Hỏi đáp Chia sẻ phương pháp viết văn - Bồi dưỡng cảm xúc

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Mạc Kỳ Nguyệt, 8 Tháng tư 2020.

  1. Mạc Kỳ Nguyệt

    Bài viết:
    8
    1Văn học và một môn học mang tính nghệ thuật cao. Do đó, việc nuôi dưỡng cảm xúc rất quan trọng. Bởi lẽ, có những người có thể xem là giỏi văn, viết văn cảm xúc nhưng trong quá trình học tập luôn dễ gặp phải một vấn đề: Có lúc viết tốt có lúc không; khi nào đọc đề văn thấy có cảm hứng mới làm được.. Cảm hứng ở đây chính là cảm xúc mà chủ đề trong đề bài tập làm văn mang lại cho bạn.

    1. Để nuôi dưỡng cảm xúc, trước hết cần có trải nghiệm. Trải nghiệm càng nhiều, nghiêm túc chiêm nghiệm mọi thứ đã trải qua càng nhiều, năng lực cảm xúc của bạn sẽ càng tăng thêm. Với mỗi chi tiết gặp phải trong cuộc sống, bạn hãy suy nghĩ: Tại sao họ làm như vậy? Hành động của họ thể hiện điều gì? Bạn có cảm xúc và thái độ đối với việc ấy như thế nào? Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, từ quan điểm của bản thân nhìn nhận suy nghĩ của người khác..

    2. Theo quan điểm của bản thân mình, trong một bài văn, có ba yếu tố rất quan trọng: Nội dung - cảm xúc - thái độ. Trước mỗi chủ đề được đặt ra, bạn cần biết mình sẽ thể hiện những ý chính nào, bạn có cảm xúc ra sao đối với chủ đề ấy (buồn, vui, hạnh phúc, cay đắng). Từ cảm xúc ấy, bạn tiếp tục thể hiện thái độ của bản thân mình (đồng ý/ không hài lòng/ chấp thuận/ xa lánh). Một bài văn chỉ tập trung vào việc thể hiện cảm xúc một cách lan man, khi đọc lên có thể sẽ khiến bạn hài lòng vì cảm thấy nó thuận tai, lời lẽ êm ả dễ chịu. Thế nhưng. Nếu chỉ dừng ở đó, chẳng khác gì bạn nắm tay lại và đấm vào gió, đến cùng chẳng mang lại ích lợi gì. Cảm xúc phải thể hiện rõ thái độ và lập trường của bạn chứ không chỉ nói chung chung. Viết ra những dòng cảm xúc bâng quơ chỉ khiến người ta dễ rơi vào luẩn quẩn và vô vọng. Người đọc bài văn cũng dễ có cảm giác ức chế về mọi thứ chỉ được thể hiện một cách nửa vời, cảm xúc lửng lơ. Thái độ và lập trường của bạn sau khi có cảm xúc đó mới thực sự là điều giúp vấn đề được giải quyết triệt để.

    3. Khi bạn bắt đầu cảm nhận cuộc sống, cách tốt nhất là hãy viết hoặc nói nó ra, tìm cách diễn đạt nó một cách trọn vẹn. Làm thế nào bạn biết mình diễn đạt trọn vẹn hay chưa? Đơn giản nhất, bạn hãy dựa vào cảm giác của chính mình. Nếu bạn đã diễn đạt được trọn vẹn điều mình muốn, trong lòng bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu khoan khoái. Ngược lại, bạn sẽ thấy trong lồng ngực như có tảng đá lớn đè nén tâm trạng, khó có thể giải thoát được. Nhiều bạn cho rằng suy nghĩ trong đầu được rồi, cần gì phải viết ra? Vậy thì bạn nên biết rằng, trong cuộc sống, giữa ý tưởng và thực tế vốn dĩ không đồng nhất. Đôi khi bạn nghĩ thấy đơn giản nhưng bắt tay vào thực hiện lại gian nan bội phần. Cảm xúc trong đầu có thể dạt dào, nhưng chưa chắc bạn sẽ viết ra được. Mình tin chắc nhiều bạn đã trải qua tình cảnh này: Cảm xúc trong đầu thì dạt dào mà cầm bút viết ra lại không viết được. Vì vậy, hãy tập diễn đạt nó ra. Hơn nữa, cảm xúc, thái độ của bạn chưa chắc đã đúng đắn. Đôi khi nhiều cảm xúc tiêu cực sẽ tạo nên thành kiến trong lòng bạn (đây là đại kị khi viết văn). Việc bạn diễn đạt nó ra, nhất là với người khác, sẽ giúp bạn củng cố thế giới cảm xúc của mình, từng bước điều chỉnh hoàn thiện hơn.

    4. Như mình đã nói ở trên, thành kiến chủ quan là một đại kị. Bởi lẽ, mọi thứ trên đời này không có gì là tuyệt đối. Một bà mẹ kế trong chuyện cổ tích có thể rất độc ác với con chồng nhưng cũng vô cùng yêu thương con của mình. Đạo đức là thứ mang giá trị quy chuẩn của xã hội nhưng rõ ràng khi chúng ta nhìn ở nhiều góc độ khác nhau sẽ có những lý giải khác nhau. Nhìn cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau, tham khảo suy nghĩ của nhiều người, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đa diện đa chiều về cuộc sống. Việc có thành kiến trong cảm xúc dễ khiến bạn tuyệt đối hóa cách nhìn của mình: Quá ca ngợi hoặc triệt để bài trừ.. Tất cả đều không tốt. Ví như có học sinh đã viết trong bài làm của mình thế này: "Xã hội phong kiến là một xã hội thối nát". Điều đó có đúng hay không? Cẩn thận suy nghĩ chắc chắn các bạn biết được vấn đề trong lối suy nghĩ này. Bạn không thể chỉ đứng ở vị trí của mình mà đánh giá tất cả mọi thứ. Việc nuôi dưỡng cảm xúc một cách chủ quan như vậy sẽ rất có hại cho việc viết văn nói riêng và việc giao tiếp của bạn nói chung. Hãy thường xuyên trao đổi với người khác về suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó để học hỏi từ mọi người, để tăng cường khám phá cuộc sống qua những lăng kính của người khác.

    Tập ngạc nhiên, tập xúc động, tập thể hiện cảm xúc của mình với mọi điều xung quanh, xây dựng quan điểm lập trường rõ ràng với mỗi sự việc, nhìn nhận mọi thứ bằng thái độ tiếp thu và bao dung.. Chỉ khi bạn có một trái tim chân thành, ngòi bút của bạn mới thể hiện được cảm xúc chân thành và như thế, bạn mới chạm đến tâm hồn của người khác được.
     
    chiqudollLove cà phê sữa thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Đối vs mình cách để bồi dưỡng cảm xúc khi viết văn đó là đọc sách. Ko hiểu sao mk rất thích đọc sách và mk thấy hợp vs tất cả các thể loại sách. Khi đọc các cuốn tiểu thuyết thì mình thấy hòa mk vào các nhân vật trong truyện. Khi đọc sách tự truyện thì mk lại thêm thấu hiểu tác giả hơn. Nói chung là sâch giúp mo bồi dưỡng cảm xúc và tình cảm. Nó cx hình thành cho mk sở thích viết lách như ngày nay đó.

    Bên cạnh đọc sách thì mo cx xem phim. Mk nghĩ xem phim là rất tôte vì nó cx là một bộ môn nghệ thuật giúp con ng xả stress và bồi dưỡng tình cảm cho con ng. Vậy nên tiếp xúc vs nghệ thuật cx là cách để mk bồi dưỡng thêm cảm xúc khi viết văn đó.

    Cuối cùng, mk cx hay tìm hiểu tư liệu về bài viết và chủ đề mk cần nx.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...