Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh Học 12 - Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi ADN

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dương2301, 19 Tháng một 2022.

  1. Dương2301

    Bài viết:
    307
    Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh Học 12 - Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi ADN

    Câu 1. Gen là một đoạn ADN

    A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử protein.

    B. Mang thông tin di truyền.

    C. Mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay phân tử ARN).

    D. Chứa các bộ ba mã hóa các axit amin.

    Câu 2. Trong các loại nuclêôtit sau đây loại nuclêôtit nào không tham gia cấu tạo nên phân tử ADN

    A. Ađênin (A)

    B. Timin (T)

    C. Guanin (G)

    D. Uraxin (U)

    Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là sai khi nói về mã di truyền?

    A. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin.

    B. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

    C. Mã di truyền mang tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.

    D. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin.

    Câu 4. Mã di truyền mang tính phổ biến tức là:

    A. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều mã di truyền.

    B. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.

    C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ ba mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

    D. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

    Câu 5. Mã di truyền có tính đặc hiệu tức là:

    A. Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

    B. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ ba mã di truyền.

    C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

    D. Cả B và C.

    Câu 6. Mã di truyền có tính thoái hóa vì:

    A. Có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin.

    B. Có nhiều axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.

    C. Có nhiều bộ ba mã hóa đồng thời nhiều axit amin.

    D. Một bộ ba mã hóa một axit amin.

    Câu 7. Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu quá trình dịch mã là:

    A. 3' GUA 5'

    B. 3' AUG 5'

    C. 3' GAU 5'

    D. 5' UUG 3'

    Câu 8. Ở sinh vật, các bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

    A. UAA, UAG, UGA.

    B. UAU, UUG, UGX.

    C. UAU, UUX, UGG.

    D. AAA, UUG, GGA.

    Câu 9. Các bộ ba nào sau đây không có tính thoái hóa?

    A. AUG, UAA

    B. AUG, UGG

    C. UAG, UAA

    D. UAG, UGA

    Câu 10. Bản chất của mã di truyền là:

    A. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin.

    B. Ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hóa cho một axit amin.

    C. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein.

    D. Các axit amin được mã hóa trong gen.

    Câu 11. Ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là:

    A. Phêninalanin.

    B. Mêtionin.

    C. Foocmin mêtiônin.

    D. Glutamin.

    Câu 12. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc:

    A. Bổ sung, bán bảo tồn.

    B. Trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ, một mạch mới được tổng hợp.

    C. Mạch mới tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.

    D. Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.

    Câu 13. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới được tổng hợp liên tục trên mạch khuôn:

    A. 3' -> 5'

    B. 5' -> 3'

    C. Cả 2 mạch của ADN.

    D. Không có chiều nhất định.

    Câu 14. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới được tổng hợp không liên tục trên mạch khuôn:

    A. 3' -> 5'

    B. 5' -> 3'

    C. Cả 2 mạch của ADN.

    D. Không có chiều nhất định.

    Câu 15. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:

    A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi.

    B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

    C. Sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo chiều ngược nha.

    D. Trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

    Câu 16. Cho 1 mạch ADN có trình tự 5' AGG GGT TXX TTX 3'. Trình tự trên mạch bổ sung là:

    A. 3' TXX XXA AGG AAG 5'

    B. 5' TXX XXA AGG AAG 3'

    C. 3' TXX GGA AGG AAG 5'

    D. 5' TXX GGA AGG AAG 3'

    17. Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối là:

    A. Hêlicaza

    B. Giraza

    C. Ligaza

    D. ADN pôlimêraza

    Câu 18. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là:

    A. Phêninalanin

    B. Mêtionin

    C. Foocmin mêtiônin

    D. Glutamin

    Câu 19. Enzim ADN - pôlimêraza có vai trò:

    A. Tháo xoắn.

    B. Các liên kết H và tách 2 mạch.

    C. Lắp nuclêôtit mới theo mạch khuôn.

    D. Cả A, B, C.

    Câu 20. Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hóa các axit amin?

    A. 60

    B. 61

    C. 63

    D. 64

    Câu 21. Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là (A + G) / (T+ X) = 1/2. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là:

    A. 0, 2

    B. 2, 0

    C. 5, 0

    D. 0, 5

    Câu 22. Một phân tử ADN tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu phân tử ADN con hoàn toàn mới (không mang sợi khuôn của ADN ban đầu) :

    A. 3

    B. 7

    C. 14

    D. 15

    Câu 23. Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngxtrông có số nuclêôtit là:

    A. 3000

    B. 1500

    C. 6000

    D. 4500

    Câu 24. Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch của gen này có 150 Ađênin và 120 Timin. Số liên kết hiđrô của gen là:

    A. 1120

    B. 1080

    C. 990

    D. 1020

    Hết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười 2023
  2. Giờ nhìn lại mấy bài tập gen này thấy nhức đầu quá, hên là mình đã trải qua rồi, không cần nhìn thấy nó nữa. <3
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...