Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Sinh năm 2022 có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lạc Hoa Lưu Thủy, 20 Tháng tư 2022.

  1. Lạc Hoa Lưu Thủy

    Bài viết:
    12
    Câu 1: Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit amin của một protein armadillo đã được xác định một phần. Các phân tử tRNA được sử dụng trong quá trình tổng hợp có anticodon sau đây: 3'UAX5', 3'XGA5', 3'GGA5', 3'GXU5', 3'UUU5', 3'GGA5'. Trình tự nuclêôtit ADN của chuỗi bổ sung cho chuỗi ADN mã hóa cho protein armadillo

    A. 5'-ATG-GXT-GGT-XGA-AAA-XXT-3'

    B. 5'-ATG-GXT-XXT-XGA-AAA-XXT-3'

    C. 5'-ATG-GXT-GXT-XGA-AAA-GXT-

    D. 5'-ATG-GGT-XXT-XGA-AAA-XGT-3'

    Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng về tARN?

    A. Thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm

    B. Có đầu 5' liên kết với axit amin

    C. Chỉ có cấu trúc mạch đơn

    D. Mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN

    Câu 3: Operator (viết tắt: O) là:

    A. Cụm gen cấu trúc liên quan về chức năng

    B. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế

    C. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã

    D. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế

    Câu 4: Trong đột biến điểm thì đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất. Có bao nhiêu phát biểu sai giải thích cho đặc điểm trên?

    I. Đột biến thay thế có thể xảy ra khi không có tác nhân gây đột biến.

    II. Là dạng đột biến thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật hơn so với các dạng còn lại.

    III. Dạng đột biến này chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN.

    IV. Là dạng đột biến thường xảy ra ở nhóm động vật bậc thấp.

    A. 2

    B. 3

    C. 1

    D. 4

    Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen khác nhau của một gen cùng nằm trên 1 NST đơn?

    A. Mất đoạn

    B. Đảo đoạn

    C. Chuyển đoạn

    D. Lặp đoạn

    Câu 6: Đột biến lệch bội xảy ra do

    A. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào. B. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

    C. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.

    D. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

    Câu 7: Nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nuclêôtit khác nhau. Phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

    A. Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 10%

    B. Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 20%

    C. Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 40%

    D. Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 30%

    Câu 8: Quy luật phân li có ý nghĩa gỉ?

    A. Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

    B. Kiểm tra độ thuần chủng của giống

    C. Tạo ưu thế lai trong sản xuất.

    D. Cả A, B, C.

    Câu 9: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là

    A. 1:2:1 và 1:2:1

    B. 3:1 và 1:2:1

    C. 1:2:1 và 3:1

    D. 3:1 và 3:1

    Câu 10: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa là

    A. 1:1:1

    B. 3:1

    C. 1:2:1

    D. 1:1

    Câu 11:Ở một loài hoa, kiểu gen DD quy định hoa đỏ, Dd quy định hoa hồng, dd quy định hoa trắng. Lai phân tích cây hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện kiểu hình:

    A. Toàn hoa đỏ

    B. Toàn hoa hồng

    C. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng

    D. 1 hoa hồng: 1 hoa trắng

    Câu 12: Ở cà chua, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định, 2 tính trạng di truyền độc lập. Cho một cây quả vàng, tròn lai với cây quả đỏ, lê được F1 toàn quả đỏ, tròn. Sau đó cho F1 tự thụ phấn được F2. Từ các cây đỏ, tròn F2 cho 1 cây tự thụ phấn, xác suất thu được cây quả vàng, lê ở F3 bằng bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.

    A. 1/36

    B. 1/16.

    C. 1/9

    D. 1/81.

    Câu 13: Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ: 62,5% trắng. Kiểu gen hoa trắng đem lai với F1 là:

    A. Aabb hoặc aaBb

    B. Aabb hoặc AaBB

    C. Aabb hoặc AaBB

    D. AaBB hoặc AABb

    Câu 14: Một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng; Gen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả dài(P) tự thụ phấn, đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 56,25% cây hoa đỏ, quả dài: 43,75% cây hoa trắng, quả dài. Cho cây (P) giao phấn với cây (X), đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có thể có bao nhiêu kiểu gen sau đây phù hợp với cây (X)?

    (1) Aabbdd

    (2) AABbdd

    (3) AABbDD

    (4) AaBBdd

    (5) AABbDd

    (6) AaBBDd

    (7) AaBBDD

    (8) aabbdd

    (9) AabbDd

    (10) aabbDD

    A. 5

    B. 3

    C. 4

    D. 6

    Câu 15: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại gen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?

    (1) AAbb × AaBb

    (2) aaBB × AaBb

    (3) AAbb × AaBB

    (4) AAbb × AABb

    (5) aaBb × AaBB

    (6) Aabb × AABb

    A. (1), (2), (4)

    B. (1), (2), (3), (5).

    C. (3), (4), (6).

    D. (2), (4), (5), (6).

    Câu 16: Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa:

    A. Tăng cường sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

    B. Lập bản đồ di truyền.

    C. Giúp duy trì sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng tốt.

    D. Cả A và B

    Câu 17: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do:

    A. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép.

    B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khác nhau.

    C. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng

    D. Sự trao đổi đoạn giữa hai cromatit thuộc các NST không tương đồng.

    Câu 18: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là:

    A. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit "không chị em" trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.

    B. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

    C. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.

    D. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

    Câu 19: Nhận định nào dưới đây không đúng?

    A. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là một thường biến

    B. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng.

    C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

    D. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật càng thích nghi cao

    Câu 20: Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?

    A. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản

    B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản

    C. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản

    D. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con

    Câu 21: Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?

    A. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định.

    B. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.

    C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.

    D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên.

    Câu 22: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)

    A. Dư luận xã hội không đồng tình.

    B. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

    C. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

    D. Cả A và B đúng

    Câu 23: Theo nghiên cứu di truyền ở người phương pháp làm tiêu bản tế bào là phương pháp

    A. sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.

    B. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.

    C. phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.

    D. tìm hiểu cơ chế phân bào.

    Câu 24: Một cặp vợ chồng sinh được một con gái, cả mẹ và con gái đều có tính trạng "má lúm đồng tiền". Nhận định nào sau đây là đúng về tính trạng "má lúm đồng tiền" nói trên khi cặp vợ chồng đó sinh những đứa con tiếp theo?

    A. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa con tiếp theo là con gái thì cô con gái này cũng có tính trạng"má lúm đồng tiền"

    B. Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng "má lúm đồng tiền" từ mẹ

    C. Con trai của cặp vợ chồng này không thể có tính trạng "má lúm đồng tiền"

    D. Tất cả những đứa con của cặp vợ chồng này đều có tính trạng "má lúm đồng tiền"

    Câu 25: Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi của:

    A. Các phân tử axit nuclêic

    B. Các phân tử prôtêin

    C. Các phân tử pôlisaccarit

    D. Các phân tử lipit phức tạp

    Câu 26: Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dacuyn và quan niệm hiện đại về tiến hóa là:

    A. Đều xem nguyên liệu tiến hóa là biến dị (đột biến, biến dị tổ hợp)

    B. Đều xem CLTN là nhân tố chính đóng vai trò chủ đạo trong tiến hóa nói chung cũng như hình thành tính thích nghi nói riêng

    C. Đều xem kết quả của CLTN là sự phát triển ưu thế của sinh vật (cá thể hay quần thể) thích nghi

    D. Đều xem tiến hóa của sinh vật bắt buộc phải có đào thải

    Câu 27: Sự phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo (CLNT) được giải thích bằng quá trình nào dưới đây:

    A. Đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người

    B. Tích luỹ những biến dị trong một thời gian dài trong những điều kiện sản xuất khác nhau

    C. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian

    D. A và B đúng

    Câu 28: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa:

    A. Đồng quy

    B. Song song

    C. Phân li

    D. Sự thoái hóa

    Câu 29: Đâu không phải là cặp cơ quan tiến hóa theo hướng phân li tính trạng?

    A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

    B. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.

    C. Gai xương rồng và lá cây lúa.

    D. Mang cá và mang tôm

    Câu 30: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

    A. Tính đa dạng về loài tăng.

    B. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng,

    C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.

    D. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.

    Câu 31: Xu hướng biến đổi nào sau đây trong quá trình diễn thế sinh thái sẽ dần đến thiết lập trạng thái cân bằng?

    A. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm

    B. Hô hấp của quần xã giảm, tỷ lệ giữa sinh vật sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã dần tiến tới 1

    C. Tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng.

    D. Lưới thức ăn trở nên đơn giản, chuỗi thức ăn mùn bã ngày càng trở nên quan trọng

    Câu 32: Đặc điểm nào đúng với hệ sinh thái nhân tạo?

    A. số lượng loài nhiều, năng suất cao.

    B. độ ổn định cao, chuỗi thức ăn ngắn.

    C. chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.

    D. số lượng loài ít, năng suất thấp.

    Câu 33: Ở Việt Nam có nhiều hệ sinh thái. Hai học sinh đã tranh luận về một số hệ sinh thái và rút ra một số nhận định:

    1. Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    2. Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    3. Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    4. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    Có mấy đặc điểm không phải là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?

    A. 1

    B. 4

    C. 3

    D. 2

    Câu 34: Chuỗi thức ăn là ?

    A. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

    B. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau

    C. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau

    D. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau

    Câu 35: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?

    A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.

    B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.

    C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất

    D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.

    Câu 36: Nhóm sinh vật có mức năng lượng thấp nhất trong một hệ sinh thái là:

    A. SV ở cuối chuỗi thức ăn

    B. SV sản xuất

    C. SV tiêu thụ

    D. Động vật ăn thực vật

    Câu 37: Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?

    A. Là thành phần của Axit nuclêic, ATP

    B. Hoạt hóa En zim.

    C.Là thành phần của màng tế bào.

    D. Là thành phần củc chất diệp lụcXitôcrôm

    Câu 38: Vai trò của nguyên tố clo trong cơ thể thực vật?

    A.Cần cho sự trao đổi Ni tơ

    B. Quang phân li nước, cân bằng ion

    C. Liên quan đến sự hoạt động của mô phân sinh

    D. Mở khí khổng

    Câu 39: Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá?

    A. tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.

    B. tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim

    C. tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa

    D. tiếp tục tiêu hóa nội bào

    Câu 40: Tại sao trong ống tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?

    A. vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa

    B. vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được.

    C. vì thức ăn chứa tỉ lệ dinh dưỡng cao

    D, cả A và C

    ĐÁP ÁN:

    1 B

    mARN: 5' AUG-GXU-XXU-XGA-AAA-XXT 3'

    → Mạch bổ sung của ADN: 5'-ATG-GXT-XXT-XGA-AAA-XXT-3'

    2 D

    Nhận định đúng là tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN

    A sai vì rARN là thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm.

    B sai vì tARN có đầu 3' liên kết với axit amin.

    C sai vì tARN có cấu trúc dạng chùy, vẫn có đoạn gồm 2 mạch, có liên kết hiđrô.

    3 B

    4 A Các phát biểu sai về đột biến điểm:

    + III sai vì có thể xảy ra trên 2 mạch

    + IV sai vì có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào mang vật chất di truyền

    5 C Chuyển đoạn có thể dẫn đến 2 alen của cùng 1 gen nằm trên 1 NST đơn

    6 A Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng

    7 A Nhiệt độ nóng chảy lên quan đến số lượng liên kết hiđrô trong phân tử ADN, liên kết hiđrô càng nhiều thì nhiệt độ nóng chảy cảng cao. Xét các gen có cùng chiều dài thì các gen có chứa nhiều G-X nhất, ít A-T nhất thì nhiệt đột nóng chảy cao nhất (vì G – X liên kết với nhau = 3 liên kết hiđrô trong khi A - T liên kết với nhau = 2 liên kết hiđrô).

    8D

    - Ý nghĩa của quy luật phân li trong thực tiễn

    - Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.

    - Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu, ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống bằng phép lai phân tích.

    - Để kiểm tra kiểu gen của bố mẹ: Sử dụng phép lai phân tích.

    - Trong sản xuất: Tạo ưu thế lai

    - Tập trung tính trội cho cơ thể lai F1.

    9A - Trong trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai Aa×Aa cho đời con có tỷ lệ kiểu gen: 1:2:1 và tỷ lệ kiểu hình 1:2:1

    10C - Trong trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai Aa×Aa cho đời con có tỷ lệ kiểu gen: 1:2:1 và tỷ lệ kiểu hình 1:2:1

    11B - Quy ước: D: đỏ, d: trắng Cây hoa đỏ F1: DD F1: DD (đỏ) × dd (trắng)

    12A - F1 toàn quả đỏ, tròn → hai tính trạng này là trội hoàn toàn so với quả vàng, lê A- quả đỏ; a- quả vàng B- quả tròn; b- lê

    P: aaBB × AAbb

    →F1: AaBb

    → F2: đỏ tròn :(1AA:2Aa)(1BB:2Bb)

    Để thu được cây quả vàng, lê (aabb) thì cây được chọn phải có kiểu gen AaBb với xác suất 4/9

    Xác suất cần tính là: 4/9×1/16=1/36

    13A

    F2 phân tính có tỉ lệ: 37.5% đỏ: 62,5% trắng = 3 đỏ : 5 trắng = 8 tổ hợp = 4 giao tử x 2 giao tử.

    Theo giả thuyết thì những cây hoa trắng có thể có là một trong các kiểu gen sau: AAbb Aabb aaBB aaBb aabb

    Trong đó, Kiểu gen AAbb, aaBB, aabb sẽ giảm phân cho 1 loại giao tử Kiểu gen Aabb, aaBb giảm phân cho 2 loại giao tử Vậy chỉ có KG Aabb, aaBb là thỏa mãn, để khi lai với cây F1 cho ra 8 tổ hợp.

    Do đó cây đem lai sẽ cho 2 loại giao tử. nên cây đem lai với F1 sẽ có kiểu gen là: Aabb hoặc aaBb.

    14D

    Cây P đỏ,dài tự thụ thu được 9 đỏ dài: 7 trắng dài → P: AaBbdd Đối với tính trạng hình dạng quả chỉ có thể cho 2 tỷ lệ là 1:1 và 1; nhưng 1:1 không thoả mãn

    → cây X không thể có kiểu gen Dd → loại: 5,6,9

    Đối với tính trạng màu hoa phân ly 3:1 có 2 trường hợp:

    + 3 đỏ:1 trắng

    → X: AaBB; AABb → 2,3,4,7 thoả mãn.

    + 3 trắng:1 đỏ → X: aabb → 8,10 thoả mãn.

    Vậy có 6 kiểu gen của X thoả mãn

    15A

    Quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb/aaB- : hoa hồng; aabb: hoa trắng.

    Ta có P: hoa hồng (t/c) × hoa đỏ

    → F1: 50% hoa đỏ: 50% hoa hồng

    Cách 1: Vì cây hoa hồng là thuần chủng nên ta loại được phép lai (5),(6)

    → loại được các phương án C,B,D (vì có chứa phép lai (5) hoặc (6))

    Vậy đáp án đúng là A

    Cách 2: Ta xét từng phép lai:

    (1) AAbb × AaBb → A-Bb : A-bb → thỏa mãn

    (2) aaBB × AaBb → aaB-: AaB- → thỏa mãn

    (3) AAbb × AaBB → A-B- → loại

    (4) AAbb × AABb →AABb: AAbb → thỏa mãn

    Phép lai (5), (6) cây hoa hồng không thuần chủng nên không xét.

    16D - Hoán vị gen mới có ý nghĩa trong lập bản đồ di truyền. Liên kết hoàn toàn giúp bảo đảm sự di truyền bền vững, duy trì tính ổn định và hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

    17C - Hoán vị gen là hiện tượng xảy ra sự trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng

    18A - Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit "không chị em" trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I

    19A - Sự biến đổi của kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường là một thường biến → biến đổi kiểu gen là hiện tượng đột biến gen → A sai.

    20A - Muốn quần thể trở thành quần thể trẻ và phát triển, cần làm giảm tỷ lệ nhóm tuổi sau sinh sản bằng cách đánh bắt các cá thể ở tuổi sau sinh sản.

    21C - Đánh bắt được nhiều cá con → các loài cá to và vừa đang bị khai thác quá mức → Tỉ lệ % các cá thể ở lứa tuổi sinh sản và sau sinh sản giảm mạnh. Nếu tiếp tục khai thác thì sẽ có nguy cơ khai thác hết các cá thể chưa đến tuổi sinh sản → Quần thể có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần phải hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.

    22C - Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại

    23C - Phương pháp làm tiêu bản tế bào là phương pháp phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST

    24B - Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng "má lúm đồng tiền" từ mẹ. Không thể xác định được gen qui định tính trạng má lúm đồng tiền nằm trên NST hay nằm ở trong ti thể (ngoài nhân) nhưng chắc chắn một điều rằng : con nhận gen qui định tính trạng từ bố mẹ

    25B - Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi của các phân tử prôtêin

    26B

    A sai vì: Dacuyn chỉ phân biệt biến dị có hướng và biến dị vô hướng.

    C sai vì: Dacuyn cho rằng đối tượng của CLTN là cá thể, còn học thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng là quần thể.

    27C - Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian.

    28C - Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau

    29D - Cặp cơ quan không phải là cơ quan tương đồng là : Mang cá và mang tôm. Đây là cơ quan tương tự.

    30B - Xu hướng trong quá trình diễn thế nguyên sinh, tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm, ổ sinh thái mỗi loài thu hẹp lại, do đó lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn và tổng sản lượng sinh vật được tăng lên

    31A - Trong quá trình diễn thế sinh thái khi sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm sẽ dần đến thiết lập trạng thái cân bằng.

    32C - Đặc điểm đúng với hệ sinh thái nhân tạo là chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.

    33C - Các hệ sinh thái không phải hệ sinh thái nông nghiệp là :(1),(2),(4)

    34A - Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

    35C

    A sai, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất (thực vật)

    B sai, động vật ăn cỏ luôn là bậc dinh dưỡng cấp 2

    D sai bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là sinh vật cuối chuỗi thức ăn dài nhất

    36A - Nhóm sinh vật có mức năng lương thấp nhất trong hệ sinh thái là sinh vật ở cuối chuỗi thức ăn.

    37A

    38B

    39A

    40B


     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...