Chảy Máu Chất Xám Là Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Nalhna, 28 Tháng một 2022.

  1. Nalhna

    Bài viết:
    41
    Chảy máu chất xám có thể nói là một hiện tượng nhức nhối của nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia kém và đang phát triển. Bbởi vì những nhân tài, những cá nhân ưu tú của các đất nước này thường bị thu hút bởi các điều kiện, các mức đãi ngộ tốt hơn từ các quốc gia phát triển khác mà rời bỏ quê hương.

    [​IMG]

    Chảy máu chất xám (brain drain) là hiện tượng liên quan đến sự dịch chuyển của nguồn nhân lực chất lượng bao gồm các trí thức, chuyên gia và người lao động kĩ năng được đào tạo bài bản từ quê nhà sang nước khác, hoặc từ một công ty này sang công ty khác. Nguyên nhân đầu tiên và rõ ràng nhất là cơ hội việc làm tốt hơn ở đất nước mới. Bên cạnh đó là những yếu tố nội tại của quốc gia ban đầu: Nghèo đói, lạc hậu, không có công ăn việc làm và cơ hội để người tài được phát huy khả năng. Tuy nhiên chảy máu chất xám cũng có thể xảy ra ngay giữa những nước phát triển với nhau, chẳng hạn một chuyên gia của Thụy Điển lại chọn Mĩ để làm việc vì mức thuế thu nhập của Mĩ thấp hơn Bắc Âu rất nhiều. Bên cạnh đó, còn các yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính sách chiêu dụng người tài của các quốc gia tân tiến. Tại Nga, chảy máu chất xám đã và đang là vấn nạn nhức nhối kể từ sau khi Liên Xô hồi đàu thập niên 1990. Khi ấy, rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia kĩ thuật và trí thức hàng đầu trên mọi lĩnh vực của nước Nga chạy sang phương Tây. Chính Phủ Nga hiện đang rất nỗ lực nhằm tìm cách đảo ngược lại tình trạng này thông qua phân bổ thêm nhiều ngân sách cho các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới nhằm khuyến khích nhân tài trở lại. Còn tại Ấn Độ, nơi nổi tiếng có một nền giáo dục, nhất là đạo tạo kĩ sư hàng đầu thế giới, sinh viên của họ lại thường có xu hướng chuyển đến các nước phát triển như Mĩ, Châu Âu sau khi tốt nghiệp để tìm kiếm cơ hôi tốt hơn. Những năm gần đây, tình hình bắt đầu được cải thiện nhiều nhờ sự bủng nổ kinh tế trong nước. Ở Iran, năm 2006, Quỹ Tiền tệ quốc tế xếp hạng Iran đứng đầu về chảy máu chất xám trong 61 nước đang phát triển và kém phát triển. Trong đầu thập niên 1990, hơn 150.000 người Iran di cư và khoảng chừng 25% người Iran có trình độ trên trung học đang sống ở các nước phát triển thuộc OECD. Năm 2009, Quỹ Tiền tệ Quốc tế tường thuật rằng 150.000 - 180.000 người Iran di dân mỗi năm, trong đó tới 62% thuộc giới hàn lâm ưu tú và việc di dân hàng năm tương đương với việc quốc gia mất đi là 50 tỉ USD mỗi năm. Tình trạng chảy máu chất xám ở Việt Nam cũng vô cùng nhức nhối, khoảng 70% những sinh viên Việt Nam mới tốt nghiệp ở nước ngoài không quay trở về sau khi nhận bằng, lí do chính là vì họ không có những cơ hội phát triển tương tự ở trong nước. Các nhà vô địch cuộc thi kiến thức"Đường lên đỉnh Olympia tổ chức từ năm 1999 dành cho học sinh trung học phổ thông được trường Đại học Kỹ thuật Swinburne (Úc) trao tặng 100% học bổng, tính đến nay trong tất cả các quán quân của cuộc thi này, chỉ có hái người trở về nước làm việc sau khi tốt nghiệp. Mĩ là một quốc gia tiêu biểu trong số những quốc gia thu được lợi nhuận từ việc thu hút chất xám. Lợi nhuận do chất xám từ các nước nghèo làm ra cao gấp nhiều lần số tiền viện trợ nhân đạo của nước Mĩ cho các nước đó. Các quốc gia bị chảy máu chất xám thường chịu nhiều tổn thất, đặc biệt là các nước kém phát triển khi không thể tối ưu tiềm năng phát triển kinh tế, mở rộng năng lực khoa học công nghệ cũng như nâng cao mức sống và triển vọng cho người dân. Thiệt hại nghiêm trọng nhất có lẽ nằm ở nguồn vốn bao gồm vốn con người và vốn xã hội, khi những người có giáo dục nhất của một quốc gia lại phải sử dụng trí thức của mình để làm lợi cho nước khác, trong khi không thể hoặc không làm được gì nhiều cho nền giáo dục của các thế hệ sau ở nước mình.

    Bên cạnh những tác động tiêu cực, hiện tượng chảy máu chất xám cũng đem đến một số lợi ích nhất định như góp phần mở rộng mạng lưới liên kết quốc tế giữa các tri thức trong và ngoài nước. Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gửi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu tư và chi dùng. Trong một số trường hợp các chuyên gia quyết định trở về quê nhà đóng góp sau một thời gian sinh sống và làm việc tại nước ngoài, mang theo những tri thức và kinh nghiệm của họ, điều này sẽ mang lại lợi ích không nhỏ, thậm chí đưa đất nước phát triển nhảy vọt nếu có chính sách tốt, chẳng hạn như Đài Loan hồi thập niên 1970-1980. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng làm được như vậy.
     
    JohannaAstrid Chan thích bài này.
    Last edited by a moderator: 12 Tháng sáu 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...