Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh Học 12 - Bài 5. Nhiễm Sắc Thể Và Đột Biến Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dương2301, 30 Tháng một 2022.

  1. Dương2301

    Bài viết:
    307
    Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh Học 12 - Bài 5. Nhiễm Sắc Thể Và Đột Biến Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể.

    Câu 1. Một nuclêôxôm gồm:

    A. Một đoạn phân tử ADN quấn 1/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.

    B. Phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.

    C. Phân tử histon được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.

    D. 8 phân tử histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.

    Câu 2. Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là:

    A. Sợi cơ bản, đường kính 11nm.

    B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.

    C. Siêu xoắn, đường kính 300nm.

    D. Crômatic, đường kính 700nm.

    Câu 3. Mức xoắn 2 của nhiễm sắc thể là:

    A. Sợi cơ bản, đường kính 11nm.

    B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.

    C. Siêu xoắn, đường kính 300nm.

    D. Crômatic, đường kính 700nm.

    Câu 4. Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là:

    A. Sợi cơ bản, đường kính 11nm.

    B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.

    C. Siêu xoắn, đường kính 300nm.

    D. Crômatic, đường kính 700nm.

    Câu 5. Cấu trúc của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có các mức xoăn theo trật tự:

    A. Phân tử ADN -> đơn vị cơ bản (nuclêôxôm) -> sợi cơ bản -> sợi nhiễm sắc -> crômatic.

    B. Phân tử ADN -> sợi cơ bản -> đơn vị cơ bản (nuclêôxôm) -> sợi nhiễm sắc -> crômatic.

    C. Phân tử ADN -> đơn vị cơ bản (nuclêôxôm) -> sợi nhiễm sắc -> sợi cơ bản -> crômatic.

    D. Phân tử ADN -> sợi cơ bản -> sợi nhiễm sắc -> đơn vị cơ bản (nuclêôxôm) -> crômatic.

    Câu 6. Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kì:

    A. Trung gian.

    B. Trước.

    C. Giữa.

    D. Sau.

    Câu 7. Thành phần cấu tạo chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm:

    A. ADN và ARN.

    B. ADN và protein histon.

    C. ARN và riboxom.

    D. Nuclêôxôm và lipit.

    Câu 8. Dạng đột biến của cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là:

    A. Mất một đoạn lớn NST.

    B. Lặp đoạn NST.

    C. Chuyển đoạn nhỏ NST.

    D. Đảo đoạn NST.

    Câu 9. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là:

    A. Lặp đoạn, chuyển đoạn.

    B. Đảo đoạn, chuyển đoạn.

    C. Mất đoạn, chuyển đoạn.

    D. Lặp đoạn, chuyển đoạn.

    Câu 10. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là:

    A. Lặp đoạn, chuyển đoạn.

    B. Đảo đoạn, chuyển đoạn.

    C. Mất đoạn, chuyển đoạn.

    D. Lặp đoạn, đảo đoạn.

    Câu 11. Trong chọn giống người ta có thể loại bỏ nhiễm sắc thể những gen không mong muốn cho áp dụng hiện tượng:

    A. Mất đoạn nhỏ.

    B. Đảo đoạn.

    C. Lặp đoạn.

    D. Chuyển đoạn lớn.

    Câu 12. Loại đột biến nhiễm sắc thể thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là:

    A. Mất đoạn.

    B. Đảo đoạn.

    C. Lặp đoạn.

    D. Chuyển đoạn.

    Câu 13. Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn kí hiệu sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn sau: ABCDEDEFGH. Dạng đột biến đó là:

    A. Lặp đoạn.

    B. Đảo đoạn.

    C. Chuyển đoạn tương hỗ.

    D. Chuyển đoạn không hỗ.

    Câu 14. Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE* FGH và MNOPQ*R (dấu biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R. Thuộc dạng đột biến:

    A. Đảo đoạn ngoài tâm động.

    B. Đảo đoạn có tâm động.

    C. Chuyển đoạn không tương hỗ.

    D. Chuyển đoạn tương hỗ.

    Câu 15. Ở người mất một phần vai dài nhiễm sắc thể số 22 sẽ gây bệnh:

    A. Ung thư máu.

    B. Bạch Đao.

    C. Máu khó đông.

    D. Hồng cầu hình lưỡi liềm.

    Câu 16. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?

    A. Đảo đoạn.

    B. Mất đoạn.

    C. Lặp đoạn.

    D. Chuyển đoạn.

    Câu 17. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là:

    A. Đảo đoạn.

    B. Mất đoạn lớn.

    C. Lặp đoạn và mất đoạn lớn.

    D. Chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.

    Câu 18. Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể:

    (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

    (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

    (3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

    (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

    A. (1), (4).

    B. (2), (3).

    C. (1), (2).

    D. (2), (4).

    Hết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...