Tác phẩm: Chết Yểu . Tác giả: Vera Anna Thể loại: Truyện Ma Có T hật. Thế giới tâm linh huyền bí luôn khiến con người hiếu kỳ, tò mò về những câu truyện chứng kiến tận mắt cũng không thể lý giải. Khiến con người từ đời trước đến đời sau vẫn luôn e dè không giám xúc phạm đến. Vào năm 1993 tại một gia đình vùng núi, một câu truyện hết sức thương tâm khiến một người chồng một người cha từ công việc ổn định phải bỏ nghề trở thành một kẻ nghiện rượu bất cần. Hôm ấy, đứa bé trai đã biết lẫy, biết ngồi tự nhiên khóc hoài không dứt, dỗ thế nào cũng không nín, nó khóc mãi rồi lịm đi. Bác dâu của đứa bé đã nhờ thầy trong họ dở sách xem giúp xem trong gia đình dòng họ có vấn đề gì không. Khi dở sách thầy phán người bác cả đi lính hi sinh dẫn quân thiên đình về thăm, Cần làm lễ ngay không sẽ không cứu được, họ về đã mấy ngày rồi mà chưa được ăn, họ đang rất tức giận. Người bác dâu này sợ hãi về nói với mẹ đứa bé để làm lễ. Nhưng đâu phải ai cũng tin vào tâm linh, mẹ đứa trẻ đã không tin là có ma mãnh gì cả và theo như bác dâu kể thì bà ấy tiếc lễ vật cúng cho họ ăn. Đến khoảng 7 8h tối nhà nhà lên đèn thì thằng bé ngày một lạnh đi, chân tay lạnh buốt dần dần lịm hẳn đi lúc này người mẹ mới nhờ người đón thầy, nhờ người chuẩn bị lễ gồm 1 con nhà khoảng 5 lạng, 1 nải chuối xanh, một bát gạo, một bát muối và một bát nước. Khi thầy cúng đến sờ vào người đứa bé họ chỉ nói "muộn rồi, họ đã đợi quá lâu, họ giận giữ muốn đưa nó theo hầu rồi". Người thấy chỉ thắp hương và xin tổ tiên phù hộ hi vọng đứa bé tai qua nạn khỏi. Tuy nhiên, một lúc sau đứa bé đã ngừng thở. Cả gia đình trên dưới gào khóc, những người tin vào sự tồn tại của các linh hồn thì họ khóc vì tiếc thương cho một đứa trẻ mụ mẫm khôi ngô phải ra đi vì người mẹ không tin vào thế giới tâm linh, sự ích kỷ lo sợ tốn kém. Người không tin thì nghĩ rằng đứa bé bị cảm. Ngày ấy, một đứa trẻ chết yểu đối với dân làng là bình thường, do mạng ngắn, số tận. Những đứa trẻ chết yểu thường sẽ được đưa đi trôn ngay trong đêm. Bố tôi người khiêng đứa bé đi trôn kể lại. Nó mới có mấy tháng cho vào áo quan mà 2 người lớn khiên đi nặng lắm. Đèn bên trên áo quan thì cứ một đoạn lại tắt, lại phải châm lại. Sống lưng thì cứ lạnh hết lên. Hơn 30 tuổi chẳng sợ gì mà mỗi lần nghĩ về đêm hôm đó Bố tôi vẫn lạnh người. Một đứa trẻ có mấy tháng thì nặng nỗi gì. Thế mà hai người khiêng nó đi loạng choạng, đi được nửa đường thì trời ơi dây thừng buộc áo quan với cây đòn khiêng nó đi bị đứt, áo quan dựng đứng lên, nắp áo quan bung ra, xác nó dựa vào áo quan với tư thế như đang ngồi dưới ánh trăng của buổi đêm mọi người nhìn rõ mồn một. Hoảng quá Bố tôi và mọi người tá hỏa chạy về nhà nó. Về đến nơi, mặt ai cũng kinh hãi tái nhợt phần vì sợ hãi, phần vì mệt. Sau khi nghe kể về sự việc người thấy cúng chỉ nói "số dương chưa tận, nó oán, nó trách. Nó không muốn dời khỏi dương trần". Nghe thầy nói vậy mọi người lại thêm sợ hãi. Nhưng sau một hồi Bố tôi vẫn theo thầy cúng và một số người nhà ra chỗ áo quan bị bung nắp để mang đứa bé đó trôn cất. Đêm đó khi về Bố tôi không ngủ được, những đêm sau đó ngủ vẫn không ngon giấc vì hình ảnh đứa bé đó ngồi trong áo quan. Cả làng hồi ấy đều sợ hãi không ai giám đi đêm qua khu ruộng trôn cất đứa trẻ chết yểu đó. Nghe các cụ kể lại suốt thời gian đó trong nhà ấy không có đêm nào ngủ ngon. Khi thì nghe thấy tiếng cười khúc khích, khi lại nghe tiếng khóc trẻ nhỏ khắp các góc nhà. Khi thì chó cắn cả đêm, cứ xô ra như có người nhưng khi ra đó lại chẳng hề có ai. Những đêm khuya ở thập niên chín mươi của thế kỷ hai mươi ấy vốn dĩ tĩnh lặng thì nay đêm nào cũng nghe tiếng khóc hết đầu làng lại đến cuối làng. Thỉnh thoảng nửa đêm người dân dậy đi vệ sinh lại nghe tiếng khóc tiếng cười lẫn lộn. Chó sủa cả đêm lúc đầu mọi người nghĩ là trộm nên đã dình để bắt thì lại nhìn thấy cái bóng tròn như quả bóng to lù lù như con trâu mộng cứ lăn lên lại lăn xuống, khi thì ngọn tre không có gió lại đung đưa, có khi tự nhiên ngọn tre đang thẳng đứng hướng lên trời lại trĩu xuống chạm vào đầu người dân như có người đu xuống. Cứ như vậy mọi người trong làng cứ chập tối là cửa đóng then cài không ai giám ra ngoài khi trời tối. Ban ngày mọi người đi làm ai ai cũng bàn tán xôn xao về cái chết yểu của đứa bé. Người thì nói nó chết oan nên về oán. Người lại kể về tiếng khóc mình nghe thấy. Người nhà phải mời thầy cúng về cúng để những điều kỳ lạ đó không sẩy ra nữa. Cứ như vậy một thời gian mọi chuyện lại quay trở lại bình thường. Có người nói chắc là hồn nó bị thầy nhốt lại rồi. Không cho ra ngoài nữa. Nhưng thỉnh thoảng dở trời mọi người vẫn nghe thấy tiếng khóc từ phía mộ đứa bé đó truyền đến. Có đôi khi nó biến thành chó trắng dọa những người yếu bóng vía đi chơi về muộn. Có lần thanh niên ở làng khác đi chơi về muộn đi qua đó đã bị một con chó trắng cao tầm nửa người trưởng thành, lông trắng như tuyết, hai mắt và mũi đỏ ngàu như máu đuổi theo khiến người thanh niên đó quá sợ hãi đã phóng thẳng cả xa lẫn người vào nhà dân gần đó kêu cứu. Đêm đó người thanh niên không giám về, đã xin ngủ lại nhà dân trong làng. Câu truyện ấy được lan truyền khắp xóm làng, thỉnh thoảng vẫn có người gặp hiện hình của nó trêu đùa dọa mọi người đi về đêm khuya. Có khi là hình chó trắng, khi lại tiếng hú, hay những tiếng khóc tiếng cười phát ra từ khu mộ. Từ đó đến nay khi về muộn mọi người đều cố gắng đi vòng chứ không đi qua khu mộ đứa bé đó. Người trong làng vẫn e dè về linh hồn của nó chưa được siêu thoát. Còn về gia đình đó mãi gần chục năm sau người mẹ mới sinh tiếp được, nhưng lại không có con trai mà lần lượt là 3 cô con gái. Người cha từ cán bộ bưu điện bỏ việc, hàng ngày chỉ uống rượu rồi la lối, chửi bới đủ điều. Mọi người nói người cha do chán nản về chuyện con trai chết yểu, vợ thì sinh 3 đứa con gái ở cái thời trọng nam khinh nữ nên người cha chán nản, khổ tâm về cái chết của đứa con trai. Khiến một người đàn ông tương lai sáng ngời chở thành một kẻ nghiện rượu. Hơn 20 năm sau vào một buổi trưa người cha lại gào khóc, la lối trong nhà, hàng xóm thì nghĩ lại say rượu như mọi khi cho đến khi một người cháu trai trong họ đi ngang qua nghe thấy tiếng kêu của ông đi vào nhà thì thấy ông ấy đang dãy dụa như đang rất đau đớn. Sờ vào tay chân thì lạnh ngắt, ở dân tộc họ nếu sờ tay chân lạnh và cứng lại là do ma làm. Gọi người đến giúp và gọi người đi xem thầy. Người thì đi tìm vợ ông ấy về. Sau khi bàn bạc và xem thầy thì lần này cũng là người bác hi sinh khi còn trẻ trong kháng chiến thời kỳ trống Mĩ đi cùng ma thiên đình. Nhưng người vợ lại một lần nữa không làm lễ ngay mà thách thức rằng nếu ông ấy khỏi thì mới cúng không thì không ma mãnh gì hết. Người thì đưa ông ấy đi bệnh viện. Khi đưa đến bệnh viện cấp huyện đã nguy kịch, Bác sỹ chuẩn đoán không ra bệnh nên chuyển viện lên bệnh viện Đa Khoa tỉnh cùng một bé 3 tuổi đang nguy kịch. Tuy nhiên, trên đường đi khoảng hơn chục cây số thì ông ấy đã mất. Nhưng số khổ làm sao, trên xe cấp cứu không thể đưa thi thể ông quay về được vì trên xe còn 1 bệnh nhân đang cần chuyển viện. Thi thể ông ấy được đưa xuống giữa đường với một tấm khăn che mặt. Người đi cùng lại là cháu trai còn trẻ không biết phải làm sao. Gọi về nhà báo tin và nghe người lớn hướng dẫn các thủ tục cần thiết. Đi mua vải, mua chiếu cũng phải chạy mấy chỗ mới mua được, gọi taxi thì họ không chở người đã mất. Đàn vợ ông ấy có một đứa cháu có một chiếc ô tô tải nhưng nó lại nói xe nó đi làm ăn không chở xác chết. Trời ơi, sao cuộc đời một người khi sống thì bất hạnh đến khi nhắm mắt suôi tay vẫn còn khổ như vậy. Khi nghe được tin ấy 2 anh em người cháu đưa đi bệnh viện một đứa thuê xe ôm về bệnh viện huyện để lấy xe máy chở xác ông ấy về nhà. Có lẽ hai người cháu ấy còn thương chú mình hơn chính người vợ hợp pháp của ông ấy. Và có lẽ nếu người vợ làm lễ cúng ngay khi xem thầy biết là ma thiên đình thì ông ấy có thể đã không chết. Trên thế giới này có biết bao nhiêu điều không thể giải đáp bằng khoa học hay bất kể quy luật nào đó mà con người có thể quy ước được. Tâm linh luôn huyền bí. Nếu như có thể cứu vãn được thì đừng tiếc chút lễ vật nhỏ nhoi đó mà hãy thành tâm cầu nguyện điều kỳ diệu sẽ đến. Có lẽ sẽ cứu được mạng sống của một con người. Đám tang lo liệu xong, thường sẽ có người già trong làng và họ hàng của gia đình có người mất sẽ đến ngủ cùng cho nhà bớt lạnh. Thế rồi, vào đêm thứ 3 kể từ ngày ông ấy mất, đêm đó có mầy người lớn tuổi dải chiếu ra nền nhà nằm ngủ cùng nhau. Còn người cháu họ có chiếu ô tô nằm trên giường của ông ấy ngủ đến nửa đêm khoảng hơn 12h chiếc giường dựng đứng đẩy người cháu ngã xuống đất khiến cho a ta sợ quá đến dép không kịp đi vào chân mà một mạch bỏ chạy về nhà. Những người già đến ngủ đêm đó thấy vậy sợ hãi cũng bỏ về nhà. Người trong làng cho rằng ông ấy về không muốn cho người cháu ngủ ở nhà ông nên đã dựng giường đuổi a ta ra khỏi nhà của ông. Sau đêm đó người già trong làng không giám đến ngủ cùng nữa chỉ còn lại một hai người trong họ anh em gần đến ngủ với 3 mẹ con họ. Truyện không dừng ở đây, một trong 2 đứa cháu lấy xe máy đưa ông ấy về sau khi đám tang ông xong, đứa cháu gái đấy lấy xe đi học ở một trường đại học trên thành phố đã ngủ mơ gặp chú của mình. Trong mơ đứa cháu nói chuyện với người chú của mình và nói đùa rằng "chú có biết số hôm nay về bao nhiều không?" Người chú nói với nó "58" và chợt có 2 người đến kéo chú nó đi chú nó chỉ kịp vọng lại "sáu mươiiiiiiiii.." Đến khi nó tỉnh lại tai nó vẫn nghe thấy tiếng vọng ấy va vào tai nó giống như khi bạn đứng trước một hang đá hét thật lớn sẽ nghe thấy tiếng vọng của chính mình. Cả ngày hôm đó nó không làm được việc gì. Nó cứ suy nghĩ về việc có nên ghi số hay không? Cuối cùng nó nhờ một người bạn ghi giúp nó một tờ số 58 và một tờ số 60 mỗi tờ mười nghìn đồng như trong giấc mơ của nó. Tối đó nó cũng mò mẫm xem số về bao nhiêu thì trời ơi sáu mươi sáu mươi thật. Nó được hơn sau trăm nghìn nó kể cho mọi người trong nhà nó. Mẹ nó bảo "chắc chú trả ơn lấy xe máy của con đưa chú về, hôm nào về mua bánh kẹo thắp hương cho chú, không được tham lam con ạ". Khi nó về nó làm như lời mẹ nó nói. Có lần nó đi xe máy từ nhà đến trường ngủ gật nên đâm thẳng vào biển hiệu thuốc tây trên lề đường gẫy chân biển hiệu thuốc rồi gẫy cả chiếc ô che nắng của điện máy xanh, cổ xe gẫy lủng lẳng nó nằm dài ra đường cứ ngỡ nguy kịch rồi cũng nên. Ấy thế mà một lát sau nó đứng dậy không hề hấn gì, người dân quanh đấy chạy đến hỏi han sợ nó gẫy chân gẫy tay. Không ai nghĩ xe thì gẫy cổ, cong vành, yếm vỡ, ô gẫy, biển hiệu thuốc to đoành cũng gẫy cả chân mà nó lại không sao. Đúng là tâm thiện ắt có phúc phần. Ở thế giới nào đi nữa tôi nghĩ lòng tốt luôn được báo đáp xứng đáng. Có thể nó đã làm việc tốt với linh hồn nào đó ở cõi âm hoặc nó được bảo vệ bởi một linh hồn trong gia tộc hợp với nó. Thế giới tâm linh luôn huyền ảo và kỳ bí. Chỉ cần tâm an - vạn sự lành.