Truyện Ngắn: Cha Và Con Trai. Tác Giả: Ngheonan. Văn án: Họ sống với nhau như thế đã nhiều năm rồi, chẳng có gì họ chưa thấy hay nghe qua nơi họ đang ở đây cả. Trong căn nhà chẳng mới mẻ, cao lớn sang chảnh gì nhưng đủ để họ sống được cả cuộc đời. Cậu con trai đang là học sinh cấp ba, đây là tuổi đủ để nhận biết mọi sự đúng sai, cũng như quyết định hướng đi cho mình. Và cậu còn là người chăm sóc cha mình nữa cơ. Như mọi ngày hôm nay cậu vẫn đến trường. Bộ đồng phục cũ kĩ nói rõ nhà cậu nghèo lắm, trên tay cậu cầm vài đồng tiền lẻ cậu mới tranh thủ kiếm được. Trên đường đi học về, cậu đi ngang qua con phố trải dài những tiệm buôn bán các loại. Nhìn vào quán ăn lớn ven đường cậu chần chừ suy nghĩ và cứ trân mắt nhìn gì đó bên trong. Bên kia đường một nhóm thanh niên đang bá vai bá cổ nhau vừa đi vừa nói chuyện rất lớn tiếng. - Tao nói tụi mày nghe mấy cái thằng đó bố láo thật, dám giành cả địa bàn của tao.. - Một thằng trông ngông nghênh đang chửi ai đó. - Bọn nó không xem xem đại ca nhà em là ai à? Bọn nó cũng liều quá rồi đấy nha. - Thằng này trông như đồng bóng giả giọng nghiêm nghị mà nịnh hót. - Bởi vậy. Một lũ sớn xác ngu độn bọn nó.. ý.. kia kia.. đại ca.. đại ca.. - Thằng này trông ra dáng giang hồ vỗ vai thằng đi đầu. - Mày làm sao đấy? Lên cơn hen suyễn à? - Một thằng tròn mắt nhìn thằng đang nói, thằng này cao hơn một tí và mập. - Mày.. Mày ngu à? Nó bị cà lăm thì liên quan gì đến suyễn mày, về tìm hiểu lại khoa học đi! - Cái thằng đồng bóng kia nhảy dựng lên vỗ đầu thằng mập. - Thêm mày nữa ngu như nhau. - Thằng cà lăm kia quên chuyện mình muốn nói nhìn nhìn thằng bống dáng khinh rõ ràng. - Bọn mày.. tao nói chứ.. - Mấy thằng điên này, chúng mày lên cơn hả? - Thằng đại ca bị ngắt lời ngay lúc đầu như vô hinh luôn từ lúc đó liền đá thằng bống lộn, rồi mạnh tay đập đầu thằng gầy giận à. - Mày làm gì mà ngạc nhiên hét ầm lên thế hả! Tao nhìn kĩ lắm rồi, vài dặm quanh đây đâu có gái đẹp đâu mày! Trai ngầu cho thằng này cũng không có à nha. - Nhìn thằng gầy và chỉ thằng bống. - Bọn mày như một lũ động kinh không xem tao ra gì vậy hả? Tao chưa nói xong nhảy vào mồm tao ngồi, xong không ra luôn. Chúng mày.. - Em nào dám, em sợ chết ngộp lắm đại ca, đại ca tha cho em đi. - Bống lại nhanh mồm nhanh miệng chen vào. - Hả? - Cả lũ á khẩu há mồn không hiểu thằng bống nói gì. - Thì.. thì.. thì thì là ngộp nước miếng đóa. - Chỉ cái tay, dẹo cái người nó giải thích, một tay che mũi kia kìa. - Mày.. mày.. - Nhìn hành động của nó mà thằng đại ca sôi cả máu không còn từ để chửi, đá liên tục thằng bống mấy cái, làm nó kêy la oai oái. Một lúc nó mới nén lại, chuyển đề tài sang thằng gầy. - Nói tao xem mày thấy chuyện kinh thiên động địa gì lúc nãy? Có kèo thơm hả? - Dạ không phải anh hai.. à không, đại ca.. đại ca nhìn bên kia kìa, có thấy cái thằng đang đứng đực ra trước quán ăn đó không? - Ừ, rồi sao? Học sinh mà mày cũng cướp à? - Thằng đại ca mất hứng. - Không có đạo đức gì hết mày, tao đã dặn chúng mày rồi mình lớn rồi phải cho ra người lớn không được bắt nạt con nít, với lại nhìn nó như vậy thì có gì mà cướp. - Dạ. Đại ca, đại ca lớn hơn nó có tuổi thoi ấy ạ. - Thằng bống hiểu chuyện ra phết, nhờ vậy mà nó bị thằng nào đó xấu hổ đưa nắm đấm nghiến răng đe dọa. - Á.. đại ca em biết lỗi rồi.. em sai vì nói phải sự thật ạ, anh tha cho em.. - Mày.. hừ.. - Đúng là bống lắm chuyện hóng hớt. - Có thì tao đã động thủ từ nãy rồi cần mày nhắc à. - Hầm hừ nhìn mấy thằng "đàn em" đi cùng. - Không phải đại ca.. nó là thằng hàng xóm nhà em. Cái thằng.. - Cái thằng ngoan hơn cả tao gần nhà mày đó hả? - Một thằng trông bợm trợn đứng im nãy giờ, nhìn nó giống đại ca hơn cả cái thằng xưng là đại ca luôn. - Mày ngoan.. hứ.. - Thằng vừa cà lăm kia hất mép. - Phải không đó! Sao tao thấy nó sai sai thế nào ế tụi mày. - Thì ảnh ngoan nhất trong cái bọn bát nháo mà. Mình chỉ là có sao thì nói vậy thôi mà đúng hông anh giai! - Thằng bống dẹo qua chỗ thằng tự khen mình là ngoan kia. - Khoan. Chúng mày đưa tao đi xa quá rồi đấy. Nó thì liên quan mợ gì đến tao mà mày chỉ, nó có tiền cho tao chơi hả? - Không phải, anh quên em từng muốn băm nó nấu xả ớt rồi à? Chỉ tội em không có gan to bằng đó thôi à. - Bọn tao cũng đâu có gan đó! Giết người còn ăn cả xác mày là quái vật hả mày? Tao chưa luyện tới cấp xã hội đen đó đâu mày. - Đại ca trợn mắt. - Anh nói chí phải, cái thằng này ổ thần kinh xoắn nơ để trang trí rồi nên mới nghĩ ra được cái thứ kinh dị đó. - Tất cả rùng mình mà thắng đồng bóng lại nhát gan nhanh miệng vào hùa. - Chắc tao đổi hướng làm người thôi, tao muốn nướng thằng này quá. - Chẳng hiểu thằng dẹo nói sai chỗ nào mà chọc thằng bợm trợn kia nghiến răng. Thằng này không phân giai cấp không gọi thằng nào là to cả. - Lần trước không phải nó xỏ mũi vào thì mình đã lấy được đồ rồi đó, đại ca quên rồi à. - Đồ.. À à.. Đi, lại đó chào hàng xóm tí coi. - Thằng được gọi là đại ca cười nửa miệng gật gật đầu kéo cả đám lại gần cậu bé rồi gọi to. - Ê, chào thằng con nhà người ta, đang nhìn gì đấy? Muốn lấy cái gì trong đó hả? Có cần tao giúp cho tay không? Cậu bé vẫn còn nhìn ít tiền trong tay rồi lại nhìn vào quán, không để ý tới có người đang nói chuyện với mình. - Cái thằng này, dám bơ cả tao. - Thằng đại ca húc vai cậu thật mạnh. - Con nhà người ta, quay đây tao bảo, anh chào mày rồi mà còn làm cao hả mày! - Hả? Dạ, con nhà người ta chào con nhà người ta ạ. - Cậu bé biết những người này, trong số đó có hàng xóm nhà cậu mà, cậu không sợ nhưng không thích họ nên lui lại chút. - Mẹ bà mày, dám diễu cả bố, mày chưa ăn đập bao giờ phải không? - Tui diễu đâu, mấy người bảo chào thì tui chào đó còn muốn sao nữa! - Cậu bé trưng vẻ mặt vô tội rụt rè. - Hôm nay có cả tiền cơ à! - Nghe thằng đó nói cậu vội cất số tiền lẻ đang cầm đi. - Hà.. Tao bảo này, nhà mày cơm còn không đủ ăn mà mơ mộng học cao làm gì, đi theo bọn tao này, ngày nào cũng được ăn ngon, lại còn được phục vụ đầy đủ. Nói thật, chỗ tiền rách của mày đó không đủ tao mua kẹo mút nữa ấy chứ mà.. - Vừa nói thằng đại ca vừa nhướng mày nhìn nơi tay cậu cất tiền. - Kệ tui.. tui.. tui không thích mấy thứ đó đâu, tui về à mấy người tự chơi một mình đi, đừng kéo tui vào. Trong lúc đám đại ca và cậu học trò đang giằng co thì có ba mẹ con trông thật sành điệu ríu rít dắt nhau vào quán ăn đó. Họ không để ý đám người này, cũng chính vì vậy mà thằng mập lượn qua một cái lấy luôn ví của cô bé lớn, cả ba vẫn không hay biết gì. - Ê.. ê.. này mày.. cậu.. - Cậu học sinh trợn mắt luống cuống tay chân muốn kéo thằng mập. - L.. àm gì.. ậy.. â? - Ngậm mồm. - Thằng đại ca ôm cậu lại, bịt miệng gằn giọng, trợn mắt. - Không muốn tao làm thịt thì câm ngay. - Hì.. không có gì, không có gì! - Nghe cậu la ó không thành tiếng ba người cũng quay lại, ánh mắt khinh thường rồi lại hất mặt quay đi. - Xứ.. tưởng có tiền mà ngon à! - Chuẩn giọng thằng bống, quay sang cười tươi với thằng mập. - Anhhhh mậpppp.. - Mấy người không được làm vậy, mau trả đồ lại cho người ta? Sao mấy người lại lấy đồ của người khác như vậy.. - Cậu được thả ra liền nhoài người với lấy thằng mập. - Cô ơi.. ơ.. - Thằng này, mày bị điên hả? - Thằng đại ca vội vàng bịt chặt mồm cậu lại. - Tao đập mày bỏ mẹ bây giờ tin không? - Tao quên mất. - Cậu ngưng giãy giụa, thằng đại ca thấy thế liền thả cậu ra, cậu loạng choạng đứng lên. - Bọn mày nổi tiếng trộm cắp phá làng phá xóm khu này mà nhờ. Bớ người ta.. - Cậu bất thình lình hô to. - Bịt mồm nó lại, người nó nhỏ mà mỏ nó to vậy mày, nhanh, lôi nó đi tẩn cho một trận mới được. Thằng đại ca ra chỉ thị với một tay vào túm lấy cậu, còn thằng hàng xóm và thằng bợm trợn kia nhanh chóng vồ lấy người cậu bịt chặt miệng. - Mày ngậm mồm, đừng có mà giả người tốt với tao nha mày, nhìn mày là muốn cho ăn đập rồi à. - Đúng dồi đó, ý.. mà đừng đập mặt nhá anh, mặt nó đẹp thế kia cơ mà.. tội nghiệp quá à.. mà thôi kệ nó đi. - Thằng dẹo đưa tay khiều má cậu xong thì quay qua hớn hở xem chiến lợi phẩm với thằng mập. - Mày.. Thằng này im coi. - Hai thằng ghì mạnh cậu lại. Đám nhóc đang tính lôi cậu bé đi, trong quán chợt phát ra âm thanh kì lạ, nghe "choảng" một tiếng to tướng, tiếp sau đó là lời khó nghe không khác gì ngoài này, làm bọn nó cũng giật mình mà đứng hóng. Chân tay bọn nó cũng bắt đầu chuẩn bị tư thế chạy. Trong quán lại là cảnh chướng mắt không thể tả nổi. - Như vầy thì sao mà ăn. - Người phụ nữ trung niên cùng hai cô con gái lúc nãy nhìn bàn ăn. - Đây là cái món gì vậy? - Cô con gái lớn đưa tay lên mũi, cái đĩa thịt sào đã nằm ngổn ngang trên sàn nhà. - Mùi gì mà khó ngửi quá đi, vậy mà cũng nói là quán có tiếng ngon nhất khu này à, tưởng gì, quán cho chó ăn còn nghe được. - Chị hai, sao chị lại nói vậy, không hợp thì thôi lần sau mình không tới nữa, đâu thể nói nặng lời như vậy. - Cô em gái tuy nhỏ nhưng lịch sự thì thầm với chị mình. - Chị cũng không thể lẵng phí như vậy được.. Hơn nữa những món này chúng ta.. - Vậy mà nặng lời à, như vậy là còn nhẹ đấy. Tao cũng bỏ tiền ra chứ có đi ăn xin đâu. - Cô chị nghiêng mặt cắt ngang lời cô bé. - Món này thì mặn chát, món kia thì cay xé lưỡi, không thì lại nhạt nhẽo thế này sao mà ăn cho nổi. Thật là.. - Người mẹ cau mày. - Phải đấy, mình đi chỗ khác thôi mẹ. - Đi, mẹ dẫn các con đi ăn nhà hàng chứ chỗ này.. sao mà nuốt nổi. Ba người kẻ kéo người lôi dẫn nhau muốn rời khỏi. Cô phục vụ nghe vậy lúng túng nói hết sức nhẹ nhàng với họ. - Dạ xin lỗi quý khách, nhưng quý khách chưa thanh toán ạ. - Cô phục rụt rè. - Đồ ăn như thế này mà cũng dám bán à? Đây, không cần trả lại. Đúng là chẳng ra làm sao. - Người mẹ lôi trong ví ra tờ một trăm ngàn ném vào người phục vụ. - Dạ còn chưa đủ ạ. - Người phục vụ cầm lấy bực bội nhưng vẫn cố tỏ ra vui vẻ mà nhắc. - Nhiêu đó là dư rồi chứ mà còn chưa đủ hả. Tui trả nhiêu đó thôi đừng kì kèo. Người phục vụ khó xử nhìn vào quầy thu ngân, nhìn người trong đó gật đầu thì thôi không níu họ lại nữa. Hai người ra khỏi cửa vẫn còn tức tối cùng lời khuyên của cô em nhỏ. Trong lúc bọn kia đang đơ mặt nhìn ba mẹ con, không ngờ cậu học sinh nhỏ kia giật được cái ví từ tay cậu mập, chạy lại chỗ ba người vừa ra kia. - Ê thằng kia.. - Thằng mập phản ứng nhưng không kịp nữa rồi. - Dạ, chị làm rớt cái ví ạ. - Cậu lẽ phép đưa cái ví cho cô chị. Cô bé lục lại giỏ xách của mình xong khinh khỉnh liếc cậu bé. - Hư.. rớt gì chứ, móc túi xong thấy không nuốt nổi thì trả chứ gì. Xứ.. Cái loại nghèo mạt kiểu này thì tốt lành gì được. - Cô chị ngoắt mặt quay đi. - Chị hai.. Xin lỗi bạn, cảm ơn bạn nhiều nhá. - Cô em ngại ngùng. - Mày lằng nhằng với loại người đó làm gì, đi thôi. - Cô chị khó chịu. - Ê cô kia.. - Đại ca.. Cậu bé chỉ cười gượng, xong cái thằng đại ca kia cũng phải bất bình thay, mấy thằng xung quanh vội ngăn lại vì bọn nó trộm mà. Cùng lúc này một người phụ nữ kham khổ đi chiếc xe đạp cọc cạch chở vài thứ lỉnh kỉnh mất thăng bằng ngã xuống đường. Cậu bé nghe tiếng quay nhìn và liền lại đỡ bà ấy cùng nhóm thanh niên đang nhậu nhẹt gần đó. Một vài người trong đám nhậu nhìn thấy liền hô lên chạy ra giúp đỡ, một số bạn ở bàn bên cũng đứng lên chạy lại giúp, còn lại thì liếc mắt. - Dở hơi, lo chuyện bao đồng chi cho phiền. - Mấy cậu thanh niên thiếu nữ còn lại diễu bạn mình và cậu bé như thế. Cái đám "đại ca" bây giờ đang bận xử nhau, xử cái thằng mập không cầm cho chắc, và chửi rủa cậu học trò kia mà mặc kệ mọi người. Đỡ được người phụ nữ đó lên rồi thì mọi người tản ra, cậu bé cũng lẻn chạy về nhưng.. - Ê, thằng con nhà người ta kia, đi đâu đấy? - Thằng đại ca gào lên túm cổ cậu lại. - Dạ, con nhà người ta về nhà con nhà người ta ạ. Con nhà người ta không chơi với con nhà mình đâu. Mấy người đi mà chơi của mấy người đi. - Đã hỏi ý kiến anh chưa mà đòi đi hả? - Tui.. - Mấy thằng nhỏ này, trước cửa tiệm người ta mà cứ đứng ầm ĩ vậy coi được hả? Mà mấy đứa mày bắt nạt bạn vậy à! - Một người trong đám người nhậu kia đi ngang qua nhắc nhở. - Dạ đâu có. - Trông người đó khá lớn nên chúng cũng phải dè, hơn nữa nhóm đó nhiều người. - Về đi, mày về đi. Liệu hồn đấy. - Nghiến răng nhỏ giọng, trừng mắt chào con nhà người ta. - Đùa.. đùa tí thôi ấy mà mày đừng hiểu lầm, hiểu lầm.. - Cười lấy lệ. - Đúng là không ra làm sao, tao chắc lớn hơn mày đấy con ạ ở đó mà tao với chả mày. - Người kia lắc đầu. - Hứ.. như nhau thôi à. - Cái thằng bống kia liếc mắt, giọng nhỏ xíu. Ừ thì như nhau, nhìn ra dáng phá làng phá xóm như nhau, dù sao thì cũng cứu nguy bạn học trò một ván. Đi được vài bước cậu học sinh kia bỗng quay lại nhìn cậu hàng xóm của mình do dự một lúc. - Tùng, tao thấy bố mày mua một cái bánh trung thu to lắm, chắc đợi mày về ăn đó, mày về nhà đi. - Xứ.. ổng mà mua cho tao có mà trời sập. - Cậu hàng xóm hơi đơ người vài giây xong thì mạnh miệng. - Kệ nó đi đại ca, hôm nay xui rồi, mình đi kiếm cái gì xả xui cái đã. Lần sau tính nợ này với nó sau. - Đúng đấy.. hì hì.. - Cái anh kia còn chưa vào trong, trừng mắt nhìn thằng mập. - Không có gì, lần sau mình cùng nhau đi chơi, tao sẽ đãi mày bữa ngon nhờ. Em.. em mời nó đi ăn thôi. - Nó cười gượng khoác vai đập mạnh cậu bé. - Về đi thằng chó. - Nghiến răng trợn mắt nhìn cậu bé nhỏ giọng. Cậu bé nhìn cậu bạn vài giây rồi cũng ôm vai nhăn mặt chạy nhanh về nhà. Hôm nay là trung thu, mọi người đều đang rất vui vẻ cùng nhau rước đèn, cậu bé chắc nghĩ ngày vui như vầy nên mua gì đó cho cha cậu ở nhà. * * * Bên cái bàn nhỏ cạnh cái giường, người cha đang ngồi im ở đó nhìn ra cửa. Con ngươi chưa từng di động và màng mắt thì đục ngầu. Ông bị mù rồi, cũng không biết từ lúc nào. Ông ngồi đó đợi con trai mình đi học về. Mỗi ngày cậu đều về nhà đúng giờ và nấu cho cha bát cơm với ít rau nhặt nhặn được, rất lâu mới có được miếng cá hay miếng thịt nhỏ. Cậu bưng bát cơm cho cha và kể chuyện mỗi ngày cậu thấy, hai cha con ngồi bên nhau cười nói vui vẻ. Bỗng tiếng động mạnh của nhiều thứ đồ đạc va chạm nhau phát ra từ nhà hàng xóm cách đó không xa làm hai người giật mình. - Chắc bác ấy lại say rồi. - Cậu bé thở dài. - Ừ, mà thằng con ổng cũng hư quá, bố nó lo làm để cho nó đi học vậy mà nó đi học thì không đi suốt ngày đi gây chuyện. - Bác ấy tội nghiệp ba nhờ, đã không đi lại tốt rồi lại thêm cái thằng con trời đánh nữa chứ. - Cậu bé gắp rau vào chén cơm cho ba mình. - Ổng cũng có lỗi, suốt ngày uống rượu say xỉn rồi lại lôi nó ra mà chửi mà đánh lấy đâu nó không tức. - Nhưng mà bác ấy cũng thương nó mà, nó mà ốm là bác ấy chạy vạy khắp nơi ấy, nó không về là lại lóng nga lóng ngóng à. - Cậu bé im lặng một lúc. - Ba đừng như bác ấy nhá, buồn gì thì cứ tâm sự với con, đừng kiếm rượu như bác ấy con sợ lắm. - Ừ, ba cũng đâu có tự đi mua mấy thứ đó được đâu. - Người cha cười đưa tay tìm đầu con trai. Bên nhà bên kia thì đang choảng nhau khí thế, cha mười con cũng phải chín rưỡi. - Mày lại đi với mấy cái thằng mất dạy đó phải không? - Người cha nhấp ngụm rượu quát. - Con đi với ai thì liên quan gì đến ba, ba lo cho ba đi rồi hẵng nói. Con làm kiếm tiền về cho ba ba còn đòi gì nữa. - Thằng con ngồi phịch xuống bàn. - Tao không khiến mày kiếm tiền cho tao, mày lo mà học hành cho tử tế là tao cám ơn rồi. Mày nhìn thằng Tú coi, con nhà người ta lo học mà vẫn lo cho bố được đấy thôi, nó ngoan ngoãn như vậy cơ mà. Mày sao không biết chọn bạn mà chơi, mà học hỏi chứ hả? - Sao ba cứ lôi nó ra mà so vậy, nó có gì hay ngoài việc ăn bám bố nó, nhà thì nghèo mà bày dặt mơ học cao. Không nhờ bố nó thì nó đi học được chắc, nó lo cho bố nó cái nỗi gì, lo cho nó còn chưa rồi kia kìa.. con nhà người ta tốt vậy sao ba không rước nó về mà nuôi, nuôi con làm gì? Cái gì cũng con nhà người ta, con nhà người ta.. - Một mình mày tao còn lo chưa xong rước nó về làm gì! Nó về mày mà ngoan ngoãn hơn thì tao rước liền đó. Nói đến là cãi, con với cái, bực mình mà. - Con nói đúng chứ bộ.. - Còn cãi hả? Mày mà được một phần như nó tao chẳng khổ thế này. Suốt ngày chỉ lo tụ tập với mấy thằng không ra làm sao là giỏi. Tao đã không đi lại tốt thì chớ lại thêm mày.. - Ông cũng suốt ngày rượu với chè đó thôi, bộ vậy là tốt đó hả? Xỉn rồi thì lôi tui ra mà chửi thôi à, tui là tui nhịn ông tui mới ở nhà thôi nha.. - Cái thằng mất dạy này, nói với ba mày vậy hả? - Người cha lôi cây gậy khập khiễng lao lại chỗ cậu con trai. - Tao đập cho mày sáng mắt ra chứ mà mất dạy hả mày, tao.. - Ông suốt ngày đe đập tui là ngon thôi, tui không biết phải con ruột ông không mà sao lúc nào ông cũng chửi, cũng đánh tui vậy. Ông không cần tui thì tui đi à.. - Cái thằng trời đánh kia mày đứng lại cho tao, con với cái ăn nói mất dạy. Mày đi được thì đi luôn đi đừng có về nữa nghe không thằng mất dạy. Người cha tức giận cầm cây gậy đứng trước cửa nhà thở dốc nhìn theo thằng con đang chạy xa dần. Đó là chuyện của một tuần trước đó rồi, còn bây giờ cậu bé tên Tú kia đang hớn hở chạy về nhà mà kéo cha mình ra ngoài. Dẫn cha đi qua con đường đầy rêu đến quán mì ngay đầu hẻm nhà mình, cậu cẩn thận nắm chặt tay cha, đi thật chậm để cha không bị trượt té. Đến quán cậu dẫn cha vào và gọi to với bà chủ. - Dạ cho cháu hai tô mì thịt bò ạ. Nói xong cậu xua tay ra hiệu với người chủ ý là khoan hẵng ghi đơn. Đợi đến khi dẫn cha ngồi xuống bàn rồi cậu mới quay lại nhỏ giọng với chủ quán. - Bác cho cháu một tô mì thịt bò thôi ạ, tô còn lại chỉ cần cho thêm chút hành lá là được rồi ạ. Người chủ quán ngạc nhiên với những gì cậu nói, đến khi hiểu ra thì liền mỉm cười với cậu gật đầu. Một lát sau nhà bếp đem lên hai tô mì nóng hổi, thơm phức đặt trước bàn hai người. Cậu bé cẩn thận đặt tô mì đầy thịt trước mặt cha nói với giọng háo hức. - Có mì rồi, ba, ba mau ăn đi cho nóng ạ. Cậu không vội ăn ngay mà ngồi chăm chú nhìn cha mình, cậu sợ cha không nhìn thấy mà đụng phải tô mì, làm đổ sẽ bị phỏng. Người cha cầm đũa gắp qua gắp lại trong tô, vì không nhìn thấy nên cũng khó khăn với ông. Ông cau mày tìm trong bát tới khi gắp được miếng thịt mới dãn ra, nở nụ cười đưa về phía tô của con trai. Nhờ vào âm thanh mà ông đoán được vị trí con trai mình ngồi cùng tô mì của cậu. Ông cười khà khà bỏ vào tô của con hài lòng. - Ăn đi con, ăn nhiều vào mới có sức mà học, năm nay con thi tốt nghiệp rồi. Đến khi đậu đại học, rồi đi làm, có khi mắt ba có thể sáng lại ấy chứ. Người con trai không nói gì nhưng đôi mắt đã đỏ hoe rồi, cậu lặng lẽ gắp những miếng thịt bỏ lại cho cha mình. Họ cứ như thế gắp qua gắp lại cho tới khi tô mì đã nở thì cậu bé liền ngăn cha mình lại. - Ba mau ăn đi mì nở hết rồi, tô của con cũng nhiều thịt quá rồi, không còn chỗ nữa. Người chủ quán nhìn thấy hết và bà cảm động trước những hành động của cậu bé, đưa ra đĩa thịt mới xào cho hai cha con. Cậu bé kinh ngạc nói với bà. - Bác có nhầm lẫn gì không ạ? Cháu không gọi món này ạ. - Không nhầm, không nhầm, hôm nay quán kỉ niệm một năm khai trương nên khuyến mãi. Cậu bé lễ phép cảm ơn rồi gắp thịt cho cha. Đến lúc ra về cậu lại nắm chặt tay cha dẫn đi từng bước cẩn thận, ra cửa vài bước họ gặp cha con nhà hàng xóm. Cậu ta sau khi đi cùng đám bạn kia đến con hẻm nhỏ thì bị một đám người chặn đường. Bọn nó chuyên đi khắp làng khắp xóm kiếm chuyện nên đụng phải kẻ ba trợn cũng không có gì lạ. Bọn kia cũng là những đứa bợm trợn như bọn nó, vì bị bọn nó hớt tay trên nên ôm hận, bây giờ gặp liền lôi ra tính luôn. Chỉ với hai ba câu qua lại liền lao vào đánh nhau. Bên nào cũng nhào vào đánh loạn cho tới khi nghe tiếng ai đó quát ầm lên mới nháo nhào kiếm đường bỏ chạy. Trong lúc chạy loạn cậu hàng xóm chạy thoát được, thong thả đi ngang đúng quán cha con Tú đang ngồi ăn, cậu đứng ngoài nhìn hai cha con Tú một lúc. Cậu suy nghĩ thật lâu và nhìn cậu bạn mắt ẩn một tầng sương cùng đỏ hoe, cả người cha đang cười hạnh phúc kia nữa. Hình chư cậu chưa bao giờ thấy cha mình có biểu cảm vui vẻ hạnh phúc như thế. Cậu bỗng giằng co suy nghĩ nên về nhà hay không, làm gì để cha cậu vui và sẽ thế nào nếu cậu thấy biểu cảm của cha giống với người cha hàng xóm kia. Đứng đó nhìn họ mà suy nghĩ rất lâu, rồi cậu cũng quyết định về nhà kéo cha mình đi. Thằng con lâu lâu níu tay cha mình một xíu khi thấy ông chao đảo, xong thì hai cha con lại cãi nhau. Nhìn thấy hai cha con Tú hai người ngưng lại đôi chút. - Anh nhà hàng xóm tôi đây phải không? - Dạ cháu chào bác ạ. - Ừ ngoan quá, đấy xem người ta ngoan như vậy cơ mà.. - Lại con nhà người ta.. Tự dưng mày xuất hiện trước mặt ba tao làm gì để ổng lại chửi tao. Thấy ổng mày bớt trưng cái bộ mặt ngoan đấy đi một tí thì chết à. Đúng là nhìn cái mặt là không ưa nổi mà. - Cậu hàng xóm cau hàng lông mày thật chặt. - Sao vậy? Ai đấy con? - Người cha tật chưa kịp nói gì, người cha mù hỏi con trai. - Dạ là bác hàng xóm nhà mình đấy ba. Bác ấy dắt con trai đi ăn. - Ai bảo mày.. - Mất lịch sự vậy hả? Nhìn thấy người lớn còn không chào hỏi. - Thôi chào anh, cha con tôi về trước đây. - Người cha mù cười, ông hiểu, không muốn làm phiền họ. - Vâng, ngại quá cái thằng con tôi nó.. - Không sao. Không sao, hiếm mới có dịp hai cha con ra ngoài cùng nhau thế này mà, anh phải vui vẻ mà hưởng thụ, nhịn nó một tí biết đâu nó lại thay đổi đấy. - Ông ghé sát người hàng xóm thì thầm câu cuối mà cười. - Cháu chào bác. - Ừ. - Người cha tật cười ngưỡng mộ. Tú cười với cậu bạn hàng xóm, còn cậu ấy thì lườm cậu cái rõ dài. Lúc lướt qua nhau Tú ghé tai nhỏ giọng. - Như thế có phải ngoan không! - Tao đang tập làm con nhà người ta đây. Mà tao ngon hơn mày nhá tao có nhiều tiền hơn mày. Không phải ổng dắt tao đi ăn mà là tao lôi ổng đi nhá mày. - Có gì khác nhau? À không phải, thì cũng là ba cậu mà đừng có dùng từ "lôi" nghe bất hiếu quá đi, mà nhìn bộ dạng mày chẳng giống đang dắt ba đi gì cả. Ừm.. phải nói sao được ta.. - Xoa cằm. - Nói cái đầu mày, ổng mà còn so mày với tao nữa là tao bỏ kèo, đập mày một trận đó con. - Tú, sao vậy con? - Thấy con trai cứ đứng im ông thắc mắc. - Dạ không có gì. Ba đi từ từ thôi, đường trơn đó.. Tú bỉu môi, cậu hàng xóm hất mặt đưa cha mình cùng nhau cãi lộn vào quán ăn. - Tối rồi mày còn lôi tao đi đâu vậy hả thằng ranh này. - Tới đây rồi ba còn hỏi, là đi ăn mì bò đó, con mua cho ba tô mì thật to. - Tao không thèm, mày lấy đâu ra tiền mà mua. Ở nhà tao mua cho mày cái bánh rồi. - Cái bánh trung thu đấy á, con không phải con nít nhá mà con cũng không thích nó. - Sao mày không nói sớm để tao mua cho mày cái lồng đèn mà đi rước đèn với các bạn. - Con đã nói là con không phải con nít rồi mà. Ba thích tí nữa con với ba đi, khỏi cần đèn luôn. - Thôi khỏi, chân tao đau.. - Hôm nay con làm chân cho ba luôn, giờ ăn đã. Bà chủ cho hai tô mì nhiều thịt bò đi. - A, đợi lát. - Bà chủ đang suy nghĩ bỗng giật mình. - Cái thằng này tao mới nói xong mà lại vậy rồi, ăn nói với người lớn vậy hả? Chị cho thêm.. - Hôm nay nha, tui.. con không muốn cãi lộn với ba đâu, ba cũng bỏ rượu bữa đi. Không cần giảng bài đạo đức ở đây, mình ngồi ăn thôi, ăn thôi đó ba thấy có được không? - Tùng ngắt lời cha mình. - Tao.. Đến tận khi vào ngồi rồi mà hai người vẫn còn nói qua nói lại được. Người chủ quán thì đang sững sờ nhìn theo hai cha con Tú. Bà dọn bàn và thấy số tiền cậu bé để lại dưới cái đĩa đủ với giá của đĩa thịt bò được in trên bảng giá. Bà lặng thinh nhìn theo rồi mỉm cười. Cậu con trai nhỏ vẫn cẩn thận nhìn cha từng chút một và kể ông nghe nhiều chuyện mà cậu thấy. Trung thu năm nào cũng mưa nhiều, nhưng hôm nay, Tú cảm thấy giữa thời tiết mưa dầm thế này lại chẳng mang chút u sầu nào. Cậu đi quãng đường rất xa rồi mà vẫm mỉm cười nghĩ về Tùng lúc nãy, cha cậu cũng vui lắm. Rất lâu, rất lâu rồi, có thể nói là lần đầu tiên ông thấy cha con Tùng cùng nhau ra ngoài như thế. Tùng lặng im ăn tô phở của mình, lâu lâu lại liếc người cha của mình một chút. Ông không có biểu cảm rõ ràng, nhưng nhìn là biết ông đang vui cỡ nào, ông bỗng im lặng nhìn con trai rất lâu. Trong lòng ông con trai ông rất giỏi đấy. Trung thu rồi cũng qua, cuộc sống vẫn cứ trôi đi từng ngày. Ngày đó nhìn thấy Tùng đi cùng cha mình, tưởng rằng cậu đã suy nghĩ kĩ mà về chăm sóc cha già yếu rồi chứ, có ai ngờ.. Người cha tính nóng nảy ngang ngược, chẳng lúc nào nhẹ nhàng nói chuyện được với con mỗi lúc một suy yếu, lại càng buồn thì càng chuốc thêm rượu làm người càng suy kiệt hơn. Thằng con thì còn khỏe, còn bướng, nghe cha dạy đời khó chịu liền cãi trận to với cha rồi bỏ đi mất. Tú âm thầm vừa chăm cha mình vừa để ý bác hàng xóm dùm Tùng. Một ngày cậu ghé qua thấy nhà đóng cửa kín và gọi không thấy trả lời làm cậu lo. Tú về nói với cha mình rồi cùng qua nhà mới phát hiện, ông kiệt sức nằm thoi thóp trên sàn. Tú hốt hoang la lên. - Bác ấy nằm dưới đất kìa ba. - Cậu buông tay ba mình chạy lại chỗ bác hàng xóm. - Bố thằng Tùng có nghe tôi nói không? Ông sao vậy? - Cha mù lần tìm. - Bác ơi bác sao vậy ạ? Để con đỡ bác lên đã, ba đứng im đó đi, không có lại vấp té đấy. - Ông ấy sao rồi, sao không nói gì hết vậy? - Con không biết. - Cậu nói nặng nề đỡ cha Tùng lên. - Bác ơi bác bị sao vậy? Sao bác lại nằm dưới đất vậy? - Tú à! - Ông ấy he hé đôi mắt. - Ơ, cả anh cũng qua.. - Thều thào ông nói. - Tôi tự dưng đau bụng quá tính đi.. đi mua ít thuốc.. Lại làm phiền.. làm phiền cha con anh rồi.. - Sao bác không nói với cháu. - Phải đấy, phiền gì chứ, hàng xóm giúp đỡ nhau cũng nên thôi. - Tôi tính uống thuốc.. hết đau.. rồi đi tìm nó về, tôi.. tôi thấy tôi.. không xong rồi, tìm nó về rồi.. tôi mới yên tâm được.. - Bác cứ nằm đây nghỉ đi, để cháu đi mua thuốc cho bác, rồi cháu đi tìm Tùng về cho bác. - Thằng bé này.. sao mà ngoan thế chứ, thằng Tùng mà được một phần.. như nó có phải tốt không.. thật là.. - Cha Tùng thều thào lắc đầu. - Tại bác cứ so cháu với nó nên nó mới tức mà bỏ đi vậy đó, nó với cháu không giống nhau, suy nghĩ cũng không giống nhau. Giống như bác với nó tuy cha con ruột rà mà chắc gì đã cùng một lí tưởng. Có thể bác thích làm một kiến trúc sư, nhưng nó lại thích làm một nông dân bình thường thì sao! Đấy là cháu ví dụ vậy. Cha con cháu cũng có lúc cãi nhau, nhưng mà bình tĩnh lại rồi cháu sẽ cố gắng kìm nén điều mình muốn, nói chuyện và sửa đổi cho ba vui, đó là bởi cháu muốn vậy, cháu nghĩ vậy ba cháu sẽ vui. Dù không làm được nhưng mà được mở lòng nói chuyện và ba chịu ngồi nghe cháu nói ý vui lắm, vậy là tốt thôi không phải sao? Cháu thấy nó ngang bướng thật, nhưng sao bác không thử một lần nghiêm túc tâm sự với nó xem sao! Bác đừng giảng mấy cái lễ nghĩa quỷ quái gì đó với nó, cũng đừng câu nào cũng phải thế này phải thế kia, có khi nó thay đổi thì sao. Cha Tùng lắng nghe cậu nói và suy nghĩ, xong cơn đau lại hoành hành làm ông không thể không cau mày, ôm bụng lăn lộn trên giường. Lúc này Tú mới giật mình nhìn ba rồi luống cuống. - Cháu quên mất bác đang đau, cháu nói nhiều quá rồi. Ba ở đây với bác ấy nhá, ba đừng có mò đi lung tung đấy, ở nhà mình còn đỡ, đây chỗ lạ, thể nào cũng vấp ngã đấy. Con đi mua thuốc cho bác ấy nhá. - Dìu ba ngồi xuống bên giường. - Con đi cẩn thận. Có tiền chưa? - Dạ rồi ạ. Dặn thế chứ mà cậu đi ra cứ phải ngoái lại suốt, cậu không yên tâm nhất là ba mình. Cậu chạy thật nhanh tới chạm y tế gần đó, nói bệnh tình rồi cầm bọc thuốc ra về. Như lời hứa cậu nấu cơm cho hai người ba, cho ba Tùng uống thuốc xong rồi đi tìm Tùng. Cái đám bát nháo của Tùng ấy hả! Cứ dăm ba bữa là lại kéo nhau nhậu nhẹt một lần. Buồn chán là đi quán xá, karaoke các kiểu, chúng nó đang ngả dần sang con đường tồi tệ hơn, biết hút không chỉ vài gói thuốc lá bình thường nữa. Trong quán bar nhạc xập xình đến banh cả màng nhĩ, Tùng đang khoa tay múa chân cùng đám bạn của nó. - Dạo này tao thấy hơi chán, chắc mình phải làm vài phi vụ lớn lớn mới bõ công mà chơi ấy chứ. - Thằng đại ca hít một hơi thuốc ra điều suy tư. - Quanh cái khu này có cái khỉ gì mà làm lớn, tao nói chứ thằng nào cũng nghèo nàn đến mức cái khố cũng phải nhặt ấy mà đòi. - Giọng thằng bợm trợn kia trầm đục đáp lại. - Anh nói phải, của không có, mà người.. chẹp.. cũng không luôn mới khốn chớ, thiệt là.. Em nói anh nghe, em mà gặp soái cưa ở cái xó xỉnh này á là em an tâm phủi bụi đời đi theo luôn còn kịp. - Dẹo đúng là dẹo, tay cầm điếu thuốc nhìn mà mất cân xứng quá đi à. - Cái thằng hám giai quên luôn bạn mày, mà tao thấy nhà tụi mày cũng đâu có túng thiếu giống như nhà tao đâu, sao phải lăn lộn kinh vậy? - Tùng ậm ờ suy nghĩ lên tiếng. - Của cho sài chán rồi mày. Như mày là không có chí cầu tiến đấy biết không hả? Cứ chấp nhận ổn định như thế thì có gì vui. Đi theo bọn tao mà không học hỏi được tí nào, với lại, đang bị quản dần lại rồi. - Đại ca đúng là đại ca, đai ca cũng phải thông cảm cho nó chứ. Nhà có ông bố hay giảng giải đạo lí đúng sai, còn thêm cái thằng gương sáng lòa con mắt ngay cạnh nhà nữa, ít nhiều gì nó cũng ảnh hưởng tí chứ, muốn nó rửa sạch khai thông cũng phải từ từ chứ lị. Mày nói coi tao nói có phải không? - Thằng mập húp vội miếng nước gì đó trong li, rồi nhăn mặt vỗ vai Tùng. - Mẹ nó thằng chó đó.. Nhắc tới nó là tao lại phát điên à, cũng tại nó mà ông già tao ổng đuổi tao luôn đó. - Đập bàn. - Chó má nhà nó, ăn nhằm cái gì mà số chó vãi cả ra, về nhà gặp phải của nợ không biết điều.. - Yên tâm đi, từ nay đi với bọn anh rồi thì khỏi lo chuyện đó nữa, mày kiếm dịp nào rảnh tay cho nó trận cho bõ tức là được rồi, không phải giận mặt đỏ tía tai lên vậy. - Đại ca.. đại ca, cái thằng sao quả tạ đó thiêng ra phết đại ca, hình như em vừa nhìn thấy nó xong á. - Bóng thì bóng cũng đừng ăn tạp vậy chứ mày, nó không phải soái cưa sói ca gì gì đó của mày đâu mà liên tương dữ. - Bợm trợn ngả người ra ghế. - Không, em.. eeem mới nhìn thấy thật mà. Nó.. - Mày làm như nó là hồn ma không bằng, nhắc tới là hiển linh liền. - Thằng mập châm thuốc liếc xéo. - Ơ.. hình như.. tao không bị hoa mắt đấy chứ? - Thêm mày nữa à mập! - Không phải.. bọn mày nhìn coi bên kia kìa. - Thằng mập chỉ tay vào chỗ đám đông gần cửa. - Cái thằng đang bịt tai ngơ ngác đó không phải thằng con nhà người ta à? - Mập dụi dụi mắt. Cả đám bắt đầu nghiêng đầu nghiêng cổ tìm theo hướng thằng mập chỉ. Tú, thật sự là Tú đang rất hoang mang bịt tai tìm kiếm giữa chỗ đông người mà ồn ào này. Trùng hợp khi mấy thằng kia vừa thấy cậu thì cậu cũng vừa quay mặt lại chỗ này, ngờ ngợ nhớ thằng mập trong nhóm đó. Cậu chen chúc cố lại gần họ, mấy thằng kia thì sau khi xác định rồi liền ngồi im như thế chờ đợi. - Tùng, mày ra ngoài nói chuyện với tao được không trong này ồn quá. - Cậu lấy hết sức mà hét. - Mày nói cái gì thì nói luôn đi tao nghe được, tâm trạng tao đang không tốt cho nên tao mà ra khỏi đây thì mày xác định đời mày luôn đi. - Tùng thản nhiên hít hơi thuốc mà nói. - Mày về xem ba mày đi, ổng bị sao rồi ấy. - Chần chừ cậu đành cứ căng giọng lên mà nói giữa chỗ ồn ào này vậy. - Ổng thì bị gì được, lại không có rượu nên đau với ốm chứ gì. Hư.. ngon đuổi tao đi cơ mà, làm bộ làm tịch làm gì. Mày thích thì sang mà chiều ổng. - Không phải đâu.. ra ngoài nói đi chứ trong này ồn quá tao nghe không được, tao cũng đau cổ luôn rồi, không nói nổi.. - Không nói nổi thì đừng nói, mày về mà nói với ổng đừng làm bộ làm tịch, tao không xem được đâu. - Tùng có chút trầm tư. - Mày không về à? Mày về mà nói với bác ấy, tao không nói được. Bây giờ ba mày còn nghe được, đợi đến lúc hết nghe được rồi muốn nói thì ích gì, mày có chửi ổng thì cũng phải để ổng nghe mày mới thấy vui được chứ hả? - Biến biến.. mày biến ngay đi cho tao nhờ. - Thằng đại ca xua tay đuổi. - Sao mà lắm lời thế không biết. - Tùng, mày nghe tao một lần đi, tao thấy ba mày đau lắm luôn đó, ba mày còn đòi đi tìm mày nữa kia kìa. - Mặc kệ thằng đại ca, cậu muốn lại kéo bạn hàng xóm đi. - Tao nói mày lì vừa thôi thằng kia, không nghe đại ca tao nói gì hả? Có cút ngay đi không thì bảo? - Thằng mập xoay xoay người ngăn cậu. - Tui.. - Tui tui cái gì mà tui.. nói chuyện với mấy thằng học cao như mày mệt não chết mất, cho bọn tao xin đi. Một là tham gia thì bỏ cái kiểu tri thức đó đi, hai là lượn nhanh trước khi bọn này nổi điên. - Thằng bợm trợn chậm rãi hít hơi thuốc mà nhả từng chữ nhẹ nhàng. - Tui không nói chuyện với mấy người. Tùng, mày về với tao đi. - Ơ cái thằng này, đẹp giai thế mà lại không hiểu tiếng người mới chớt chứ lị, học nhiều quá não nhão dòi hả mài. - Thằng dẹo phe phẩy cái tay. - Tùng, tao không xạo mày đâu, ba mày đau.. - Mặc kệ bọn kia cậu cố nói với Tùng. - Cút. - Tùng đập bàn đứng lên chỉ thẳng mặt Tú. - Không muốn ăn đập thì cút đi, mày nói nhiều thêm một câu tao cắt lưỡi mày liền, mày dám cược không? - Mày.. - Nhìn Tùng trợn mắt, Tú theo bản năng tự bịt miệng mình lại, vẫn trân mắt nhìn cậu ta. - Biến, tao không thích nhiều lời. - Thằng đại ca khó chịu hút thuốc. Tú đành lủi thủi ra khỏi nơi ồn ào đó, cậu buồn quá chừng và cũng lo lắng. Cậu lo nghĩ xem về nhà sẽ phải nói thế nào để ba Tùng an lòng, lo cho cậu bạn hàng xóm không thân của mình sẽ theo những người đó mà phạm tội, nhưng ngoài việc lo lắng suy nghĩ ra thì cậu hết cách rồi. Lòng Tùng cũng đang rối còn hơn cả tơ vò, cậu hình như cũng có chút cảm giác bất an, lo lắng về điều gì đó mà cậu không xác định được. Sau buổi tối hôm ấy cậu lại lang thang một mình ngoài phố, đã một tháng nay rồi cậu luôn sống như thế. Không có nhà, à không.. là có nhà mà không chịu về mới đúng. Ngoài những lúc ăn chơi đàn đúm với đám đại ca đại em kia ra thì chỉ còn mình cậu như lúc này, điếu thuốc không biết là thứ mấy rồi và nó cũng cháy muốn chạm tay mà cậu vẫn chưa biết mình đang muốn làm gì, nên làm gì lúc này. Vắt kiệt óc suy nghĩ và đắn đo, cậu quyết định nên về nhà chút thì hơn. Ánh đèn đường hắt nhẹ trông thật lạnh lẽo, căn nhà cuối đường sụp xệ đến đáng thương kia nhìn mới ma mị làm sao. Ngoài chút ánh sáng heo hắt bên ngoài này thì trong căn nhà đó không kiếm đâu ra được một mảnh ánh sáng nào cả, nhìn nó Tùng hơi hồi hộp. Lúc trước giờ này hay muộn hơn nữa, cậu về luôn thấy tí ánh sáng lập lòe từ bóng đèn duy nhất trong nhà. Hôm nay, lần đầu tiên cậu thấy nó tối thui đến sợ như thế. Cảm giác lúc chiều hình như tan dần mỗi lúc cậu đến gần nhà mình, đã rất lâu rồi cậu mới có lại cái cảm giác mong đợi mà an tâm như thế này. Bước vào nhà lần mò tìm công tắc điện, ánh sáng vẫn mỏng manh như mọi lần nhưng lạnh lẽo hơn vài phần. Căn nhà vốn có chút lộn xộn bây giờ ngăn nắp đến kì lạ, cậu nhìn thẳng tới cái giường duy nhất trong nhà và ngơ ngác nhìn nó. Giường trống trơn, giờ này mà ông ấy đi đâu được cơ chứ, cậu thầm hỏi lòng mình như thế. "Có lẽ ông ta lại đi mua rượu rồi" cậu nghĩ thế và yên lòng ngồi lên giường châm điếu thuốc đợi. Đã 11 giờ, tàn thuốc và đầu lọc vương khắp nhà mà người cha què quặt của cậu không biết đi đâu còn chưa về. Cậu thật sự lo lắng, chạy sang nhà Tú, cậu nghĩ Tú sẽ biết. - Muộn thế này rồi còn ai đập cửa rầm rầm vậy không biết! - Người ba mù lầm bầm mò mẫm. - Ba đừng đi lung tung, để con ra xem cho. - Tú vừa giật mình thì nghe tiếng gõ cửa và tiếng ba mình. - Ai đấy? - Tú hướng ra cửa hỏi to. - Tao, tao Tùng này, mày mở cửa cho tao cái coi. - Giọng Tùng bỗng lạc đi thấy rõ. - Nghe giọng mày lạ quá, có thật là mày không đấy Tùng. Nhà tao nghèo lắm, không có gì để mà cướp đâu nha.. - Mày khùng à thằng kia, tao rảnh đâu đi cướp nhà mày, với lại mày có thấy thằng cướp nào ba trợn mà đần độn như vầy bao giờ chưa hả? Mở cửa cho tao nhanh lên coi. - Tùng không biết ba Tú đã dậy, nên gắt giọng nhưng lại rầm rì áng chừng Tú có thể nghe được là được. - Nửa đêm nửa hôm không ngủ còn làm giống gì vậy không biết. Đợi tao tí. - Tú lầm bầm kiếm đôi dép. Tú bật cái đèn công suất thấp lên rồi vò đầu ra mở cửa. Nhìn thấy Tùng, cậu biết ngay là cậu bạn này vẫn còn tỉnh lắm, chưa có đi ngủ rồi tỉnh đâu. Tùng nhìn cái ổ quạ của Tú xong hỏi dồn. - Mày có thấy ba tao đâu không? Ổng đã què rồi mà không biết đi đàng nào nữa chứ, tao đợi ổng từ tối tới giờ chưa thấy ổng về luôn. - Tùng thấp thỏm. Tú bỗng tỉnh táo như chưa bao giờ tỉnh vậy, chớp chớp mắt trợn tròn nhìn Tùng. Không biết cậu đang nghĩ gì mà ngưng vo đầu, cũng như ngăn miệng mở luôn rồi. Tùng thì vừa sốt ruột vừa không hiểu "thằng bạn trời đánh" này đang làm gì. - Biết thì nói đại đi tao còn biết đường đi tìm chứ, mày làm cái bộ dạng gì vậy hả? Mày biết ông già tao đâu không? Không trả lời, Tú chỉ ngơ ngác né người sang một bên chỉ vào trong nhà, Tùng theo bản năng mặt ngu nhìn theo hướng cậu chỉ. Ánh sáng yếu ớt rọi lên thân hình gầy gò của người đàn ông làm cậu giật mình. - Ổng ổng.. Sao ổng.. - Mày thì thầm làm gì, ba tao dậy rồi, còn ba mày hả! Chắc không dễ tỉnh vậy đâu, bị hành một trận, mới mệt mà ngủ đây thôi à. - Tùng à? Vào nhà đi. Trời sáng rồi à Tú. - Người cha mù không có khái niệm về thời gian ánh sáng. - Dạ không, đang nửa đêm đó ba, ba ngủ đi, con nói chuyện với Tùng tí xíu. - Ổng bị sao vậy? Mà sao nhà ổng không ở, ổng sang đây làm gì? - Hôm bữa tao nói với mày rồi còn gì! Bây giờ mới chịu về, thôi đi ngủ đi, tao buồn ngủ lắm, mày có vào nhà không? - Tao hỏi.. - Mệt mày quá, để mai tao kể tường tận cho mà nghe, giờ tao muốn đi ngủ. Mày muốn vào nhà tao ngủ không? Muốn thì vào đại đi. - Tú mệt muốn chết được. - Thôi, nhà mày có chúc éc sao đủ chỗ cho tao nữa, tao về nhà, sáng mai tao lại qua. - Tùng bỗng thở dài an tâm. - Ừ về đi. Giờ này mới biết mò về tìm ba à. Tùng nghĩ ngợi rồi theo lối cũ về nhà mình, bây giờ cậu mới biết mình vẫn còn thương người cha già hay đánh, hay chửi mình nhiều lắm, chỉ là ông ấy không thay đổi thì cậu cũng vậy, không chịu nhường. Bây giờ nhìn ông ấy nằm đó cậu lại thêm lo lắng và sợ hãi, sợ còn nhiều thứ cậu muốn làm cho ông mà không thể làm được nữa. Sáng sớm hôm sau, Tùng đem cái mặt bơ phờ mất ngủ chạy sang nhà Tú lúc mới tờ mờ, không phải cậu ngủ không được mà chỉ sợ ngủ quên mất thôi. - Tú ơi mở cửa. Ba tao dậy chưa? Tú ơi, có nghe tao nói gì không đó thằng kia! Mở cửa, mở cửa. - Đợi tao tí, sáng sớm đã ầm ĩ rồi. Ba mày chưa dậy đâu, mày làm ồn kiểu này bác ấy có không muốn cũng phải dậy thôi. - Cú càu nhàu. - Tùng hả con? - Ba Tú hỏi. - Còn ai vào đây nữa ba, hình như nó bị chạm dây thần kinh nào rồi ấy tự dưng.. - Sao con lại nói bạn như vậy. Đi mở cửa đi. - Cái đồ con bò nhà mày chậm chạp quá vậy hả? Mày họ nhà rùa à thằng kia! - Cửa nhà tao dễ đổ lắm đó, ngon mày đạp nát nó mà vào, sao mày nhiều mồm thế chứ. - Cậu ra mở cửa cho Tùng. - Tìm ai? - Cậu vốn không thích nổi cậu bạn này từ trước. - Ông già tao! - Không có, chỉ có bác nhà hàng xóm thôi.. - Mày.. - Con không đi học à Tú? - Dạ có ba, giờ còn sớm mà ba. - Nhìn cậu bạn thì thầm. - Đừng ồn ào, đợi tao tí. - Con cũng chuẩn bị đi rồi đây. - Tùng đâu? Sao không mời bạn vào nhà. - Nó ngại, nó muốn tiễn con đi học. Con chào ba con đi học. - Tú không để ba hỏi thêm, nói với Tùng. - Đi với tao một đoạn, ba mày chưa dạy đâu. - Thằng này.. - Ba Tú khong biết phải nói gì. Hai thằng con nít đi cùng nhau, lôi qua lôi lại, bắt đầu đấu võ mồm. - Tao hỏi mày, sao ba tao lại bên nhà mày? Ổng bị sao vậy hả? - Mất trí nhớ? - Tú chớp chớp mắt nhìn. - Ai tin mày thế? Hôm bữa ba mày đau vật vã, tao đi tìm mày mày không về còn hỏi. Nhà tao còn ba tao bị mù nữa, ngày nào tao cũng phải chạy qua chạy lại thì mệt chết tao chứ còn à. Giờ mày về rồi thì lo cho ba mày đi ở đó mà hạch họe tao mày. - Khiến mày lo à!.. Ổng giờ được như ý rồi đó, ngày nào thấy mặt tao là lại đem mày ra so, giờ được mày mang về nuôi luôn chắc vui rồi, tao khỏi lo. - Mày bệnh nặng hơn ba mày rồi. - Tú lắc đầu. - Cái thằng thần kinh. Tao nói mày nghe, ba mày bữa nay ho ra cả máu, tao không biết bị gì, tao không có tiền cho ba mày đi khám bệnh nên chỉ đi mua thuốc thôi. Mấy cô bán thuốc nghe tao kể xong bảo tao cho ba mày đi bệnh viện gấp đi, bệnh nặng rồi đó, tao không có khả năng mà bác cũng không chịu đi, bác bảo đợi mày về bằng được. - Ổng đợi tao về làm gì? Tao cũng đâu có tiền cho ổng đi bệnh viện! - Giọng cậu có chút buồn. - Bác bảo cho mày một trận nên hồn đấy. - Tao nói mà, ổng chẳng bao giờ nghĩ được cái gì tốt đẹp hơn là việc đánh đập tao với lại rượu chè đâu.. - Mày cũng có bao giờ nghĩ ba mày tốt đâu. Tao không khiến mày đi theo tao nữa, về nhà với ba mày đi, đừng khiếm chuyện với bác ấy nữa. - Là ổng kiếm chuyện với tao thì có, tao mà dám à. - Ông trời cũng thấy thất vọng với mày, ai tin mày chứ hả? Tao mà dám.. - Tú bỉu môi nhại lại rồi đi học. Tùng hả! Mạnh miệng vậy thôi chứ nghe Tú nói xong lòng cũng thấp thỏm lo âu đến phát run lên được. Dù thế nào đó cũng là người thân duy nhất của cậu, ông dù đánh mắng cậu thì cũng vẫn là ba cậu. Chào ba Tú xong cậu lại giường- cái giường duy nhất trong nhà nhường cho ba cậu, ba cậu vừa tỉnh nhìn thấy cậu thì vài giây không biết nên nói gì. - Cái thằng mất dạy này, sao mày không đi luôn đi về làm gì hả? Mày về xem tao chết chưa hả? Tao đang còn khỏe mạnh lắm đấy.. - Ba Tùng vẫn luôn mong con, nhưng chẳng hiểu sao lại nói như thế. - Ba thằng Tùng, anh đừng kích động như vậy. Thằng bé về là tốt rồi, anh có gì cứ từ từ nói đừng chửi nó. - Người cha mù mò mẫm, muốn lại gần giường người hàng xóm. - Ổng thấy tui làm ông chướng mắt thế ông còn kêu thằng Tú đi tìm tui làm gì? Không phải nó năn nỉ tui cũng chẳng thèm mà về. - Tao khiến mày về hả? Con cái mất dạy tao.. khụ khụ.. tao thà không đẻ ra mày.. khụ khụ.. Cha Tùng bắt đầu ho tràng dài, hạ cái gậy tính đưa lên đập cậu xuống, ho đến tức cả ruột, ông kiệt sức nhìn con trai. Tùng đưa tay muốn đỡ ông, nhưng chỉ hành động gạt nhẹ của ông khiến cậu tức mà ương lên, chỉ đứng nhìn thôi. - Mày nhìn tao làm gì, tao có chết cũng không khiến mày lo đâu thằng khốn nạn. - Là ông nói đó nha, tui cũng chẳng hơi đâu lo cho người không cần mình nhá. Bây giờ ông có thằng con nhà người ta ngoan ngoãn kia lo cho rồi nên không cần tui nữa chứ gì? Không cần thì không cần, đừng có mà kêu nó đi tìm tui nữa đó. Biết vậy đừng về cho xong, về nhìn thấy mặt là lại muốn lên cơn tăng xông mà. - Tùng vung tay đá cửa. - Tao chưa đập chết mày là may rồi đấy con.. tao.. khụ khụ.. không tăng xông chết thì thôi.. mày tăng cái gì, nói không biết ngượng mồm à.. - Người cha què đưa cây gậy ném theo hướng cậu con trai. - Anh hàng xóm này.. - Cha mù nghe tiếng cãi nhau và tiếng động làm giật mình lo lắng, ông vẫn đang lần mò đến chỗ người hàng xóm. - Anh đừng nóng, cha con anh ngồi lại nói chuyện với nhau tí đi, ai cũng nóng như vậy không giải quyết được vấn đề đâu. - Xin lỗi anh.. khụ.. làm phiền anh.. quá.. Thằng con tôi.. khụ khụ.. - Nó đang tuổi lớn, ngang ngược cũng là chuyện bình thường, anh phải bình tĩnh mà khuyên bảo nó từ từ mới được. Nó còn thương anh nó mới về, mà đã về thì còn nói chuyện được, anh cứ như vậy thì hai cha con càng lúc càng xa nhau thôi. Anh là ba nó, anh cũng phải hy sinh mà thay đổi một tí đi, bọn thanh niên bây giờ học đòi giỏi lắm, nhất là nhìn gương trong nhà mà làm theo đấy. Nó nghe lời nhưng trong lòng không phục, thì một lúc nào đó nó cũng bộc phát muốn nổi loạn nên thôi. Anh hiểu ý tôi không? - Là con là cái thì phải nghe lời cha mẹ chứ ở đâu ra cái kiểu như thế. - Cha Tùng còn bực mình. - Chỉ bảo cho không nghe.. khụ.. toàn đi theo mấy cái đứa mất dạy.. - Tôi nghĩ đó chính là lý do hai cha con anh không lúc nào hòa hợp được đó. Anh không thể áp đặt nó như vậy được, chúng nó bây giờ không giống chúng ta nữa. Được rồi anh nghỉ đi, đau thì gọi tôi một tiếng. Thật là, khó khăn lắm nó mới về mà.. - Ba Tú lại mò mẫm ra ngoài. - Không lẽ tôi sai? - Ba Tùng đăm chiêu. - Anh không sai chỉ là cách không phù hợp. - Người cha mù dừng lại đôi chút. Cha Tùng ngồi trầm ngâm trên giường nhìn cha Tú mò mẫm kiếm gì đó. Ông nhìn thấy nơi người cha đó là cả bầu trời yêu thương và bao dung, phải chăng chính điều đó khiến ông và con trai luôn muốn hy sinh cho nhau, đỡ đần nhau sống nốt cái đời trần khốn khó này. Rõ ràng nhà hai người túng thiếu như nhau, có khi nhà người cha mù còn túng quẫn hơn cả nhà ông, thế nhưng nhìn ông ấy như chẳng có gì đáng lo cả, ông vẫn cười nói vui vẻ, thân ảnh cũng tràn ngập sự bình yên lạ lùng. Cha Tùng miên man suy nghĩ, có hay chăng mình thật sự đã sai, cho tới khi cơn đau dạ dày lại hoành hành. Ông ôm bụng, ho khan đến khi kiệt sức hạ cái thân ướt đẫm mồ hôi xuống giường mới thôi. Cha Tú mù, bản chất mù dù có quen thuộc thì vẫn chậm chạp hơn một người sáng mắt, ông cố gắng lần mò tìm ít thuốc con trai đã mua cho người hàng xóm, nhưng thật lâu ông mới lấy được mà cũng chẳng biết có đúng hay không nữa. Người cha hàng xóm nằm đó trân mắt nặng trĩu nhìn ông, mắt ông rưng rưng, tai ù đi không buồn nghe người cha mù lo lắng hỏi han gì nữa, ông ngưỡng mộ người cha mù lắm. Ông ấy mất đi đôi mắt nhưng dường như đổi lại được tất cả vậy, con trai ông ấy là đứa trẻ đáng khen và đáng học hỏi, tiếc là thằng con ông không nghĩ như thế. Tùng ra khỏi nhà Tú mà lòng nặng trĩu, cậu còn bực lắm, rút mạnh điếu thuốc châm lên, đi một cách vô định. Cậu tức đến muốn nổ cả phổi, vì chẳng bao giờ cha cậu chịu lắng nghe và hiểu cậu cả, đôi lúc cậu ước gì ông ấy giống cha Tú, chỉ một chút thôi cũng được. Qua cái tâm trạng khó chịu, cậu liền nhớ tới sắc mặt ông ấy lúc nãy, nhợt nhạt tới mức cậu giật cả mình khi nhìn thấy ông. Cái tâm trạng giận đến muốn đập hết mọi thứ từ từ giảm bớt, tan biết mất tiêu rồi, thay vào đó là lo lắng đến mức không biết phải làm gì. Loay hoay vò đầu bứt tóc cậu trực trào như muốn khóc tới nơi, cậu nghĩ tới cái tương lai xa hơn, với rủi ro nhiều hơn khiến cậu sợ, sợ đến nỗi tưởng chừng như muốn cuộn mình lại một đống luôn. Cuối cùng cậu phát hiện mình vẫn là cậu bé mười mấy tuổi mà thôi, cậu vẫn còn mỏng manh và cần một chỗ dựa vững chắc, dù cậu cố gắng nhưng thật ra tất cả những thứ cậu có chỉ là tấm mành, che đi sự non nớt tận sâu bên trong cậu mà thôi. Cậu đoán được cha cậu trở bệnh nặng lắm, nhưng cậu thật sự bế tắc rồi. Cậu bỗng nghĩ đi tìm những người bạn kia nhờ giúp đỡ. Giờ này đám người đó chắc đang ở nơi nào đó sử dùng những thứ không ai cho là lành mạnh cả. Mấy thứ đó là gì nhỉ? Ma túy? Thuốc lắc? Đá? Có thể là chúng, gọi chung thì chúng là chất gây nghiện, tạo cảm giác hưng phấn mạnh. Đám đại ca đại em hay đi cùng Tùng đang tụ trong căn nhà hoang không xa chỗ cậu lắm, cậu cũng từng đi với họ vài lần nên đoán họ sẽ ở đó nên tới thử. Bọn nó đang trong trạng thái nửa hưng phấn nên không để ý lắm đến Tùng, cậu do dự lại gần họ. - Đại ca! - Sao giờ mày mới tới? Cái mặt mày như bánh đa ỉu vậy? - Chắc thằng cha nhà mày lại chưởi mày nữa dồi chứ gì? Tao nói mà, mày về làm gì rồi đêm cái mặt đưa đám đó ra đây chứ hả? Ế.. tao nói không phải ông già mày, ổng ngổm rồi chứ hả? - Thằng dẹo còn tỉnh nhất. - Cái đầu mày, mở miệng là nói tào lao không. - Tùng bỗng hoang mang, gắt lên. - Ổng bị bệnh nặng quá rồi, cần đi bệnh viện, nhưng mà.. bọn mày có tiền không? Cho tao vay ít, mai mốt tao trả lại cho. - Tùng nhìn thằng đại ca, hít hơi thuốc như lấy dũng khí. - Ê.. mày mê sảng à thằng này! Tao nói mày nghe nè, bọn này còn không đủ tiền mà ăn sáng mai nữa đó, lấy đâu ra cho mày mượn! - A, vậy là thẳng này có tiền. Đại ca, đại ca.. - Thằng mập nháy mắt với thằng đại ca. - Tao nói chứ, ông già nhà mày cũng đến lúc đi được rồi đó, hơn nữa bệnh ổng như mày nói đã nặng lắm rồi thì vào viện chỉ tổ đốt tiền, chứ không cứu vãn được gì cái mạng già của ổng đâu. Có tiền thì mang ra mà hưởng thụ đi, đừng chi vào mấy cái vô bổ thế, không dám sài hay không biết sài cái gì thì đưa đây bọn tao sài hộ cho, hửm hửm.. - Tụi mày.. tụi mày.. - Tùng bất ngờ. - Nhanh, đưa tiền đây. - Thằng mập đưa tay ngoắc trước mặt Tùng. - Tụi mày dài dòng thế làm gì? - Thằng đại ca vừa nói vừa hất mặt ra hiệu cho mấy thằng kia. - Thôi thì cho bọn này mượn xoay vài bữa đỡ đói, dù sao bệnh ba mày cũng không chắc gì chữa được.. - Tụi mày.. tụi mày.. tao không có tiền, tao còn phải đi vay đây không thấy à? - Tự đưa hoặc để bọn tao lấy, tùy mày đấy. - Thằng đại ca hít hơi thuốc đe dọa. - Tao nói mà không tin, tao không nói nữa, tao phải đi kiếm việc làm đã, vay cũng không biết vay đâu được đây.. - Nhiều lời, bọn mày.. - Ê.. ây mấy thằng này.. trả đây cho tao.. bọn kia, tụi mày.. trả đây.. tao.. hự.. - Mã mày cũng bày đặt lo cho bố, lúc ổng đuổi mày đi sao mày không ráng mà ở nhà đi, giờ bày đặt mày, bọn tao cũng là nghĩ cho này thôi, mày không sài thì để bọn tao sài thay cho chứ đừng cống không cho mấy thằng bác sĩ như vậy. Tao nói chứ không ích lợi gì đâu, thằng cha nhà mày trước sau gì cũng đi thôi à. Đi tao muốn ăn cơm rồi. - Thằng đại ca ngặm thuốc, nheo mắt đếm tiền. - Bọn mày.. - Mày tao cái gì, đi thì đứng lên, còn muốn về với cha già làm con ngoan thì cút đi, thằng cha nào cũng vậy thôi, mày đừng tưởng bở, mày lo cho ổng xong ổng sẽ tốt với mày. Xứ.. Ma mem mà, không được gì đâu. Bọn nó đánh Tùng, cướp tiền xong liền tươi cười kiếm chỗ nhậu tiếp. Tùng thì quành quại với cơn đau và cậu giờ mới mới nhận ra những người bạn đó thật chẳng phải là bạn mà. Cậu cố gắng kéo cái thân đau đớn từ trong đến ngoài của mình về lại nhà. Ngồi thừ trên cái giường suy nghĩ xem nên làm gì tiếp theo. Cậu ngồi đó không biết bao lâu, đến khi bên ngoài ồn ào khiến cậu giật mình. Cậu chưa kịp ra xem chuyện gì thì tiếng bước chân dồn dập về phía nhà cậu làm lòng cậu có chút bất an. Cánh cửa bị đẩy ra với lực mạnh mà gấp, xuất hiện sau đó là khuôn mặt vội vã hoang mang của Tú. Tú thật bất ngờ khi nhìn thấy Tùng. Vài giây để ổn định cậu mới vội vàng nói líu cả lưỡi, lại gần Tùng. - Mày.. về nhà mày.. ba tao.. mày chết mất tiêu à không phải mày.. nhà tao ơ.. cái gì nhờ.. - Mày nói quái gì vậy hả? Nghe không ra cái gì luôn á, nói đàng hoàng nghe coi. - Từ từ để tao suy nghĩ đã.. À ba mày ông ấy.. - Tú bây giờ mới sững người, nhìn Tùng khó nói. - Ba tao làm sao? Ổng không phải vẫn bên nhà mày à? Ổng lại kêu mày đi tìm tao về chứ gì? - Tùng tuy lo nhưng vẫn ra vẻ hời hợt. - Không còn cơ hội nữa rồi.. * * *Là sao? Mày nói quỷ gì thế? Nói rõ ràng coi. - Tao sang lấy đồ cho ba mày nè, ba mày.. mất rồi. Mày.. - Ê mày cũng biết đùa ghê ha! Đừng dọa tao, trước sau gì tao cũng về chăm ổng thôi, mày không cần làm quá vậy. - Tùng cố trấn tĩnh. - Tao không đùa, vừa nửa tiếng trước thôi nè, tao còn chẳng biết làm gì đây này, sang nhà tao đi. - Mày.. - Mày tao cái gì đi nhanh đi.. À quên, đồ ba mày để đâu? Lấy cái coi, nhanh lên.. Tùng hoảng thật sự, cậu cứ đứng đó mà nghi ngờ Tú. Tú rối rít lôi kéo mãi Tùng mới lấy được bộ quần áo cho cha rồi hoảng loạn đi theo Tú. Đám đông ồn ào trước nhà Tú đang nhao nhao lên, nhưng dường như Tùng không còn nghe gì nữa, cậu bây giờ trống rỗng không biết làm gì cả. Vào nhà nhìn cha nằm bất động mà cậu như muốn ngất luôn tại chỗ cho rồi. Nước mắt cậu không kịp rơi, chạy lại lay cha mình không tin mà gọi. - Ba, ba ơi, ba sao vậy? Con về rồi này ba thấy không? Ba, ba tức gì thì đánh con đi này ba, ba thích chửi mắng con lắm mà, sao ba không chửi con đi, con về cho ba đánh ba mắng này ba. Ba nghe con nói không? - Cậu nắm tay ba mình nói liền không ngớt, song chỉ dám nói thì thầm bên tai ông thôi. - Ba.. - Cậu nấc nghẹn, khóc rồi nói tiếp. - Có phải ba hết rượu rồi? Ba chờ con để con đi mua cho ba, ba mau tỉnh lại chờ con.. - Tùng, mày đi đâu vậy? - Tú thấy Tùng mặt đầy nước mắt mà hối hả muốn đi đâu đó liền kéo cậu lại. - Tao.. ba tao chỉ ngủ thôi.. tao đi mua rượu cho ổng tí ổng dậy ổng uống, chỉ cần ngửi thấy hơi rượu là ổng tỉnh à.. - Cậu quên luôn cả thân mình đang rất đau. - Cái thằng này, mày điên à ba mày chết rồi uống làm sao hả? - Tú cuống quá nói không suy nghĩ gì. - Tú. Tùng, con bình tĩnh nghe chú nói này.. - Người cha mù mò mẫm tìm Tùng. - Chú biết con đang hoảng loạn không biết phải làm sao, nhưng mà chuyện này trước sau gì cũng phải đến thôi, ba cháu bệnh nặng lắm rồi đấy cháu biết không, có khi ông ấy đi như vậy lại tốt hơn cho ông ấy đấy cháu hiểu không? Bây giờ điều quan trọng trước mắt là lo an táng cho ba cháu đã. - Không phải đâu.. - Tùng nức nở nghẹn lời. - Tùng, nghe lời ba tao đi. Để tao giúp mày được không! - Mày cũng giống bọn nó, bọn nó lừa tao, mày cũng lừa tao.. - Cậu bỗng ngồi xuống cạnh ba mình, nói mà không nhìn Tú. - Ổng chưa chết đâu, ổng còn chưa chửi tao đủ mà, ổng giả vờ thôi.. - Là mày chưa lo đủ cho ba mày, chỉ là ba mày không hiểu mày nên mày mới cố tình làm vậy. Tao không lừa mày, tao giúp mày lo ma chay cho ba mày xong rồi tính tiếp. - Tú lại gần đỡ Tùng. Tùng có quậy cỡ nào thì ma chay vẫn phải lo, ở đó đâu chỉ có mình cha con Tú. Những người hàng xóm kia cho dù ác mồm ác miệng, thì họ vẫn bằng mặt mà giúp cho xong cái đám tang. Họ chỉ giúp như là nghĩa vụ phải thế chứ thương xót gì cha con họ đâu. Dẫu biết cha con họ nhiều cái sai, nhưng hình như chưa ai từng hỏi cậu bé xem, lí do khiến cậu ra như vậy là gì, chưa ai từng thật lòng khuyên nhủ người cha thay đổi vì bản thân ông ấy và người xung quanh. Chưa ai từng đưa tay nắm lấy họ để họ có thêm chút hy vọng làm lại giữa cuộc đời khốn khó này. Sau đám tang cha, Tùng bần thần như người mất hồn, cậu không đi đâu ngoài căn nhà nhỏ còn mình cậu, cậu ngơ ngẩn nhìn mọi thứ trong nhà và tìm kiến điều gì đó giữa căn nhà trống đến không thể trống hơn. Cũng chính lúc này cậu mới biết thì ra mình vẫn còn người bạn chân thành mà lâu nay mình đã quên mất, dường như chưa từng xem người đó tồn tại bên mình. Tú vẫn ngày ngày đi học, về lại lo cho ba và chạy sang xem cậu bạn. Đôi lúc chẳng khuyên răn gì cả, nhìn thấy ngồi im ở đó thì cũng ngồi cạnh như thế, có khi vài tiếng rồi lại về nhà buồn rầu với cha mình. Vật chất cậu chẳng thể giúp được, cậu chỉ mong giúp cậu bạn không thân này vượt qua tâm lí hoảng loạn, hoang mang, mất phương hướng lúc này thôi. Buổi tối luôn cô đơn hơn mọi thời điểm khác trong quỹ thời gian, đặc biệt cô đơn đến tuyệt vọng hơn khi chỉ có một mình. Tùng ngồi trong góc tường im lặng như chẳng còn hơi thở nhìn ra cửa, cánh cửa không đóng nên ánh sáng bên ngoài hắt vào tạo một đường dài đến bên cạnh cậu. Lâu rồi cậu chẳng bật điện khi tối đến. Bóng người dài ngoằng lúc lắc trước cửa và dài dần vào trong, nhỏ gầy y hệt cái bóng đẩy cửa vào, cậu chả biết đó là ai rồi nên không buồn ngước mắt nhìn nữa. - Sao mày không bật điện lên, ngày nào cũng tối thui. - Tú càm ràm tìm nơi bật điện. - Không thích, mày đừng có bật. - Mày không sợ chứ tao sợ. - Tú thở dài không tìm công tác nữa. - Ai bảo mày qua đây còn kêu. - Qua xem mày sống chết sao rồi thôi, giờ chịu nói chuyện là tốt rồi đó. - Tú nương theo ánh sáng hắt theo cửa vào mà lại gần Tùng. - Mày đừng như vậy mãi, mày cũng phải sống đấy, không ăn uống chỉ tổ hành xác mày thôi chứ được gì đâu. Tao không có tiền mua đồ ngon cho mày đâu, nhưng mà tao ráng thì cũng đủ cho ba người ăn cơm trắng cá khô đó. Một khoảng lặng im, hai đứa trẻ ngồi cạnh nhau không nói gì, rất lâu sau Tùng mới đột nhiên lên tiếng. - Tao tính làm kiếm thật nhiều tiền, rồi mua cho ba tao cái nạng mới, chứ cứ dùng mấy cái cây đó không biết lúc nào thì nó lại gãy nữa. Xong rồi kiếm cách chữa cái chân cho ổng, chân ổng có phải bị gãy ra rồi đâu, với lại lâu lâu nó lại đau. Tao phải bắt ổng bỏ rượu đi, xong tao cũng không hút thuốc nữa, để dành tiền mua một cái nệm cho ổng nằm khỏi đau lưng, mùa lạnh thì không có lạnh buốt chân nữa. Mỗi ngày tao mua cho ổng mấy món ngon, lâu lâu cho ổng nhắm tí rượu đỡ nhớ vậy đó. Mà mày thấy không, ổng ngày nào cũng đánh tao, tao đi theo bọn nó nhưng mà tao đâu có làm như bọn nó. Ổng không chịu nghe tao nói, tao mà đi học thì tiền học của tao cũng ngốn cả mớ rồi, xong tao lại không làm được, vậy là ổng lại phải chịu đau mà đi làm, về mệt lại lôi tao ra trút giận. Nhưng mà ổng thương tao nhất, có gì ngon ổng để dành cho tao hết. Người ta cho cái gì tốt hay ngon, dùng được là chẳng cần mặt mũi mà ôm hết về, chỉ để cho tao được đầy đủ hơn thôi à. Nhưng mà ổng không chịu hiểu tao luôn, tao không thích như vậy đó. - Tùng rưng rưng nước mắt kể nỗi lòng mình, cậu uất nghẹn trong từng câu, từng chữ. - Ai bảo mày không nói cho ba mày biết, không nói thì sao người khác biết được. - Ổng không chịu nghe nên tao mới chỉ làm thôi đó. Bây giờ thì không kịp nữa. Tao tích góp để làm gì nữa. Cái thân tao vất lay vất nứt làm đại cái gì cũng có cái ăn à, không ngon thì vẫn sống qua ngày được. - Tùng muốn hút điếu thuốc quá. - Thì giờ làm nuôi ba tao đi, ba tao có công nuôi ba mày đó, giờ trả công đi. - Tú bỗng nảy ra ý này. - Mày nuôi thì có.. Ừ nhở, mày cướp ba tao được thì tao cũng cướp ba mày được chứ nhờ. Đúng rồi, giờ tao sang rước ba mày về nhà tao.. - Tùng chợt hưng phấn hẳn. - Ê thằng kia, mày khùng à, ba tao là của tao. Mày chỉ được nhận ba tao làm ba nuôi thôi, không được mang về nhà. - Tú cuống quýt ngăn Tùng. - Phụng dưỡng ba tao thay ba mày thôi nhá.. - Háhá, mày vui nhở, ba mày mù rồi, mày vừa đi học vừa phải chăm ổng không thấy ổng phiền hả? Để tao rước ổng đi là mày khỏe rồi còn gì. - Tùng vừa trêu vừa thắc mắc. - Không phiền, kệ tao, tao không muốn nuối tiếc như mày đâu. Tao cũng muốn làm những cái mày muốn cho ba, nhưng mà tao biết ba tao muốn tao ở cạnh ổng hơn, mỗi ngày chỉ cần biết tao còn bình an nắm tay ba là ba vui rồi đó, vậy là tao cũng vui. - Ba tao mà cũng giống vậy thì tốt rồi. - Tùng ỉu xìu. - Giống, chỉ là cách thể hiện khác nhau thôi. Được rồi, quyết định vậy đi, bắt đầu từ ngày mai mày phải ráng làm việc tốt để còn nuôi ba tao đấy. - Tú đứng lên nhìn Tùng. - Tao về đây, lúc nãy tao có nói sang nhà mày nhưng mà một lúc không thấy tao là lại mò tìm cho xem. - Mày lấy đâu ra cái quyền ra lệnh cho tao vậy hả? - Tùng ngước lên nhìn. - Là tự mày nói chứ bộ. - Tú nhắc lại. - Tao nói chứ, hay mày dọn sang nhà tao ở luôn đi, mỗi tối tao khỏi phải sang xem liệu mày có mất bình tĩnh mà tự tử không đó. - Mày không tức tao à? - Tức cái gì? Tao thương hại mày đó, nói chứ ba tao nói tao sang xem mày mỗi ngày, sợ mày nghĩ quẩn thôi. Tại mấy bữa nay không thấy mày ra khỏi nhà nên cũng lo. - Cảm ơn mày. Tao biết sao ba con mày được nhiều người thương thế rồi. Tốt quá thể mà. - Tùng gượng cười. - Ẹ.. mắc ói, tao cũng giống mày thôi, chỉ là không thích đụng chạm, gọi là nhát cáy đó. Tao về đây, quyết định vậy nhá. - Ừ. - Ờ, mà mày có tiền mà đúng không? Sáng mai mua đồ ăn sáng cho ba đi, với lại sửa nhà dột cho tao đi? - Nhìn Tú nghiêng đầu nghiêm túc lắm. - Mày biết lợi dụng cơ hội nhở.. tao mất một nửa cho bọn kia rồi, chắc không đủ.. - Sao mày ngu thế, không sài thì để tao sài cho, sao lại ném tiền qua cửa sổ thế hả? - Tú tự nhiên nổi khùng, lao lại muốn đánh Tùng. - Ơ thằng này mày bị gì vậy? Bị bọn nó trấn lột chứ bộ, tao đâu có khùng mày.. mà.. - Tao đùa mày thôi, tiền còn kiếm được mà lo gì. Bọn nó đánh mày phải không? - Ừ, sao mày biết? - Vết bầm không kìa. Đừng có đi theo bọn nó nữa. Về đây. - Biết rồi, về đi, đứng một hồi là tới sáng chưa về được đâu. Tùng cuối cùng cũng vượt qua nỗi mất mát lớn nhất đời mình, thật ra nó cũng chẳng là gì, vì vốn dĩ ai cũng phải đi qua như thế thôi. Chỉ là với sự non nớt của một cậu nhóc thì không đủ kiên cường vượt qua sự xa cách lớn như vậy mà thôi, hơn nữa bên cạnh cậu lại chẳng có lấy một người thân ruột thịt nào. Từ ngày đó Tùng quyết tâm đi làm nuôi ba Tú và cả Tú đi học nữa, cậu chẳng có việc gì là không dám làm- trừ những việc không tốt ra. Cậu muốn làm những điều mình chưa kịp làm với ba mình cho ba của Tú. Cậu cũng nhận ba Tú là ba mình, chăm sóc ông từng ngày thật tỉ mỉ, chẳng thua kém gì Tú. Cậu như được sống lại với một gia đình mới. Sau này khi Tùng lớn, cậu quyết định rời cái xã hội rắc rối này mà vào dòng tu. Tú trở thành bác sĩ chuyên khoa mắt giỏi nhất vùng, con mắt cha cậu may mắn sáng lại. Ông vui mừng nhìn hai thằng con trai lớn lên từng ngày. Khi Tú cảm thấy mình đủ chín chắn liền kiếm cho mình một gia đình nhỏ sống cùng cha. * * * Trung thu năm ấy có cậu nhóc ngỗ ngược, dẫn cha mình cùng đi ăn một tô phở thịt bò lớn, lòng vui như mở hội. Trung thu năm ấy cậu học sinh nhỏ làm cho mọi người phải ngưỡng mộ, cậu dành trọn tình thương cho người cha mù lòa. Lại cũng vào một ngày trung thu, mưa vẫn rả rích như báo hiệu điềm buồn, cậu con trai ngỗ ngược mất đi người cha vĩnh viễn. Cậu chưa một lần trách cha, chỉ là tiếc nuối vì nhiều thứ chưa kịp. Trung thu đau buồn của cậu trai ngỗ ngược, may mắn kết được một người bạn tâm giao đến suốt đời. Vào ngày trung thu, người người, nhà nhà cùng nhau vui rước đèn, xem múa lân. Ở một góc trời nào đó vẫn có người trầm tư, mỉm cười nhớ lại quãng thời gian trẻ người non dạ của mình. Cuộc sống sau đó dù có viên mãn hay trắc trở, mỗi người ở đó đều bồi hồi mỗi khi trung thu về. Đi thăm một người đã khuất, về tụ họp cùng nhau làm những việc chưa kịp làm. Link: [Thảo luận - Góp ý] - Truyện Tác Phẩm Sáng Tác - Ngheonan