Chế định bảo vệ người sử dụng lao động Việt Nam trong tình hình dịch Covid - 19

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 11 Tháng mười hai 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Tiểu luận môn học

    Pháp luật đại cương Việt Nam

    Đề tài

    Chế định bảo vệ người sử dụng lao động trong tình hình dịch Covid-19 theo quy định Pháp luật Lao động Việt Nam

    MỤC LỤC



    Nếu các bạn có đóng góp hoặc bình luận về bài tiểu luận, hãy vào link này để thảo luận nhé [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Của Mạnh Thăng

    P. S: Vui lòng không reup bài tiểu luận dưới mọi hình thức
     
  2. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lý do chọn đề tài

    Cụm từ "dịch Covid-19" đã trở thành chủ đề nóng hổi trên toàn thế giới trong suốt hai năm vừa qua. Mặc dù dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp, và lịch sử nhân loại chúng ta đã phải trải qua rất nhiều dịch bệnh lớn (có thể kể đến như bệnh dịch hạch, SARS, Ebola), thế nhưng Covid-19 có thể nói là trận đại dịch để lại hậu quả nặng nề nhất từ trước đến giờ. Tính đến đầu tháng 4/2020, tức chỉ sau 5 tháng dịch hoành hành, dịch bệnh đã xuất hiện ở 206 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 5 triệu người, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, du lịch và vận tải ở hầu hết các quốc gia.

    Đáng báo động hơn, dịch Covid-19 đã có tác động không nhỏ đến bộ phận người sử dụng lao động trên toàn thế giới. Chỉ riêng ở Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2020, khoảng 14, 0% doanh nghiệp trên cả nước buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đại dịch cũng gây nhiều bất lợi cho người sử dụng lao động khi người lao động không thể đi làm, năng suất làm việc cũng giảm đáng kể, và đặc biệt hơn cả, là phải bỏ ra tiền túi để duy trì doanh nghiệp trước nguy cơ bị phá sản.

    Lý do nhóm chọn đề tài "Chế định bảo vệ người sử dụng lao động trong tình hình dịch Covid-19 theo quy định Pháp luật Lao động Việt Nam" làm bài tập lớn để kết thúc môn học Pháp luật Việt Nam đại cương là để có thể hệ thống hóa kiến thức pháp luật về quan hệ lao động và những vấn đề bảo vệ bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Đồng thời, cũng từ chế định đó để phát hiện những vấn đề bất cập trong những chính sách mà Nhà nước đã ban hành và thực trạng áp dụng, và từ những bất cập đó sẽ đưa ra được đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động tại Việt Nam.

    Nhiệm vụ mà đề tài hướng tới:

    Một là , khái quát chung về quan hệ lao động, hệ thống kiến thức lý luận và quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động trong thời kỳ dịch COVID 19

    Hai là, Khái quát về tình hình dịch COVID 19 tác động trực tiếp và gián tiếp đến quan hệ lao động và ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng lao động.

    Ba là , phân tích những chính sách mới áp dụng riêng cho thời kỳ dịch COVID 19, so sánh với các quy định pháp luật lao động hiện hành trong Bộ luật lao động 2019.

    Bốn là, phân tích thực trạng áp dụng các chính sách và quy định pháp luật về lao động trong thời kỳ dịch COVID 19 liên quan đến quyền lợi của người lao động, rút ra những kết luận những điểm được và chưa được của các quy định.

    Năm là, nêu phương hướng hoàn thiện pháp luật giúp bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động

    Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật lao động Việt Nam và người sử dụng lao động trong thời kỳ đại dịch

    Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của nhóm gồm có: Phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp định tính

    Kết cấu của bài gồm 3 chương:

    Chương 1: Khái quát chung/lý luận chung về pháp luật về bảo vệ người sử dụng lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19

    Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người sử dụng lao động trong thời kỳ đại dịch COVID-19

    Chương 3: Giải pháp bảo vệ người sử dụng lao động trong thời kỳ đại dịch COVID-19
     
  3. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chương 1

    KHÁI QUÁT CHUNG/LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19

    1.1. Khái quát chung quan hệ lao động

    1.1. 1. Khái niệm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành quan hệ lao động, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong quan hệ lao động.

    Theo Bộ luật Lao động, quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    Quan hệ lao động do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm: Người lao động và tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước. Các chủ thể quan hệ lao động tương tác thông qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của quan hệ lao động. Trong đó có cơ chế hai bên (người lao động, đại diện của người lao động với người sử dụng lao động; đại diện của người lao động với đại diện người sử dụng lao động) và cơ chế ba bên (Nhà nước - đại diện người sử dụng lao động - đại diện của người lao động).

    Cơ chế ba bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa Chính phủ với tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, trong đó Chính phủ có vai trò chính trong việc tham vấn ý kiến của các bên về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật về quan hệ lao động; đối thoại để giải quyết những vướng mắc cũng như hỗ trợ các bên trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Cơ chế ba bên được hình thành ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Cơ chế hai bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa người lao động, tổ chức đại diện của người lao động với người sử dụng lao động động trong phạm vi doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức đại diện của người lao động với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong phạm vi ngành thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cả hai bên, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ.

    Quan hệ lao động được phân loại theo các tiêu chí sau:

    Theo chủ thể: Một là, quan hệ lao động cá nhân giữa các cá nhân người lao động với người sử dụng lao động và quan hệ lao động tập thể giữa đại diện tập thể người lao động và người sử dụng lao động (quan hệ hai bên). Hai là, quan hệ giữa đại diện người lao động với đại diện người sử dụng lao động và với nhà nước (quan hệ ba bên).

    Theo nội dung: Quan hệ lao động có quan hệ về việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, quyền và nghĩa vụ của các bên, quan hệ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

    Theo cấp độ của quan hệ lao động có quan hệ lao động cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp:

    Thứ nhất, trong phạm vi quốc gia là quan hệ giữa Chính phủ, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương.

    Thứ hai, ở cấp địa phương là quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương với tổ chức đại diện của người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương.

    Thứ ba, ở cấp ngành và doanh nghiệp là quan hệ giữa tổ chức đại diện người lao động (công đoàn ngành và công đoàn cơ sở) với tổ chức đại diện người sử dụng lao động của ngành và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
     
  4. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chương 1

    KHÁI QUÁT CHUNG/LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19

    1.1. Khái quát chung quan hệ lao động

    1.1. 2. Đặc điểm


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Quan hệ lao động trong các nước có nền kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, quan hệ lao động là quan hệ vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội; thứ hai, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn; thứ ba, vừa bình đẳng, vừa không bình đẳng; thứ tư, vừa mang tính chất cá nhân, vừa mang tính chất tập thể.

    Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể các đặc trưng này ở các nước khác nhau có thể có những điểm khác nhau. Đối với Việt Nam, về cơ bản, quan hệ lao động cũng mang đầy đủ 4 đặc trưng nêu trên. Song đây là vấn đề rất mới, đang trong quá trình hình thành, phát triển với những đặc điểm rất đặc thù cần phải lưu ý nhằm phát triển quan hệ lao động vừa tuân thủ những nguyên tắc của thị trường, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Các đặc điểm đó là:

    Thứ nhất: Việt Nam là nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp tồn tại khá lâu trước đây, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên nhận thức của các chủ thể về quan hệ lao động còn ở mức độ khác nhau. Nhất là nhận thức của người lao động, tổ chức đại diện của người lao động và vai trò, trách nhiệm của mình về quan hệ lao động trong cơ chế thị trường còn mờ nhạt, chậm đổi mới. Khả năng thực hiện quyền tự thương lượng, thỏa thuận trong việc lựa chọn việc làm, nơi làm việc và các vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động còn hạn chế.

    Thứ hai: Quan hệ lao động ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Trạng thái của quan hệ lao động phụ thuộc rất nhiều vào tương quan cung cầu trong thị trường lao động, tức là mối quan hệ giữa nguồn cung và cầu sức lao động. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cung lao động luôn nhiều hơn cầu lao động, sự mất cân đối này không chỉ là về số lượng mà còn cả về chất lượng sức lao động, đã tác động không nhỏ đến quan hệ lao động. Như vậy người lao động luôn luôn ở vai trò vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động trong việc thương lượng, thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động.

    Thứ ba: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tuy đã được thiết lập để tạo hành lang, khung khổ pháp lý cho quan hệ lao động hình thành và phát triển, nhưng chưa được hoàn thiện, nhất là pháp luật về quan hệ lao động còn có một số vấn đề chưa phù hợp với kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và trong điều kiện kinh tế - xã hội luôn vận động phát triển nên phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi.

    Thứ tư: Doanh nghiệp Việt Nam phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, nhưng có 98% là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trình độ và năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa có mối liên kết theo ngành để hình thành các chủ thể quan hệ lao động của ngành. Lao động trong các doanh nghiệp những năm gần đây được tuyển dụng chủ yếu từ nông thôn và nông dân, đội ngũ công nhân lành nghề còn ít và chưa hình thành đội ngũ công nhân nhiều đời, cha truyền con nối.

    Thứ năm: Thiết chế chính trị của Việt Nam cũng có những điểm khác với các nước. Mặc dù mô hình của Việt Nam là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, song các thiết chế quan hệ lao động có một số điểm khác với nguyên tắc thị trường, nhất là về thiết chế đại diện người sử dụng lao động và người lao động

    1.1. 3. Cơ sở xác lập

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  5. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chương 1

    KHÁI QUÁT CHUNG/LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19


    1.2. Khái quát và ý nghĩa quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động


    1.2. 1. Khái quát

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    1.2. 2. Ý nghĩa

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  6. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chương 1

    KHÁI QUÁT CHUNG/LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19


    1.3. Khái quát bối cảnh dịch COVID 19


    1.3. 1. Khái quát

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  7. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chương 1

    KHÁI QUÁT CHUNG/LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19


    1.3. Khái quát bối cảnh dịch COVID 19


    1.3. 2. Tác động đến quan hệ lao động và quyền lợi của người sử dụng lao động


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    1.3. 3. Những quy định của Luật lao động cho hoàn cảnh dịch bệnh nguy hiểm

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  8. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tóm lại, quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành quan hệ lao động, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong quan hệ lao động. Quan hệ lao động được phân loại theo các tiêu chí: Theo chủ thể, theo nội dung và theo cấp độ của quan hệ lao động có quan hệ lao động cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019). Từ việc nghiên cứu những vấn đề quan trọng của pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền của người sử dụng lao động và thực trạng pháp luật lao động tại việt nam ta có thể thấy quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động ngày càng được bảo vệ và củng cố. Cần đặt vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong tổng thể các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế. Việc hoàn thiện chế định này cũng cần đặt trong sự hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động và các luật khác nhằm có sự nhìn nhận chính xác, khách quan và khoa học. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang đương đầu với muôn vàn thách thức do tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, điều quan trọng là ba bên gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cần đồng lòng, thấu hiểu và cùng nhau chia sẻ những khó khăn, đồng thời nắm bắt cơ hội. Việc quan trọng và cần thiết hàng đầu là sự đồng lòng, thấu hiểu và cùng nhau chia sẻ những khó khăn của ba bên gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Chính phủ đã đứng ra gánh vác khó khăn cùng cộng đồng doanh nghiệp và đưa ra những quyết sách để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như việc miễn, giảm thuế, các gói hỗ trợ..
     
  9. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chương 2

    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID 19

    2.1. Bình luận quy định pháp luật hiện hành và chính sách riêng cho thời kỳ dịch COVID 19 về bảo về bảo vệ người sử dụng lao động

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng ba 2022
  10. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chương 2

    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID 19

    2.1. Bình luận quy định pháp luật hiện hành và chính sách riêng cho thời kỳ dịch COVID 19 về bảo về bảo vệ người sử dụng lao động

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...