Hương Thảo là gì? Đặc điểm, tác dụng, cách trồng cây Hương Thảo

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 11 Tháng tám 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Cây Hương Thảo là gì?

    Cây hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus Officinali. Ngoài tên gọi chính là hương thảo, loài cây này còn có tên gọi khác là Mê điệt hương. Thuộc loài thực vật có hoa nằm trong họ hoa môi. Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1753. Đúng như cái tên của nó, cây hương thảo có mùi rất thơm.

    Cây bản địa vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Nam Âu châu, Tây Á và Bắc Phi trước đây. Tại Việt Nam cây được nhập trồng ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam (theo A. Pételot). Thường trồng bằng cách giâm cành hay gieo hạt. Cây thích hợp với khí hậu nhiều nắng, khô ráo nhưng không quá nóng. Đất trồng phải thoát nước tốt.


    Đặc điểm

    Lá của cây có màu màu xanh sẫm, nhẵn, mọc nhiều và nằm dày trên cành cây. Dạng hẹp, dài, không có cuống, phía trên mép có mép gập xuống. Lá là một trong những thành phần có giá trị nhất của cây. Hoa nở có mùi thơm khá nồng, đậm và cuốn hút. Có màu lam nhẹ ngả sang tím, có chiều dài khoảng 1cm. Khi nở hoa xếp đều ở các vòng lá. Thường trên một nhánh cây sẽ có từ 2 đến 10 vòng xếp của hoa. Thân cao trung bình từ 1 đến 2m, thường mọc thành bụi, có mùi thơm dịu nhẹ. Phần rễ cây này có thể mọc ra từ hạt hoặc thân của cây. Vì thế khá dễ trồng và nhân giống.

    [​IMG]

    Thành phần hóa học của cây Hương Thảo

    Cây chứa tinh dầu và tanin. Tinh dầu (0, 5% ở cây khô, 1, 1-2% ở lá, 1, 4% ở hoa) mà thành phần gồm có a-pinen (tới 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol vàsesquiterpen (caryophyllen). Nếu mới cất, tinh dầu là một chất lỏng không màu hay vàng vàng, về sau sẫm dần và cứng lại, có thể hòa tan vào rượu theo bất kỳ tỷ lệ nào. Cây chứa choline, glucosid không tan trong nước, saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric) và heterosid và romarinoside; còn có acid rosmarinic

    Tác dụng của cây Hương Thảo

    Hương thảo là vị thuốc quý trong y học

    Đối với y học từ lâu cây hương thảo đã được sử dụng rất nhiều. Bởi loài cây này có vị chát, nóng, hơi se, mùi thơm nồng, có tính tẩy uế, chuyển màu. Trong thành phần của nó lại chứa choline, glycosid không tan trong nước, một saponosid acid và các acid hữu cơ. Nên có thể dùng để tẩy uế và chuyển máu. Tinh dầu của cây hương thảo với lượng vừa phải có thể giúp lợi tiểu, lợi mật và thông ruột. Ở các nước Châu Âu người ta thường sử dụng lá hương thảo để làm thuốc trị đau nửa đầu, thấp khớp hiệu quả

    Hương thảo giúp tăng cường trí nhớ

    Hương thảo có chứa nhiều Terpene. Terpene là loại hợp chất có khả năng ngăn ngừa sự phân hủy của chất dẫn truyền xung thần kinh Acetylcholine. Có tác dụng kích thích tư duy, trí não của con người. Đặc biệt là giúp cho trẻ em học tốt, hoạt bát, nhanh thuộc bài hơn. Từ đó làm tăng khả năng ghi nhớ và tư duy của con người. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được mùi của hương thảo sẽ giúp cho con người có thể ghi nhớ tốt hơn.


    [​IMG]

    Hương thảo giúp đuổi muỗi và hạn chế căng thẳng

    Có thể dùng hương thảo để đặt trong các không gian phòng 15m2 vì nó có thể khuếch tán đến 15m2. Mùi thơm này không phải chỉ là mùi của một loài thực vật thông thường. Mà nó còn có thể giúp đuổi muỗi và bình ổn tâm trạng, giảm lo âu cực tốt. Đặc biệt hương thảo rất thích hợp đối với các bà mẹ sau sinh, nhân viên văn phòng. Nhờ vậy, không gian sống của bạn sẽ trong lành và an toàn hơn rất nhiều. Ngoài ra tinh dầu của cây còn có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả

    Làm gia vị đồ ăn

    Cây hương thảo có thể dùng để làm một loại gia vị đặc biệt trong việc nấu ăn. Với các món đồ ăn có mùi tanh như tôm cá, hương thảo có thể được dùng như các chất khử mùi hữu hiệu. Các món ăn có thịt màu trắng như thịt gà hay các loại rau củ quả như khoai tây, cà rốt cũng có thể sử dụng thêm lá hương thảo. Ở Châu Âu, người ta thường dùng hương thảo cho các món cừu nướng, cừu áp chảo, cừu hầm và bít tết, gà nướng, pizza. Để mùi vị của đồ ăn thêm đậm đà và hấp dẫn hơn.


    Ý nghĩa của cây Hương Thảo

    Theo phong thủy loại cây này được xem như là có thể liên kết được với thế giới âm dương, xua đổi tà ma, giúp cho gia chủ luôn may mắn bình an. Nó còn mang một ý nghĩa tri ân những người đã khuất – Vì là loài cây mang lại sự bình an và may mắn cho gia chủ. Vậy nên hương thảo có thể phù hợp với bất kỳ mệnh nào. Tuy nhiên bạn cần phải bố trí đúng vị trí, đúng cách để có thể tận dụng tối đa những ý nghĩa về phong thủy mà cây mang lại. Giúp cho gia chủ tăng thêm vượng khí – Những người mệnh Hỏa khi muốn bài trí cây trong nhà thì nên đặt cây ở hướng Tây Nam – Nam. Đối với gia chủ mệnh Mộc thì nên đặt cây ở hướng Đông – Đông Nam. Cần đặt cây ở nơi có ánh sáng chiếu vào để giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn


    [​IMG]

    Cách trồng cây Hương Thảo

    Cách giầm cành

    Bạn chọn nhánh cây khỏe mạnh, dùng dao cắt một đoạn khoảng 10cm – 15cm, sau đó tuốt sạch lá ở đoạn cắt khoảng 3cm - 4cm, rồi cắm cành cây vào ly nước đã được pha một ít thuốc kích rễ, nước không ngập đến lá để tránh úng lá. Đặt nhánh cây nơi khô thoáng, có ánh sáng nhẹ, đợi khoảng 3 tuần, khi nhánh hương thảo mọc rễ thì mang trồng xuống đất.


    Trồng bằng hạt giống

    Hạt giống sau khi mua về, bạn ngâm hạt trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh trong vòng 30 phút. Sau đó vớt hạt ra rồi gieo vào khay gieo hạt chuyên dụng. Để tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng viên nén xơ dừa để ươm hạt. Khi cây lên được 5cm thì bắt đầu tưới chế phẩm kích rễ khá, khoảng 20 - 25 ngày sau cây bắt đầu phát triển, đầy đủ lá thì đem trồng vào chậu.


    [​IMG]

    Những lưu ý khi trồng

    - Bộ rễ của cây hương thảo khá nhạy cảm và dễ bị thối khi úng nước, vì vậy đất trồng cây hương thảo cần phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và sạch mầm bệnh.

    - Cây không cần ánh sáng quá mạnh.

    - Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển tốt là từ 20 - 30 độ C.

    - Cây không thích ẩm ướt, rễ cây cũng nhạy cảm và hay bị thối nếu tưới quá nhiều nước. Vì vậy, nên tưới nước là vào sáng sớm, tưới vừa đủ ướt đất trong chậu là được.

    - Chỉ được tưới lên gốc cây, không nên tưới lên lá, ngọn cây.


    (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...