VÌ SAO NHIỀU BẠN CÓ KIẾN THỨC NỀN TƯƠNG ĐỐI TỐT NHƯNG LÀM ĐỀ VẪN BỊ SAI? Các em ôn thi ĐH luôn có 1 câu hỏi khá hay "ôn thế nào là đủ thi?" ôn kiến thức ở SGK, ôn ở sách nâng cao, làm nhiều đề, đi học thêm thầy cô, mua khóa học onl, tự học.. Kiến thức thi cử theo BGD công bố nằm trong chương trình phổ thông lớp 12 và 1 phần 11 nhưng tại sao học hết SGK, học cả nâng cao, học thêm, làm đề cày ngày cày đêm mà vẫn không thể làm được hết 40 câu? Mọi thứ đều thiên biến vạn hóa, kiến thức cũng vậy, cùng 1 câu hỏi nhưng có thể có đến 4 5 đáp án khác nhau (các e xem đề 2020 thấy rất rõ điều này), cùng 1 đáp án nhưng cũng có đến 4 5 cách hỏi khác nhau. Như vậy, không phải cứ 1 + 1 = 2, nên nhớ môn văn còn có 1 + 1 = 102 được. Học hết kiến thức cơ bản ở SGK, học nâng cao là một chuyện, còn áp dụng kiến thức vào để làm đề thi lại là 1 chuyện khác. Không phải ai có kiến thức cũng làm đúng được cả. 1. Do sự chủ quan, hấp tập khi làm Nhiều e kiểu làm nhiều đề rồi nhớ đáp án mà bỏ quên kiến thức đã học mà không áp dụng vào làm dẫn đến lỗi bị sai, Câu này dễ mà, mình làm nhiều rồi nên chắc chắn nó đúng. Các e có thể nhớ được 10 50 câu chứ không thể nhớ được hết 100 1000 hay 1 vạn câu với 1 vạn đáp án được. Nhớ được là 1 chuyện còn nhớ chính xác từ khóa hay lời dẫn câu hỏi, đáp án hay không lại là 1 chuyện khác. Chỉ cần thay đổi 1 câu chữ đi đã trở thành 1 câu khác, thay 1 xíu ở đáp án có thể thành đáp án sai hoặc câu hỏi không có đáp án đúng, hoặc có nhiều hơn 1 đáp án Khi làm bài, các e đọc lướt qua thấy quen là khoanh vào mà không đọc kĩ đáp án, hấp tấp vội vàng thường hỏng chuyện. Hấp tấp vội vàng chỉ dành cho những phút cuối hoặc chuông báo hết giờ vang lên các e đánh Random chứ không thể để đáp án trống. 2. Không có lập trường riêng, không tự tin vào kiến thức của bản thân Đây là điều rất dễ xảy ra trong thi cử, không riêng gì thi trắc nghiệm mà từ thời tự luận cũng có, nhất là môn địa ngày trước câu vẽ biểu đồ phải tự xác định nên hay hỏi nhau, đúng thì không sao, sai là đi cả 1 cụm luôn. Mất 2 điểm phần vẽ biểu đồ, nhận xét giải thích 1 điểm. Còn môn sử xác định sai coi như mất trắng điểm của câu hỏi. Ví dụ như đề thi ĐH môn sử năm 2011 có 2 câu hỏi rất khó năm đó "Sự kiện của nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ" đánh cho Mĩ cút "nhiều người xác định là trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Vậy là mất trắng 2 điểm Với trắc nghiệm những câu dạng trên đã ít đi mà thay vào đó là những câu có độ nhiễu, độ khó cao hơn, khiến nhiều học sinh không tự tin vào kiến thức của mình nên dễ đánh sai, tham khảo ý kiến từ các bạn xung quanh và nhiều khi cũng thành sai, chuyện này xảy ra cả với một số e ôn thi HSG. Các e cần có lập trường riêng dựa trên kiến thức mình được học, tìm hiểu, tiếp thu được từ thầy cô, từ sách vở và các a c giải đáp có dẫn chứng. Tất nhiên câu hỏi thiên biến vạn hóa, không ai có thể học được, không thể lúc nào cũng dựa vào thầy cô, mạng hay a c được mãi mà trong các kì thi các e phải tự dựa vào kiến thức của mình để làm. 3. Khả năng suy luận Trong đầu có kiến thức nhưng tay vẫn khoanh sai, chọn đáp án không đúng, không phải áp lực, không phải không có lập trường riêng.. Còn do khả năng suy luận, tư duy, áp dụng kiến thức vào làm bài của mỗi người mỗi khác. Nếu các bạn có kiến thức vững vàng nhưng làm đề sai cả ở câu cơ bản thì cần tập trung luyện đề nhiều hơn chút để làm quen với các dạng đề, các dạng câu hỏi khác nhau. Có những trường hợp, các bạn làm tốt câu nâng cao nhưng lại sai cơ bản cần tăng cường học lại kiến thức nền song song làm dạng nhận biết, thông hiểu để test kiến thức cơ bản Khi làm 1 câu hỏi, các e cần đọc kĩ đề, tìm ra từ khóa, khoanh vùng kiến thức được nhắc đến để có thể tìm ra đáp án trong đầu và áp vào đáp án ở dưới xem có đáp án nào như mình nghĩ không. Nếu câu hỏi có độ nhiễu cao các e dùng kiến thức, phân tích từng đáp án để thấy được đáp án phù hợp. Đại đa số các bạn làm sai ở những câu nâng cao vận dụng, chắc chắn là trong hơn nửa triệu người chọn môn sử làm môn thi ĐH thì không đến 1/5 các e học kiến thức nâng cao để tăng kiến thức. Nhiều bạn còn đọc những cuốn cao hơn dành cho chương trình ĐH hay nghiên cứu ls, cũng tốt, phục vụ cho việc ôn thi nhưng không nên quá xa đà, mất thời gian và công sức ôn thi môn khác. Phần kiến thức nâng cao, các e học trong các cuốn ôn thi HSG là rất chất lượng rồi, bổ trợ nhiều cho kiến thức cơ bản. Nắm được cả nâng cao việc làm câu vận dụng cũng dễ dàng hơn so với việc chỉ học cơ bản. 4. Học quá nhiều dẫn đến bị loạn kiến thức Ôn thi là cả quá trình kéo dài hàng năm, hai năm để chuẩn bị cho 1 kì thi, ai cũng nỗ lực phấn đấu để đạt được kết quả cao nhất có thể, các bạn đi tìm tài liệu đủ mọi nơi, thầy cô, bạn bè, trên mạng.. nhưng ít người chọn lọc tài liệu để học. Tài liệu trên mạng tài liệu tốt có nhưng ít người chia sẻ, muốn có đồ chất lượng thường phải ngồi tự làm hoặc mua, còn nhiều thứ chia sẻ free thì hàng tạp sưu tầm đến 90%. Thấy gì hay, thấy gì hot là phải có ngay. HỌc ở đủ mọi nguồn tài liệu, từ cơ bản đến nâng cao thành ra dễ bị loạn, không quản lý được kiến thức. Nhất là những nguồn tài lại từ những người chuyên môn kém soạn ra càng tai hại hơn. Thêm nữa, trên mạng giờ nhiều người giật những cái tít thật kêu, thật hay để chia sẻ cho các e tl nhưng nhận lại toàn là hàng trên mạng đã có, đa số những người này là bán khóa học, bán tài liệu ôn thi. Xin được tài liệu về nhưng chưa chắc các e đã xem hết hay học hết, chỉ cần 5 7 tài liệu viết khác nhau xíu là các e đã thấy loạn và tự hỏi cái nào là chính xác nhất để học. Các e nên quay về với SGK là hơn. Nếu có điều kiện thì đầu tư 1 cuốn sách ôn thi có kiến thức cơ bản rõ ràng để học cho chuẩn. Học tài liệu trôi nổi trên mạng nguy hiểm khôn lường cuối mùa Sưu tầm tài liệu, học theo tài liệu mà không chọn lọc, không có phương pháp quản lý kiến thức, ôn luyện phần đã học cũng dễ bị loạn, bị quên kiến thức, nửa tỉnh nửa mê, dở sách ra thì phần này mình biết rồi, nhưng khi làm đề lại như chưa hề đọc qua hay nhớ mang máng, kết quả làm sai đáp án. Tài liệu tốt nhất dành cho các e chính là SGK, còn tham khảo nâng cao cứ sách ôn thi HSG mua thêm, vậy là khá đủ cho combo ôn thi. Các loại khác chỉ tham khảo chọn lọc trên nền kiến thức mình có. Không nên tham lam thấy cái gì cũng muốn học mà không chọn, thành ra 1 mớ hỗn tạp kiến thức, 5. Câu hỏi khó, độ nhiễu cao Hàng năm, số lượng thí sinh được điểm 9.75 hay 10 rất ít và hiếm, số lượng chỉ vài nghìn người (năm 2020 có 1129 ts đạt 9, 75 và 371 ts đạt 10 điểm. Năm 2018 từ 9 điểm trở lên chỉ có 312 thí sinh, 42 ts được 9, 75 và 11 thí sinh được 10 điểm môn sử). Như vậy, các e có thể thấy, những câu vận dụng cao chính là những câu phân loại học sinh, phân loại từ kiến thức, kĩ năng, khả năng tư duy làm bài Năm nào cũng có 1 số lượng câu vận dụng cao nhất định để phân loại thí sinh và những người đạt mốc 9 trở lên đã rất khá và giỏi, nhất là những năm đề khó, tỉ lệ ít. Không phải ai có kiến thức là đã làm được nên nhiều bạn đầu tư nhiều công sức, tiền bạc để làm những dạng này, tìm sách luyện đề để kiểm tra kiến thức. Câu hỏi vận dụng cao vẫn là kiến thức quanh SGK nhưng đòi hỏi mức độ tư duy sâu, sự hiểu biết rộng hơn, khả năng tổng hợp kiến thức từ nhiều bài để có thể so sánh, chứng minh, giải thích cho các đáp án từ đó tìm ra đáp án phù hợp với lời dẫn đã nêu ở trên. Những câu hỏi dạng này đòi hỏi có thời gian ôn luyện chắc kiến thức cơ bản, học kiến thức nâng cao và tìm hiểu kiến thức sử chuyên sâu phục vụ cho việc ôn luyện thi cử, kèm theo đó là khả năng phân tích, tư duy tốt. Nếu các bạn có kiến thức nền tương đối tốt mà làm sai những dạng này cũng là chuyện dễ hiểu. Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc có kiến thức mà vẫn làm sai, muốn có điểm cao chịu khó học thêm nâng cao mở rộng, SGk chỉ là điều kiện" đủ"cho các e ôn thi lấy 6 7 8 (nếu đề như mức 2019, 2020, còn như 2018 thì hơi khó lấy 8 điểm), chủ yếu nhất vẫn là ở bản thân các e quyết định ôn luyện, phương pháp, hướng đi cho mình. Chúc các e ôn thi tốt để đạt được kết quả cao cuối mùa thi!