Câu hỏi về trao đổi nước và cân bằng trong cây - Sinh học 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 21 Tháng tư 2021.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    281
    1. Trong tế bào, nước tồn tại ở 2 dạng là nước tự do và nước liên kết

    a. Phân biệt nước tự do và nước liên kết về tính chất vật lý, tính chất hóa học của phân tử nước.

    b. Tại sao trong phân tử nước có thể dễ dàng liên kết với các phân tử hữu cơ trong tế bào?

    c. Trong những điều kiện nào, hàm lượng nước liên kết ở trong tế bào được tăng lên


    d.. Vì sao nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên?

    Trả lời:

    A. + Nước tự do: Không bị hút bởi các phần tử tích điện hoặc nằm trong liên kết hóa học.

    - Vẫn giữ được các tính chất vật lý, hóa học, sinh học

    - Tồn tại trong tế bào, giữa các tế bào

    - Có vai trò quan trọng: Dung môi..

    + Nước liên kết: Bị hút bởi các phần tử tích điện, nằm trong liên kết hóa học

    - Không giữ được các đặc tính vật lý, hóa học, sinh học

    - Có vai trò ổn định, duy trì trạng thái chất keo trong chất nguyên sinh

    B. Nước là phân tử có tính phân cực. Nhờ có đặc điểm này mà các phân tử nước có thể dễ dàng liên kết với các phân tử hữu cơ trong tế bào.

    Nước có tính phân cực là vì phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. Nguyên tử H góp một electron vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi tạo liên kết cộng hóa trị.

    Oxi có độ âm điện lớn hơn nên kéo đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính phân cực

    C. Hàm lượng nước liên kết ở trong tế bào được tăng lên khi nhiệt độ môi trường hạ thấp, nồng độ chất tan trong môi trường tăng

    D. Nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên là vì: Các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào thực vật thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn. Do vậy các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực vật làm cho tế bào trương lên.

    2. Nêu vai trò của nước đối với các cấu trúc của tế bào thực vật



    A. Trong chất nguyên sinh



    B. Trong không bào



    C. Trong lục lạp

    Trả lời:

    A. Nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên là vì: Các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào thực vật thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn. Do vậy các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực vật làm cho tế bào trương lên.

    B. Nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên là vì: Các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào thực vật thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn. Do vậy các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực vật làm cho tế bào trương lên.

    C. Nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên là vì: Các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào thực vật thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn. Do vậy các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực vật làm cho tế bào trương lên.

    3. Giải thích hiện tượng sau:



    A. Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo



    B. Khi đất bị ngập nước thì cây thường bị héo

    Trả lời

    A. Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo. Và chết.

    B. Rễ cây bị ngập nước lâu ngày dẫn đến các tế bào rễ không hô hấp được, vì vậy sẽ không cung cấp đủ oxy cho hoạt động của các tế bào rễ cùng với việc tích lũy các chất độc hại, do đó sẽ làm chết đi các lông hút ở rễ và không thể hình thành được lông hút mới, vì vậy cây cũng không thể hút nước được nữa, sẽ bị héo dần rồi chết.

    4. A. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét



    B. Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ bj chết



    C. Hạn sinh lý là gì. Nguyên nhân dẫn đến hạn sinh lý



    D. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?

    Trả lời

    A. Các động lực giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn là:

    - Áp suất rễ (bơm đẩy đầu dưới) : Là lực đẩy nước và ion khoáng từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.

    - Sự thoát hơi nước ở lá (bơm hút đầu trên) : Do hơi nước thoát vào không khí, tế bào khí khổng bị mất nước nên hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh. Tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ ở lá, cứ như vậy làm thành lực hút từ lá đến rễ như bơm hút đầu trên kéo nước lên.

    - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Các phân tử nước có tính phân cực nên chúng "kéo theo" nhau và các phân tử nước cũng liên kết với vách mạch gỗ làm thành cột nước liên tục từ rễ đến lá cây

    B. Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết.

    C. - Hạn sinh lý là hiện tượng cây ở trong điều kiện dư thừa nước nhưng vẫn bị héo.

    - Nguyên nhân:

    + Nồng độ các chất tạo áp suất thẩm thấu ở môi trường đất quá cao so với áp suất thẩm thấu trong rễ

    +Do cây ngập trong môi trường nước lâu ngày, thiếu oxy để hô hấp

    D. Hiện tượng này chỉ xảy ở các cây bụi thấp hoăc cây thân thảo do các cây này thấp, không khí gần mặt đất thường bị bão hòa, mặt khác áp suất rễ đủ mạnh đẩy nước từ rễ lên lá, ứ thành giọt tại các mép lá.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng tư 2021
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...