cùng chuẩn đô đốc Giáp Văn Cương đến gặp Thứ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam thượng tướng Trần Văn Trà. Trong quá trình thảo luận kỹ càng, chúng tôi đã xem xét những luận điểm cơ bản của đề án, đặt điều kiện trước cho việc sử dụng chung PMTO và sân bay sau khi tái thiết. Ngày 30 tháng 12, nghị định thư đã được ký kết, và ngay hôm đó chúng tôi trở về Moskva và gặp phải tiết trời băng giá ở 35 độ âm. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S. G. Gorskov đã đánh giá tích cực kết quả chuyến công tác này" . Ngày 2 tháng 5 năm 1979, chính phủ 2 nước Liên Xô và CHXHCN Việt Nam đã ký Hiệp định. Trong bản hiệp định này có nói rõ: ".. Hai bên Liên Xô và Việt Nam sẽ xây dựng căn cứ Cam Ranh để sử dụng chung cho các hạm đội của mình.. hiệp định.. cần phải có hiệu lực trong thời gian 25 năm đến năm 2004 và được tự động gia hạn thêm mỗi lần tiếp theo là 10 năm.." Phù hợp với hiệp định trên là nghị định thư liên chính phủ về việc từ ngày 4 tháng 2 năm 1982 sẽ triển khai (tại Cam Ranh) một binh đoàn chiến thuật của hạm đội Thái Bình Dương, một trung đoàn không quân hỗn hợp và cơ sở đảm bảo hậu cần-kỹ thuật (PMTO) để đảm bảo hoạt động của những đơn vị trên. Sơ đồ khu PMTO. Nguồn: Clubadmiral. Ru Những chiến hạm đầu tiên của hải quân Xô viết đã cập cảng Cam Ranh: - Tháng 3 và 4 năm 1979 - biên đội 3 tàu chiến, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng hạng 1 Đ. Tserivatyi gồm có tàu săn ngầm "Vasili Tsapaev" (chỉ huy E. Znakhourenko), tàu tuần tiễu "SKR-46", tàu quét mìn "Tral"; - Tháng 4 năm 1980 - tàu ngầm nguyên tử đề án 670 thuộc biên chế sư đoàn 10 phân hạm đội tàu ngầm số 2 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng hạng 1 N. M. Souvorov (phó chỉ huy chính trị thuyền trưởng hạng 2 V. T. Puzik, chỉ huy boong tham mưu trưởng sư đoàn thuyền trưởng hạng 1 N. N. Alkaev). Ảnh: Tàu săn ngầm "Vasili Tsapaev" thuộc đề án 1134A. Ảnh: Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình K-43 thuộc đề án 670 "Skat" (NATO phân lớp "Charlie-1"). Biên chế tại sư đoàn tàu ngầm số 10, hạm đội TBD, đóng căn cứ chính tại vịnh Krasheninnikov bán đảo Kamchatka. Năm 1984 tàu được chuyển giao cho hải quân Ấn Độ và mang số hiệu S-71, tên gọi "Chakra".