Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Sinh năm 2022 (5 bộ đề) - Có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lạc Hoa Lưu Thủy, 22 Tháng tư 2022.

  1. Lạc Hoa Lưu Thủy

    Bài viết:
    12
    ĐỀ 6:


    Câu 1: Một loài thực vật có bộ NST 2n. Có bao nhêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng NST trong tế bào thể đột biến

    I. Đột biến đa bội

    II. Đột biến đảo đoạn NST


    III. Độ biến lặp đoạn NST

    IV. Đột biến lệch bội dạng thể một


    A. 3

    B. 2

    C. 1

    D. 4


    Câu 2: Cho các đặc điểm:

    1. Được cấu tạo bởi một mạch poliribônuclêôtit.


    2. Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.

    3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

    4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin. Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là

    A. 4


    B. 2

    C. 1

    D. 3

    Câu 3: Trình tự các thành phần của một Opêron gồm :

    A. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc

    B. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động

    C. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc

    D. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành


    Câu 4: Thể đột biến là:

    A. Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội

    B. Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn

    C. Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian

    D. Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình


    Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

    1. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

    2. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.


    3. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

    4. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

    5. Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên

    A. 4


    B. 2

    C. 5

    D. 3

    Câu 6: Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

    A. Thể 3 nhiễm trên NST thường.

    B. Người bị bệnh Đao

    C. Thể không nhiễm trên NST giới tính

    D. Người bị bệnh ung thư máu.

    Câu 7: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

    A. Đột biến gen.

    B. Đột biến đảo đoạn.

    C. Đột biến lặp đoạn.

    D. Đột biến đa bội.

    Câu 8: Ở người, alen B quy định da bình thường; alen b qui định bị bệnh bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Cho rằng bố mẹ đều dị hợp, xác suất đế vợ chồng này sinh người con đầu tiên bình thường?

    A. 25%


    B. 12,5%

    C. 56,25%

    D. 75%

    Câu 9: Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi


    A. Tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.

    B. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.

    C. Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1

    D. Lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1

    Câu 10: Tinh trạng trội không hoàn toàn được xác định khỉ


    A. F1 biểu hiện tính trạng trung gian.

    B. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, Fl đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.

    C. Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị họp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1

    D. Cả A và C

    Câu 11: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là

    A. 1/4

    B. 1/8

    C. 1/2


    D. 1/16

    Câu 12: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

    A. 50%


    B. 15%

    C. 25%

    D. 100%

    Câu 13: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

    A. 100%


    B. 25%

    C. 15%

    D. 50%


    Câu 14: : Cơ thể nào sau đây khi giảm phân có thể cho giao tử AB chiếm 25%. Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường?

    A. AABb

    B. AaBB


    C. AaBb

    D. AABB


    Câu 15: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:


    A. 3 con lông trắng : 1 con lông màu.


    B. 1 con lông trắng : 1 con lông màu.

    C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu.

    D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.


    Câu 16: Một loài hoa có 4 thứ: 1 thứ hoa trắng và 3 thứ hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ thứ nhất tự thụ phấn F1 thu được 165 cây hoa đỏ, 55 cây hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thứ 2 thụ phấn F1 thu được 135 cây hoa đỏ: 45 cây hoa trắng. Kiểu gen của 2 cây hoa đỏ thứ nhất và thứ 2 là:


    A. Aabb và aaBb


    B. Aabb và aaBB

    C. AAbb và aaBb

    D. AaBb và aaBb


    Câu 17: Nhận định nào dưới đây về tần số hoán vị gen không đúng?


    A. Được sử dụng để lập bản đồ gen.


    B. Thể hiện lực liên kết giữa các gen

    C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen

    D. Không vượt quá 50%


    Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của tần số hoán vị gen?


    A. Tần số hoán vị gen được sử dụng làm cơ sở để lập bản đồ gen của nhiễm sắc thể

    B. Các gen trên nhiễm sắc thể có tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

    C. Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể.


    D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể


    Câu 19: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn?

    A. Các gen càng gần nhau càng dễ xảy ra trao đổi dẫn tới hiện tượng hoán vị gen và ngược lại

    B. Tùy loài mà hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực, hay giới cái hoặc cả hai giới


    C. Quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit chị em của nhiễm sắc thể kép

    D. Quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra ở kỳ giữa của giảm phân I.


    Câu 20: Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò:


    A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định tính trạng thích nghi.


    B. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi

    C. Vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi

    D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lạinhững cá thể có kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.


    Câu 21: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:


    A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định


    B. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột

    C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể

    D. Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.


    Câu 22: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì


    A. Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.


    B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.

    C. Vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi.

    D. Vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên


    Câu 23: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn giữ cấu trúc cơ thể đơn bào đơn giản vì


    A. Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.

    B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.


    C. Chúng trao đổi chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh.

    D. Cả B và C


    Câu 24: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất:


    A. Lai xa và đa bội hóa

    B. Cách li địa lí

    C. Cách li tập tính

    D. Cách li sinh thái


    Câu 25: Bệnh di truyền nào dưới đây có thể điều trị hạn chế triệu chứng bệnh giúp người bệnh có thể có cuộc sống như bình thường?


    A. Bệnh hồng cầu hình liềm


    B. Bệnh pheninketo niệu

    C. Bệnh bạch tạng

    D. Hội chứng Đao


    Câu 26: Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình "cấm kết hôn trong vòng 3 đời" là


    A. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau

    B. Thế hệ sau kém phát triển dần


    C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình

    D. Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ


    Câu 27: Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do


    A. Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.

    B. Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen


    C. Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.

    D. Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.


    Câu 28: Loài có kích thước cơ thể nhỏ thì thường có:


    A. kích thước quần thể lớn.


    B. kích thước quần thể nhỏ.

    C. kích thước của quần thể không phụ thuộc kích thước cơ thể.

    D. kích thước quần thể thay đổi chậm.


    Câu 29: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:


    A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.


    B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.

    C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.

    D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.


    Câu 30: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế?


    A. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định.

    B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người.


    C. Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường.

    D. Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên.

    Câu 31: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

    (1) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

    (2) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.


    (3) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

    (4) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

    (5) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.


    A. 2

    B. 3

    C. 1

    D. 4


    Câu 32: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?


    A. Quan hệ cộng sinh.

    B. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.


    C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.

    D. Nhiệt độ môi trường.


    Câu 33: Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được coi là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể?


    (1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.


    (2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.

    (3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

    (4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.


    (5) Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.


    A. 2

    B. 3


    C. 4

    D. 1


    Câu 34: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm


    A. Thực vật, động vật và con người.


    B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

    C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

    D. Những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau


    Câu 35: Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:


    A. Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp


    B. Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

    C. Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí


    D. Thực vật, nấm


    Câu 36: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:


    A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải


    B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải

    C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải


    D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải


    Câu 37: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:


    A.rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường

    B. lông hút bị chết


    C. cân bàng nước trong cây bị phá hủy

    D. tất cả đều đúng


    Câu 38: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ?


    A. phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi

    B. ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất.

    C. làm giảm ô nhiễm môi trường.


    D. tất cả đều sai


    Câu 39: Hậu quả tăng huyết áp


    A. Suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim..


    B. xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não

    C. Suy thận

    D. Cả 3 phương án trên


    Câu 40: Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng HA mà không cần đến thuốc?


    A. Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng


    B. Giảm lượng muối ăn hàng ngày ( < 6g NaCl)

    C. Hạn chế uống rượu bia không hút thuốc lá.

    D. Cả 3 phương án trên


    ĐỀ 7:

    Câu 1: Khi nói về phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


    (1) Hai quá trình này đều tuân theo nguyên tắc bổ sung.

    (2) Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời trong nhân tế bào.


    (3) Dịch mã cần sử dụng sản phẩm của phiên mã.

    (4) Phiên mà không cần sử dụng sản phẩm của dịch mã.

    (5) Hai quá trình này đều có sự tham gia trực tiếp của ADN.


    A. 2


    B. 4

    C. 3

    D. 1


    Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng về thể lệch bội?


    A. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

    B. Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở nhiều cặp nhiễm sắc thể tương đồng.


    C. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

    D. Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.


    Câu 3: Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến NST như sau:


    (1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

    (2) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

    (3) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

    (4) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

    (5) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.

    (6) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. Có bao nhiêu hệ quả là đúng đối với đột biến đảo đoạn NST?


    A. 4

    B. 2

    C. 3


    D. 6


    Câu 4: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến


    A. đã biểu hiện ra kiểu hình


    B. gen hay đột biến nhiễm sắc thể

    C. nhiễm sắc thể

    D. gen


    Câu 5: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli


    A. Gen điều hoà


    B. Nhóm gen cấu trúc

    C. Vùng vận hành (O)


    D. Vùng khởi động (P)


    Câu 6: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?

    1. Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid.


    2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

    3. Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

    4. Có 4 loại đơn phân. Phương án đúng:


    A. 4


    B. 2

    C. 3

    D. 1


    Câu 7: Đơn phân của prôtêin là


    A. axit amin


    B. nuclêôtit

    C. Axit béo


    D. nuclêôxôm


    Câu 8: Trong số các phát biểu về vấn đề hoán vị duới đây, phát biểu nào không chính xác?


    A. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp


    B. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chi xảy ra ở giới cái mả không xảy ra ở giới đực

    C. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.


    D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.


    Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về hoán vị gen:


    A. Các gen phân bố ở vị trí xa nhau trên 1 NST dễ xảy ra hoán vị gen


    B. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực

    C. Tần số hoán vị gen dao động từ 0% → 50%

    D. Hoán vị gen làm xuất hiện các biến dị tổ hợp


    Câu 10: Khi nói về hoán vị gen (HVG), phát biểu nào sau đây sai?


    A. HVG có thể xảy ra ở cả hai giới


    B. HVG làm giảm biến dị tổ hợp.

    C. Ruồi giấm đực không xảy ra HVG.

    D. Tần số HVG không vượt quá 50%.


    Câu 11: Sự di truyền của các tính trạng chỉ do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định có đặc điểm gì?


    A. Chỉ di truyền ở giới dị giao tử.

    B. Chỉ di truyền ở giới đực.


    C. Chỉ di truyền ở giới cái.

    D. Chỉ di truyền ở giới đồng giao tử.


    Câu 12: Các gen quy định tính trạng nằm trên NST Y ở đoạn không tương đồng chỉ di truyền cho:


    A. Giới đực


    B. giới cái

    C. giới đồng giao tử

    D. giới dị giao tử


    Câu 13: Loại tính trạng có mức phản ứng hẹp là:


    A. Số hạt lúa / bông


    B. Số lượng trứng gà đẻ 1 lứa.

    C. Cà chua quả bầu hay dài.


    D. Lượng sữa bò vắt trong một ngày.


    Câu 14: Hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là?


    A. Sự thích nghi kiểu gen


    B. Sự thích nghi của sinh vật.

    C. Sự mềm dẻo kiểu hình.


    D. Mức phản ứng


    Câu 15: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là


    A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).


    B. biến dị tổ hợp.

    C. mức phản ứng của kiểu gen.


    D. thể đột biến.


    Câu 17: Theo quy luật phân ly độc lập của Menden, về mặt lý thuyết cây AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho bao nhiêu phần trăm số cá thể đời con có kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng?


    A. 10,55%


    B. 42,19%

    C. 12,50%

    D. 0,39%


    Câu 18: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, aen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ


    A. 7/32

    B. 27/128


    C. 9/64

    D. 81/256


    Câu 19: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau theo lí thuyết phép lai AaBbddMM × AABbDdmm thu được đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ


    A. 50%

    B. 87,5%


    C. 37,5%

    D. 12,5%


    Câu 20: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là


    A. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành


    B. Đưa các prôtêin ức chế vào cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của các gen gây bệnh

    C. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh

    D. Thay thế hoặc bổ sung các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành


    Câu 21: Có nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:


    A. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng


    B. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

    C. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng

    D. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục


    Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư?


    A. Cơ chế gây bệnh do đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể


    B. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào

    C. Đột biến gây bệnh chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục


    D. Bệnh được hình thành do đột biến gen ức chế khối u và gen quy định các yếu tố sinh trưởng


    Câu 23: Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?


    A. Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

    B. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.

    C. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.


    D. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già.


    Câu 24: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:

    1. Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.


    2. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể

    3. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực:cái trong quần thể

    4. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai

    5. Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi : tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản

    6.. Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài Có bao nhiêu kết luận đúng ?


    A. 1

    B. 3


    C. 2

    D. 4


    Câu 25: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể?


    A. Động vật có xương sống.


    B. Sinh vật sống cộng sinh.

    C. Sinh vật sống kí sinh.

    D. Sinh vật nhân sơ.


    Câu 26: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp?


    A. Động vật có xương sống.


    B. Sinh vật sống cộng sinh.

    C. Sinh vật sống kí sinh.

    D. Sinh vật nhân sơ


    Câu 27: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là


    A. Quần thể.


    B. Loài.

    C. Quần xã.

    D. Cá thể.


    Câu 28: Theo quan niệm hiện đại , đơn vị cơ sở của tiến hóa là :


    A. Cá thể


    B. Quần thể

    C. Phân tử

    D. Loài


    Câu 29: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá theo chọn lọc tự nhiên là sự tích luỹ các


    A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.


    B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

    C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

    D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.


    Câu 30: Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:


    A. Mầm bệnh


    B. Loài chủ chốt.

    C. Động vật ăn cỏ.

    D. Sinh vật cộng sinh.


    Câu 31: Trong hồ thủy triều, có 15 loài động vật không xương sống, sau khi một loài đã được loại bỏ, các loài còn lại phát triển mạnh mẽ. Loài được loại bỏ có thể là:


    A. Mầm bệnh

    B. Loài chủ chốt.

    C. Sinh vật sản xuất.


    D. Sinh vật cộng sinh.


    Câu 32: "Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế" là những đặc điểm của


    A. Hệ sinh thái thành phố


    B. Hệ sinh thái nông nghiệp

    C. Hệ sinh thái biển

    D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới


    Câu 33: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?


    (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

    (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

    (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

    (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.


    (5) Bảo vệ các loài thiên địch.

    (6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.


    A. (1), (2), (3), (4).


    B. (2), (3), (4), (6).

    C. (2), (4), (5), (6).

    D. (1), (3), (4), (5).


    Câu 34: Đối với hệ sinh thái nhân tạo, trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta sử dụng mối quan hệ nào dưới đây ?


    A. Nuôi nhiều động vật để lấy phân bón.


    B. Cộng sinh giữa nấm sợi và tảo trong địa y.

    C. Cộng sinh giữa rêu và lúa

    D. Cộng sinh giữa vi khuẩn lam và rễ cây họ đậu.


    Câu 35: : Kết quả của diễn thế thứ sinh:


    A. Hình thành quần xã ổn định


    B. Luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực

    C. Thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái


    D. Phục hồi thành quần xã nguyên sinh


    Câu 36: Diễn thế thứ sinh hình thành nên:


    A. quần xã bị suy thoái

    B. quần xã đỉnh cực

    C. quần xã ổn định

    D. Phục hồi thành quần xã nguyên sinh


    Câu 37: Tế bào mạch gỗ của cây gồm


    A, Quản bào và tế bào nội bì.


    B.Quản bào và tế bào lông hút.

    C. Quản bào và mạch ống.

    D. Quản bào và tế bào biểu bì.


    Câu 38: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:


    A. Lá và rễ


    B. Giữa cành và lá

    C. Giữa rễ và thân

    D. Giữa thân và lá

    Câu 39: Ở người trưởng thành nhịp tim thường là :


    A. 95 lần/phút


    B. 85 lần / phút

    C. 75 lần / phút

    D. 65 lần / phút


    Câu 40: ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở :


    A. Trong máu chảy trong * dưới áp lực cao hoặc trung bình,


    B. tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh

    C. đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.

    D. Cả 3 phương án trên


    ĐỀ 8:


    Câu 1: Nguyên liệu của quá trình dịch mã là


    A. axít béo


    B. nuclêôtit.

    C. glucôzơ

    D. axit amin.


    Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?


    A. mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.


    B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X

    C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X


    D. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X


    Câu 3: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?


    A. Vùng khởi động của gen điều hòa.


    B. Gen Y của opêron.

    C. Vùng vận hành của opêron.

    D. Gen Z của opêron.


    Câu 4: : Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit?


    A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba


    B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khỏc.

    C. Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba.


    D. Có thể không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể sinh vật.


    Câu 5: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

    (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể

    (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể


    (3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

    (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến


    A. (1), (4)


    B. (2), (4)

    C. (1), (2)

    D. (2), (3)


    Câu 6: Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là


    A. thể đa bội.


    B. đột biến nhiễm sắc thể

    C. thể dị bội.

    D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.


    Câu 7: Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp đến quá trình nào sau đây?


    A. Nhân đôi ADN.


    B. Sinh tổng hợp protêin trong tế bào chất.

    C. Sinh sản của tế bào.

    D. Dịch mã trong nhân tế bào.


    Câu 8: Ở cà chua tình trạng màu đỏ do một cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó có gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng quả vàng. Phép lai P: Aa × aa thu được F1 phân li theo tỉ lệ hiểu hình là


    A. 3 đỏ: 1 vàng


    B. 1 đỏ: 1 vàng

    C. 100% quả đỏ

    D. 100% quả vàng


    Câu 9: Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Dd × dd cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:


    A. 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng


    B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

    C. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

    D. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng


    Câu 10: Cho biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho kiểu hình hoa đỏ ở đời con chiếm 75%?


    A. Aa × Aa


    B. Aa × aa.

    C. Aa × AA


    D. AA × aa.


    Câu 11: Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 3 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa trắng khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?


    A. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

    B. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

    C. Đời con có thể có kiểu hình hoàn toàn giống nhau.

    D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.


    Câu 12: Để xác định tần số hoán vị gen, người ta thường làm như thế nào?


    A. Phân tích di truyền giống lai

    B. Tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.


    C. Lai phân tích

    D. Lai thuận nghịch


    Câu 13: Sau khi lai ruồi giấm thuần chủng thân xám cánh dài với thân đen cánh cụt được F1 thì Morgan đã thí nghiệm tiếp thế nào để phát hiện hoán vị gen ?


    A. Lai phân tích ruồi cái F1


    B. Lai phân tích ruồi đực P

    C. Lai phân tích ruồi đực F1

    D. Lai phân tích ruồi cái P


    Câu 14: Hiện tượng di truyền liên kết gen hoàn toàn không có ý nghĩa:


    A. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

    B. Lập bản đồ di truyền


    C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

    D. Giúp duy trì sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng tốt do các gen di truyền liên kết hoàn toàn quy định


    Câu 15: Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta thường


    A. Dùng phép lai phân tích.


    B. Tạo nhiều cây có kiểu gen giống nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau

    C. Tạo nhiều cây có kiểu gen khác nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau

    D. Tạo nhiều cây có kiểu gen khác nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường giống nhau


    Câu 16: Cho biết các bước của một quy trình như sau:

    1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

    2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

    3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.


    4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

    Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:


    A. 1 → 2 → 3 → 4.

    B. 3 → 1 → 2 → 4.

    C. 1 → 3 → 2 → 4.


    D. 3 → 2 → 1 → 4.


    Câu 17: Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào dưới đây?


    A. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

    B. Đo lường được bằng cân, đong, đo, đếm bằng mắt thường.


    C. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

    D. Chịu sự tác động mạnh của điều kiện môi trường, kỹ thuật chăm sóc.


    Câu 18: Quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa của một loài cây xảy ra theo cơ chế: chất trắng chuyển thành sắc tố vàng nhờ enzym do alen A quy định; sắc tố vàng chuyển thành sắc tố đỏ nhờ enzym do alen B quy định, sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố tím nhờ enzym do alen D quy định. Các alen tương ứng a, b, d không tạo ra enzym có chức năng. Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo ra F1. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng với F1?


    (1) Các cây hoa trắng có 9 kiểu gen.

    (2) Các cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 3/16.

    (3) Trong tổng cây hoa đỏ có 4/9 số cây dị hợp 1 cặp gen.

    (4) Trong tổng cây hoa tím có 3/64 số cây mang 3 alen trội.


    A. 3


    B. 1

    C. 2

    D. 4


    Câu 19: Tính trạng số lượng có đặc điểm nào dưới đây?


    A. Chịu sự tác động mạnh của điều kiện môi trường, kỹ thuật chăm sóc.


    B. Đo lường được bằng cân, đong, đo, đếm bằng mắt thường.

    C. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

    D. Tất cả các đặc điểm trên


    Câu 20: Loài có kích thước cơ thể nhỏ thì thường có:


    A. kích thước quần thể lớn.


    B. kích thước quần thể nhỏ.

    C. kích thước của quần thể không phụ thuộc kích thước cơ thể.


    D. kích thước quần thể thay đổi chậm.


    Câu 21: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:


    A. tăng dần đều.


    B. đường cong chữ J.

    C. đường cong chữ S.

    D. giảm dần đều.


    Câu 22: Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ?


    A. Phát hiện gen nằm trên NST thường.

    B. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X.


    C. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y.

    D. Phát hiện đột biến cấu trúc NST


    Câu 23: Phương pháp nghiên cứu phả hệ có thể phát hiện?


    A. Gen nằm trên NST thường


    B. Gen nằm trên NST giới tính X

    C. Gen nằm trên NST giới tính Y

    D. Cả A, B và C


    Câu 24: Với những khó khăn trong nghiên cứu di truyền người, thì người ta phải nghiên cứu bằng phương pháp nào để tìm ra quy luật di truyền của một số tính trạng?


    A. Nghiên cứu tế bào học

    B. Nghiên cứu di truyền phân tử

    C. Nghiên cứu di truyền quần thể

    D. Nghiên cứu phả hệ


    Câu 25: Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên là:


    A. Từ các dạng hoang dại ban đầu tạo ra nhiều giống mới


    B. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.

    C. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với muc tiêu của con người.

    D. Hình thành nhiều loài mới mang nhiều đặc điểm thích nghi.


    Câu 26: Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là


    A. Quần thể.


    B. Cá thể, quần thể.

    C. Cá thể.

    D. Tất cả các cấp tổ chức sống.


    Câu 27: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là


    A. Những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.


    B. Những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.

    C. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

    D. Những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.


    Câu 28: Cặp cấu trúc nào dưới đây là cơ quan tương đồng?


    A. Cánh của chim và cánh của côn trùng.


    B. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.

    C. Cánh của dơi và chi trước của ngựa.

    D. Mang của cá và mang của tôm.


    Câu 29: Cho các cặp cơ quan:


    1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

    2. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.

    3. Gai xương rồng và lá cây lúa.

    4. Cánh bướm và cánh chim.

    5. Ngà voi và sừng tê giác Những cặp cơ quan tương đồng là


    A. (1),(2), (3).


    B. (2), (3), (4), (5).

    C. (1),(2),(4)

    D. (1),(2).


    Câu 30: Việc trồng trọt sau khi đốt rừng là một kiểu của


    A. diễn thế tái sinh


    B. diễn thế nguyên sinh

    C. diễn thế thứ sinh

    D. diễn thế phân hủy


    Câu 32: Số đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp là :


    (1) Nguồn năng lượng được cung cấp gồm : ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo

    (2) Toàn bộ vật chất đều được tái sinh


    (3) Ngoài năng lượng mặt trời còn bổ sung thêm nguồn vật chất khác như : phân bón, thuốc trừ sâu...

    (4) Phần lớn sản phẩm được đưa ra khỏi hệ sinh thái để phục vụ con người

    (5) Phần lớn sản phẩm được chôn lấp hoặc chuyển sang hệ sinh thái khác


    A. 4


    B. 3

    C. 1

    D. 2


    Câu 33: Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, kết luận nào sau đây sai ?


    A. Hình thành do hoạt động của các quy luật tự nhiên

    B. Đa dạng sinh học thấp, chuỗi thức ăn ít bậc dinh dưỡng


    C. Có năng suất sinh học cao

    D. Sinh vật dễ bị dịch bệnh


    Câu 34: Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:


    A. Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1


    B. Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.

    C. Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.

    D. Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3


    Câu 35: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây không thể xảy ra?


    A. C → B → D → E.

    B. C → A → B → D.


    C. C → B → D.

    D. C → A → D → E.


    Câu 36: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm


    A. Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật


    B. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật

    C. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

    D. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật


    Câu 37: Quá trình thoát hơi nước qua lá là do:


    A. Động lực đầu trên của dòng mạch rây.


    B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây.

    C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

    D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.


    Câu 38: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi:


    A. Đưa cây vào trong tối


    B. Đưa cây ra ngoài ánh sáng

    C. Tưới nước cho cây

    D. Tưới phân cho cây


    Câu 39: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào


    1. Lực co tim

    2. Nhịp tim


    3. Độ quánh của máu

    4. Khối lượng máu

    5. Số lượng hồng cầu


    6. Sự đàn hồi của mạch máu

    Đáp án đúng là:


    A. 1, 2, 3, 4, 5


    B. 1, 2, 3, 4, 6

    C. 2, 3, 4, 5, 6


    D. 1, 2, 3, 5, 6


    Câu 40: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ


    A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch

    B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch

    C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch

    D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch


    ĐỀ 9:


    Câu 1: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon) ?


    A. mARN


    B. ADN

    C. tARN

    D. rARN


    Câu 2: Điều hòa hoạt động của gen chính là:


    A. Điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.


    B. Điều hòa lượng enzym tạo ra để tham gia tổng hợp protein.

    C. Điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.

    D. Điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.


    Câu 3: Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là?


    A. Đột biến số lượng NST.

    B. Đột biến cấu trúc NST.

    C. Đột biến điểm


    D. Thể đột biến


    Câu 4: Đột biến cấu trúc NST là ?


    A. Đột biến điểm


    B. Sự biến mất hoặc tăng thêm NST

    C. Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST

    D. Cả ba ý trên.


    Câu 5: Trong các ký hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể bốn?


    A. 2n + 4


    B. 2n – 4

    C. 2n – 2


    D. 2n + 2


    Câu 6: Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là


    A. Đều diễn ra trong nhân tế bào.


    B. Đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

    C. Đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.

    D. Đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.


    Câu 7: Trong tế bào của vi khuẩn E. Coli, Gọi N là số nuclêôtit của gen cấu trúc thì số axitamin cần thiết mà môi trường nội bào phải cung cấp để tổng hợp một chuỗi pôlipeptit là:


    A. N/6 – 2.


    B. N/3 – 2.

    C. N/3 – 1.

    D. N/6 – 1.


    Câu 8: Đối tượng Menden chọn làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là:


    A. Dòng thuần chủng


    B. Dòng nào cũng được

    C. Dòng có tính trạng lặn

    D. Dòng có tính trạng trội


    Câu 9: Nội dung tóm tắt của quy luật phân li độc lập là


    A. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau


    B. P thuần chủng, F1 đồng trội, F2 phân li theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1

    C. P khác nhau n cặp tính trạng, F2 có 3n kiểu gen

    D. Các gen không ở trên cùng 1 NST


    Câu 10: Thực chất của tương tác gen là:


    A. Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng


    B. Các gen tác động qua lại với môi trường trong sự hình thành một kiểu hình.

    C. Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.

    D. Sản phẩm của gen này tác động lên sự biểu hiện của một gen khác trong một kiểu gen.


    Câu 11: Gen liên kết là?


    A. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào

    B. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.


    C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào

    D. Các gen alen nằm trong hai NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.


    Câu 12: Rừng mưa nhiệt đới là:


    A. Một loài

    B. Một quần thể


    C. Một giới

    D. Một quần xã


    Câu 13: Đối tượng làm bố mẹ trong nghiên cứu của Menden là:


    A. Bố mẹ thuần chủng tương phản

    B. Bố có tính trạng trội, mẹ có tính trạng lặn hoặc ngược lại

    C. Bố mẹ dị hợp


    D. Bố mẹ có tính trạng trội


    Câu 14: Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ.. khác nhau về.. cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này.. vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.


    A. Cùng loài; hai; phụ thuộc


    B. Thuần chủng; hai; phụ thuộc

    C. Thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc

    D. Cùng loài; hai hay nhiều; không phụ thuộc


    Câu 15: Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau:


    Phép lai thuận
    P: ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh
    F1: 100% cây lá đốm


    Phép lai nghịch
    P: ♀ cây lá xanh x ♂ cây lá đốm
    F1: 100% cây lá xanh.


    Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch thì theo lý thuyết thu được F2: Có tỷ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài này di truyền theo quy luật nào?


    A. 100% lá xanh, di truyền ngoài nhân

    B. 100% lá xanh, di truyền liên kết giới tính


    C. 100% số cây lá đốm, di truyền ngoài nhân

    D. 100% số cây lá đốm, phân ly


    Câu 16. Máu người pH của máu ổn định là:


    A. pH = 4, 5 -> 5


    B. pH = 4, 5 -> 5

    C. 7, 35 -> 7, 45


    D. pH = 5, 5 -> 6, 5


    Câu 17: Khi đánh cá, nếu đa số các mẻ lưới có cá lớn chiếm tỷ lệ nhiều thì:


    A. Nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức

    B. Tiếp tục đánh bắt với mức độ ít


    C. Không nên tiếp tục khai thác

    D. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng


    Câu 18: Khi nói về gen trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng?


    A. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen qui định giới tính, không có gen qui định các tính trạng thường


    B. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

    C. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính Y mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X

    D. Có những gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có cả alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.


    Câu 19: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hóa?


    A. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm lông ở thân có màu trắng.


    B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hòa tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng

    C. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được mêlanin làm lông có màu trắng.


    D. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.


    Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?


    A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể


    B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể

    C. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống

    D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể


    Câu 21: Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả:


    A. Các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.

    B. Các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.

    C. Các elen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.


    D. Các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.


    Câu 22: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?


    A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

    B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.


    C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.

    D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.


    Câu 23: Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

    (1) Tạo môi trường sạch.

    (2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

    (3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.

    (4) Sử dụng liệu pháp gen.


    Số biện pháp đúng là:


    A. 2

    B. 4

    C. 1

    D. 3


    Câu 24: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm


    A. Tất cả các nhân tố vật lý hóa học của môi trường xung quanh sinh vật


    B. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật

    C. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

    D. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật


    Câu 25: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là


    A. Đột biến cấu trúc NST

    B. Biến dị cá thể


    C. Đột biến gen

    D. Đột biến số lượng NST


    Câu 26: Ý nào KHÔNG ĐÚNG đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?


    A. Có lợi trong công việc tìm kiếm thức ăn.


    B. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.

    C. Tự vệ tốt hơn.

    D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.


    Câu 27: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?


    A. Phân bố cá thể

    B. Kích thước của quần thể.


    C. Tăng trưởng của quần thể

    D. Biến động số lượng cá thể.


    Câu 28: Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:


    A. Tương tác gen.

    B. Hoán vị gen


    C. Tác động đa hiệu của gen.

    D. Liên kết gen.


    Câu 29: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể gồm:


    A. Biến dị đột biến


    B. Di nhập gen.

    C. Biến dị tổ hợp.

    D. Cả A, B và C


    Câu 30: Sự di truyền kiểu hình liên kết với giới tính như thế nào?


    A. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới


    B. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính

    C. Sự di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính

    D. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn không đồng đều ở hai giới tính


    Câu 31: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:


    A. Cùng nguồn gốc, đảm nhận những chức phận giống nhau


    B. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự nhau

    C. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau

    D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có kiểu cấu tạo giống nhau


    Câu 32 Tiêu hóa là quá trình:


    A. Làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ


    B. Tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng

    C. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng.

    D. Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được


    Câu 33: Phát biểu không chính xác khi nói về đặc điểm của quần thể ngẫu phối:


    A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau và sự gặp gỡ giữa các giao tử xảy ra một cách ngẫu nhiên.


    B. Đặc trưng của quần thể ngẫu phối là thành phần kiểu gen của quần thể chủ yếu tồn tại ở trạng thái đồng hợp.

    C. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.

    D. Quần thể ngẫu phối có khả năng bảo tồn các alen lặn gây hại và dự trữ các alen này qua nhiều thế hệ.


    Câu 34 Để tiến hành chiết rút diệp lục và carôtenốit người ta dùng:


    A. Nước cất


    B. Cồn 90 -> 96 o

    C. H2SO4

    D. NaCl


    Câu 35: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:


    A. Hoạt động trao đổi chất


    B. Chênh lệch nồng độ ion

    C. Cung cấp năng lượng

    D. Hoạt động thẩm thấu


    Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?


    A. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ


    B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

    C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài

    D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài


    Câu 37: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm


    A. Tạo ưu thế lai

    B. Tạo dòng thuần chủng


    C. Gây đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể

    D. Mục đích khác


    Câu 38: Giống vật nuôi, cây trồng là tập hợp sinh vật


    A. Do con người chọn tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh

    B. Có những đặc điểm di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định


    C. Thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật sản xuất nhất định

    D. Tất cả các ý trên.


    Câu 39: Điều nào sau đây đúng khi nói về bằng chứng tiến hóa


    A. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.

    B. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.


    C. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại.

    D. Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng


    Câu 40: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của


    A. Quần thể qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.


    B. Quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

    C. Quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong


    D. Quần thể qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần thể không thay đổi qua thời gian.


    ĐỀ 10:


    Câu 1: Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit amin của một protein armadillo đã được xác định một phần. Các phân tử tRNA được sử dụng trong quá trình tổng hợp có anticodon sau đây: 3'UAX5', 3'XGA5', 3'GGA5', 3'GXU5', 3'UUU5', 3'GGA5'. Trình tự nuclêôtit ADN của chuỗi bổ sung cho chuỗi ADN mã hóa cho protein armadillo


    A. 5'-ATG-GXT-GGT-XGA-AAA-XXT-3'


    B. 5'-ATG-GXT-XXT-XGA-AAA-XXT-3'

    C. 5'-ATG-GXT-GXT-XGA-AAA-GXT-

    D. 5'-ATG-GGT-XXT-XGA-AAA-XGT-3'


    Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng về tARN?


    A. Thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm


    B. Có đầu 5' liên kết với axit amin

    C. Chỉ có cấu trúc mạch đơn

    D. Mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN


    Câu 3: Operator (viết tắt: O) là:


    A. Cụm gen cấu trúc liên quan về chức năng

    B. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế


    C. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã

    D. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế


    Câu 4: Trong đột biến điểm thì đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất. Có bao nhiêu phát biểu sai giải thích cho đặc điểm trên?

    I. Đột biến thay thế có thể xảy ra khi không có tác nhân gây đột biến.


    II. Là dạng đột biến thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật hơn so với các dạng còn lại.

    III. Dạng đột biến này chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN.

    IV. Là dạng đột biến thường xảy ra ở nhóm động vật bậc thấp.


    A. 2


    B. 3

    C. 1

    D. 4


    Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen khác nhau của một gen cùng nằm trên 1 NST đơn?


    A. Mất đoạn


    B. Đảo đoạn

    C. Chuyển đoạn

    D. Lặp đoạn


    Câu 6: Đột biến lệch bội xảy ra do


    A. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào. B. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.


    C. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.

    D. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.


    Câu 7: Nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nuclêôtit khác nhau. Phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?


    A. Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 10%


    B. Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 20%

    C. Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 40%

    D. Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 30%


    Câu 8: Quy luật phân li có ý nghĩa gỉ?


    A. Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.


    B. Kiểm tra độ thuần chủng của giống

    C. Tạo ưu thế lai trong sản xuất.

    D. Cả A, B, C.


    Câu 9: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là


    A. 1:2:1 và 1:2:1


    B. 3:1 và 1:2:1

    C. 1:2:1 và 3:1

    D. 3:1 và 3:1


    Câu 10: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa là


    A. 1:1:1


    B. 3:1

    C. 1:2:1

    D. 1:1


    Câu 11:Ở một loài hoa, kiểu gen DD quy định hoa đỏ, Dd quy định hoa hồng, dd quy định hoa trắng. Lai phân tích cây hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện kiểu hình:


    A. Toàn hoa đỏ

    B. Toàn hoa hồng


    C. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng

    D. 1 hoa hồng: 1 hoa trắng


    Câu 12: Ở cà chua, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định, 2 tính trạng di truyền độc lập. Cho một cây quả vàng, tròn lai với cây quả đỏ, lê được F1 toàn quả đỏ, tròn. Sau đó cho F1 tự thụ phấn được F2. Từ các cây đỏ, tròn F2 cho 1 cây tự thụ phấn, xác suất thu được cây quả vàng, lê ở F3 bằng bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.


    A. 1/36


    B. 1/16.

    C. 1/9

    D. 1/81.


    Câu 13: Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ: 62,5% trắng. Kiểu gen hoa trắng đem lai với F1 là:


    A. Aabb hoặc aaBb


    B. Aabb hoặc AaBB

    C. Aabb hoặc AaBB

    D. AaBB hoặc AABb


    Câu 14: Một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng; Gen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả dài(P) tự thụ phấn, đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 56,25% cây hoa đỏ, quả dài: 43,75% cây hoa trắng, quả dài. Cho cây (P) giao phấn với cây (X), đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có thể có bao nhiêu kiểu gen sau đây phù hợp với cây (X)?

    (1) Aabbdd

    (2) AABbdd


    (3) AABbDD

    (4) AaBBdd

    (5) AABbDd

    (6) AaBBDd

    (7) AaBBDD


    (8) aabbdd

    (9) AabbDd

    (10) aabbDD


    A. 5

    B. 3


    C. 4

    D. 6


    Câu 15: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại gen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?

    (1) AAbb × AaBb


    (2) aaBB × AaBb

    (3) AAbb × AaBB


    (4) AAbb × AABb

    (5) aaBb × AaBB

    (6) Aabb × AABb

    A. (1), (2), (4)

    B. (1), (2), (3), (5).

    C. (3), (4), (6).

    D. (2), (4), (5), (6).


    Câu 16: Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa:


    A. Tăng cường sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

    B. Lập bản đồ di truyền.


    C. Giúp duy trì sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng tốt.

    D. Cả A và B


    Câu 17: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do:


    A. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép.


    B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST khác nhau.

    C. Sự trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng

    D. Sự trao đổi đoạn giữa hai cromatit thuộc các NST không tương đồng.


    Câu 18: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là:


    A. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit "không chị em" trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.


    B. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

    C. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.

    D. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.


    Câu 19: Nhận định nào dưới đây không đúng?


    A. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là một thường biến


    B. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng.

    C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

    D. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật càng thích nghi cao


    Câu 20: Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?


    A. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản

    B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản

    C. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản


    D. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con


    Câu 21: Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?


    A. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định.


    B. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.

    C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.

    D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên.


    Câu 22: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)


    A. Dư luận xã hội không đồng tình.


    B. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

    C. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

    D. Cả A và B đúng


    Câu 23: Theo nghiên cứu di truyền ở người phương pháp làm tiêu bản tế bào là phương pháp


    A. sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.


    B. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.

    C. phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.

    D. tìm hiểu cơ chế phân bào.


    Câu 24: Một cặp vợ chồng sinh được một con gái, cả mẹ và con gái đều có tính trạng "má lúm đồng tiền". Nhận định nào sau đây là đúng về tính trạng "má lúm đồng tiền" nói trên khi cặp vợ chồng đó sinh những đứa con tiếp theo?


    A. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa con tiếp theo là con gái thì cô con gái này cũng có tính trạng"má lúm đồng tiền"

    B. Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng "má lúm đồng tiền" từ mẹ


    C. Con trai của cặp vợ chồng này không thể có tính trạng "má lúm đồng tiền"

    D. Tất cả những đứa con của cặp vợ chồng này đều có tính trạng "má lúm đồng tiền"


    Câu 25: Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi của:


    A. Các phân tử axit nuclêic


    B. Các phân tử prôtêin

    C. Các phân tử pôlisaccarit

    D. Các phân tử lipit phức tạp


    Câu 26: Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dacuyn và quan niệm hiện đại về tiến hóa là:


    A. Đều xem nguyên liệu tiến hóa là biến dị (đột biến, biến dị tổ hợp)


    B. Đều xem CLTN là nhân tố chính đóng vai trò chủ đạo trong tiến hóa nói chung cũng như hình thành tính thích nghi nói riêng

    C. Đều xem kết quả của CLTN là sự phát triển ưu thế của sinh vật (cá thể hay quần thể) thích nghi

    D. Đều xem tiến hóa của sinh vật bắt buộc phải có đào thải


    Câu 27: Sự phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo (CLNT) được giải thích bằng quá trình nào dưới đây:


    A. Đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người

    B. Tích luỹ những biến dị trong một thời gian dài trong những điều kiện sản xuất khác nhau


    C. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian

    D. A và B đúng


    Câu 28: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa:


    A. Đồng quy

    B. Song song


    C. Phân li

    D. Sự thoái hóa


    Câu 29: Đâu không phải là cặp cơ quan tiến hóa theo hướng phân li tính trạng?


    A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.


    B. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.

    C. Gai xương rồng và lá cây lúa.

    D. Mang cá và mang tôm


    Câu 30: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?


    A. Tính đa dạng về loài tăng.


    B. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng,

    C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.

    D. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.


    Câu 31: Xu hướng biến đổi nào sau đây trong quá trình diễn thế sinh thái sẽ dần đến thiết lập trạng thái cân bằng?


    A. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm


    B. Hô hấp của quần xã giảm, tỷ lệ giữa sinh vật sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã dần tiến tới 1

    C. Tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm và quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng.

    D. Lưới thức ăn trở nên đơn giản, chuỗi thức ăn mùn bã ngày càng trở nên quan trọng

    Câu 32: Đặc điểm nào đúng với hệ sinh thái nhân tạo?

    A. số lượng loài nhiều, năng suất cao.

    B. độ ổn định cao, chuỗi thức ăn ngắn.

    C. chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.

    D. số lượng loài ít, năng suất thấp.


    Câu 33: Ở Việt Nam có nhiều hệ sinh thái. Hai học sinh đã tranh luận về một số hệ sinh thái và rút ra một số nhận định:


    1. Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    2. Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.


    3. Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    4. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.


    Có mấy đặc điểm không phải là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?


    A. 1

    B. 4

    C. 3


    D. 2


    Câu 34: Chuỗi thức ăn là ?


    A. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

    B. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau


    C. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau

    D. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau

    Câu 35: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?


    A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.

    B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.

    C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất


    D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.


    Câu 36: Nhóm sinh vật có mức năng lượng thấp nhất trong một hệ sinh thái là:


    A. SV ở cuối chuỗi thức ăn


    B. SV sản xuất

    C. SV tiêu thụ

    D. Động vật ăn thực vật


    Câu 37: Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?


    A. Là thành phần của Axit nuclêic, ATP


    B. Hoạt hóa En zim.

    C.Là thành phần của màng tế bào.

    D. Là thành phần của chất diệp lục Xitôcrôm


    Câu 38: Vai trò của nguyên tố clo trong cơ thể thực vật?


    A.Cần cho sự trao đổi Ni tơ


    B. Quang phân li nước, cân bằng ion

    C. Liên quan đến sự hoạt động của mô phân sinh

    D. Mở khí khổng


    Câu 39: Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá?


    A. Tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.


    B. Tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim

    C. Tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa


    D. Tiếp tục tiêu hóa nội bào


    Câu 40: Tại sao trong ống tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?


    A. vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa


    B. vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được.

    C. vì thức ăn chứa tỉ lệ dinh dưỡng cao

    D, cả A và C

    ĐỀ THI MINH HỌA KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 MÔN SINH HỌC
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    ĐÁP ÁN ĐỀ 6:


    1 B Đột biến về số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng NST trong tế bào: I, IV


    2 D Các điểm chung có ở 3 ARN là :(1),(3),(4). Ý (2) sai vì trong ARN không có timin


    3 C Operon Lac bao gồm: Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc


    4 D Thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình


    5 D Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là :(1),(4),(5). Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen và thành phần gen trong nhóm liên kết nên (2),(3) sai


    6 D Thể lệch bội là đột biến số lượng NST. Bệnh Đao là người có 3 NST số 21 Bệnh ung thư máu do mất đoạn ở NST số 21


    7 D Đột biến đa bội làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.


    8D - Quy ước:


    B: bình thường, b : bạch tạng Bố mẹ dị hợp: Bb


    P: Bb (bình thường) x Bb (bình thường)


    Gp: B,b B,b


    F1: 25%BB: 50%Bb: 25%bb


    75% bình thường: 25% bạch tạng


    9C - A có thể là tính trạng do 2 cặp gen quy định B: Bố mẹ thuần chủng có thể là đồng trội, hoặc đồng lặn D: trội hoàn toàn cũng cho tỉ lệ 1:1


    10D - Tinh trạng trội không hoàn toàn được xác định khỉ khi F1 biểu hiện tính trạng trung gian, F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1


    B: Bố mẹ thuần chủng có thể là đồng trội, hoặc đồng lặn


    11B - Phép lai: AaBbDd × AaBbdd → AaBbDd =1/2×1/2×1/2=1/8


    12D - Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo 100% giao tử aB


    13D - Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ 50%.


    14C - Cơ thể AaBb giảm phân cho AB=0,25


    15B - Xét F2 có 16 tổ hợp


    → F 1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.


    Quy ước: A- B = A- bb = aabb : màu trắng aaB- : lông màu


    Cho F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng: AaBb × aaBB →AaBB : AaBb : aaBB : aaBb.


    → 1 lông trắng : 1 lông màu.


    16A - Cây hoa đỏ thứ nhất và thứ 2 khi tự thụ phấn đều cho ra tỷ lệ KH: 3 đỏ: 1 trắng => tạo 4 tổ hợp gen nên mỗi bên bố, mẹ cho 2 loại giao tử => 2 cây này dị hợp về một cặp gen và một cặp đồng hợp lặn


    17C - Hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen. Các gen càng xa nhau thì lực liên kết giữa các gen càng yếu, dễ dàng xảy ra sự hoán vị gen


    18D - Hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen. Các gen càng xa nhau thì lực liên kết giữa các gen càng yếu, dễ dàng xảy ra sự hoán vị gen.


    19B - Các gen càng gần thì càng khó xảy ra trao đổi chéo. Quá trình tiếp hợp xảy ra giữa 2 cromatit của 2 NST khác nguồn trong cặp tương đồng, ở kì đầu giảm phân I


    20B - Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò: Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi


    21D - Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là : Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.


    • Chiều hướng : kiểu hình thích nghi cao


    • Nhịp điệu : nhanh/chậm


    22B - Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.


    23D - Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, trao đổi chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.


    24A - Quá trình hình thành loài thông qua con đường cách li địa lý, cách li tập tính, cách li sinh thái thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian nên xảy ra rất chậm Quá trình hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh nhất vì nó trực tiếp làm biến đổi vật chất di truyền của cá thể một cách nhanh chóng


    25B - Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử). Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin → hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào).


    26C - Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình "cấm kết hôn trong vòng 3 đời" là Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình


    27C - Tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn, tạo thành giao tử đột biến có 2 NST số 21


    28A - Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít.


    29C - Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít.


    30 A


    B sai, diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ một môi trường không có sinh vật


    C sai, động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự biến đổi của quần xã sinh vật


    D sai, con người có những hoạt động có ích cho diễn thế sinh thái như: trồng rừng, mở các khu bảo tồn động vật,...


    31C - Các phát biểu đúng là :(4)


    Ý (1) sai vì : Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật


    Ý (2) sai vì: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.


    Ý (3) sai vì: Diễn thế thứ sinh làm thay đổi thành phần loài của quần xã.


    Ý (5) sai vì: Diễn thế thứ sinh diễn ra song song với thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã


    32D


    33D - Các nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể là (1) (2) (3) (4) Các nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể là (5).


    34D - Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau


    35B - Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.


    36A - Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái bao gồm: 1. Sinh vật sản xuất. 2. Sinh vật tiêu thụ. 3. Sinh vật phân hủy.


    37 - D


    38 - C


    39 - D


    40 - D


    ĐÁP ÁN ĐỀ 7:


    1 A (1) đúng (2) sai, dịch mã ở tế bào chất, phiên mã ở nhân tế bào (3) đúng, mARN, tARN,rARN (4) sai, phiên mã cần enzyme, là sản phẩm của dịch mã (5) sai, dịch mã không có sự tham gia trực tiếp của ADN


    2 A Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.


    3 C Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là :(1), (3), (6) VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó, có thể không làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết. -> (2), (4), (5) sai


    4 A


    5 A


    6 C Đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN là :(1), (2), (4). (3) Sai do mARN là 1 mạch đơn, thẳng -> không có đoạn có liên kết bổ sung.


    7 A


    8B - Hoán vị gen có thể xảy ra ở 1 bên (VD: ruồi giấm ở giới cái) hoặc 2 bên → B sai


    9B - Hoán vị gen có thể xảy ra ở cả giới đực và giới cái. Chỉ ở 1 số loài hoán vị gen không xảy ra ở cả 2 giới như ruồi giấm (đực không hoán vị), ong.


    10B - Phát biểu sai về HVG là B, HVG làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp


    11A - NST Y không quyết định giới đực hay cái, ví dụ ở gà XY là gà mái nhưng ở ruồi giấm XY lại là ruồi đực. Tuy nhiên Y quyết định giới là đồng giao tử hay dị giao tử. Nếu gen trên Y thì sẽ chỉ được truyền cho giới dị giao tử mà thôi


    12D - Các gen quy định tính trạng nằm trên NST Y ở đoạn không tương đồng chỉ di truyền cho giới dị giao tử


    13C - Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng chất lượng do gen quy định, ít chịu ảnh hưởng của môi trường


    14C - Hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến)


    15C - Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là : mức phản ứng của kiểu gen A sai, sự mềm dẻo của kiểu hình là hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau


    17B - Về mặt lý thuyết cây AaBbCcDd (dị hợp) khi tự thụ phấn:


    Mỗi cặp gen cho tỷ lệ đời con là 3 trội : 1 lặn


    Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng là:


    C34 × (3/4)3 × 1/4=27/64=0.4219=42.19%


    18 C - Tỷ lệ đời con mang 4 tính trạng trội là: 3/4×1/2×3/4×1/2=9/64


    19C - : Phép lai: AaBbddMM × AABbDdmm luôn cho đời con dị hợp về cặp Mm, yêu cầu bài toán trở thành tính tỷ lệ kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen trong 3 cặp còn lại: 3 1×1/2×1/2×1/2=3/8


    20D - Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp: đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh và thay thế gen bệnh bằng gen lành


    21C - : Những gen ung thư này thường là gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng


    22C - Nhận định sai về bệnh ung thư là: C vì đa số bệnh ưng thư xuất hiện ở các tế bào xôma


    23C - Vì tuổi sinh lí thường cao hơn tuổi sinh thái


    24B - Các kết luận đúng là :(1) (4) (6) 2 sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể 3 sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực : cái 5 sai, một só loài sinh vật không được chia nhóm như thế vậy. ví dụ như vi khuẩn : không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con


    25C - Sinh vật sống kí sinh tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể


    26A - Động vật có xương sống tiến hoá theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.


    27A


    28 - B


    29 - A


    30B - Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể giảm xuống còn một nửa → Loài này là loài chủ chốt, có thể là 1 mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác bị tiêu diệt


    31A - Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể đã phát triển mạnh mẽ hơn.→ Loài này là mầm bệnh, là 1 mắt xích tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các quần thể khác, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác phát triển mạnh mẽ hơn.


    32B - "Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế" là những đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp


    33 - D


    34D - Trong hệ sinh thái nông nghiệp để cải tạo đất người ta thường sử dụng mối quan hệ công sinh giữa vi khuẩn lam và rễ cây họ đậu.


    35 - C


    36 - A


    37 – C


    38 - A


    39 - C


    40 - D


    ĐÁP ÁN ĐỀ 8:


    1 D


    2 D mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X


    3 A


    4 C Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba


    5 A Các phát biểu đúng là :(1), (4). 2 sai, đảo đoạn là sự đứt ra của 1 đoạn NST, quay ngược 180o rồi nối lại, do đó số lượng gen trên NST không thay đổi 3 sai, đảo đoạn không làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết


    6 C Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội


    7 B Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp với quá trình sinh tổng hợp prôtêin trong tế bào chất Trong đó, mARN là khuôn mẫu, tARN và rARN tham gia vào quá tình tổng hợp.


    8


    A: đỏ > a: vàng.


    P: Aa × aa


    → F1: 1Aa (đỏ) : 1aa (vàng)


    Đáp án cần chọn là: B


    9


    Dd × dd → 1Dd:1dd


    KH: 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng


    Đáp án cần chọn là: C


    10


    A. Aa x Aa →→ 1AA : 2Aa : 1aa (hoa đỏ A_ chiếm: 75%)


    B. Aa x aa →→ Aa : aa (50% hoa đỏ : 50% hoa trắng)


    C. Aa x AA →→ AA : Aa (100% hoa đỏ)


    D. AA x aa →→ Aa (100% hoa đỏ)


    Đáp án cần chọn là: A


    11 - Cây đậu thân cao có thể có kiểu gen AA hoặc Aa; thân thấp aa


    Các trường hợp có thể xảy ra:


    TH1: 3 cây AA × aa→ F1: 100% Aa × kiểu hình hoàn toàn giống nhau


    → C đúng


    → có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình → A đúng.


    TH2: 3 cây Aa × aa → F1 có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình → D đúng.


    TH3: có cả Aa và AA → 2 loại kiểu gen: 2 loại kiểu hình B sai vì không thể tạo 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.


    Đáp án cần chọn là: B


    12 - Tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết khi muốn tạo dòng thuần. Lai phân tích để xác định có thể có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp, xác định tần số hoán vị gen (khi cá thể có hiện tuợng hoán vị gen). Lai thuận nghịch để xác định vị trí gen trong tế bào (gen nằm trên NST thường hoặc trên NST giới tính, gen nằm trong nhân hay ngoài tế bào chất)


    Đáp án cần chọn là: C


    13 - Sau khi lai ruồi giấm thuần chủng thân xám cánh dài với thân đen cánh cụt được F1 thì Morgan đã lai phân tích ruồi cái F1 để phát hiện hoán vị gen


    Đáp án cần chọn là: A


    14 - Hoán vị gen mới có ý nghĩa trong lập bản đồ di truyền. Liên kết hoàn toàn giúp bảo đảm sự di truyền bền vững, duy trì tính ổn định và hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp


    Đáp án cần chọn là: B


    15 - Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta thường tạo nhiều cây có kiểu gen giống nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau


    Đáp án cần chọn là: B


    16 - Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó thì cần thực hiện theo các bước sau đây :


    - Tạo ra những cá thể có cùng một kiểu gen


    - Trồng những cây này trong điều kiện môi trường khác nhau


    - Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này


    - Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể .


    Vậy thứ tự thực hiện các bước là : 3→1→2→4


    Đáp án cần chọn là: B


    17 - Tính trạng số lượng chịu tác động lớn của điều kiện môi trường. Tính trạng chất lượng mới ít chịu ảnh hưởng của môi trường.


    Đáp án cần chọn là: A


    18 - Các phát biểu đúng là (1) (2) (3).


    P: AaBbDd × AaBbDd


    F1 có: Các cây hoa trắng có kiểu gen là: aa(BB, Bb, bb)(DD, Dd, dd) ↔ có số KG là 1 ×3 × 3 = 9 → (1) đúng


    Các cây hoa vàng có kiểu gen :(AA, Aa)bb(DD, Dd, dd) chiếm tỉ lệ là: 0,75 × 0,25 × 1 = 3/16 → (2) đúng


    Các cây hoa đỏ có kiểu gen :(AA,Aa)(BB, Bb)dd chiếm tỉ lệ là: 0,75 × 0,75 × 0,25 = 9/64


    Cây dị hợp 1 cặp gen (AaBBdd + AABbdd) chiếm tỉ lệ là: 0,5 × 0,25 × 0,25 × 2 = 1/16 → trong số các cây hoa đỏ, cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là 4/9 → (3) đúng


    Các cây hoa tím có kiểu gen (AA,Aa)(BB,Bb)(DD,Dd) chiếm tỉ lệ: 0,753 = 27/64 Cây hoa tím (A-B-D-) mang 3 alen trội có kiểu gen AaBbDd, chiếm tỉ lệ: 0,53 = 1/8 → trong các cây hoa tím, tỉ lệ cây mang 3 alen trội là 1/8 : 27/64 = 8/27 → (4) sai


    Đáp án cần chọn là: A


    19 - Tính trạng số lượng chịu tác động lớn của điều kiện môi trường, kỹ thuật chăm sóc; thường là tính trạng có thể đo lường được bằng cân, đong, đo, đếm bằng mắt thường. Tính trạng chất lượng thì ít chịu ảnh hưởng của môi trường.


    Đáp án cần chọn là: D


    20 - Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít.


    Đáp án cần chọn là: A


    21 - C


    22 - D


    23 - Phương pháp nghiên cứu phả hệ không thể phát hiện đột biến cấu trúc NST, phát hiện các đột biến về số lượng trên NST thường và giới tính.


    Đáp án cần chọn là: D


    24 - Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp nghiên cứu phả hệ.


    Đáp án cần chọn là: D


    25 - B


    26 - C


    27 - Cơ quan tương đồng là những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.


    Đáp án cần chọn là: B


    28 - Đáp án C, cánh dơi và chân trước của ngựa đều có nguồn gốc từ chi trước của thú.


    A sai: cánh chim có nguồn gốc chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc từ biểu bì.


    B sai: gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì, gai xương rồng có nguồn gốc là lá.


    D sai, cá là động vật có xương sống, còn tôm thì không có xương sống, 2 cơ quan mang của 2 loài này là khác nguồn gốc.


    Đáp án cần chọn là: C


    29 - Các cặp cơ quan tương đồng là :(1) (2) (3) (4) sai vì cánh bướm bắt nguồn từ phần trước bụng; cánh chim có nguồn gốc từ chi trước. (5) sai vì ngà voi nguồn gốc từ răng nanh, sừng tê giác có nguồn gốc từ mô lông.


    Đáp án cần chọn là: A


    30 - Đây là diễn thế thứ sinh bởi trước đó đã có 1 quần xã sinh sống tại khu vực này.


    Đáp án cần chọn là: C


    32 - B


    33 - A


    34 - C


    35 - Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên → bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)


    Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là:


    C → A → D → E;


    C → B → D → E;


    C → B → D


    Không thể xảy ra C → A → B → D.


    Đáp án cần chọn là: B


    36 - A


    37 - C


    38 - A


    39 - B


    40 - A



    ĐÁP ÁN ĐỀ 9:


    1 C - Phân tử mang bộ ba đối mã là: tARN


    2 C -Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra


    3 C - Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm.


    4 C - Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.


    5 D - Thể bốn: 2n+2


    6 B - Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã của sinh vật nhân thực là đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.


    Trong quá trình phiên mã nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở sự bắt cặp giữa các ribonuclêôtit tự do ngoài môi trường với các nuclêôtit trên mạch mạch khuôn của ADN (A gốc liên kết với U tự do, T gốc liên kết với A tự do, G gốc liên kết với X tự do, X gốc liên kết với G tự do)


    Trong quá trình dịch mã thì nguyên tắc bổ sung được thế hiện qua sự bắt cặp giữa các nuclêôtit trong bộ ba mã hoán trên mARN và các nuclêôtit trong bộ ba đối mã trên tARN


    7 D - Số axitamin cần thiết mà môi trường nội bào phải cung cấp để tổng hợp một chuỗi pôlipeptit N/6 -1


    8 A - Menden chọn đối tượng làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là các dòng thuần chủng


    9 A - Nội dung tóm tắt là: Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau


    10 A - Thực chất của tương tác gen là: Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng


    11 A - Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào làm 1 nhóm gen liên kết


    12 D


    13 A - Menden chọn đối tượng làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là các dòng thuần chủng tương phản.


    14 C - Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ Thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia


    15 A


    Ta thấy ở F1 đời con có kiểu hình giống cây làm mẹ → di truyền tế bào chất.


    Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận (lá đốm) thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch (lá xanh) khi này cây lá xanh đóng vai trò hình thành giao tử cái → cây F2: 100% lá xanh.


    16 C


    17 D - Khi các mẻ cá có lượng cá lớn chiếm tỷ lệ cao có nghĩa là tỷ lệ cá thể sau sinh sản lớn → Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng.


    18 A - Trên NST giới tính X còn các tính trạng quy định tính trạng thường nên mới có hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính


    19 B - Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hòa tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.


    20 D


    Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể Điều này là sai. Khi mật độ tăng lên quá cao so với sức chứa, sự cạnh tranh giữa các cá thể tăng cao sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong. Ngoài ra nó còn tác động tiêu cực đến sự sinh sản như: Nơi làm tổ, nguồn sống.. dẫn đến tỉ lệ sinh sản giảm


    21 C - Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen trong quần thể tại một thời điểm xác định


    22 B - Các gen cùng nằm trên một NST phân ly và tổ hợp cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự di truyền liên kết.


    23 D - Những biện pháp dùng để bảo vệ vốn gen loài người là: 1, 2, 4


    24 A- Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lý hóa học của môi trường xung quanh sinh vật


    25 B - Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: Biến dị cá thể


    26 D - cạnh tranh trong quần thể xảy ra khi điều kiện môi trường không đáp ứng được cho tất cả cá thể trong quần thể.


    27 D - Biến động số lượng của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng với tử vong), do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh.


    28 A - Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là tương tác gen.


    29 D - Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là: Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.


    30 B - Sự di truyền kiểu hình liên kết với giới tính có đặc điểm: Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính


    31 C - Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng thực hiện các chức năng khác nhau


    32 D


    33 B - Đặc trưng của quần thể ngẫu phối là thành phân kiểu gen của quần thể thường ổn định qua các thế hệ Ở quần thể tự thụ phấn thì chủ yếu ở trạng thái đông hợp


    34 B


    35 B


    36 A - Tiến hóa lớn có kết quả là hình thành các đơn vị trên loài, không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm, và diễn ra trong thời gian lịch sử dài.


    37 C - Gây đột biến nhân tạo nhằm tạo ra các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể phục vụ các nghiên cứu, chọn giống.


    38 D


    39 C


    A sai vì: Chúng có nguồn gốc giống nhau nên có sự tương đồng về cấu tạo, hình thái.


    B sai vì cơ quan thoái hóa không thể hiện tiến hóa phân ly, cơ quan tương đồng thể hiện tiến hóa phân ly.


    D sai vì: Không thể kết luận nguồn gốc các loài đó dựa vào đặc điểm ngoại hình


    40 B - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định


    ĐÁP ÁN ĐỀ 10:


    1 B


    mARN: 5' AUG-GXU-XXU-XGA-AAA-XXT 3'


    → Mạch bổ sung của ADN: 5'-ATG-GXT-XXT-XGA-AAA-XXT-3'


    2 D


    Nhận định đúng là tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN


    A sai vì rARN là thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm.


    B sai vì tARN có đầu 3' liên kết với axit amin.


    C sai vì tARN có cấu trúc dạng chùy, vẫn có đoạn gồm 2 mạch, có liên kết hiđrô.


    3 B


    4 A Các phát biểu sai về đột biến điểm:


    + III sai vì có thể xảy ra trên 2 mạch


    + IV sai vì có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào mang vật chất di truyền


    5 C Chuyển đoạn có thể dẫn đến 2 alen của cùng 1 gen nằm trên 1 NST đơn


    6 A Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng


    7 A Nhiệt độ nóng chảy lên quan đến số lượng liên kết hiđrô trong phân tử ADN, liên kết hiđrô càng nhiều thì nhiệt độ nóng chảy cảng cao. Xét các gen có cùng chiều dài thì các gen có chứa nhiều G-X nhất, ít A-T nhất thì nhiệt đột nóng chảy cao nhất (vì G – X liên kết với nhau = 3 liên kết hiđrô trong khi A - T liên kết với nhau = 2 liên kết hiđrô).


    8D


    - Ý nghĩa của quy luật phân li trong thực tiễn


    - Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.


    - Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu, ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống bằng phép lai phân tích.


    - Để kiểm tra kiểu gen của bố mẹ: Sử dụng phép lai phân tích.


    - Trong sản xuất: Tạo ưu thế lai


    - Tập trung tính trội cho cơ thể lai F1.


    9A - Trong trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai Aa×Aa cho đời con có tỷ lệ kiểu gen: 1:2:1 và tỷ lệ kiểu hình 1:2:1


    10C - Trong trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai Aa×Aa cho đời con có tỷ lệ kiểu gen: 1:2:1 và tỷ lệ kiểu hình 1:2:1


    11B - Quy ước: D: đỏ, d: trắng Cây hoa đỏ F1: DD F1: DD (đỏ) × dd (trắng)


    12A - F1 toàn quả đỏ, tròn → hai tính trạng này là trội hoàn toàn so với quả vàng, lê A- quả đỏ; a- quả vàng B- quả tròn; b- lê


    P: aaBB × AAbb


    →F1: AaBb


    → F2: đỏ tròn :(1AA:2Aa)(1BB:2Bb)


    Để thu được cây quả vàng, lê (aabb) thì cây được chọn phải có kiểu gen AaBb với xác suất 4/9


    Xác suất cần tính là: 4/9×1/16=1/36


    13A


    F2 phân tính có tỉ lệ: 37.5% đỏ: 62,5% trắng = 3 đỏ : 5 trắng = 8 tổ hợp = 4 giao tử x 2 giao tử.


    Theo giả thuyết thì những cây hoa trắng có thể có là một trong các kiểu gen sau: AAbb Aabb aaBB aaBb aabb


    Trong đó, Kiểu gen AAbb, aaBB, aabb sẽ giảm phân cho 1 loại giao tử Kiểu gen Aabb, aaBb giảm phân cho 2 loại giao tử Vậy chỉ có KG Aabb, aaBb là thỏa mãn, để khi lai với cây F1 cho ra 8 tổ hợp.


    Do đó cây đem lai sẽ cho 2 loại giao tử. nên cây đem lai với F1 sẽ có kiểu gen là: Aabb hoặc aaBb.


    14D


    Cây P đỏ, dài tự thụ thu được 9 đỏ dài: 7 trắng dài → P: AaBbdd Đối với tính trạng hình dạng quả chỉ có thể cho 2 tỷ lệ là 1:1 và 1; nhưng 1:1 không thoả mãn


    → cây X không thể có kiểu gen Dd → loại: 5,6,9


    Đối với tính trạng màu hoa phân ly 3:1 có 2 trường hợp:


    + 3 đỏ:1 trắng


    → X: AaBB; AABb → 2,3,4,7 thoả mãn.


    + 3 trắng:1 đỏ → X: aabb → 8,10 thoả mãn.


    Vậy có 6 kiểu gen của X thoả mãn


    15A


    Quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb/aaB- : hoa hồng; aabb: hoa trắng.


    Ta có P: hoa hồng (t/c) × hoa đỏ


    → F1: 50% hoa đỏ: 50% hoa hồng


    Cách 1: Vì cây hoa hồng là thuần chủng nên ta loại được phép lai (5),(6)


    → loại được các phương án C,B,D (vì có chứa phép lai (5) hoặc (6))


    Vậy đáp án đúng là A


    Cách 2: Ta xét từng phép lai:


    (1) AAbb × AaBb → A-Bb : A-bb → thỏa mãn


    (2) aaBB × AaBb → aaB-: AaB- → thỏa mãn


    (3) AAbb × AaBB → A-B- → loại


    (4) AAbb × AABb →AABb: AAbb → thỏa mãn


    Phép lai (5), (6) cây hoa hồng không thuần chủng nên không xét.


    16D - Hoán vị gen mới có ý nghĩa trong lập bản đồ di truyền. Liên kết hoàn toàn giúp bảo đảm sự di truyền bền vững, duy trì tính ổn định và hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp


    17C - Hoán vị gen là hiện tượng xảy ra sự trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng


    18A - Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit "không chị em" trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I


    19A - Sự biến đổi của kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường là một thường biến → biến đổi kiểu gen là hiện tượng đột biến gen → A sai.


    20A - Muốn quần thể trở thành quần thể trẻ và phát triển, cần làm giảm tỷ lệ nhóm tuổi sau sinh sản bằng cách đánh bắt các cá thể ở tuổi sau sinh sản.


    21C - Đánh bắt được nhiều cá con → các loài cá to và vừa đang bị khai thác quá mức → Tỉ lệ % các cá thể ở lứa tuổi sinh sản và sau sinh sản giảm mạnh. Nếu tiếp tục khai thác thì sẽ có nguy cơ khai thác hết các cá thể chưa đến tuổi sinh sản → Quần thể có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần phải hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.


    22C - Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại


    23C - Phương pháp làm tiêu bản tế bào là phương pháp phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST


    24B - Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng "má lúm đồng tiền" từ mẹ. Không thể xác định được gen qui định tính trạng má lúm đồng tiền nằm trên NST hay nằm ở trong ti thể (ngoài nhân) nhưng chắc chắn một điều rằng : con nhận gen qui định tính trạng từ bố mẹ


    25B - Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên cơ sở nghiên cứu về những biến đổi của các phân tử prôtêin


    26B


    A sai vì: Dacuyn chỉ phân biệt biến dị có hướng và biến dị vô hướng.


    C sai vì: Dacuyn cho rằng đối tượng của CLTN là cá thể, còn học thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng là quần thể.


    27C - Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian.


    28C - Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau

    29D - Cặp cơ quan không phải là cơ quan tương đồng là : Mang cá và mang tôm. Đây là cơ quan tương tự.


    30B - Xu hướng trong quá trình diễn thế nguyên sinh, tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm, ổ sinh thái mỗi loài thu hẹp lại, do đó lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn và tổng sản lượng sinh vật được tăng lên


    31A - Trong quá trình diễn thế sinh thái khi sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm sẽ dần đến thiết lập trạng thái cân bằng.


    32C - Đặc điểm đúng với hệ sinh thái nhân tạo là chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.


    33C - Các hệ sinh thái không phải hệ sinh thái nông nghiệp là :(1),(2),(4)


    34A - Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau


    35C


    A sai, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất (thực vật)


    B sai, động vật ăn cỏ luôn là bậc dinh dưỡng cấp 2


    D sai bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là sinh vật cuối chuỗi thức ăn dài nhất


    36A - Nhóm sinh vật có mức năng lương thấp nhất trong hệ sinh thái là sinh vật ở cuối chuỗi thức ăn.


    37A


    38B


    39A


    40B

    ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA

    81. C

    82. D

    83.D

    84. D

    85. B

    86. C

    87. D

    88. C

    89. C

    90. D

    91. A

    92. B

    93. B

    94. B

    95. D

    96. B

    97. D

    98. D

    99. A

    100. D

    101. C

    102. D

    103. B

    104. D

    105. A

    106. B

    107. A

    108. A

    109. C

    110. C


    111. C

    112. D

    113. A

    114. B

    115. B

    116. A

    117. B

    118. C

    119. C

    120. A


     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...