Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương

Thảo luận trong 'Bài Bị Trùng' bắt đầu bởi Justice Defender, 3 Tháng tám 2023.

  1. Justice Defender

    Bài viết:
    0
    Không phải ngẫu nhiên mà văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát biểu: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hơn ai hết, tác giả những thiên truyện viết ra từ trường đại học cuộc sống, người được coi là "cánh chim báo bão của cách mạng Nga", "nhà văn của những người chân đất" là người hiều rõ tầm quan trọng của những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Tương quan đối lập trong câu nói trên đã khăng định: Cái làm nên tầm vóc của nhà văn không hẳn là quy mô tác phẩm mà chính là chi tiết "– yếu tố đôi khi được coi là nhỏ, là vặt vãnh.. Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời.. của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Nhà vẫn chỉ thực sự là" người thư kí trung thành của thời đại "(H. Balzac) khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư tưởng của người cầm bút.

    Chi tiết không phải là một khái niệm xa lạ với đời sống. Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1988) thì chi tiết là:" Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng "," Là thành phần riêng rẽ hoặc tổ hợp đơn giản nhất của chúng có thể tháo lắp được ". Như vậy, trong đời sống hàng ngày, từ" chi tiết "được hiểu và dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo.

    Trong văn học," chi tiết "theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) là:" Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng "và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. Cũng theo nhóm tác giả này thì:" Tuy theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với "quan niệm nghệ thuật" về thế giới con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định ".

    Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật. Khái niệm chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thế. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật.

    Trong truyện, nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển, thông qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, tâm trạng, hình dáng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ. Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật. Thiếu chi tiết là thiếu sự đặc tả, thiếu tính cụ thể, truyện sẽ trở nên nhạt nhẽo, hời hợt, thiếu sức hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu ôm đồm nhiều chi tiết thì rối rắm, rườm rà, giảm giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.

    Trong thơ, nhờ chi tiết mà cảm xúc của nhà thơ có nơi nương náu. Đặc thù của thơ là cảm xúc và hình ảnh. Hình ảnh chính là chi tiết trong thơ. Một cánh chim, một làn mây, một chiếc lá, một nhành hoa hay tia nắng.. đi vào thơ không còn là sự vật vô tri nữa. Nó là hình ảnh phản chiếu tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Từ một cảnh huống, một tâm trạng mà thấy được nỗi niềm không chỉ của cá nhân thi sĩ mà của cả một lớp người, một thời đại. Cao hơn là phản ánh số phận con người của một quốc gia, dân tộc ở những chặng đường lịch sử nhất định. Đỗ Phủ, Puskin, Nguyễn Du.. đều là những thi hào mà tên tuổi đã gắn liền với dân tộc và thời đại.

    Có thể nói chi tiết nghệ thuật dù chỉ là yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Thiếu chi tiết, nhà văn không thể đúc nên tác phẩm. Chi tiết càng có sức biểu hiện, sức khơi gợi và ám ảnh càng lớn, càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Và không có một tác phẩm lớn nào mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống. Tóm lại, khó thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của chi tiết trong tác phẩm nghệ thuật. Với nhà văn, quá trình sáng tạo gắn liền với ý thức làm nên những chi tiết đặc sắc, góp phần thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm. Chi tiết gánh trọng trách truyền tải đến người đọc những thông điệp mà nhà văn gửi gắm, những cách nhìn và quan niệm sâu xa về con người và cuộc đời của người nghệ sĩ. Với người đọc, cảm nhận chi tiết nghệ thuật là mở những cánh cửa đầu tiên để đi vào thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Nhà văn sẽ không thể làm nên tên tuổi nếu tác phẩm của anh ta không bắt đầu từ những chi tiết. Người đọc sẽ không nối được nhịp cầu tri âm với tác giả nếu không thông qua tác phẩm từ những chi tiết nghệ thuật nhỏ nhất bởi chân lí trong sáng tạo nghệ thuật luôn là:" Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn".
     
    Tuyettuyetlanlan thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...