Cấu trúc đề thi - Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thi cuối học kì - Ngữ Văn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 11 Tháng một 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,903
    [​IMG]

    Ngữ văn là bộ môn đặc thù, trong cả quá trình học trên lớp, tự học ở nhà, làm bài thi thì học sinh luôn phải viết nhiều. Nhiều em học sinh thấy viết dài, học nhiều thì cảm thấy khó. Nhưng thực chất, Ngữ văn là một trong các môn rất dễ học, dễ đạt điểm cao. Vậy mấu chốt để giải, làm tốt một đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thi cuối học kì của môn ngữ văn là ở đâu? Dưới đây, bằng kinh nghiệm trong nghề gần 20 năm và nhiệt huyết với nghề, bài viết sẽ hướng dẫn các em: Ôn tậpgiải đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thi cuối học kì, môn ngữ văn, theo định hướng, thông tư mới của Bộ Giáo dục. Chúc các em học tốt, thi đạt kết quả cao!

    Phần 1: Định hướng chung

    - Các em nên nắm vững cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, thi cuối học kì để có định hướng tốt nhất trong quá trình ôn tập, từ đó đạt điểm cao trong tất cả các phần thi cũng như trong bài thi

    - Cấu trúc đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT (thời gian làm bài 120 phút) hay thi cuối học kì (90 phút), thì đều có 2 phần. Cụ thể:

    +Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

    +Phần II. Làm văn (hoặc tạo lập văn bản) (7 điểm)

    Câu 1: Đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm)

    Câu 2: Bài văn nghị luận văn học (5 điểm)

    - Cần nhớ kiến thức trọng tâm của tất cả các văn bản văn học theo từng chủ đề, từng giai đoạn, từng thể loại; cũng như kiến thức tiếng Việt đã học theo từng học kì, theo loại từ, từ vựng, lớp từ; nhớ dàn ý chung của các dạng làm văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để viết đúng thể loại (tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh), nội dung (vấn đề mà đề yêu cầu), phạm vi (trong văn bản văn học hay trong đời sống xã hội).

    - Lưu ý: Để bài làm phong phú, sáng tạo, thuyết phục, thể hiện được sự am hiểu về thực tế đời sống các em thì cần thường xuyên bổ sung, trau dồi kiến thức về các thông tin thời sự nổi bật; vấn đề, sự kiện đời sống, xã hội nóng hổi hiện nay, như: Thái độ, bổn phận, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong đại dịch, trước thiên tai; tinh thần dân tộc, vấn đề chủ quyền biển đảo; cơ hội và thử thách của giới trẻ trong thời đại kinh tế tri tri thức phát triển mạnh như hiện nay..

    - Có kỹ năng viết câu văn hoàn chỉnh (câu có đủ CN và VN và dấu kết thúc câu phù hợp), kĩ năng viết đoạn văn (có mở - thân – kết đoạn) ; kĩ năng viết văn bản (có mở - thân – kết bài)

    - Đặc biệt các em cần tránh các lỗi như quên dấu câu, quên lùi đầu dòng ở đoạn văn, thiếu thành phần chủ ngữ, vị ngữ, câu quá dài, lan man, lủng củng.. để không bị mất điểm một cách đáng tiếc.

    - Khi vào phòng thi, các em cần nhớ:

    + Nên đọc lần lượt bài thi, câu nào dễ làm trước, khó làm sau

    + Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng trong câu hỏi.

    + Cần trả lời tách bạch các câu, các ý trong mỗi câu hỏi để tránh bị mất điểm sót ý, thiếu ý.

    + Không nên bỏ trống câu hỏi nào.

    + Đọc lại và sửa chữa, bổ sung (nếu có) với từng câu trả lời.

    +Để hoàn thành bài thi trọn vẹn, các em nên chia và căn thời gian, phân bố thời gian hợp lý giữa các phần, các câu.

    - Học sinh phải đọc kỹ đề, trong quá trình làm bài nếu gặp vướng mắc gì cần hết sức bình tĩnh (nhắm mắt, hít sâu, thở ra nhẹ nhàng trong vài giây) để lấy lại tâm lý bình tĩnh.

    - Nhất thiết phải dùng nháp để gạch ý chính ra nháp, nhất là phần làm văn (viết đoạn văn, viết bài văn) ; ý chính thể hiện bằng các là từ, cụm từ (nhưng hạn chế ghi quá dài trên nháp vì sẽ làm tốn thời gian) ; để có bố cục bài làm được mạch lạc, đủ ý, lô gic.

    [​IMG]

    Phần 2: Giới thiệu cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn

    I. Hướng dẫn làm Phần Đọc hiểu (3 điểm)

    - Ở phần Đọc hiểu (là văn bản, đoan jtrích văn xuôi hoặc thơ) thường có 4 câu hỏi tương ứng với 4 mức độ nhằm đánh giá học sinh một cách khách quan nhất đó là nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Phạm vi ngữ liệu thường được đưa ra là những vấn đề gần gũi trrong đời sống, phù hợp với nhận thức, trình độ của các em, liên quan đến chủ đề quê hương, gia đình, biển đảo, truyền thống cách mạng, các giá trị của tự lập, nghị lực, cho và nhận, đoàn kết, ước mơ, tình bạn, học tập..

    - Đọc kỹ đoạn ngữ liệu, xác định được chủ đề, nội dung mà đoạn trích muốn đề cập. Chủ đề, nội dung đoạn trích thường được thể hiện qua từ ngữ được lặp lại nhiều làn; qua câu đầu hoặc cuối đoạn trích.

    - Khi trả lời các câu hỏi ở phần này cần rõ ràng, mạch lạc, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, tránh dẫn dắt lan man vấn đề.

    - Dạng bài đọc hiểu văn bản có thể là văn bản đọc hiểu trong tác phẩm đã học, có thể là văn bản, đoạn trích văn xuôi hoặc thơ nằm ngoài chương trình học. Tuy nhiên, các câu hỏi đều xoay quanh các vấn đề cơ bản là:

    1. Câu hỏi về phương thức biểu đạt chính

    - Thường là một tong các phương thức nghị luận, tự sự; biểu cảm

    2. Câu hỏi về nội dung chính của đoạn trích

    3. Câu hỏi liên quan đến kiến thức tiếng Việt

    - Nghĩa tường minh và hàm ý

    -Phong cách ngôn ngữ

    - Phép liên kết câu hay các phương châm hội thoại.

    4. Câu hỏi chỉ ra và nên tác dụng của các biện pháp tu từ trong một vài câu.

    5. Câu hỏi đặc trưng của từng thể loại:

    - Với thể loại thơ, thường có câu hỏi về nhan đề, giọng điệu, nhân vật trữ tình là ai, mạch cảm xúc của tác giả trong bài

    - Với thể loại văn xuôi: Câu hỏi về tình huống truyện, ngôi kể, người kể nhan đề, chủ đề, các diễn biến trong cốt truyện, nhận xét tính cách nhân vật.

    6. Câu hỏi về bài học nhận được hoặc thông điệp ý nghĩa của đoạn ngữ liệu.

    II) Hướng dẫn làm phần tạo lập văn bản – Tập làm văn

    1. Câu 1: Câu hỏi nghị luận xã hội


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    >>> Đề Đọc Hiểu Bài Thơ Đất Nước Ở Trong Tim - Em Thấy Không Trong Nỗi Nhọc Nhằn - Tình Người Trong Dịch

    >>> Đề Kiểm Tra: Đọc Hiểu Văn Bản Điều Kì Diệu Của Thái Độ Sống - Tuổi Trẻ Không Là Khái Niệm Chỉ Một

    >>> Đề Kiểm Tra: Đọc Hiểu Câu Chuyện Ngọn Gió Và Cây Sồi - Một Ngọn Gió Dữ Dội Băng Qua Khu Rừng Già

    >>> Đề Đọc Hiểu: Cả Một Thế Giới Rộng Lớn Ngoài Kia Đang Chờ Bạn - Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất

    >>> Đề Kiểm Tra Đọc Hiểu Đoạn Trích: Phép Màu Nhiệm Của Đời - Sức Mạnh Vĩ Đại Của Nhân Loại Là Tình Yêu

    >>> Bộ 3 Đề Kiểm Tra Đọc Hiểu Bài Thơ: Tiếng Việt - Chưa Chữ Viết Đã Vẹn Tròn Tiếng Nói - Lưu Quang Vũ

    >>> Đề Kiểm Tra Đọc Hiểu: Bóng Nắng, Bóng Râm - Hãy Sống Hết Mình Cho Hiện Tại - Giá Trị Của Thời Gian

    >>> Bộ Đề Đọc Hiểu: Một Rừng Cây, Một Đời Người - Lời Bài Hát Khát Vọng - Chủ Đề Nhân Cách Sống

    >>> Bộ Đề Đọc Hiểu Bài Thơ Những Cánh Buồm - Hoàng Trung Thông - Chủ Đề Tình Cảm Gia Đình

    >>> Bộ Đề Đọc Hiểu Bài Thơ: Hỏi - Tôi Hỏi Đất Đất Sống Với Đất Như Thế Nào? - Hữu Thỉnh

    >> > Bộ Đề Đọc Hiểu: Truyện Ngắn Anh Hai - Ăn Thêm Cái Nữa Đi Con - Chủ Đề Tình Cảm Gia Đình

    >>> Bộ Đề Kiểm Tra Đọc Hiểu: Tôi Đi Dọc Lối Vào Vườn – Chủ Đề Sức Mạnh Tình Mẫu Tử

    >>> Đề Đọc Hiểu: Hành Trình Và Đích Đến - Đời Ngắn Đừng Ngủ Dài

    >>> Bộ Đề Đọc Hiểu: Khó Có Thể Nói Có Ai Đó Hoàn Hảo, Mặt Nào Cũng Tốt - Chủ Đề Phấn Đấu Không Ngừng

    >>> Đề Đọc Hiểu: Bạn Hãy Tưởng Tượng Cuộc Đời – Quà Tặng Cuộc Sống - Chủ Đề Sống Trọn Vẹn Từng Ngày

    >>> Đề Đọc Hiểu: Câu Chuyện Ốc Sên - Chủ Đề Tự Tin Và Tự Lập - Bộ Sách Quà Tặng Cuộc Sống

    >>> Đề Đọc Hiểu: Câu Chuyện Cây Bút Chì – Chủ Đề Giá Trị Của Bản Thân, Thất Bại Là Mẹ Thành Công

    >>> Bộ Đề Đọc Hiểu Văn Bản: Đem Mọi Người Đến Gần Nhau Hơn - Chủ Đề Văn Hóa Ứng Xử Và Cảm Ơn

    >> > Đề Đọc Hiểu Bộ Sách: Hạt Giống Tâm Hồn - Tôi Được Tặng Chiếc Xe Đạp Leo Núi - Chủ Đề Tình Yêu Thương

    >>. > Đề Đọc Hiểu Văn Bản: Hai Hạt Muối – Hạt Muối Bé Nói Với Hạt Muối To - Chủ Đề Lối Sống Tích Cực

    >>> Đề Đọc Hiểu Văn Bản: Cuộc Sống Quanh Ta Có Biết Bao Nhiêu Điều Tốt Đẹp - Chủ Đề Nuôi Dưỡng Tâm Hồn

    >>> Đề Kiểm Tra Đọc Hiểu Văn Bản: Hai Anh Em - Hạt Giống Tâm Hồn - Chủ Đề Nhận Lỗi Và Sửa Lỗi

    >>> Những Câu Chuyện Kể Về Các Tấm Gương Hiếu Học Trong Lịch Sử

    >>> Đề Kiểm Tra Đọc Hiểu Bài Thơ: Tôi Yêu Truyện Cổ Nước Tôi - Nghị Luận Về Vai Trò Của Văn Học Dân Gian

    >>> Đề Kiểm Tra: Đọc Hiểu Bài Thơ Tự Sự - Dù Đục Dù Trong Con Sông Vẫn Chảy - Dù Cao Dù Thấp Cây Lá Vẫn
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng năm 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...