Truyện ngắn: Chỉ còn một chiếc lá Tác giả: Glacia Tran Thể loại: Đời thường Tình trạng: Hoàn thành Tóm tắt: Sinh ra trong hoàn cảnh mẹ là nạn nhân của nạn xâm hại tình dục và mang thai ngoài ý muốn, Đông bị người nhà kinh thường. Mẹ mất, không biết cha là ai. Đông ở cùng ông ngoại, người duy nhất trong nhà yêu thương em. Tuy nhiên số phận lại đẩy họ vào hoàn cảnh không nơi trú thân.. * * * Hoàng hôn đã bắt đầu buông xuống. Gió thổi từng cơn lành lạnh cuốn theo tiếng xào xạc của những chiếc lá đỏ. Nơi đây là một nghĩa trang hiu quạnh và vắng vẻ. Bên một gò đất đắp tạm bợ, một người đàn ông chừng ba mươi tuổi đang một mình chống lại sự ớn lạnh tỏa ra từ những ngôi mộ. Anh ta mặc áo véc đen, thất cà vạt chỉnh tề và chân đi một đôi giày đen hạng sang. Trông anh ta có vẻ là con nhà gia giáo. Dưới gò đất kia là một người rất quan trọng đối với anh ta. Chắc rằng sau chuyến viếng thăm này, gò đất đó sẽ trở thành một ngôi mộ khang trang và sạch sẽ. Thế nhưng bấy nhiêu đó cũng chẳng đủ cho cái người đang nằm dưới gò đất kia. Anh ta vẫn luôn dằn vặt và điều đó. Đáng lẽ ra, anh ta phải ở bên người đó vào những giờ phút cuối. * * * Đông từ nhỏ đã sống trong sự thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ. Mẹ của Đông bị một gã đàn ông lăng nhăng lừa dối rồi sinh ra em. Năm Đông lên bốn tuổi, mẹ em qua đời sau một tai nạn tàu hỏa khi đang từ Hà Nội về thăm em. Từ đó, Đông ở với ông ngoại và mợ ruột. Mợ của Đông góa chồng sau khi sinh đứa con thứ ba chưa đầy hai tháng. Ở nhà cũng có nhiều ruộng đất nên làm nông cũng khấm khá lắm. Ông ngoại Đông cũng đau yếu nên toàn bộ gia sản chuyển giao hết cho bà mợ. Giấy tờ chuyển giao gia sản vừa hoàn thiện xong xuôi được vài tuần thì ông ngoại đã phải dẫn Đông bỏ nhà đi bụi. Bà mợ có được toàn bộ gia sản bắt đầu mới làm càn. Bà ta lộ rã bản chất của mình với cách sử dụng Đông như một món đồ chơi. Đông bị khinh bỉ, đánh đập, làm việc như một nô lệ cho mụ. Ông ngoại cố gắng can ngăn bảo vệ Đông nhưng rồi cũng hứng chịu số phận tương tự. Và.. ông ngoại đã dẫn Đông ra khỏi căn nhà đó- nơi mà ông và người vợ quá cố của đã bao mưa nắng để xây nên. Ông dẫn Đông đi lang thang khắp chốn để kiếm việc làm thêm. Vì tuổi đã gần thất niên nên họ chỉ dám nhận ông làm những việc nhẹ. Hằng tháng, ông vẫn lặn lội từ nơi lang thang với Đông để về nhà văn hóa làng nhận lương hưu. Nhưng rồi cũng chỉ được ba tháng trước khi tiền lương hưu của ông được chuyển về nhà cho bà mợ. Tất nhiên là chẳng có ai trong cái làng đó hay tin ông đã đưa Đông đi bụi. Khoảng gần một năm đi bụi ở đầu đường xó chợ, có một người phụ nữ lạ mặt giúp ông của Đông xây tạm một căn nhà lá nhỏ trong nghĩa trang. Hai ông cháu bắt đầu sống ở đó và kiêm luôn nghề bảo vệ nghĩa trang. Nơi hai ông cháu đang ở cách nhà cũ khoảng một giờ đi bộ. Từ đó họ chẳng về nhà cũ nữa. Năm nay, Đông vào lớp Một. Không may thay, em lại vào đúng lớp của thằng cu thứ ba nhà bà mợ. Cái 'tiểu sử' của em xem ra bị nó khơi ra hết. Chẳng ai trong lớp thèm chơi với Đông cả. Em tủi thân vô cùng. Lúc nào, em cũng trở thàng trung tâm của mọi trò bắt nạt. Học được mấy tháng thì Đông bỏ học. Ông ngoại của em không đồng ý và khuyên em trở lại lớp học. Vùng vằng mãi, ông mới chấp nhận cho Đông nghỉ học. - Nhưng lúc nào muốn đi học thì phải bảo ông để ông cho đi đó. - Không có chuyện đó đâu. Cháu ghét đi học lắm. Đông ở nhà phụ ông đi bán rau. Mỗi sáng, ông lại dẫn Đông ra vườn rau tỉnh nhận rau về bán. Có ngày bán vừa đủ vốn, hai ông cháu chẳng có đồng nào. Ngày thì bán lỗ to, thành ra họ lại nợ nhiều. Còn có ngày bán lãi nhưng cũng chỉ lãi được mấy chục nghìn. Hai ông cháu chẳng lấy một ngày no bụng. - Này Đông, cháu mà không đi học thì mai sau lấy gì nuôi thân. - Cần gì học. Cháu đi bán rau lấy tiền là được mà. Ông ơi, mai ngày đi bán rau có nhiều tiền, cháu sẽ xây cho ông một căn nhà thiệt lớn. Lớn hơn cả nhà cũ của ông cháu mình nữa cơ. - Thằng quỷ! Đi bán rau cả đời thì bao giờ mới giàu được? Cháu phải đi học để lấy kiến thức, như vậy thì mới làm giàu nhanh được. - Thiệt hả ông? - Ừ. - Vậy cháu sẽ đi học. - Thật không? - Dạ. Nhưng cháu sẽ không tới cái trường đó đâu. Ông vẫn khó xử việc Đông không muốn tới trường cũ. Nhưng Đông nói em sẽ đi học nên ông phải tìm một trường học mới cho em. Hôm sau, ông quyết định đến gặp người phụ nữ lúc trước đã giúp ông dựng căn nhà lá để ở. Sau một hồi nói chuyện, người phụ nữ ấy nói: - Ông cứ yên tâm, con sẽ giúp ông tìm một trường học phù hợp với thằng bé. Đó là một người phụ nữ tốt bụng. Tốt mấy thì tốt nhưng nhà người ấy không đủ giàu để cho hai ông cháu lánh tạm được. Nhưng những việc như thế cũng quá đủ để người ta gọi người phụ nữ ấy là một người tốt rồi. - Vậy thì cám ơn cô quá! - Không có gì ạ. Dù gì thì năm sau con bé nhà con cũng vào lớp Một. Cho hai anh em nó học cùng cũng vui mà. - Vậy thì phiền cô. Ông lọ khọ quay về. Người phụ nữ kia giúp Đông vào học tại một trường tiểu học mới khá xa căn nhà mà Đông đang ở. Lúc đầu, hai ông cháu định từ chối vì không có điều kiện đi lại nhưng sau khi nghe nói trường có một lớp nội trú nên họ mới đồng ý. Bước vào ngôi trường mới, Đông phải xa ông trong một thời gian dài. Em quyết định cố gắng học tập thật chăm chỉ ở đây. Thành tích học tập của em rất cao. Bạn bè trong lớp, ai cũng yêu quý và tôn trọng em. Không như trước kia, em bị châm chọc và chỉ toàn bị tụi bạn bắt nạt. Em được các bạn bầu làm lớp trưởng bắt đầu từ năm lớp Hai. Em vui lắm! Hàng tháng, ông ngoại lại gửi tiền nhờ người phụ nữ kia nộp phí sinh hoạt lên trường cho Đông. Số tiền ông đưa lúc đầu cơ bản vẫn còn thiếu một ít, người phụ nữ kia có giúp đỡ ông khoản đó. Ông từ chối và quyết phải trả hết tiền cho Đông. Ông ngoại của Đông tuy đã già yếu nhưng vẫn làm đủ mọi việc để nuôi Đông. Lần này, ông xin người ta cho làm cả những việc nặng nhọc. Vất vả đến mấy thì vất vả, ông cũng chẳng bao giờ chịu ngửa tay ra đi xin ai lấy một đồng. Ngày tháng cứ thế trôi qua, Đông mỗi năm về thăm ông hai lần là vào dịp Tết và nghỉ hè. Lúc nào em cũng mong những dịp đó mau tới. Rồi cứ thế, Đông ngày một trưởng thành hơn. Năm nay, Đông sẽ lên lớp Sáu. Em sẽ phải dành ra một mùa hè khó nhọc để ôn thi chuyển cấp. Nhưng với khả năng của em thì bài thi cũng sẽ dễ dàng thôi. Thế nhưng.. - Cháu sẽ không học lên nữa. Lời tuyên bố đột ngột của Đông giống như một chiếc kim đi xuyên qua cơ thể ông ngoại của em. Đông tiếp tục: - Đủ lắm rồi! Học hành như thế này thì biết bao giờ mới giàu được. Chỉ tội tốn tiền. Cháu sẽ ở nhà và tự làm giàu cho mình. Ông từ từ khuyên bảo Đông. Đông không nghe. Ông lỡ miệng nói nặng lời với Đông. Đâm ra, Đông cáu ông. Tối hôm đó, Đông không thèm ăn gì. Em lên chõng nằm ngủ và mặc kệ ông có đứt hơi gọi em ra ăn. Giờ đi làm của ông sắp tới, ông không thể tiếp tục giục Đông ra ăn tối được nữa. - Nếu đói thì cứ lấy sắn trong nồi mà ăn nhé. Nhà còn có ba củ thôi. Ông ăn một củ rồi. Mà tốt nhất thì cháu cứ ăn luôn đi cho nóng chứ không thì nguội hết rồi đây này. Ông tiến về phía cửa, xách cái túi vải đã cũ lên vai rồi rời khỏi nhà. Bây giờ là giờ làm thêm cho một công ty tư nhân, ông phải tới đó thay ca chạy máy đúng giờ nếu không sẽ bị phạt lương. Phải đợi ông đi một lúc, Đông mới trèo xuỗng chõng. Em mò cái đèn dầu ở trên bàn rồi lọ mọ ra phía nồi sắn. Mở vung ra, Đông nheo mắt lại nhìn. - Gì thế này? Vẫn còn nguyên cả ba củ! Vậy là ông ngoại chẳng ăn gì mà cứ để bũng đói đi làm. Vẫn giận, Đông thậm chí chẳng cả thèm quan tâm tới điều đó. Đông thò tay vào lấy hai củ ra ăn ngon lành. Còn một củ nữa, định ăn nhưng nghĩ đi nghĩ lại kiểu gì đó nên Đông thôi không ăn nữa. Ăn xong, Đông ra góc nhà lục tìm mấy cái bao nilon to. Sau đó, Đông ra khỏi nhà và bắt đầu đi kiếm đồng nát sắt vụn. Hễ có lúc nào về thăm ông, Đông đều đi làm công việc này để kiếm thêm sinh hoạt. Vừa hay mới hồi chiều có tổ chức lễ hội ở công viên, chai lọ của người ta vứt tràn lan ra công viên. Chưa đầy năm phút thì Đông đã có hai bao nilon đầy chai lọ. - Anh Đông! Đông giật mình quay lại. - A! Thu! Thu là con gái của người phụ nữ đã giúp đỡ ông cháu Đông dựng nhà trong nghĩa trang. Con bé kém Đông một tuổi. - Anh Đông đang làm gì thế? - Anh đi nhặt chai lọ để lấy tiền. Thế Thu đi chơi một mình mà không sợ à? - Không, mẹ em vừa đưa em tới đây nhưng có việc một chút nên nói em cứ đợi mẹ ở đây. Mà anh ơi, nhặt chai lọ kiếm được tiền sao? - Ừ. Anh kiếm được nhiều lắm. - Thế thì cho em làm với. - Không được, bẩn tay lắm. - Ứ ự, em cũng muốn cơ. - Thôi được rồi. Chịu em luôn đó. Dưới bầu trời đen oi bức, hai đứa trẻ kia cùng nhau đi gom phế liệu cho vào những túi nilon để kiếm tiền. Chẳng mấy chốc, cái bãi chiến trường rác kia đã sạch bong. Một đống bao phế liệu đã chất đầy ở góc công viên cùng với đó là những giọt mồ hôi trên má của cả hai đứa. Chúng cùng nhau đem phế liệu ra hàng đồng nát đối diện công viên bán. Bà đồng nát cân cân đếm đếm một lúc rồi phán: - Bảy mươi sáu nghìn năm trăm đồng. Thôi, cho chúng bay thêm năm trăm đồng nữa. Bảy mươi bảy nghìn. Con bé Thu không biết gì nhảy lên reo hò. Đông thì tiếp tục màn đối chất với bà đồng nát: - Ơ sao ít thế bác? Bác cân lại cho cháu hộ với. - Đã bảo bảy mươi bảy là bảy mươi bảy mà! Thu ngơ ngác nhìn khó hiểu. Đông tiếp lời bà đồng nát: - Vậy thì thôi, cháu mang hàng khác. Hàng này bác làm chẳng thật gì cả. Chỗ này thì chắc cũng phải chín mươi ngàn là ít. Đông giục Thu xách hết phế liệu quay đi. - Ơ không bán nữa à anh? - Thôi, bà này mua lại có từng nấy thì công sức hai anh em ta xuống sông hết thôi. Vừa xách đi được một đoạn ngắn, tiếng bà đồng nát gọi lại vang lên: - Này, thôi tám mươi sáu nghìn nhá? Đông quay lại đồng ý bán chỗ phế liệu đó. Trên đường về, Đông cười khoái chí lắm. Lấy làm lạ, mới giờ, Thu mới hỏi Đông: - Sao vừa nãy anh bảo không bán rồi lại bán thế? - Hì hì, thủ thuật thôi. Chỗ đó đúng ra chưa cả đến bảy mươi lăm ngàn nhưng nếu không mua thì bà đồng nát đó sẽ không có cơ hội bán lại nhiều hơn cho đại lý thu gom phế liệu vào ngày mai. - Là sao? - Hề, mấy bà đồng nát bán lại phế liệu cho đại lý cũng lãi kinh lắm. Tám mươi lăm ngàn chỗ đó đã là cái gì? Bán lại chỗ đó cho đại lý chắc cũng phải lên một trăm nghìn. - Oa! Anh Đông giỏi thật. Thu nhảy câng câng lên như một con chim nhỏ. Đông đưa Thu trở lại công viên nơi mẹ Thu đang đợi rồi mới về nhà. Về nhà trước ông ngoại, Đông lại leo lên giường tiếp tục màn kịch vùa nãy. - Ông về rồi đây! Đông vẫn nằm cuộn tròn trên chõng tỏ vẻ như đang ngủ rất say. Ông ngoại mở vung nồi sắn ra. - Ô kìa, còn một củ nữa sao cháu không ăn nốt? Đông lúc đó mới lên tiếng: - No rồi! Ông tiến đến ngồi cạnh Đông, Đông quay mặt úp vào tường. - Đông này, hôm nay chủ nhà trả cho ông nhiều tiền công lắm. Mai hai ông cháu mình ra đong gạo về ăn nhé? Cũng lâu rồi ông cháu ta chưa được bữa gạo nào cả. - Chỉ có ông thôi, ở trường cháu ăn suốt. - Vậy sao? Thế cháu ở nhà có buồn không? - Kệ cháu đi. Đông ngủ luôn. Ông thì vẫn thức để dọn dẹp cái đống nilon mà Đông vừa nhét đại vào gầm chõng. Ông biết Đông lại đi nhặt phế liệu kiếm tiền nhưng cũng chẳng nói gì mà cứ để kệ cho Đông ngủ. Có lẽ, em cũng thấm mệt rồi. Nhớ có lần, ông ngoại nói với Đông: - Này, Đông. Nhớ nhé, cho dù có khó khăn tới đâu thì cháu cũng không được hạ thấp mình trước người khác nghe chưa. Đừng có bao giờ quỳ gối ngửa tay đi xin đồ bố thí của người khác, như thế thì mọi người sẽ coi thường cháu đấy. Đông vẫn khắc ghi câu nói ấy. Dù có khó khăn, nhưng em vẫn lao đông bằng chính khả năng của mình. Chỉ vậy thôi là ông ngoại em cũng vui rồi. Bây giờ chỉ cần tìm cách khuyên em tiếp tục sự nghiệp học hành nữa là ông cũng phần nào mãn nguyện. Cái đó cũng hơi khó vì đây không phải là bỏ học do khách quan như lần trước nữa mà là do chủ quan từ Đông muốn nghỉ học. Và rồi, vào chính cái đêm hôm đó.. Cơn xuất huyết não ập tới căn nhà lá nhỏ bé trong ngiã trang. Đông lên cơn xuất huyết nặng. Ông hoảng hốt rồi ngay lập tức cõng Đông lên lưng lao nhanh ra khỏi nhà. Mặt mũi ông tái mét. Hai hàng nước mắt giàn giụa rơi trên má. Những nếp nhăn co lại xô vào nhau. Vừa cõng cơ thể nhỏ bé của Đông, ông vừa chạy đi tìm người giúp. Vô dụng rồi! Chẳng có nhà ai còn sáng đèn cả. Đã quá nửa đêm rồi. Bệnh viện thì ở cách xa nơi này quá. Bây giờ chỉ còn lựa chọn là đến nhờ vả mẹ con bé Thu thôi. Thế nhưng ông cũng chẳng muốn làm phiền mẹ con bé, ông quyết định cõng Đông tới bệnh viện. Giờ này thì chẳng còn xe cộ nào hoạt động nữa, ông cũng không biết dùng điện thoại nên đành phải chạy bộ cho kịp cứu sống Đông. Màn đêm bao bọc lấy tầm nhìn không còn tinh tường của ông ngoại. Tiếng kêu rung rợn của màn đêm mang đậm hương vị chết chóc của tử thần liên tục nối đuôi nhau gầm rú. Một đàn quạ đen bay ngang qua trên đầu hai ông cháu. Ông lao nhanh qua từng mảnh trời đêm như một nhẫn giả. Ông vấp ngã. Những vết trầy xước rủ nhau xuất hiện. Ông nằm xõng xoài trên mặt đất. Mắt ông dần dần nhắm lại. Hộc! Hộc! Từng tiếng thở hổn hển của Đông càng lúc càng khó nhọc. Đánh bại cơn buồn ngủ và cơn đau do những vết trầy xước gây ra, ông lại tiệp tục đứng dậy cõng Đông chạy tiếp. Đông vừa thở dốc, vừa thét kêu ông dừng lại. Ông đã vấp ngã nhiều lần lắm rồi. Em bật khóc trước vô số những vết trầy xước đang ngày một nhiều hơn. Em cỗ giữ cho mình thật tỉnh táo để kêu ông dừng lại: - Ông ơi dừng lại! Dừng lại đi! Kệ cháu! Ông bỏ ngoài tai những gì em nói. Ông vẫn cứ tiệp tục lao nhanh qua màn đêm u ám. Vẫn giữu chặt Đông trên lưng, ông cứ lao đi như một người lính cụ Hồ chạy về căn cứ Cách Mạng báo tin đại thắng. Tay của ông càng lúc càng mỏi. Cơ thể của Đông cứ dần dần xệ xuống. Ông vẫn cô gắng cõng em chạy. Bên cạnh ông lúc này, ông có thể cảm nhận được một người vô hình. Ông cảm nhận được cô con gái xấu số của mình đang chạy kế bên ông. Hai tay của cô ấy đang đỡ lấy cơ thể của thằng bé. Ông thì như tăng thêm sức mạnh cho cuộc chạy đua của tử thần. Bệnh viện bắt đầu hiện ra trước mắt. Đông dần dần đánh mất đi sự tỉnh táo. Em gật gù trên lưng ông rồi từ từ nhắm mắt lại. - Đông! Đông! - Ông gọi to tên của Đông. - Sắp tới rồi, cố lên cháu! Lời động viên của ông như thức tỉnh Đông. Em cố gắng mở mắt thật to để cố gắng chống lại sự cám dỗ của cơn sốt. Kịp rồi! Đông đã được đưa vào phòng cấp cứu kịp thời. Ông của em vui mừng khôn xiết. Rồi, ông ngã xụp xuống đất. Nhanh chóng, các nhân viên y tế ở đây đã kịp thời đưa ông vào phòng bệnh nghỉ ngơi. Đã hơn một tuần nay rồi thế nhưng Đông vẫn bất tỉnh cho dù bác sĩ có nói rằng em đã qua cơn nguy kịch. Ông thì nghỉ tất cả việc để ở viện chăm sóc cho Đông. Hay tin Đông nằm viện, mẹ Thu đưa con bé vào thăm. Con bé Thu khóc giữ lắm. Con bé cứ khóc đòi bác sĩ phải chữa khỏi cho anh Đông của nó. Mẹ con bé Thu đã nói chuyện riêng với bác sĩ ở ngoài phòng bệnh, bác sĩ nói rằng khả năng Đông bị di can là rất cao. Vì vậy nên Đông cần có tiền để chấm dứt bệnh càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị di can. Và tiền thì khoảng vài chục triệu là ít. Mẹ của Thu nghe xong thoáng buồn. Gia đình của cô hiện giờ cũng đang gặp khó khăn nên không thể chi ra một khoản tiền lớn như vậy để giúp Đông. Ông ngoại của Đông từ trong phòng đã nghe hết được sự tình. Ông bỗng mở cửa phòng bệnh bước ra khiến mẹ của Thu không khỏi ngỡ ngàng. Loẹt quẹt đôi dép đã mòn, ông bước ra ngoài phía cổng bệnh viện rồi mất hút sau cánh cổng. Giữa cái nóng như thiêu rụi cả một khoảng không gian rộng lướn của tháng Bảy, ông nhanh chân bước đi trên con đường quen thuộc ngày trước. Ông chạy vào công của một ngôi làng. Bỏ qua hàng si già đứng hai bên đường, bỏ qua những cánh đồng bạt ngàn cây lúa, ông bước vào cổng của một căn nhà màu lam nổi bật nhất so với những căn nhà xung quanh. Ông gọi to: - Mụ đàn bà kia, mau ra đây, ra đây cho ông! Ngoài sân, hai đứa trẻ con đang chơi ô ăn quan ngẩng đầu lên nhìn. Cả hai đứa đều ngơ ngác trước sự hiện diện của ông. Từ trong nhà, một người đàn bà cỡ ngoài bốn mươi bước ra. Bà ta lau lau cái kính đang cầm trên tay bằng vạt áo rồi đeo lên nhìn. - Ô ông già, ông vẫn còn đủ dũng khí bước về đây à? Ô thế tưởng ông mất hút mấy năm thì tưởng ông phải đi trầu lâu rồi chứ? Ơ kìa, thế thằng con hoang kia đâu rồi? Này đừng bảo nó đi trầu trước ông đấy nhá. Ông tức giận trước hành xử ngỗ ngược đó. - Mày, mày! Ông là ông cấm mày nói cháu ông như thế. Mày lừa lấy hết gia sản nhà ông rồi thì thôi, bây giờ thì trả hết lương hưu của nhà ông đây! - Ơ ông già nói hay nhẩy! Tiền nào? Tiền ông thì ông đi mà giữ liên quan gì đến gia đình này? - Mày không đưa, ông cứ làm ầm ở đây luôn. - Á à ông già! Giỏi nhẩy? Thách hả? Này nói cho mà biết nhá, tiền hưu đó giờ chuyển hết sang tên bà rồi. Đút cho chủ tịch xã mấy đồng là xong xuôi hết rồi. Khôn hồn thì ra khỏi đây trước khi bà gọi công an tới. Chết chửa! Hóa ra là mụ thông đồng với cả gã chủ tịch xã để lừa ông. Mụ đàn bà này cũng gớm thật. Làm sao bây giờ? Đông làm sao mà khỏi dứt được nếu không có tiền chữa trị chứ? Bà con trong làng đứng trước cổng nhà nhìn vào mà chẳng ai dám ho he nửa lời. Họ chỉ đứng đấy để chứng kiến người đàn ông đứng tuổi kia bất lực trước mọi thứ. Bọn trẻ con thì rủ nhau vào nhà hết. Mụ đàn bà kia tiến gần tới trước mặt ông. - Này, sao ông không thử quỳ xuống vào ngửa tay ra nhẩy? Không chừng, bà đổi ý rồi bố thí cho mấy đồng đấy! Ông mở tròn mắt nhìn mụ. Ông xót. Xót cho số phận của gia đình ông đi tới thảm cảnh này. Xót cho đứa con gái xấu số của ông liên tục gặp phải những khổ đau bị người đời xỉ nhục. Xót cho đứa cháu ngoại của ông không ngày nào vơi đi nỗi đau của sự éo le từ thể xác cho tới tâm hồn. Và ông xót cho đứa con trai tội nghiệp của ông gặp phải một người vợ không ra gì. Ông bỏ dép ra rồi mang chân trần tiến sát mặt mụ đàn bà kia. Mặt sân bỏng rát ngấm vào da thịt của đôi bàn chân đã lộ rõ từng khúc xương một. Ông từ từ hạ mình quỳ gối xuống. - Lạy cô, cô làm ơn cứu cháu tôi với! Mụ đàn bà mặt xưng mày xỉu bước vào trong nhà. Một lúc sau, mụ ta bước ra tay cầm một bó tiền được bọc nham nhở trong một gói giấy nhàu nát. Mụ ta vứt một cái bịch xuống trước mặt ông. - Cho vay, lãi bảy phần trăm! - Cảm ơn cô, tôi sẽ không quên ơn của cô. Ông nói rồi cầm tiền đi ra khỏi cổng. Đông được chữa khỏi bệnh. Mùa thu đó, em được xuất viện. Ông đã chuẩn bị đồ đạc cho em. Không muốn phiefn bất cứ ai nên ông đã một mình cõng Đông về nhà. Tuy được xuất viện nhưng Đông vẫn còn yếu nên không thể tự đi bộ được. - Ông ơi! - Sao thế cháu? - Bây giờ vào học lớp Sáu vẫn còn kịp chứ ạ? - Ừ, vẫn kịp. Chắc bây giờ, các bạn cũng chỉ mới vừa bắt đầu năm học mới khoảng hai, ba tuần thôi. Ông mỉm cười hiền hậu. Đông thì ngẩng lên ngắm cây bàng nhỏ ven đường hồi lâu. - Ông ơi! Mới mùa thu thôi mà, sao cái cây kia lại trơ trụi thế? Nó chết rồi hả ông? - Cháu thử nhìn kĩ lại xem, trên cây có gì nào? Đông nhìn kĩ lại cái cây đó một lần. Em đáp: - Chỉ còn hai chiếc lá trên cây, một chiếc còn xanh nhưng một chiếc đã héo úa. - Ừ, như vậy là đủ rồi. Chỉ cần còn lá dù xanh hay úa thì cũng đủ cho ta thấy dấu hiệu của sự sống ở cái cây. - Thật sao ông! - Ừ, rồi mai sau lớn lên, cháu sẽ hiểu thôi. Cái cây đó có một mối liên kết rất chặt chẽ với ông cháu ta đó. Hai ông cháu vừa đi, vừa nói cười vui vẻ. Đông vẫn chẳng hay biết, hai tháng trước, ông đã phải làm một việc trái với những điều mà ông đã dạy cho em để có tiền chữa bệnh cho em. * * * Mười bảy năm sau. Người đưa thư đã tới. Bức thư vẫn còn thơm mùi nước hoa được trao tận tay ông của Đông. - Cháu ông lại gửi thư từ Mỹ về này! Nhận bức thư trong tay, ông vui sướng rồi đi ngay vào trong nhà kiếm cái kính lão cũ kỹ đeo lên rồi từ từ mở bức thư sao cho sau khi mở ra nó không bị rách. Ông vẫn khéo léo như vậy đối với những bức thư lần trước. ".. Ông ơi! Cháu sắp được lên làm Tổng Giám Đốc của công ty rồi đấy. Còn con bé Thu ngày trước của ông cũng có tin vui rồi. Nghe bác sĩ nói mẹ con cô ấy được hai tháng tròn. Sắp xếp xong xuôi, ông sang đây ở với vợ chồng cháu nhé!" - Vậy là con bé Thu có mang rồi! Ông vui mừng quá rồi cứ nói câu ấy suốt. Cầm trong tay bức thư cùng một lúc mang hai tin mừng, ông lục tìm thứ gì đó trong ngăn kéo tủ. - Đây rồi! - Ông reo lên. Từ trong ngăn kéo, ông lấy ra một tấm hình của một cô gái chừng đôi mươi. Áp sát bức thư vào tấm hình, ông lẩm bẩm nói: - Thế là vui rồi nhá! Con trai cô sắp lên chức rồi. Ở dưới đó lo mà phù hộ cho vợ con nó mẹ tròn con vuông đấy! Ghì chặt tấm hình và bức thư lên ngực, ông cứ giữ mãi không chịu buông. Ông nâng niu chúng như nâng niu đứa cháu Đông bé bỏng ngày trước của ông vậy. Tối hôm đó, ngay cả lúc lên chõng nghỉ ngơi, ông cũng ôm nó mà chìm vào một giấc ngủ dài. Ở cái cây đằng xa kia, chiếc lá úa lìa khỏi cành, rụng xuống và bay đi theo chiều gió nhẹ của một buổi đêm tĩnh lặng. Cảnh vật như ngừng hoạt động dù cho gió có thổi. Trên cành cây kia bay giờ chỉ còn một chiếc lá xanh còn bám trụ. Chiếc lá xanh đó giờ đây không cô đơn. Dưới lớp vỏ xần xùi của thân cây, một mầm non xanh đang từ từ tách ra khỏi lớp vỏ xần xùi ấy. Ông nội của cậu bé Đông ngày nào vẫn ngủ, ông mơ những giấc mơ đẹp để rồi chẳng bao giờ mở mắt ra được nữa. Ông sẽ không bao giờ dậy nữa.