Vũ trụ xung quanh chúng ta đều bao hàm những thứ vô cùng kỳ diệu. Có bao giờ bạn ngạc nhiên và tò mò về những thứ xinh đẹp quanh chúng ta hay không? Đơn cử như cầu vồng chẳng hạn? Cầu vòng thì đẹp đó, nhưng có bao giờ bạn nghe nói đến cầu vồng đôi chưa? Nó là một hiện tượng còn hi hữu và hiến gặp hơn cầu vồng nhiều. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cầu vồng đôi nhé. Thế nhưng trước khi nói về cầu vồng đôi, thì chúng ta cùng tìm hiểu về cầu vồng trước nha. Cầu vồng là gì? Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên vô cùng xinh đẹp và thú vị. Nó là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống, thường xuất hiện sau cơn mưa, khi trời có nắng nhẹ. Người ta xem cầu vồng như một điềm báo vô cùng tốt, thường thì người gặp cầu vồng sẽ gặp may mắn trong ngày hôm ấy. Thực chất, cầu vồng chính là sự tán sắc của ánh sáng từ mặt trời bị khúc xạ và phản xạ qua các hạt mưa. Nhiều người hay gọi cầu vồng có bảy màu, hay "bảy sắc cầu vồng", tuy nhiên thực chất thì cầu vồng có rất nhiều màu, nhưng khi phản xạ vào mắt chúng ta thì sẽ thành bảy màu cơ bản là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Tuy nhiên, do khoảng cách xa, sự khúc xạ yếu và do độ rõ của mắt, nên thông thường người ta chỉ có thể nhìn thấy ba, bốn màu từ cầu vồng (đa số là ba màu đỏ, vàng, tím). Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2.. Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn. Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn. Tuy nhiên cũng ít khi người ta có thể nhìn thấy một cung tròn hoàn hảo, vì đa số cầu vồng thường khuất sau mây, nên hình dáng của cầu vồng không còn quá rõ ràng. Nguyên nhân hình thành cầu vồng là gì? Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng. Thông thường sau khi mưa, trong không khí sẽ động lại các hạt nước li ti, đây chính là tiền đề để xuất hiện cầu vồng. Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các đơn sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này, thế nên chúng ta chỉ cảm giác chúng là màu trắng. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, hoặc một số môi trường đặc biệt, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ và tán sắc để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Sự sắp xếp các màu sắc của cầu vồng là do hiện tượng khúc xạ bẻ cong các đường ánh sáng. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất, thế nên cầu vồng mới xếp thành một dãy từ đỏ đến tím. Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Cầu vồng đôi và nguồn gốc của cầu vồng đôi? Đôi khi chúng ta nhìn thấy hiện tượng cầu vồng đôi, đó là một cầu vồng phụ xuất hiện phía trên cầu vồng chính. Với màu sắc bị đảo ngược so với cầu vồng chính và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, đó là do sự nhiễu xạ ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy được cả góc 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Ở góc 52 độ này chúng ta có thể thấy sự khúc xạ ánh sáng ở bên trong của các giọt nước, trước khi ánh sáng phản xạ và đi ra bên ngoài. Chính vì thế mà cầu vồng phụ có các màu đảo ngược và mờ nhạt hơn. Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời hai góc 42 độ và 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Cầu vồng được nghiên cứu từ 2.000 năm trước, nhưng hiện tượng quang học đặc biệt này vẫn chưa được khám phá một cách đầy đủ. Các cầu vồng đôi thường là các cầu vồng giống nhau nhưng màu nhạt hơn và thứ tự màu sắc ngược nhau. Tiến sĩ Jarosz và cộng sự đã nghiên cứu các phiên bản cầu vồng ảo trên máy tính vốn được sử dụng trong hoạt hình, trò chơi điện tử và xem xét hình dạng hạt nước cũng như những tương tác phức tạp của chúng với ánh sáng. "Những mô phỏng trước đây cho rằng hạt nước có hình cầu. Nhờ vậy người ta có thể lý giải được hiện tượng cầu vồng đơn và cầu vồng đôi.." Vì lẽ đó, cầu vồng đôi cũng giống như cầu vồng thông thường, do các sự sắp xếp của những chiếc "lăng kính" hơi nước mà tạo nên. Một số điều thú vị về cầu vồng? Cầu vồng không phải là duy nhất nhưng chúng ta chỉ có thể thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm Hiện tượng khúc xạ trên xảy ra đối với hàng triệu giọt nước được chiếu sáng bởi Mặt Trời, do đó cầu vồng không phải là duy nhất. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm. Đó là do góc 42 độ mà chúng ta đã nói ở trên. Mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những tia khúc xạ được tạo bởi các giọt nước mưa mà có một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Và do đó, cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác. Moonbow - Cầu vồng đêm Cầu vồng Mặt Trăng, một trong số những hiện tượng khí quyển hiếm gặp và khó dự đoán nhất trên Trái Đất nhất, đã từng xuất hiện vào năm 2018 trên bầu trời đêm ở Abisko, Thụy Điển, phía bắc Vòng Bắc Cực. Giống như cầu vồng thường gặp, cầu vồng Mặt Trăng, hay cầu vồng đêm, xuất hiện khi ánh trăng bị khúc xạ bởi các hạt nước mưa lơ lửng trong không khí. Điểm khác biệt đó là Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Vì thế, đó là ánh sáng từ Mặt Trời phản chiếu trên bề mặt Mặt Trăng và khúc xạ các hạt nước trong không khí. Đây là hiện tượng tự nhiên đặc biệt hiếm vì cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như trăng tròn ở vị trí thấp hơn 42°, bầu trời đêm phải rất tối và cần có mưa ở phía đối diện Mặt Trăng. Cầu vồng Mặt Trăng được nhìn thấy dễ dàng nhất khi Mặt Trăng ở gần nhất với trăng tròn pha sáng nhất của nó. Để Mặt Trăng có độ lớn nhất xuất hiện, Mặt Trăng phải thấp trên bầu trời (ở độ cao dưới 42 độ, tốt nhất là thấp hơn) và bầu trời đêm phải rất tối. Hiện tượng khá khó quan sát do ánh trăng có cường độ yếu hơn nhiều so với với ánh sáng Mặt Trời. Bằng mắt thường, người xem chỉ thấy một màu trắng khi cầu vồng Mặt Trăng xuất hiện. Màu sắc đầy đủ của chúng chỉ có thể quan sát được trong những bức ảnh chụp phơi sáng dài. Đây là một điều khiến nhiều người yêu thiên văn thích thú, nhưng những tay nghiệp dư thì chẳng thích chút nào. Một số hình ảnh xinh đẹp của cầu vồng Hình ảnh cầu vồng ba kì thú và hiếm thấy Cầu vồng đôi đi kèm với cầu vồng thác nước Cầu vồng do sương