Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi trannhung, 16 Tháng bảy 2021.

  1. trannhung

    Bài viết:
    26
    Dàn ý:

    * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận định

    * Chứng minh nhận định

    Ý 1: "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử.

    Ý 2: Tình phụ tử được thể hiện trong "Chiếc lược ngà" là tình cảm thiêng liêng, bất diệt - nghĩa là tình cảm ấy vô cùng đẹp đẽ, không hề mất đi mà còn tồn tại mãi.

    Chứng minh:

    - Quả vậy, ông Sáu hi sinh nhưng cây lược- kỉ vật đơn sơ, vô giá của tình cha con thì còn đó. Sau này, nhận lại món quà, bé Thu- đã trở thành một cô gái giao liên- vẫn cảm nhận được ấm áp tấm lòng người cha cho nên mới xúc động, nghẹn ngào không nói thành lời.

    - Trong lúc chia tay cô Thu giao liên quả cảm-ông Ba đã thốt lên đầy xúc động "Thôi, ba đi nghe con". Từ sâu trong tâm thức, ông Ba đã cất tiếng gọi "con" và cảm thấy "cái tình người cha trong chính trái tim mình". Có phải là tình cha trong ông Sáu đã truyền sang, lan tỏa, nảy nở trong lòng ông Ba - người đồng đội thân thiết cùng vào sinh ra tử nơi chiến trường khốc liệt để nó trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững.

    => Vượt qua quy luật thường tình của lẽ tử-sinh, tình cha con được nói đến trong "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng rõ ràng là thiêng liêng, bất diệt đến mức cái chết cũng không thể làm chia lìa, kẻ thù không thể nào hủy hoại. Đáng trân trọng hơn, đó là thứ tình cảm mà vì nó người ta có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng! Nhà văn qua đó khẳng định và ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ, đáng quý của con người nhất là những người chiến sĩ cách mang miền Nam trong sự nghiệp đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm giữ nước. Đồng thời, tác giả cũng lên án chiến tranh xâm lược đã tước đi quyền được sống trong hạnh phúc với những bổn phận giản dị của bao người.
     
    Ưu Đàm Thanh TiHạ không nắng thích bài này.
    Last edited by a moderator: 20 Tháng mười 2022
  2. huy217

    Bài viết:
    1
    Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

    Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Trong giây phút gặp con, ông Sáu hồi hộp, xúc động. Xuồng chưa cập bến, ông đã "nhảy thót lên", bước vội vàng những bước dài và kêu to tên con. Bé Thu – con ông không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Đáp lại những hành động yêu thương của ông Sáu, bé Thu giật mình, ngơ ngác, vụt chạy, kêu thét gọi má khiến ông Sáu hụt hẫng và đau đớn. Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, ông mong được nghe tiếng "ba" nhưng bé Thu cứ xa lánh, lạnh lùng và kiên quyết không gọi ba trong mọi tình huống. Sau khi bị ba đánh, bé Thu chạy sang nhà bà ngoại và được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ông Sáu. Sáng hôm sau, khi chuẩn bị lên đường, bé Thu đã hiểu ra chuyện và gọi ông Sáu là "ba" trong tiếng khóc. Bé Thu ôm chặt lấy cô ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba khiến ông Sáu xúc động rơi nước mắt. Bé Thu không cho ba đi và hẹn ba tặng cho em một cây lược.

    Khi ông Sáu vào chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con. Ông dồn hết tình yêu thương của mình để làm một chiếc lược ngà tặng con. Ông vui sướng, "mặt hớn hở như đứa trẻ được quà" khi kiếm được ngà voi. Ông thận trọng, tỉ mỉ và ông phu để làm ra một chiếc lược có khắc dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Lúc nào nhớ con ông lại lấy lược ra ngắm rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Thế nhưng, trong một lần làm nhiệm vụ, ông Sáu đã bị thương nặng. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp lấy cây lược đưa cho bác Ba nhờ người bạn gửi về cho con gái của mình.
     
    Nguyễn Ngọc Nguyên thích bài này.
    Last edited by a moderator: 20 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...