Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh Học 12 - Bài 2: Phiên Mã Và Dịch Mã Câu 1. Phiên mã là quá trình: A. Tổng hợp protein. B. Tổng hợp axit amin. C. Tổng hợp ADN. D. Tổng hợp ARN. Câu 2. Dịch mã là quá trình: A. Tổng hợp protein. B. Tổng hợp axit amin. C. Tổng hợp ADN. D. Tổng hợp ARN. Câu 3. Quá trình dịch mã diễn ra ở: A. Tế bào chất. B. Nhân. C. Màng nhân. D. Nhân con. Câu 4. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1). ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2). ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' -> 5'. (3). ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' -> 5'. (4). Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. (1) -> (4) -> (3) -> (2). B. (2) -> (3) -> (1) -> (4). C. (1) -> (2) -> (3) -> (4). D. (2) -> (1) -> (3) -> (4). Câu 5. Đơn phân của protein là: A. Nuclêôtit. B. Peptit. C. Axit amin. D. Nuclêôxôm. Câu 6. Loại ARN nào có cấu tạo mạch thẳng: A. TARN. B. RARN. C. MARN. D. MARN, tARN. Câu 7. Khác nhau trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là: A. Ở tế bào nhân sơ mARN sau khi được tổng hợp trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein, ở sinh vật nhân thực mARN được loại bỏ các intrôn và nối các exôn lạivới nhau. B. Ở tế bào nhân thực mARN sau khi được tổng hợp trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein, ở sinh vật nhân sơ mARN được loại bỏ các intrôn và nối các exôn lại với nhau. C. Ở tế bào nhân sơ ADN sau khi được tổng hợp trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein, ở sinh vật nhân thực ADN được loại bỏ các intrôn và nối các exôn với nhau. D. Ở tế bào nhân thực sau khi ADN được tổng hợp trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein, ở sinh vật nhân sơ ADN được loại bỏ các intrôn và nối các exôn với nhau. Câu 8. Loại ARN nào mang bộ ba đối mã? A. MARN. B. TARN. C. RARN. D. ARN của vi rút. Câu 9. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit sẽ dừng lại khi ribôxôm: A. Gặp bộ ba kết thúc. B. Gặp bộ ba đa nghĩa. C. Trượt hết phân tử mARN. D. Tế bào hết axit amin. Câu 10. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là: A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển. C. ARN ribôxôm. D. TARN, mARN, rARN. Câu 11. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch: A. 3' -> 5'. B. 5' -> 3'. C. Mạch được tổng hợp liên tục. D. Mạch được tổng hợp gián đoạn. Câu 12. Quá trình phiên mã tạo ra: A. TARN. B. MARN. C. RARN. D. TARN, mARN, rARN. Câu 13. Phân tử tARN mang axit foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (antencôđon) là: A. 3' UAX 5'. B. 5' AUG 3'. C. 3' AUG 5'. D. 5' UAX 3'. Câu 14. Bào quan nào trực tiếp tham gia tổng hợp protein? A. Perôxixôm. B. Lizôxôm. C. Pôlixôm. D. Ribôxôm. Câu 15. Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì? A. Hiđrô. B. Hóa trị. C. Phôtphođieste. D. Peptit. Câu 16. Thứ tự chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là: A. 5' -> 3' và 5' -> 3'. B. 3' -> 3' và 3' -> 3'. C. 5' -> 3' và 3' -> 5'. D. 3' -> 5' và 5' -> 3'. Câu 17. Loại axit nucleic nào sau đây đóng vai trò như "một người phiên dịch", tham gia dịch mã trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit? A. ADN. B. MARN. C. TARN. D. RARN. Câu 18. Sự tổng hợp ARN được thực hiện: A. Theo nguyên tắc bán bảo tồn. B. Theo nguyên tắc bảo tồn. C. Theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen. D. Theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen. Câu 19. Quá trình dịch mã kết thúc khi: A. Ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với hai tiểu phần lớn và be. B. Ribôxôm gần axit amin methionine vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit. C. Ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG. D. Ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA. Câu 20. Pôlixôm có ý nghĩa là: A. Tăng hiệu suất phiên mã. B. Tăng hiệu suất giải mã. C. Nhiều mêzôxôm. D. Cả A, B, C. Câu 21. Một bước nhảy của ribôxôm trên mARN là: A. Một bộ ba. B. Hai bộ ba. C. Ba bộ ba. D. Một nu. Câu 22. Trong quá trình sinh tổng hợp protein, thì chức năng vận chuyển axit amin là của: A. MARN. B. TARN. C. RARN. D. ADN. Câu 23. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A- Uvà ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1). Phân tử ADN mạch kép. (2). Phân tử tARN. (3). Phân tử protein. (4). Quá trình dịch mã. A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (3) và (4). Câu 24. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử protein có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu? A. 500. B. 499. C. 498. D. 750. Câu 25. Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin (mARN) là: A. 15. B. 5. C. 10. D. 25. Câu 26. Một gen dài 0, 51 micrômet, khi gen này thực hiện phiên mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nuclêôtit tự do là: A. 1500. B. 3000. C. 6000. D. 4500. Hết.