Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng - Tiếng ba đầy xúc động

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Nguyễn Bích Vân, 15 Tháng chín 2023.

  1. Nguyễn Bích Vân

    Bài viết:
    13
    Cảm nghĩ về tiếng "Ba" trong câu nói của ông Sáu: "Thôi, ba đi nghe con!"

    Có những tác phẩm ra đời đã lâu nhưng không hề cũ. Có những áng văn đương thời vẫn giữ giá trị ở hiện thời. Và cũng có những "đứa con tinh thần" đã để lại biết bao xúc cảm trong lòng độc giả, đến mức ám ảnh như có gì vương vấn mãi không thôi. Mỗi bạn đọc đều có những cảm quan khác nhau nhưng với riêng tôi điều này chính là tiếng ba trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

    [​IMG]

    Nói đến chiến tranh người ta thường nghĩ đến muôn cảnh chia ly và mất mát. Bom đạn trút xuống để lại tiếng khóc oán than, căm phẫn. Mẹ xa con, chồng xa vợ, anh xa em.. Nhưng cũng chính hiện thực tàn khốc ấy, Nguyễn Quang Sáng lại khai thác một tình cảm rất đỗi thiêng liêng và cảm động - tình cha con.

    Trong suốt câu chuyện và đến khi gập lại tác phẩm, tôi vẫn bồi hồi về tiếng ba, một tiếng nói vốn ngày ngày ta vẫn thường gọi bỗng chốc trở nên quý giá, đáng trân trọng đến như vậy.

    Về ông Sáu, tôi chú ý đên câu "Thôi, ba đi nghe con". Một lời nói thôi mà ta thấy được tâm trạng buồn đau đáu, mong ước được con công nhận mình và đây cũng là lần cuối cùng ông thốt lên tiếng ba trước khi ra đi như càng khẳng định sức trường tồn của thứ tình cảm thiêng liêng ông dành cho con.

    Về bé Thu, khi hiểu lầm được hóa giải những hành động trẻ con đã bị thay thế bởi dáng vẻ đăm chiêu, nghĩ ngợi tựa bà lão đứng tuổi. Con bé hối hận phải không? Hay nó chỉ đơn thuần làm vậy vì không khí xung quanh? Không! Nó gọi, gọi ba với một âm thanh xé lòng. Đọc đến đây bao giờ tôi cũng xúc động. Phải chăng trước những giờ phút chia ly, con người ta mới thực sự gần kề được với nhau? Thu mắc níu ba nó với chiếc lược, để có ngày ông về, ông vuốt ve và chải mái tóc con con của nó. Nhưng trớ trêu quá! Tiếng ba đầu tiên con gọi và mong muốn của con cha lần đầu có được mà sao chiến tranh giam cầm cha lại. Biết chừng nào cha mới được về để chải mái tóc của con.

    Tiếng ba cuối cùng đã để lại khoảng dư âm trong lòng bạn đọc cũng chính là câu "Thôi, ba đi nghe con". Tuy nhiên lúc này người thốt ra lại là bác Ba. Có lẽ sau khi chứng kiến tình cảm đầy xúc động của hai cha con và suốt nhiều năm ròng rã tìm Thu để trao lại chiếc lược ngà của người bạn quá cố đã khiến ông có một thứ tình cảm đặc biệt khác đối với Thu. Và đáp lại là sự im lặng khi giờ đây Thu như muốn bảo vệ toàn vẹn tình cha con trong kí ức thời thơ ấu của mình.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...