Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh Học 12 - Bài 4: Đột Biến Gen. Câu 1. Đột biến gen là: A. Những biến đổi trên cấu trúc của gen. B. Loại biến dị di truyền. C. Biến đổi xảy ra trên một hay một số điểm nào đó của phân tử ADN. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2. Thể đột biến là: A. Cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội. B. Cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình trung gian. C. Cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn. D. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình. Câu 3. Trường hợp đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất? A. Mất cặp nuclêôtit đầu tiên. B. Thêm 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở đoạn giữa. D. Mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. Câu 4. Tác nhân hóa học như 5-brôm uraxin là chất đồng đẳng của timin gây đột biến: A. Thêm nu loại A. B. Mất nu loại A. C. Tạo hai phân tử timin cùng mạch ADN. D. A - T -> G - X. Câu 5. Tác động của tia tử ngoại (UV) là tạo ra: A. Đột biến thêm nu loại A. B. Đột biến mất nu loại A. C. Đimêtimin (hai phân tử timin trên cùng một đoạn mạch ADN gắn nói với nhau). D. Đột biến A - T -> G - X. Câu 6. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô sẽ: A. Tăng 1. B. Tăng 2. C. Giảm 1. D. Giảm 2. Câu 7. Đột biến điểm là: A. Đột biến liên quan đến một gen trên nhiễm sắc thể. B. Liên quan đến một cặp nu trên gen. C. Xảy ra ở đồng thời nhiều điểm trên gen. D. Ít gây hậu quả nghiêm trọng. Câu 8. Điều không đúng về đột biến gen: A. Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. Câu 9. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì: A. Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein. C. Làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein. D. Gen bị biến đổi dẫn tới không kết tụ vật chất di truyền qua các thế hệ. Câu 10. Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi số nuclêôtit và số liên kết hiđrô trong gen? A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại. C. Thay thế một cặp nuclêôtit khác loại. D. Mất một cặp nuclêôtit. Câu 11. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen? A. Thay thế cặp nuclêôtit A - T bằng cặp G - X. B. Thay thế cặp nuclêôtit A - T bằng T - A. C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất một cặp nuclêôtit. Câu 12. Rần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào: (1) Số lượng gen có trong kiểu gen. (2) Đặc điểm cấu trúc của gen. (3) Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến. (4) Sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường. Phương án đúng là: A. (1), (2). B. (3), (4). C. (2), (4). D. (2), (3). Câu 13. Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào: A. Môi trường sống và tổ hợp gen. B. Tần số phát sinh đột biến. C. Số lượng cá thể trong quần thể. D. Tỉ lệ đực cái trong quần thể. Câu 14. Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. Câu 15. Cho các thông tin về đột biến sau đây: (1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. (2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN. (4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. Các thông tin nói về đột biến gen là: A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (1) và (4). Câu 16. Khi nói về đột biến gen các phát biểu nào sau đây đúng: (1) Đột biến làm thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. A. (1), (2), (3). B. (2), (4), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (5). Câu 17. Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% adenin bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit loại A - T nằm trọn vẹn trong một bộ ba của mỗi mạch. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là: A. A= T= 357; G= X = 540. B. A = T =901; G = X = 537. C. A = T = 601; G = X = 899. D. A = T =599; G = X = 901. Câu 18. Một loại gen cấu trúc dài 5100 ăngstron và có 3900 liên kết hydro. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là bao nhiêu? A. A = T = 600; G = X =900. B. A = T=901; G = X= 599. C. A = T = 601; G = X = 899. D. A = T = 599; G = X = 901. Câu 19. Đột biến điểm gồm các dạng nào? A. Mất, thêm, thay thế và chuyển vị trí một cặp nuclêôtit. B. Mất, thêm và thay thế một số cặp nuclêôtit. C. Mất, thêm, thay thế và chuyển vị trí một số cặp nuclêôtit. D. Mất, thêm và thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 20. Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A -T. B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. C. Mất một cặp A - T. D. Mất một cặp G - X. Hết.