Đề bài: Cảm nhận về chí làm trai trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão và quan niệm sống của thanh niên hiện nay. Bài làm Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm tháng, văn võ toàn tài. Chúng ta không chỉ biết đến ông với tư cách là một vị danh tướng mà còn biến đến ông với tư cách là một nhà thơ. Nhắc đến ông là ta nhớ ngay đến bài thơ "Thuật hoài" – một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần. Bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão đặt ra vấn đề: Chí làm trai. Phiên âm: "Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu." Dịch thơ: "Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu." "Tỏ lòng" được Phạm Ngũ Lão sáng tác vào cuối năm 1248, khi cuộc khánh chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai đang đến rất gần. Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật, thể hiện lý tưởng ca cả và khí phách anh hùng của Phạm Ngũ Lão – một vị tướng giỏi thời Trần. Theo quan niệm thời Trung đại, nam nhi không chỉ cần có tài, có tâm mà còn phải có chí, có khát vọng để theo đuổi và thực hiện đến cùng những ước mơ, hoài bão. Đây chính là chí làm trai mang tinh thần tích cực của Nho giáo. Chí làm trai được thể hiện qua hình ảnh người tráng sĩ đời Trần và sức mạnh quân đội nhà Trần: "Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu." (Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu) Hình ảnh người tráng sĩ trấn giữ biên ải và hình ảnh quân đội nhà Trần với hào khí Đông A góp phần khẳng định khát vọng lập công danh. "Hoành sóc" là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang, dũng mãnh. Hình ảnh "giang sơn" gợi lên một không gian rộng lớn, mở ra một chiều kích làm tôn vinh vẻ đẹp của con người nhà Trần. Ba từ "kháp kỷ thu" (chẵn mấy thu) mở ra chiều kích về mặt thời gian. "Tam quân" gợi lên sức mạnh tập thể như hổ báo, khí thế nuốt trôi trâu, khí thế át cả Sao Ngưu. Con người nhà Trần được hiện lên trong một bối cảnh không gian rộng lớn, trong chiều dài của thời gian. Đó là người tráng sĩ với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, lấn át cả không gian bao la, dồn nén sức mạnh tập thể để bảo vệ Tổ quốc. Đây là vẻ đẹp mang tầm vóc thời đại, thể hiện rõ hào khí Đông A. Từ vẻ đẹp đó, nhà thơ trực tiếp đề cập về chí làm trai. Và nó được tập trung thể hiện trong hai câu thơ cuối: "Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu." (Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu) Câu thơ thứ ba nói lên ý thức, nghĩa vụ phụng sự đất nước cao cả của tác giả. Người xưa cho rằng, người đàn ông sinh ra là đã có nợ tang bông, nợ công danh. "Công danh" ở đây là lập công (để lại sự nghiệp) và lập danh (để lại tiếng thơm) ; thường chỉ việc đõ đạt, làm quan, lập công báo quốc, tên tuổi được ghi vào bia đá bảng vàng. "Công danh trái" nghĩa là nợ công danh. Và chỉ ai trả được nợ công danh mới xứng đáng với danh hiệu "nam tử" (tức là kẻ làm trai). Nam nhi luôn coi "tu thân", "tề gia", "trị quốc", "bình thiên" là mục đích, lý tưởng cần hướng tới. Đó là lý tưởng sống tích cực, tiến bộ. Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước – sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng. Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Câu thơ cuối là lời bộc bạch, bày tỏ nỗi lòng của nhà thơ: "Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu." (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu) Phạm Ngũ Lão cũng từ cái chí, cái nợ nam nhi, nợ công danh ấy mà cùng dân tộc chiến đấu chống xâm lược bền bỉ, ròng rã bao năm. Đặc biệt ở đây cũng từ cái chí, cái nợ đó mà nảy sinh trong tâm trạng một nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão "thẹn" chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước, để Tổ quốc Đại Việt trường tồn bền vững. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại lai nâng phẩm giá con người Phạm Ngũ Lão (một con người luôn có sự đòi hỏi rất cao với bản thân, luôn có khát vọng lập công báo quốc, suốt đời tận tụy trung thành với chủ tướng Trần Hưng Đạo). Như thế ta có thể hiểu vì sao Phạm Ngũ Lão "thẹn". Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao cả; đồng thời cũng thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh ngang với Vũ Hầu Gia Cát Lượng. Như vậy, chí làm trai góp phần hoàn thiện hình tượng người tráng sĩ đời Trần – hình tượng trung tâm của bài thơ. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Tuy nhiên, hiện nay, một số bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: "Được đến đâu thì hay đến đó", sống chỉ biết nghĩ cho riêng mình.. Thật đáng buồn cho một đất nước khi lại có một bộ phận lớn thanh niên như vậy. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng tráng, trang nghiêm, mạnh mẽ; ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đúc; hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ.. tác giả đã bày tỏ được hùng tâm tràng trí và hoài bão lớn lao (chí làm trai) của tuổi trẻ đương thời. Đồng thời, thức tỉnh thế hệ trẻ cần có ý thức, trách nhiệm, có lý tưởng sống tích cực vì cộng đồng, xã hội, bản thân.