Có thể các bạn đã từng nghe về cây quỳnh giao và cũng thấy rất quen thuộc về loại cây này nhưng thực chất đây lại là hai loài cây riêng biệt, cây Quỳnh và cây Giao. Khi trồng hoa Quỳnh thì người ta thường trồng thêm cây giao để làm điểm tựa cho cây quỳnh nên lâu dần người ta gọi chung tên của 2 loại cây này luôn "giao không quỳnh, giao có còn chi là giao nữa, quỳnh không giao quỳnh khoe sắc chỉ một bóng đơn thuần". Có nhiều nguồn thông tin nói cây Quỳnh nếu không trồng chung với cây giao sẽ không thể ra hoa, nghe thì có vẻ vô lí mà đúng là nó vô lí thật. Lúc đầu mình cũng nghĩ là 2 cây đó chắc là sống cộng sinh hay hội sinh gì đó nên cảm thấy cũng hợp lí nhưng từ khi mình trồng hoa Quỳnh thì mình cũng hiểu ra một sự thật, cây Quỳnh ra hoa hay không không phụ thuộc vào cây giao, chỉ là do người ta viết theo sự tích này nọ nên thế thôi chứ mình trồng Quỳnh "một mình em đơn côi lẻ loi" vẫn ra hoa vừa đẹp vừa thơm haha. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để biết thêm về 2 loại cây này nhé! 1. Cây giao (cây cành giao) : Cây cành giao hay còn được gọi là cây san hô, cây xương cá có tên khoa học là Euphorbia tirucalli thuộc chi đại kích (Euphorbia), họ đại kích (Euphorbiaceae), bộ sơ ri (Malpighiales). Cây cành giao mọc thành từng bụi, có thể cao từ 1 đến 1, 5m, cây không có lá, thân cây hình que tròn màu xanh lục. Cây cành giao thường mục hoang hoặc được trồng làm cảnh, làm thuốc. Cây cành giao là một vị thuốc Đông y thường dùng để chữa khớp xương đau, bong gân tay chân, chữa táo bón, các bệnh về đường hô hấp như: Ho, hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang.. 2. Cây hoa Quỳnh: Loài hoa Quỳnh thường được nhắc tới cùng với cây cành giao gọi là Dạ Quỳnh hay Nguyệt Quỳnh có tên khoa học là Epiphyllum oxypetalum thuộc chi Quỳnh (Epiphyllum), họ Xương Rồng (Cactaceae), bộ Cẩm Chướng (Caryophyllales). Nghe giang hồ đồn đại hoa Quỳnh rất hiếm khi ra hoa nhưng thực chất là cứ tới mùa là nó ra hoa giống như cây thanh long vậy. Tuy nhiên, lời đồn đó không hẳn là không có căn cứ, bản thân cây Dạ Quỳnh thường sống ở những nơi khô cằn nên thường chỉ nở khoảng vài giờ vào ban đêm để tránh mất nước và từ đó được mệnh danh là 'Nữ hoàng bóng đêm "(Những loại hoa Quỳnh nỡ ban ngày thường gọi là nhật Quỳnh thì mình sẽ nói sau). Người ta hay nói" Hồng nhan bạc phận ", hoa Quỳnh tuy nở được một chút rồi tàn nhưng lại rất thơm và đẹp. Ngoài vẻ đẹp" chim bay cá đuối "ra thì quả hoa quỳnh cũng có thể măm măm được như trái Thanh Long vậy á, chỉ có điều là trái nhỏ hơn thôi. Trong đông y hoa Quỳnh thường có vị ngọt, tính bình, thường được sử dụng để hóa đàm (làm loãng và tan đàm), thanh phế (mát phổi), chỉ khái (chống ho), tiêu viêm (sưng đỏ đau), thậm chí là cầm máu. Trong đó thì phổ biến nhất cây hoa quỳnh được xem là một vị thuốc điều trị chủ yếu một số bệnh về phổi hay về đường hệ hô hấp. Thân cây Quỳnh có vị chua, hơi mặn có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, tiêu viêm rất tốt. Ý nghĩa của hoa Quỳnh: Vì đặc tính của loài cây này nên hoa Quỳnh tượng trưng cho vẽ đẹp ngắn ngũi nhưng sang trọng và huyền bí. Hoa Quỳnh cũng tượng trưng cho sự e ấp, dịu dàng, thanh khiết của người thiếu nữ. Với kiếp hoa tối nở sáng tàn, người phương Tây nói hoa tượng trưng cho sắc đẹp phù du, nở rực rỡ trong đêm để rồi tàn mau. Hoa Quỳnh được ví như một cuộc tình mong manh, chỉ đẹp và thanh tao nhưng không bền lâu. Thơ về hoa quỳnh: Với vẻ đẹp và sự gần gũi với đời sống thường ngày đó nên hoa Quỳnh cũng xuất hiện khá nhiều trong văn chương, tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du: Hài văn lần bước dặm xanh Một vùng như thể cây quỳnh cành dao. Khi chén rượu, lúc cuộc cờ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên. Hay trong bài thơ Hoa Quỳnh của Lâm Thị mỹ dạ: Đời của hoa thơm ngát Con ong nào biết đâu Hoa nở trong lặng lẽ Âm thầm vào đêm sâu E ấp mà kiêu hãnh Hoa nghiêng trong trăng sao Như đàn thiên nga nhỏ Sắp bay lên trời cao. Ngoài ra nó còn có cả trong những bài hát, như bài hát Quỳnh Hương của Trịnh Công Sơn Đêm này đêm Buồn bã với những môi hôn Trong vườn trăng Vừa khép những đóa mong manh Các loại hoa Quỳnh Ngoài Dạ Quỳnh như mình nói bên trên thì còn có rất nhiều loài hoa Quỳnh khác nở nào ban ngày nên gọi chung là Nhật Quỳnh. Dưới đây à hình anh và tên khoa học của một sô loài khác. Epiphyllum chrysocardium có tên tiếng Việt là Quỳnh xương cá Epiphyllum chrysocardium Epiphyllum hookeri Epiphyllum Hybr. Edi Paetz Zygocactus truncatus (Hax) Moran (Tiểu Quỳnh) Cách trồng hoa Quỳnh: Hoa Quỳnh tương đối dễ trồng, chỉ cần giâm một cành xuống đất ẩm khoảng 2 tuần là ta có một cây. Đây là một loài cây mọng nước nên yêu cầu giá thể phải thông thoáng tránh đọng nước dẫn đến thối thân, rễ. Nhìn chung thì hoa Quỳnh không ưa nắng cho lắm, cây thích hợp trồng dưới bóng râm có ánh sáng khuyết tán hoặc trồng dưới 2 lớp lưới che lan. Thừa nắng có thể dẫn đến cây úa vàng chậm phát triển hoặc thậm chí là ngủm tò te luôn. Nhật Quỳnh hay Dạ Quỳnh thì may ra còn chống chịu được với cái nóng mùa hè, chứ Tiểu Quỳnh thì cành lá nó sẽ rụng như sung. Hình bên dưới là cây mình trồng, hè nắng cháy bỏng luôn. Như bạn thấy trong hình thì là do mình để trên sân thượng nắng quá nên nó úa vàng hết rồi, có lá còn hơi chuyển sang màu trắng luôn và nó rụng tơi tả như lá mà thu. Bạn nào trồng loại đó thì nên để ý kĩ vấn đề này để tránh hối tiếc khi vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên" Gió hiu hiu nắng hè rẽ lối. Cây đi rồi để lại cái chậu không. ". Theo kinh nghiệm của mình thì cây Quỳnh chỉ cần đất trồng thông thoáng, giữ ẩm tốt, tưới nước vừa đủ ẩm, nắng khuếch tán, bón phân vừa phải (Không bón quá nhiều). Có nhiêu đó thôi, chúc các bạn có một cây Quỳnh tuyệt đẹp. Tiện thể có bạn nào thích trồng loài cây này thì cho mình làm quen giao lưu hihi. Nguồn tham khảo: Thaythuocvietnam, wikipedia, codai.. Bạn hãy Đăng Ký - Việt Nam Overnight để đọc nhiều bài viết hay nha!
Cập nhật tình hình cây hoa quỳnh ở cuối bài ngày 8/1/2022 Bỏ trong góc để tránh nắng nên nhìn hơi bừa bộn Tình hình là cái cây nó suýt chết nhưng cũng hên đem vào trong mát kịp nên vẫn còn sống phây phây. Như bạn thấy thì nhìn nó khác bọt hẳn, nó rụng trụi luôn nhưng giờ nó mọc lại xanh mơn mởn vậy đó. Mình thấy có một số người nói trồng hoa quỳnh ghép chơi không bền nhưng theo mình thì đúng là nó không bền thật. Tuy nhiên, của bền tại người, cây bền tại cách chơi. Người ta nói trồng không bền cũng có cái lí do của nó chứ không phải nói bừa, hoa quỳnh, xương rồng hay cây mọng nước nào đó mà ghép lên một cây khác, cụ thể ở đây là mình ghép lên cây thanh long thì trồng một thời gian là quỵt cành vì nó phát triển khá nhanh gây mất cân đối dẫn đến dễ bị gãy. Nhưng theo mình thì cứ ghép thoải mái, thích thì nhích vì đợi tới lúc nó mọc quỵt cành chắc tóc mình cũng lốm đốm bạc rồi (À thật ra thì mình bị tóc bạc sớm: V). Nói giỡn chơi vậy thôi chứ ghép lên cây phát triển nhanh và dễ trồng hơn rất nhiều, như mình thì thời tiết thất thường nên mấy cây minh trồng bình thường nó không lớn nổi nên mình mói ghép để chơi cho đã hehe.