Bài 1 Nhật Bản Câu 1: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào? A. Tướng quân Sôgun B. Thiên hoàng C. Võ sĩ Samurai D. Tư sản công thương Đáp án: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa- Mạc phủ Đáp án cần chọn là: A Câu 2: Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia A. Phong kiến quân phiệt B. Công nghiệp phát triển C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ D. Tư bản chủ nghĩa Đáp án: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa - Mạc phủ. Đáp án cần chọn là: C Câu 3: Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là A. Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển B. Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra C. Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển D. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì Đáp án: Về mặt xã hội, chính quyền Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh đia của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyên và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công.. dần dần tư sản hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến. Đáp án cần chọn là :D Câu 4: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa? A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn) B. Samurai (võ sĩ) C. Địa chủ vừa và nhỏ D. Quý tộc Đáp án: Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các Đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công.. dần dần tư sản hóa trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời. Đáp án cần chọn là: B Câu 5: Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa? A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Đức Đáp án: Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa. Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Nhật Bản phải mở 2 cửa biển là Si-mô-đa và Ha-kô-đa- tê cho người Mĩ ra vào buôn bán Đáp án cần chọn là: C Câu 6: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng? A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Áo. C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Nga, Đức. Đáp án: Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ vào buôn bán. Các nức Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề Đáp án cần chọn là :D Câu 7: Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải "mở cửa"? A. Đàm phán ngoại giao B. Áp lực quân sự C. Tấn công xâm lược D. Phá hoại kinh tế Đáp án: Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải "mở cửa". Đáp án cần chọn là: B Câu 8: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản? A. Nông nghiệp lạc hậu. B. Thương mại hàng hóa. C. Công nghiêp phát triển. D. Sản xuất quy mô lớn. Đáp án: Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp. Đáp án cần chọn là: A Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868? A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển Đáp án: Giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Nhật Bản có những nét mới như: Nền kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Đáp án cần chọn là: C Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868? A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa Đáp án: - Nông nghiệp: Vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. - Công nghiệp: Ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. - Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Đáp án cần chọn là :D Câu 11: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì? A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế. B. Tiến hành những cải cách tiến bộ. C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. Đáp án: Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì? A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu Đáp án: Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy Tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đáp án cần chọn là :D Câu 13: Tháng 1-1868, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua B. Phong trào đảo Mạc phát triển mạnh mẽ C. Nhật Bản kí hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản phương Tây D. Chế độ Mạc phủ bị lật đổ, Nhật Bản bước vào thời kì cải cách Đáp án: Tháng 12-1866, Thiên hoàng Kô- mây qua đời. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua, lấy hiệu là Minh Trị. Dưới áp lực của phong trào "Đảo Mạc", ngày 3-1-1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kì Mạc phủ Tô-ku-ga-oa. Ngay sau khi nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị. Đáp án cần chọn là :D Câu 14: Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. Đáp án: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.. Đáp án cần chọn là: C Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868? A. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế B. Thống nhất thị trường, tiền tệ C. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến D. Cho phép tự do buôn bán Đáp án: Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá.. Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ. Đáp án cần chọn là: C Câu 16: Ý nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh C. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí D. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội Đáp án: Cuộc Duy tân Minh Trị được thực hiện trong lĩnh vực quân sự với các nội dung như sau: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh. - Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài.. Đáp án cần chọn là :D Câu 17: Sau cuộc Duy tân Minh trị, thể chế chính trị nào đã được xác lập ở Nhật Bản? A. Chế độ quân chủ chuyên chế B. Chế độ quân chủ lập hiến C. Chế độ Cộng hòa đại nghị D. Chế độ Cộng hòa Tổng thống Đáp án: Hiến pháp 1889 của Nhật Bản đã xác định thể chế chính trị ở Nhật Bản là chế độ quân chủ lập hiến. Thiên hoàng là nguyên thủ tối cao, có quyền hạn rất lớn. Quốc hội gồm 2 viện là thượng viện và hạ viện Đáp án cần chọn là: B Câu 18: Sau năm 1889, Nhật Bản là một nước A. Dân chủ cộng hòa B. Dân chủ đại nghị C. Cộng hòa tư sản D. Quân chủ lập hiến Đáp án: Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành Hiến pháp, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Nhật Bản. Đáp án cần chọn là :D Câu 19: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là A. Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây B. Mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc C. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở Đông Nam Á D. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận Đáp án: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Đáp án cần chọn là: B Câu 20: Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là A. Hữu nghị và hợp tác B. Thân thiện và hòa bình C. Đối đầu và chiến tranh D. Xâm lược và bành trướng Đáp án: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Đáp án cần chọn là :D Câu 21: Sự phát triển của phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là cơ sở cho sự thành lập tổ chức nào? A. Nghiệp đoàn B. Công đoàn C. Liên đoàn lao động D. Đảng cộng sản Đáp án: Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn - các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp Đáp án cần chọn là: A Câu 22: Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào? A. Sự phát triển của phong trào công nhân B. Sự phát triển của phong trào nông dân C. Sự ủng hộ của tầng lớp trí thức D. Sự cho phép của Chính phủ Nhật Bản Đáp án: Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn - các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp. Đáp án cần chọn là: A Câu 23: Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào A. Nông dân B. Tiểu tư sản C. Học sinh, sinh viên D. Công nhân Đáp án: Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào công nhân. Đáp án cần chọn là :D Câu 24: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ? A. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun. B. Vai trò của tầng lớp Samurai với chế độ Mạc phủ suy giảm. C. Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân. D. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng. Đáp án: Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ. Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa Đáp án cần chọn là :D Câu 25: Nguyên nhân trực tiếp làm sụp đổ chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản là gì? A. Mâu thuẫn giữa nhân dân với dòng họ Tô-ku-ga-oa (Mạc Phủ). B. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng. C. Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân. D. Tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa. Đáp án: - Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ. - Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa. Đáp án cần chọn là: B Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
Bài 2 Ấn Độ Câu 1: Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào? A. Nga. B. Anh. C. Nhật. D. Mĩ. Đáp án: Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ Đáp án cần chọn là: B Câu 2: Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa A. Các chúa phong kiến B. Địa chủ và tư sản C. Tư sản và phong kiến D. Phong kiến và nông dân Đáp án: Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến. Lợi dụng cơ hội này, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược. Đáp án cần chọn là: A Câu 3: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là A. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) B. Đảng Dân chủ C. Quốc dân đảng D. Đảng Cộng hòa Đáp án: Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã ra đời và phát triển ở Ấn Độ, nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm. Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập Đáp án cần chọn là: A Câu 4: Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của A. Tư sản trí thức Ấn Độ. B. Tầng lớp đại tư sản Ấn Độ. C. Giai cấp tư sản Ấn Độ. D. Giai cấp công nhân Ấn Độ. Đáp án: Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Đáp án cần chọn là: C Câu 5: Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng B. Ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách C. Bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ D. Hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng Đáp án: Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội. Đáp án cần chọn là: B Câu 6: Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh? A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội. B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội. D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội. Đáp án: Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội. Đáp án cần chọn là :D Câu 7: Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào? A. Phái ôn hòa và phái bạo lực B. Phái ôn hòa và phái dân chủ C. Phái ôn hòa và phái cực đoan D. Phái dân chủ và phái cấp tiến Đáp án: Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái "cực đoan". Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái "ôn hòa" và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh Đáp án cần chọn là: C Câu 8: Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh Đáp án: Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: Ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu). Đáp án cần chọn là: C Câu 9: Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ? A. Phái "cực đoan" trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập. B. Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan. C. Ngày Ti lắc bị thực dân Anh bắt giam. D. Ngày Ti - lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại. Đáp án: Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (7-1905) : Miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Điều này đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh trong những năm 1905-1908 Đáp án cần chọn là: B Câu 10: Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ? A. Chia đôi xứ Bengan B. Về chế độ thuế khóa C. Thống nhất xứ Bengan D. Giáo dục Đáp án: Tháng 7-1905, chính quyền Anh thi hành chính sách "chia để trị" - ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: Miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta. Đáp án cần chọn là: A Câu 11: Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ? A. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái. B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Án Độ làm cho nước này suy yếu. C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ. D. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. Đáp án: Sau các cuộc phát kiến địa lý, hoạt động buôn bán giữa các nước tư bản phương Tây với Ấn Độ được đẩy mạnh. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ Đáp án cần chọn là :D Câu 12: Phong trào dân tộc ở Ấn Độ phải tạm ngừng vì A. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc đại B. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự can thiệp từ bên ngoài C. Sự đàn áp của thực dân Anh và sự thỏa hiệp của Đảng quốc đại D. Sự đàn áp của thực dân Anh và B. Tilắc đã bị cắt Đáp án: Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Tuy nhiên, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã làm cho phong trào tạm ngừng. Đáp án cần chọn là: A Câu 13: Chính sách nào sau đây không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? A. Dùng tay sai người bản xứ lập chính quyền thống trị nhân dân. B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ. C. Chia để trị. D. Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Đáp án: Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp địa chủ phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Tuy nhiên người Anh vẫn nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ chứ không thông qua vai trò của đội ngũ tay sai bản xứ Đáp án cần chọn là: A Câu 14: Âm mưu của thực dân Anh trong việc thực hiện chính sách "chia để trị" là A. Khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ. B. Nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở. C. Xóa bỏ nền văn hóa truyền thống của Ấn Độ. D. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ. Đáp án: Về chính sách cai trị, chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. - Thực dân Anh đã thực hiện chính sách "chia để trị", mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ. - Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị. Đáp án cần chọn là: A Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là chính sách kinh tế của thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX? A. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. B. Đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô. D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. Đáp án: Chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ bao gồm: - Mở rộng công cuộc khai thác Án Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. - Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp lương thực và nguyên liệu ngày càng nhiều cho chính quốc Thực dân Anh không thực hiện chính sách đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Đáp án cần chọn là: B Câu 16: Thực dân Anh cai trị Ấn Độ dưới hình thức nào? A. Trực trị B. Tự trị C. Gián trị D. Phụ thuộc Đáp án: Sau cuộc khởi nghĩa 1857, toàn bộ quyền kiểm soát Ấn Độ đã chuyển từ tay công ty Đông Ấn Anh sang Chính phủ Anh. Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, đứng đầu là phó vương. Đó là chế độ cai trị trực trị. Đáp án cần chọn là: A Câu 17: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ? A. Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc. B. Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hòa chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ. D. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ. Đáp án: Cao trào 1905 - 1908 mang những ý nghĩa sau: - Tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh (D). - Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo (B). - Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ (A). ⇒ Loại trừ đáp án: C Đáp án cần chọn là: C Câu 18: Thực dân Anh thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ. B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ. C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình. D. Cai trị Ấn Độ thông qua đội ngũ tay sai bản xứ Đáp án: Mặc dù nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ nhưng để tạo chỗ dựa vững chắc cho mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến là bộ phận am hiểu về mọi mặt của Ấn Độ, trong khi Ấn Độ được coi là "viên ngọc trên vương miện của nữ hoàng Anh", Anh cần có sự hỗ trợ của tầng lớp này để cai trị Ấn Độ chặt chẽ và dễ dàng hơn. Đây cũng là chính sách cai trị mà nhiều nước đế quốc thực dân áp dụng đối với thuộc địa của mình. Đáp án cần chọn là: C Câu 19: Nguyên nhân khiến thực dân Anh không chấp nhận yêu cầu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Quốc đại là gì? A. Muốn duy trì sự bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa để dễ bề cai trị B. Muốn tư sản Ấn Độ phải luôn phục tùng chính quyền thực dân Anh về mọi mặt C. Muốn giai cấp tư sản Ấn Độ phải thỏa hiệp với chính quyền thực dân Anh D. Muốn kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản Ấn Độ để dễ bề sai khiến Đáp án: Đảng Quốc đại do giai cấp tư sản đứng đầu, đã đưa ra những yêu cầu đối với thực dân Anh về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, không được thực dân Anh chấp nhận mà còn tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại. Bởi, âm mưu cai trị của Anh là muốn duy trì sự bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của toàn Ấn Độ để dễ bề cai trị. Chứ không riêng gì giai cấp tư sản hay Đảng Quốc đại. ⇒ Loại trừ các đáp án B, C, D. Đáp án cần chọn là: A Câu 20: Sự ra đời của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ cuối năm 1885 dựa trên cơ sở kinh tế gì? A. Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa B. Sự xuất hiện của các cơ sở công nghiệp của Anh ở Ấn Độ C. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản Ấn Độ D. Nền kinh tế thương nghiệp phát triển Đáp án: Cùng với quá trình khai thác bóc lột thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được du nhập và phát triển ở Ấn Độ. Đây chính là cơ sở kinh tế để dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặt nền tảng cho sự xuất hiện của Đảng Quốc đại cuối năm 1885. Đáp án cần chọn là: A Câu 21: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế. B. Đòi thực dân Anh trao quyền tự trị cho Ấn Độ. C. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ. Đáp án: Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số biện pháp cải cách về mặt giáo dục, xã hội. ⇒ Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế. Đáp án cần chọn là: A Câu 22: Vì sao sự ra đời của Đảng Quốc đại cuối năm 1885 lại đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ? A. Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị B. Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu C. Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh D. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị Đáp án: Trước khi Đảng Quốc đại ra đời, các phong trào đấu tranh chống lại nền thống trị của thực dân Anh chỉ mang tính chất tự phát. Đến cuối năm 1885, sự ra đời của Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Đáp án cần chọn là: A Câu 23: Sự thành lập của chính đảng đó có ý nghĩa gì A. Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị B. Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu C. Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh D. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị Đáp án: Trước khi Đảng Quốc đại ra đời, các phong trào đấu tranh chống lại nền thống trị của thực dân Anh chỉ mang tính chất tự phát, chưa có giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh rõ ràng. Đến cuối năm 1885, sự ra đời của Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Đáp án cần chọn là: A Câu 24: Bản chất của đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách gì? A. Dựa trên chế độ phân chia đẳng cấp. B. Chia để trị dựa theo tôn giáo. C. Chính sách chia để trị theo địa chính trị. D. Áp bức dân tộc. Đáp án: Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (7-1905) : Miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Bản chất của đạo luật này là chính sách chia để trị trên cơ sở tôn giáo Đáp án cần chọn là: B Câu 25: Phong trào nào được xem là đỉnh cao của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX? A. Phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905. B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908. C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905. D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908. Đáp án: Đỉnh cao nhất cua phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào công nhân Bom-bay năm 1908. Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án này đã thổi bùng lên một ngọn lửa đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bom-bay tiến hành tổng bãi công trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. ⇒ Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben-gan. Đáp án cần chọn là: B Câu 26: Nguyên nhân cơ bản khiến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm lắng xuống vào đầu thế kỉ XX là gì? A. Do phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn. B. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại. C. Do phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ mang tính lẻ tẻ, tự phát. D. Do phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chưa tập hợp được lực lượng đông đảo trong nước. Đáp án: Sau cao trào 1905-1908, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã khiến cho phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm thời lắng xuống. Đáp án cần chọn là: B Câu 27: Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là A. Phong trào dân chủ. B. Phong trào độc lập. C. Phong trào dân tộc. D. Phong trào dân sinh. Đáp án: Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1885-1908 đều nhằm vào kẻ thù dân tộc là thực dân Anh, do các lực lượng dân tộc ở Ấn Độ tiến hành với mục tiêu từ thấp đến cao: Từ đòi quyền lợi kinh tế cho người dân Ấn Độ tiến lên thực hiện khẩu hiểu "Ấn Độ của người Ấn Độ" ⇒ mang tính chất dân tộc Đáp án cần chọn là: C Câu 28: Tình hình Ấn Độ có đặc điểm gì giống với các nước ở khu vực châu Á đầu thế kỉ XVIII? A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản C. Bị biến thành thuộc địa của các nước phương Tây D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản Đáp án: Đầu thế kỉ XVIII, do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh quá trình xâm nhập vào khu vực châu Á - khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ nhưng chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Do đó Ấn Độ nói riêng và các nước châu Á nói chung đứng trước nguy cơ xâm lược, bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Đáp án cần chọn là: A Câu 29: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là A. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác. B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị. C. Đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa. D. Thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai. Đáp án: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ). - Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ.. ⇒ Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. Đáp án cần chọn là: B Câu 30: Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ. B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế. C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân. D. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Đáp án: - Phong trào 1905 – 1908: Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. - Phong trào trước năm 1905: Đấu tranh ôn hòa, chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục – xã hội. Đáp án cần chọn là: A Câu 31: Sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong cao trào 1905- 1908 đã hòa vào xu thế chung nào của châu Á đầu thế kỉ XX? A. Thời kì giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị B. Thời kì đấu tranh dân tộc C. Thời kì châu Á thức tỉnh D. Thời kì giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị Đáp án: Châu Á thức tỉnh là khái niệm để chỉ sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đầu thế kỉ XX. Nó đánh dấu sự thức tỉnh ý thức dân tộc của các nước châu Á, sự xuất hiện vai trò mới của giai cấp tư sản trên vũ đài chính trị đấu tranh chống chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc. Cao trào 1905-1908 ở Ấn Độ cũng không năm ngoài sự phát triển này Đáp án cần chọn là: C Câu 32: "Xvadesi – Xvaratj" là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào ở Ấn Độ trong những năm 1905-1908 A. Đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ Bengan (1905) B. Đấu tranh buộc Anh phải thả Ti-lắc (1908) C. Cuộc bãi công của công nhân ở Bombay (1908) D. Cuộc bãi công của công nhân ở Can- cút- ta (1908) Đáp án: "Xvadesi – Xvaratj" là khẩu hiểu đấu tranh của phong trào chống lại đạo luật chia cắt xứ Bengan thành 2 vùng trên cơ sở tôn giáo ngày 16-10-1905. "Xvadesi" nghĩa là đất của mình. "Xvaratj" nghĩa là nền tự trị của mình. Hai khẩu hiệu này đã cho thấy sự thức tỉnh ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh Đáp án cần chọn là: A Câu 33: Một trong những chính sách của chính quyền thực dân Anh để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ là A. Kì thị các tôn giáo truyền thống. B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ. C. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. D. Vơ vét, bóc lột triệt để. Đáp án: Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Đáp án cần chọn là: B Câu 34: Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ? A. Pháp, Tây Ban Nha B. Anh, Bồ Đào Nha C. Anh, Hà Lan D. Anh, Pháp Đáp án: Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. Đáp án cần chọn là :D Câu 35: Từ giữa thế kỉ XIX, thành phần xã hội dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Ấn Độ là A. Giai cấp công nhân B. Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức C. Địa chủ và tư sản D. Tư sản và công nhân Đáp án: Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đáp án cần chọn là: B Câu 36: Việc làm nào của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ cho thấy vai trò quan trọng của họ trong đời sống xã hội từ giữa thế kỉ XIX? A. Thành lập xưởng đóng tàu và làm đại lí vận tải cho hãng tàu của Anh B. Mở xí nghiệp dệt và làm đại lí cho các hãng buôn của Anh C. Xây dựng các khu công nghiệp quy mô của người Ấn D. Đầu tư khai thác mỏ, cạnh tranh với tư sản Anh Đáp án: Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Họ mở nhiều xí nghiệp dệt ở các thành phố lớn hoặc làm đại lí cho các hãng buôn của Anh. Đáp án cần chọn là: B Câu 37: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bombay và Cancútta năm 1905 là A. Thực dân Anh đàn áp người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây B. Người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây bị áp bức, bóc lộ nặng nề C. Đạo luật về chia cắt Bengan có hiệu lực D. Nhân dân ở Bombay và Cancútta muốn lật đổ chính quyền thực dân Anh giành độc lập, dân chủ Đáp án: Tháng 7-1905, chính quyền Anh thi hành chính sách "chia để trị" - ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan. Điều đó làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta. Đáp án cần chọn là: C Câu 38: Cuộc khởi nghĩa Bombay đã buộc thực dân Anh phải A. Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ B. Thu hồi đạo luật chia cắt Bengan C. Nới lỏng ách cai trị Ấn Độ D. Trả tự do cho Tilắc Đáp án: Hàng vạn công nhân Bom - bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để phản đối bản án 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng. ⇒ Cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan. Đáp án cần chọn là: B Câu 39: Cuộc đấu tranh nào đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan? A. Cuộc tổng bãi công của hàng vạn công nhân Bombay B. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xipay C. Cuộc khởi nghĩa ở Cancútta D. Cuộc khởi nghĩa ở Đêli Đáp án: Cuộc tổng bãi công của hàng vạn công nhân Bombay (tháng 6 - 1908), đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan. Đáp án cần chọn là: A
Bài 3 TRUNG QUỐC Câu 1: Tính chất xã hội Trung Quốc đã có sự biến đổi như thế nào sau khi triều đình Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu (1901) ? A. Quân chủ lập hiến B. Thuộc địa, nửa phong kiến C. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến D. Phong kiến độc lập Đáp án: Năm 1901, triều đình Mãn Thanh đã kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với Điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Đáp án cần chọn là: C Chú ý Trước đó, điều ước Nam Kinh đóng vai trò là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Câu 2: Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu (1901) là A. Trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các nước đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh B. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh. C. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các nước đế quốc thiết lập các vùng tô giới. D. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán. Đáp án: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn thất bại, triều đình Mãn Thanh một lần nữa đầu hàng đế quốc, kí Điều ước Tân Sửu (1901). Theo đó, Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Đáp án cần chọn là: B Câu 3: Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc? A. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc B. Khởi nghĩa Hoàng Sào C. Khởi nghĩa Hoàng Cân D. Khởi nghĩa Lục Lâm, Xích Mi Đáp án: Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (1851-1864) Đáp án cần chọn là: A Câu 4: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm? A. 12 năm B. 13 năm C. 14 năm D. 15 năm Đáp án: Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài suốt 14 năm (từ 1851 đến 1864). Đáp án cần chọn là: C Câu 5: Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào? A. Đông đảo nhân dân B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời C. Giai cấp địa chủ phong kiến D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến Đáp án: Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo với sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự. Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào nhân dân. Đây chính là hạn chế và là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc vận động Đáp án cần chọn là :D Câu 6: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc C. Chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc Đáp án: Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở Bắc Trung Quốc đó là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Đáp án cần chọn là: B Câu 7: Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc? A. Sơn Tây. B. Sơn Đông. C. Trực Lệ. D. Bắc Kinh Đáp án: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở Sơn Đông. Đáp án cần chọn là: B Câu 8: Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ? A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911) B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912) C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911) D. Sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911) Đáp án: Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh" Quốc hữu hóa đường sắt "nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi (1911) Đáp án cần chọn là :D Câu 9: Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng? A. Khang Hữu Vi B. Mao Trạch Đông C. Tưởng Giới Thạch D. Tôn Trung Sơn Đáp án: Tôn Trung Sơn là người khởi xướng học thuyết Tam dân ở Trung Quốc. Cương lĩnh của Trung Quốc đồng minh hội đã nêu rõ:" Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc ". Đáp án cần chọn là :D Câu 10: Đâu là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập năm 1905? A. Quốc dân Đảng Trung Quốc B. Trung Quốc đồng minh hội C. Đảng xã hội dân chủ D. Đảng quốc dân đại hội Đáp án: Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản Trung Quốc, nhưng bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép. Tháng 8- 1905, trước sự phát triển của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến, Trung Quốc Đồng minh hội đã được thành lập. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc do Tôn Trung Sơn đứng đầu Đáp án cần chọn là: B Câu 11: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn chủ trương đấu tranh theo khuynh hướng nào? A. Trung lập. B. Dân chủ tư sản. C. Quân chủ lập hiến. D. Nền cộng hòa Đáp án: Ra đời vào cuối thế kỉ XIX, dựa vào cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc. Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 trên thực tế đã chấm dứt? A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại D. Triều đình Mãn Thanh bị cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng Đáp án: Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số người lãnh đạo Đồng minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải. Theo thỏa thuận, sau khi đã buộc vua Thanh phải thoái vị, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức, Viên Thế Khải đã tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc (3-1912). Cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền. Đáp án cần chọn là: B Câu 13: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian phù hợp: (1) Khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi. (2) Trung Quốc đồng minh hội thành lập, đề xướng học thuyết Tam dân. (3) Anh tiến hành chiến tranh thuốc phiện. (4) Cuộc vận động Duy Tân. A. 4, 3, 2, 1 B. 4, 2, 1, 3 C. 1, 3, 2, 4 D. 3, 4, 2, 1 Đáp án: Các sự kiện trên được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau: (3) Anh tiến hành chiến tranh thuốc phiện (6-1840 đến 8-1842). (4) Cuộc vận động Duy Tân (1898). (2) Trung Quốc đồng minh hội thành lập, đề xướng học thuyết Tam dân (8-1905). (1) Khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi (10-10-1911). Đáp án cần chọn là :D Câu 14: Mâu thuẫn dân tộc cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa A. Nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược. B. Quần chúng nhân dân với chính quyền Mãn Thanh. C. Giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến. D. Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. Đáp án: Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm đóng vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang) ; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc;.. dưới sự xâu xé của các nước đế quốc, mâu thuẫn dân tộc cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược. Đáp án cần chọn là: A Câu 15: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là A. Không dựa vào lực lượng nhân dân B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu Đáp án: Thời kì này toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn. Bản thân Từ Hi và phe cánh của bà kịch liệt phản đối cải cách do sợ bị đụng chạm đến quyền lợi. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu đứng đầu là Từ Hi Thái hậu chính là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc Đáp án cần chọn là :D Câu 16: Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) là A. Khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ B. Đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á C. Thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân D. Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé. Đáp án: Cuối thế kỉ XIX, trong bối cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số sĩ phu tiến bộ - đại diện là Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi đã chủ trương tiến hành cải cách để đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé. Đây chính là mục đích chính của cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898). Đáp án cần chọn là :D Câu 17: Chủ nghĩa dân tộc trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn bao hàm nội dung nào? A. Đánh đổ vương triều Mãn Thanh, giành độc lập cho Trung Quốc B. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược, khôi phục đất nước Trung Hoa C. Đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc D. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược, xây dựng và phát triển đất nước Đáp án: Nội dung cơ bản của học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là" dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc ". Trong đó, chủ nghĩa dân tộc là đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc Đáp án cần chọn là: C Câu 18: Chủ nghĩa dân sinh trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn bao hàm nội dung cụ thể là A." Chính trị ước pháp ". B." Bình quân địa quyền ". C." Kiến lập dân quốc ". D." Nam nữ bình quyền ". Đáp án: - Chủ nghĩa dân sinh là một trong ba bộ phận cấu thành học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Với chủ nghĩa dân sinh, Đảng Quốc dân định hai biện pháp: Một là bình quân địa quyền, hai là tiết chế tư bản. Chỉ cần theo hai biện pháp này thì có thể giải quyết vấn đề dân sinh của Trung Quốc. - Ông đã xác định nội dung hai khái niệm đó: +" Bình quân địa quyền "không phải là chia đều ruộng đất, mà là quản lý sự thu nhập từ đất của địa chủ bằng thuế và bằng mua đất theo giá đã được quy định. + Còn tiết chế tư bản tư nhân không phải là" đập tan chế độ tư bản ", mà là hạn chế, điều tiết việc kinh doanh của nhà tư bản sao cho bảo đảm được lợi ích chung của xã hội. Đáp án cần chọn là: B Câu 19: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc C. Có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Trung Quốc Đáp án: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là đã lật đổ được triều đình Mãn Thanh - tay sai của các nước đế quốc, trở lực ngăn cản sự phát triển của đất nước, chấm dứt sự tồn tại hàng nghìn năm của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Từ đó mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á. Đáp án cần chọn là :D Câu 20: Nội dung nào sau đâykhông phản ánh ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ? A. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển B. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á. C. Là một cuộc" thức tỉnh "về ý thức dân chủ, dân tộc của nhân dân Trung Quốc. D. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đáp án: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnhhưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Đáp án cần chọn là :D Câu 21: Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội? A. Đánh đổ Mãn Thanh. B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân Quốc D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruông đất cho dân cày Đáp án: Mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc (chế độ cộng hòa) và thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất. Tổ chức này không đề ra mục tiêu tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc. Đáp án cần chọn là: B Câu 22: Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Đồng minh hội là gì? A. Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. B. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến. C. Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược. Đáp án: Tuy mâu thuẫn dân tộc cơ bản nhất của Trung Quốc là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với các nước đế quốc xâm lược. Tuy nhiên, Trung Quốc Đồng minh hội lại đề cao việc đánh đổ chế độ phong kiến để thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. Đây là một hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của hội. Đến năm 1911, khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập thì trong hiến pháp thậm chí cũng không đề cập đến vấn đề ruộng đất cho nông dân như đã được ghi trong cương lĩnh của Đồng minh hội. Đáp án cần chọn là :D Câu 23: Theo anh (chị), bản chất của sắc lệnh" Quốc hữu hoá đường sắt "(tháng 5/ 1911) của chính quyền Mãn Thanh là gì? A. Nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước về giao thông đường sắt B. Trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, hành động bán rẻ quyền lợi dân tộc C. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước đế quốc để phát triển giao thông đường sắt D. Trao quyền khai thác và sử dụng các tuyến đường sắt cho tư nhân Trung Quốc Đáp án: Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh" Quốc hữu hóa đường sắt "nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Điều này đã cho thấy tính chất phản động của triều đình phong kiến Mãn Thanh, tạo ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng và châm ngòi cho một cuộc cách mạng bùng nổ Đáp án cần chọn là: B Câu 24: Chính sách tiến bộ nhất của chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh) là A. Thực hiện chính sách bình quân ruộng đất, bình quyền nam nữ B. Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến C. Xóa bỏ mọi loại thuế khóa cho nhân dân D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ Đáp án: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc đã giành được kết quả to lớn. Nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh). Chính quyền này đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Trong đó, chính sách tiến bộ nhất và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ.. được đề ra. Đáp án cần chọn là: A Câu 25: Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc B. Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến C. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược D. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân Đáp án: Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập" Dân Quốc "nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Những hạn chế này tiếp tục đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết triệt các vấn đề còn tồn đọng ở các cuộc đấu tranh giai đoạn sau. Đáp án cần chọn là: A Câu 26: Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) là A. Cách mạng dân chủ tư sản. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Cách mạng tư sản kiểu mới. Đáp án: Cách mạng dân chủ tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành quyền dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập nên chế độ cộng hòa, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, thành lập Trung Hoa Dân Quốc, đứng đầu là chính phủ lâm thời. Đáp án cần chọn là: A Câu 27: Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1889) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công? A. Phe cải cách không nắm được thực quyền B. Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt D. Không diễn ra sâu rộng trong quần chúng Đáp án: Bất kì một cuộc cải cách nào muốn thành công bên cạnh những nền tảng về cơ sở kinh tế - xã hội, thì bản thân người muốn tiến hành cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối. Đây chính là nguyên nhân quyết định sự thành - bại của 1 cuộc cải cách. Ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn nên dù có muốn tiến hành cải cách cũng không thể thực hiện được. Trong khi đó, ở Nhật Bản, sau phong trào" Đảo mạc", Thiên hoàng đã giành lại được quyền lực tuyệt đối để tiến hành cuộc Minh Trị duy tân từ năm 1868. Đáp án cần chọn là: A Câu 28: Đâu là điểm giống giữa cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1889) và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) ? Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 4 có đáp án năm 2021 mới nhất A. Hoàn cảnh B. Người tiến hành cải cách C. Tính chất D. Kết quả Đáp án: Đáp án cần chọn là: C Câu 29: Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX? A. Phương pháp đấu tranh B. Kẻ thù C. Kết quả D. Lực lượng tham gia Đáp án: Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là xác định kẻ thù. - Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc là một phong trào nông dân nổ ra chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh. - Phong trào Nghĩa hòa đoàn lại là một cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc Đáp án cần chọn là: B Câu 30: Điểm giống nhau trong các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (cuộc vận động Duy tân, Nghĩa Hòa đoàn, cách mạng Tân Hợi) là A. Thể hiện tinh thần yêu nước của tầng lớp sĩ phu tiến bộ B. Chưa kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến C. Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo D. Đều có sự hậu thuẫn của triều đình phong kiến Đáp án: Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, yêu cầu lịch sử đặt ra cho các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc là phải kết hợp đồng thời cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có phong trào đấu tranh nào thời kì này kết hợp được hai nhiệm vụ này. Đây chính là hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Đáp án cần chọn là: B Câu 31: Đâu là điểm hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội? A. Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp B. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến C. Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược Đáp án: Mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc (chế độ cộng hòa) và thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất. Như vậy, Trung Quốc đồng minh hội vẫn chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược trong khi đây là nhiệm vụ chủ yếu, hàng đầu của lịch sử Trung Quốc tại thời điểm đó. Đáp án cần chọn là :D Câu 32: Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc Đồng minh hội sau khi giành được chính quyền ở Nam Kinh là: A. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày B. Không giải quyết vấn đề tự do dân chủ C. Không tiếp tục chống triều đình phong kiến Mãn Thanh D. Không quan tâm đến việc xây dựng quân đội và bảo vệ chính quyền Đáp án: Trung Quốc Đồng minh hội sau khi giành thắng lợi đã thành lập chính phủ lâm thởi. Tuy hiến pháp được thông qua, công nhân quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất cho nông dân như đã được ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội. Đây là sai lầm lớn nhất của tổ chức này, đưa đến sự suy giảm sự ủng hộ của nhân dân. Đáp án cần chọn là: A Câu 33: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là A. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt B. Một số người lãnh đạo Trung Quốc Đồng minh hội không kiên quyết, chủ trương thương lượng, nhượng bộ với kẻ thù C. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân D. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng Đáp án: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là do một số người lãnh đạo Đồng Minh hội không kiên quyết, chủ trương thương lượng, nhượng bộ với kẻ thù - Viên Thế Khải (chấp nhận sự mặc cả để Viên Thế Khải lên làm Đại Tổng thống để đổi lấy sự thoái vị của Phổ Nghi và từ chức của Tôn Trung Sơn) khiến cho thành quả cách mạng bị cướp đoạt. Đáp án cần chọn là: B Câu 34: Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là A. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc. B. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. D. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á. Đáp án: Xét mục tiêu của cách mạng Tân Hợi là: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất cho dân cày. Cách mạng Tân Hợi hoàn thành mục tiêu trong Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh hội là lật đổ chế độ Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. ⇒ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh, lập chế độ cộng hòa là kết quả lớn nhất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Đáp án cần chọn là: B Câu 35: Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc? A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đường cho CNTB phát triển. B. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. C. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh. D. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc. Đáp án: Ý nghĩa cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là cuộc cách mạng đó đáp ứng được những mục tiêu đề ra từ trước đó. Xét mục tiêu của cách mạng Tân Hợi lúc đầu là: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. ⇒ Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là đã lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ chế độ cộng hòa. Đáp án cần chọn là: A Câu 36: Đâukhông phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc B. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn C. Chưa kết hợp cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến D. Chỉ phát triển trong một bộ phận giai cấp và tầng lớp nhất định Đáp án: Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: - Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào - Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến - Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu Đáp án cần chọn là: C Câu 37: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào? A. Nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược B. Quần chúng nhân dân với chính quyền Mãn Thanh C. Giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến D. Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản Đáp án: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc. Từ một nước phong kiến độc lập, Trung Quốc bị biến thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Do đóa mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược, tay sai Đáp án cần chọn là: A Câu 38: Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Duy Tân hội B. Việt Nam Quang Phục Hội C. Đông Kinh nghĩa thục D. Việt Nam Đồng minh hội Đáp án: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam Đáp án cần chọn là: B Câu 39: Tư tưởng của Tôn Trung Sơn trong học thuyết Tam dân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến con đường đấu tranh của nhà yêu nước Việt Nam nào đầu thế kỉ XX? A. Phan Bội Châu B. Phan Châu Trinh C. Hoàng Hoa Thám D. Nguyễn Tất Thành Đáp án: Học thuyết Tam dân và cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Đáp án cần chọn là: A Câu 40: Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì? A. Đầu hàng đế quốc. B. Nổi dậy đấu tranh C. Thỏa hiệp với đế quốc D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến Đáp án: Từ sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Đáp án cần chọn là: B Câu 41: Thực dân Anh dựa vào cớ nào để xâm lược Trung Quốc? A. Triều đình nhà Thanh cấm đạo, siết đạo. B. Chính quyền nhà Thanh bế quan tỏa cảng. C. Chính quyền nhà Thanh gây hấn với thực dân Anh. D. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh. Đáp án: Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Được gọi là Chiến tranh thuốc phiện, từ tháng 6 - 1840 đến tháng 8 - 1842. Đáp án cần chọn là :D Câu 42: Sự kiện nổi bật nhất của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là A. Đánh chiếm Tử Cấm Thành. B. Tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. C. Lật đổ triều đình Mãn Thanh. D. Kí điều ước Tân Sửu. Đáp án: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra ở Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công các đại sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Đây là sự kiện nổi bật nhất của phong trào này. Sau đó, liên quân 8 nước đã tiến vào Bắc Kinh để đàn áp phong trào. Đáp án cần chọn là: B Câu 43: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là A. Xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh) B. Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng C. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến D. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước Đáp án: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Kéo dài suốt 14 năm, nghĩa quân đã giành được nhiều kết quả to lớn. Trong đó, kết quả lớn nhất là nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh). Chính quyền này đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Đáp án cần chọn là: A Câu 44: Hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là gì? A. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất B. Chưa kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến C. Vũ khí chiến đấu thô sơ D. Chưa có sự liên kết thành một phong trào chung Đáp án: Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, yêu cầu lịch sử đặt ra cho các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc là phải kết hợp đồng thời cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có phong trào đấu tranh nào thời kì này kết hợp được hai nhiệm vụ này. Đây chính là hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Đáp án cần chọn là: B Câu 45: Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào? A. Vô sản B. Phong kiến C. Tự do dân chủ D. Dân chủ tư sản Đáp án: Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh lên rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tiêu biểu là Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội. Nhờ có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, phong trào cách mạng ở Trung Quốc dần dần phát triển theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911). Đáp án cần chọn là :D
Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX) A. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN VÀO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Câu 1: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị? A. Philippin B. Ma-lai-xi-a C. Xiêm D. In-đô-nê-xi-a Đáp án: Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V, đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị Đáp án cần chọn là: C Câu 2: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? A. Mã lai. B. Xiêm. C. Brunây. D. Xingapo Đáp án: Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm). Đáp án cần chọn là: B Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a? A. Anh B. Hà Lan C. Bồ Đào Nha D. Tây Ban Nha Đáp án: Từ rất sớm các nước thực dân đã có mặt ở In-đô-nê-xi-a. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan đã từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, Anh để hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống trị trên đất nước này Đáp án cần chọn là: B Câu 4: Năm 1885, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở Miến Điện? A. Anh B. Hà Lan C. Pháp D. Tây Ban Nha Đáp án: Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi xáp nhập nước này vào thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Philipin đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào? A. Mĩ B. Tây Ban Nha C. Anh D. Pháp Đáp án: Từ giữa thế kỉ XVI, Philippin đã bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Mĩ đã gạt bỏ được ảnh hưởng của Tây Ban Nha, hoàn thành quá trình xâm lược, biến Philippin thành thuộc địa của mình ở khu vực Đông Nam Á Đáp án cần chọn là: A Câu 6: Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào? A. Thực dân Anh B. Thực dân Pháp C. Thực dân Hà Lan D. Thực dân Tây Ban Nha Đáp án: Từ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Đến cuối thế kỉ XIX, quá trình này đã được hoàn thành. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp được thành lập Đáp án cần chọn là: B Câu 7: Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược? A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, Lào, Miến Điện. C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan. D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào. Đáp án: Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa. Đáp án cần chọn là: A Câu 8: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đã bị sáp nhập vào lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh? A. Ma-lai-xi-a B. Xin-ga-po C. Miến Điện D. Campuchia Đáp án: Năm 1885, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình thôn tính Miến Điện và sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh Đáp án cần chọn là: C Câu 9: Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là A. Đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu C. Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến D. Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa Đáp án: Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó. Đáp án cần chọn là: A Câu 10: Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây? A. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước. B. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược. C. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân. D. Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập. Đáp án: Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước tư bản Âu, Mĩ phát triển nên đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - chính trị, nhân dân mâu thuẫn với bộ phận cầm quyền ⇒ Các nước Đông Nam Á trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây. ⇒ Yêu cầu đặt ra lúc này cho các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của các nước phương Tây là cần cải cách kinh tế, chính trị - xã hội và đoàn kết dân tộc, đấu tranh bảo vệ độc lập. Đáp án cần chọn là :D Câu 11: Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước thực dân có thể nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á? A. Ưu thế về vũ khí hiện đại B. Sự khủng hoảng trầm trọng ở các nước Đông Nam Á C. Sự giàu có về các nguồn tài nguyên D. Sự non yếu của các phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á Đáp án: Nhân cơ hội chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tấ cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, các nước thực dân phương Tây đã nhanh chóng mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm). Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Đâu không phải là nguyên nhân khiến các nước châu Âu - Mĩ đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á giữa thế kỉ XIX? A. Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng B. Đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời C. Các nước Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng D. Các nước Âu - Mĩ đang tiến hành cách mạng tư sản nên rất cần thuộc địa và thị trường. Đáp án: Từ giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản. Vì thế rất cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Do: - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. - Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời. - Các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. - Đáp án D: "Các nước Âu - Mĩ đang tiến hành cách mạng tư sản" là sai. Đến giữa thế kỉ XIX, các nước Âu - Mĩ đã căn bản hoàn thành cách mạng tư sản. Đáp án cần chọn là :D Câu 13: Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp? A. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp D. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh Đáp án: Vị trí vùng đệm của Anh và Pháp: Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi.. Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân. Ngày 15/1/1896, Anh và Pháp kí kết hiệp ước về phân chia ảnh hưởng ở Xiêm. ⇒ Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành "khu đệm" trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc Đáp án cần chọn là: A Câu 14: Tại sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị? A. Vì Xiêm là "vùng đệm" của đế quốc Anh và Pháp. B. Xiêm chấp nhận cắt đất cầu hòa với các nước đế quốc để giữ vững nền độc lập. C. Xiêm là một nước có tiềm lực kinh tế, quốc phòng mạnh. D. Do chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo của vua Ra-ma V. Đáp án: Trong nửa sau thế kỉ XIX, khi các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ, Xiêm là nước duy nhất giữ được nền độc lập tương đối về chính trị. Vì - Đáp án A: Xiêm trở thành "vùng đệm" của đế quốc Anh và Pháp, nhưng Xiêm vẫn trở thành tối tượng của các nước đế quốc xâm lược. Ngược lại, Xiêm đã có chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, lợi dụng vị trí thuận lợi này để bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc. ⇒ Đáp án D đúng. - Đáp án B: Xiêm không hề "cắt đất cầu hòa với các nước đế quốc", mà chỉ cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai). - Đáp án C: Đến giữa thế kỉ XIX, Xiêm cũng như các nước Đông Nam Á khác. Cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng và đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc. Nhưng vua Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt các cải cách tiến bộ trên tất cả các mặt, đưa đất nước phát triển. Đặc biệt là chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo. ⇒ Đáp án D đúng. Đáp án cần chọn là :D Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước phương Tây quyết định dùng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á? A. Nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc B. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á C. Nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công giá rẻ, thị trường rộng lớn của Đông Nam Á D. Sự suy yếu của các nước Đông Nam Á Đáp án: Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực ở trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó các nước thực dân phương Tây buộc phải sử dụng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á để biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc Đáp án cần chọn là: A Câu 16: Cách thức xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có điểm gì khác so với nửa cuối thế kỉ XIX? A. Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo B. Xâm nhập thông qua con đường buôn bán C. Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo và buôn bán D. Xâm nhập bằng việc sử dụng vũ lực Đáp án: Sau các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh hoạt động xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua con đường truyền đạo và buôn bán (hoạt động của công ty thương mại như Đông Ấn Hà Lan, Đông Ấn Anh, Đông Ấn Pháp). Còn từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước này lại sử dụng vũ lực để hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á Đáp án cần chọn là: C Câu 17: Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á như thế nào? A. Khủng hoảng triền miên. B. Bước đầu phát triển. C. Phát triển thịnh vượng. D. Mới hình thành. Đáp án: Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị ở các nước Đông Nam Á và đều lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Đáp án cần chọn là: A Câu 18: Đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á? A. Diễn ra nhanh, dồn dập. B. Có sự tranh chấp giữa các nước. C. Kéo dài liên tục từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX. D. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều. Đáp án: Dựa vào bảng thống kê dưới đây rút ra nhận xét như sau: - Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á diễn ra liên tục, kéo dài từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX. ⇒ Đáp án C đúng. - Đáp án A: Quá trình xâm lược không diễn ra nhanh, dồn dập mà nó kéo dài, bền bỉ từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. - Đáp án B: Sự tranh chấp giữa các nước chỉ diễn ra ở Xiêm, giữa thực dân Anh và Pháp. - Đáo án D: Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc tại khu vực Đông Nam Á là đồng đều. Khi mỗi nước đế quốc thực dân đều sở hữu cho mình ít nhất một quốc gia thuộc địa. Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 4 có đáp án năm 2021 mới nhất Đáp án cần chọn là: C B. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN CAMPUCHIA Câu 1: Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào? A. Xiêm B. Việt Nam C. Anh D. Bồ Đào Nha Đáp án: Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, mặc dù vẫn giữ được nền độc lập nhưng trên thực tế Campuchia là vùng ảnh hưởng của Xiêm Đáp án cần chọn là: A Câu 2: Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì? A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam Đáp án: Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này Đáp án cần chọn là: A Câu 3: Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863? A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng. B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp. C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước. D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam. Đáp án: Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng. Đáp án cần chọn là: A Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu Campuchia chính thức bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp? A. Pháp sáp nhập Campuchia vào Liên bang Đông Dương B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm ra khỏi Campuchia C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ D. Vua Nô-rô-đôm kí với Pháp Hiệp ước năm 1884 Đáp án: Sau khi gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, chính thức biến Campuchia thành thuộc địa của Pháp Đáp án cần chọn là :D Câu 5: Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia là A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha B. Khởi nghĩa của A-cha Xoa C. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc Đáp án: Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia là cuộc khởi nghĩa lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn 30 năm (1861 - 1892). Đáp án cần chọn là: A Câu 6: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo? A. Pucômbô B. Acha Xoa C.commađam D. Sivôtha Đáp án: Trong những năm 1863 – 1866, cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo đã diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn. Đáp án cần chọn là: B Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở đâu? A. Xiêm Riệp và U-đông B. U-đông và Phnôm Pênh C. Khăm Muộn và Xiêm Riệp D. Phnôm Pênh và Khăm Muộn Đáp án: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở cố đô U-đông và Phnôm Pênh. Đáp án cần chọn là: B Câu 8: Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867? A. Trương Định, Trương Quyền B. Trương Định, Võ Duy Dương C. Trương Quyền, Võ Duy Dương D. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân Đáp án: Năm 1866, Pu-côm-bô đã phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân đánh Pháp. Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Đáp án cần chọn là: C Câu 9: Người liên lạc với Pu-côm-bô (Cam-pu-chia) để tổ chức kháng chiến là A. Trương Định B. Trương Quyền C. Phan Tôn D. Nguyễn Hữu Huân Đáp án: Ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì, con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô để tổ chức chống Pháp. Đáp án cần chọn là: B Câu 10: Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX? A. Đều thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia B. Cho thấy sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia C. Làm chậm bước tiến xâm lược của thực dân Pháp ở Campuchia D. Cuộc đấu tranh ở Campuchia muốn thắng lợi phải có sự liên minh với Việt Nam Đáp án: Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia; gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất, qua đó làm chậm bước tiến xâm lược của chúng. Sự thất bại của các phong trào đấu tranh cũng đồng thời cho thấy sự sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia. Còn vấn đề liên minh với Việt Nam không phải là yếu tố đảm bảo cho thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Campuchia. Vì trên thực tế, thời kì này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa có sự liên minh chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam nhưng đều thất bại Đáp án cần chọn là :D Câu 11: Hành động nào phản ảnh đúng sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc khởi nghĩa của Pucômbô? A. Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì thường xuyên cung cấp vũ khí, đạn dược cho nghĩa quân. B. Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. C. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì thường xuyên tham gia huấn luyện quân sự, cung cấp lương thực cho nghĩa quân. D. Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên phối hợp chiến đấu cùng nghĩa quân. Đáp án: Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) là biểu tượng liên minh chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Một trong những biểu hiện thể hiện tình đoàn kết đó là: - Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô chống Pháp. - Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX? A. Thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất B. Thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn C. Sự khủng hoảng của vương triều Phnôm Pênh D. Sự chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa thực dân Pháp và nhân dân Campuchia Đáp án: Khi tiến hành xâm lược Campuchia, thực dân Pháp có chỗ dựa là một nền sản xuất phồn vinh, quân đội hùng mạnh được trang bị vũ khí hiện đại. Trong khi đó, Campuchia lại thua kém Pháp hẳn một phương thức sản xuất, vũ khí thô sơ, lạc hậu. Đây chính là nguyên nhân khách quan khiến cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia thất bại Đáp án cần chọn là :D Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng nổ ở cuối thế kỉ XIX là A. Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp. B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp. C. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến. D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc. Đáp án: Ách thống trị của thực dân Pháp đã gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước. ⇒ Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bủng nổ ở cuối thế kỉ XIX. Đáp án cần chọn là: A Câu 14: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Campuchia thuộc địa là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào? A. Nông dân với địa chủ phong kiến B. Nhân dân Campuchia với triều đình Phnôm Pênh C. Nhân dân Campuchia với thực dân Pháp, tay sai D. Nhân dân Campuchia với Xiêm Đáp án: Sau bản hiệp ước 1884 mà triều đình Phnôm Pênh kí với thực dân Pháp, Campuchia từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa. Do đó mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Campuchia thuộc địa là mâu thuẫn giữa nhân dân Campuchia với thực dân Pháp, tay sai Đáp án cần chọn là: C Câu 15: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia là A. Ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân. C. Thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm và quân Pháp. D. Ách thống trị của thực dân Pháp gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân. Đáp án: Về nguyên nhân dẫn đến sự bủng nổ cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia là: - Nguyên nhân sâu xa: Ách thống trị của thực dân Pháp gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân - Nguyên nhân trực tiếp: Thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm và quân Pháp. Đáp án cần chọn là: C Câu 16: Đâu không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX? A. Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm B. Đều có sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam C. Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia D. Đều bị thực dân Pháp đàn áp Đáp án: Các phong đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm; Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia từ quan lại, nông dân, nhà sư.. Nhưng cuối cùng vẫn bị thực dân Pháp đàn áp. Tuy nhiên cần lưu ý, không phải cuộc đấu tranh nào cũng sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha) Đáp án cần chọn là: B Câu 17: Mục đích chính của thực dân Pháp khi xâm lược Campuchia là gì? A. Vơ vét tài nguyên ở Campuchia, mở rộng thị trường và hệ thống thuộc địa của mình B. Pháp muốn Campuchia giúp đỡ mình xâm lược Việt Nam C. Sử dụng Campuchia như một chỗ dựa để củng cố vùng đã chiếm được ở Nam Kì, làm bàn đạp để thôn tính toàn bộ Việt Nam và Lào D. Dùng Campuchia để xâm lược Việt Nam, mở rộng ảnh hưởng của Pháp ở Đông Nam Á, cạnh tranh với các nước tư bản khác Đáp án: Sau khi chiếm được lục tỉnh Nam Kì (Việt Nam), thực dân Pháp đã đẩy mạnh quá trình xâm lược Campuchia để sử dụng Campuchia như một chỗ dựa để củng cố vùng đã chiếm được ở Nam Kì. Từ đó làm bàn đạp để thôn tính toàn bộ Việt Nam và Lào. Đáp án cần chọn là: C Câu 18: Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương được biểu hiện qua cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam. B. Khởi nghĩa của Si-vô-tha. C. Khởi nghĩa của nhân dân A-Chê. D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô. Đáp án: Cuộc khởi nghĩa Pu-côm-bô (Cam-pu-chia) diễn ra từ năm 1866 - 1867. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người Xtiêng, người Kinh. Trương Quyền (Con trai Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu. ⇒ Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Đáp án cần chọn là :D Câu 19: Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia là A. Khởi nghĩa của Acha Xoa. B. Khởi nghĩa của Commađam. C. Khởi nghĩa của Pucômbô. D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha. Đáp án: Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân Cam-pu-chia mà còn là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Đáp án cần chọn là: C C. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN LÀO ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 1: Kẻ thù chính của nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc từ cuối thế kỉ XIX là A. Pháp B. Xiêm C. Anh D. Hà Lan Đáp án: Sau bản Hiệp ước năm 1893, Lào thực sự bị biến thành thuộc địa của Pháp. Do đó kẻ thù chính của nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc từ cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp. Đáp án cần chọn là: A Câu 2: Hiệp ước 1893 là kết quả của cuộc đàm phán giữa Pháp với A. Chính phủ Xiêm. B. Hoàng thân Campuchia. C. Triều đình Luông Pha-bang. D. Nhân dân Lào. Đáp án: - Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến suy yếu Lào phải thuần phục Xiêm. - Năm 1893, Pháp tiến hành đàm phán với chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. Lào chính thức biến thành thuộc địa của Pháp. Đáp án cần chọn là: A Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu cuối thế kỉ XIX Lào bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp? A. Pháp gây sức ép với triều đình Luông Pha-bang phải công nhận nền thống trị của Pháp B. Pháp kí với triều đình Luông Pha-bang Hiệp ước 1893 C. Pháp kí với Xiêm Hiệp ước 1893 D. Pháp kí với triều đình Luông Pha-bang Hiệp ước 1884 Đáp án: Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến suy yếu Lào phải thần phục Xiêm. Năm 1893, Pháp tiến hành đàm phán với Xiêm. Theo đó chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. Lào chính thức biến thành thuộc địa của Pháp Đáp án cần chọn là: C Câu 4: Năm 1893, sự kiện nào đã diễn ra liên quan đến vận mệnh của nước Lào? A. Chính phủ Xiêm kí Hiệp ước thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. B. Các đoàn thám hiểm của Pháp bắt đầu xâm nhập nước Lào. C. Nghĩa quân của Pha-ca-đuốc giải phóng được tỉnh Xavannakhet. D. Nghĩa quân Pha-ca-đuốc quyết định lập căn cứ tại tỉnh Xavannakhet. Đáp án: Tiến hành đàm phán với Xiêm, Pháp đạt được Hiệp ước 1893, theo đó chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. Như vậy, Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Năm 1893 là năm đánh dấu sự kiện gì ở Lào? A. Kết thúc vai trò của giai cấp phong kiến. B. Quốc gia này thực sự biến thành thuộc địa của Pháp. C. Kết thúc các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. D. Sự liên minh chặt chẽ với nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược. Đáp án: Tiến hành đàm phán với Xiêm, Pháp đạt được Hiệp ước 1893, theo đó chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. Như vậy, Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Đáp án cần chọn là: B Câu 6: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX? A. Khởi nghĩa Ong kẹo B. Khởi nghĩa Pu-côm-pô C. Khởi nghĩa Com- ma-đam D. Khởi nghĩa Pha- ca-đuốc Đáp án: Mở đầu cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa do Pha-ca-đuốc chỉ huy (1901-1903). Phong trào đã phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-van-na-khét, mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào- Việt Đáp án cần chọn là :D Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong những năm 1901-1903, do ai chỉ huy? A. Pha-ca-đuốc B. Ong Kẹo và Com-ma-đam C. Pu-côm-bô D. Thiên hộ Dương Đáp án: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong những năm 1901-1903, dưới sự chỉ huy của Pha-ca-đuốc. Phong trào đã phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-va-na-khét, mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào - Việt. Đáp án cần chọn là: A Câu 8: Trong những năm 1901-1937, ở Lào đã diễn ra phong trào đấu tranh nào? A. Khởi nghĩa của Pha-ca- đuốc B. Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam C. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa Đáp án: Trong những năm 1901-1937, ở trên cao nguyên Bô-lô-ven đã diễn ra cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo, tiến hành chiến tranh du kích, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất Đáp án cần chọn là: B Câu 9: Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven ở Lào trong những năm 1901 - 1937 do ai lãnh đạo? A. Pha-ca-đuốc B. Ong Kẹo và Com-ma-đam C. Pu-côm-bô D. Thiên hộ Dương Đáp án: Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven ở Lào trong những năm 1901 - 1937 do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo. Đáp án cần chọn là: B Câu 10: Điều kiện khách quan thuận lợi nào tạo điều kiện cho thực dân Pháp tiến hành xâm lược Lào vào cuối thế kỉ XIX? A. Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Lào B. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp C. Sự suy yếu khiến triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm D. Lào là thuộc địa của Xiêm Đáp án: Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến dần lâm vào tình trang khủng hoảng. Triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi để thực dân Pháp có thể dễ dàng gây sức ép với triều đình Xiêm trong việc trao đổi, thương lượng, hoàn thành việc biến Lào trở thành thuộc địa của mình. Đáp án cần chọn là: C Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào bùng nổ đầu thế kỉ XX là A. Ách nô dịch tàn bạo của thực dân Pháp. B. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến. C. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp. D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của triều đình phong kiến. Đáp án: Ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã gây nên nỗi bất bình trong các tầng lớp nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh bất khuất của nhân dân Pháp đã nổ ra trong cả nước. ⇒ Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các phong trào đấu tranh ở Lào đầu thế kỉ XX. Đáp án cần chọn là: A Câu 12: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? A. Phong trào thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng. B. Tương quan lực lượng lớn giữa nhân dân và thực dân Pháp. C. Không có sự đoàn kết chiến đấu giữa các phong trào trong cả nước. D. Có sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. Đáp án: Nguyên nhân khiến cho cuộc đấu tranh của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thất bại là do các phong trào thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Các phong trào còn mang tính tự phát, lẻ tẻ, lực lượng của quần chúng nhân dân còn yếu nên thực dân Pháp có thể dễ dàng đàn áp. Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương không phải nguyên nhân thất bại mà ngược lại, các phong trào có sự đoàn kết giữa ba nước đã gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn. Đáp án cần chọn là :D Câu 13: Đâu không phải là ý kiến đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát B. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang C. Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân D. Phong trào có sự liên kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia Đáp án: Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX do các sĩ phu yêu nước và nông dân lãnh đạo. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát và đều bị thực dân Pháp đàn áp. Đáp án cần chọn là :D Câu 14: Tham vọng của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì? A. Biến Đông Dương thành nơi cung cấp những nguồn lực, thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp; đe dọa Trung Quốc B. Mở rộng hệ thống thuộc địa, tăng nguồn thu cho Pháp C. Biến Đông Dương thành nơi cung cấp những nguồn lực, thị trường tiêu thụ của Pháp; căn cứ để tiến vào phía Nam Trung Hoa và hạn chế ảnh hưởng của Anh ở khu vực D. Ngăn chặn ảnh hưởng của các nước tư bản khác vào khu vực Đông Nam Á Đáp án: Trong bối cảnh thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ, thôn tính được nhiều vùng đất ở Đông Nam Á thì thực dân Pháp phải nhanh chóng tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương để biến Đông Dương thành nơi cung cấp những nguồn lực, thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp; làm căn cứ để tiến vào phía Nam Trung Hoa và hạn chế ảnh hưởng của Anh ở khu vực Đáp án cần chọn là: C Câu 15: Kết quả lớn nhất mà cuộc khởi nghĩa Pha-ca-đuốc ở Lào mang lại là A. Giải phóng Luông Phabang và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt - Lào. B. Giải phóng U-đông và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt - Lào. C. Giải phóng cao nguyên Bôlaven và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt - Lào. D. Giải phóng Xavannakhet và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt - Lào. Đáp án: Kết quả lớn nhất một cuộc khởi nghĩa mang lại là đã đáp ứng được ở mức độ cao nhất giải quyết tình hình cụ thể của quốc gia lúc đó. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Lào lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân Lào với thực dân Pháp. ⇒ Kết quả lớn nhất của khởi nghĩa Pha-ca-đuốc là giải phóng được Xavannakhet và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt - Lào. Đáp án cần chọn là :D Câu 16: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. Đấu tranh chính trị B. Đấu tranh ôn hòa C. Đấu tranh vũ trang D. Đấu tranh ngoại giao Đáp án: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là đấu tranh vũ trang. Trong bối cảnh thực dân Pháp sử dụng bạo lực để đàn áp, những cơ sở để tiến hành một cuộc vận động cải cách chưa xuất hiện thì đấu tranh vũ trang vẫn là hình thức đấu tranh duy nhất. Đáp án cần chọn là: C Câu 17: Đặc điểm trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương là? A. Đoàn kết với nhau cùng chống kẻ thù chung. B. Tiến hành độc lập với nhau. C. Hình thức đấu tranh phong phú. D. Phong trào diễn ra lẻ tẻ Đáp án: Phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương tuy thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Đáp án cần chọn là: A Câu 18: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Mang tính tự phát, giai cấp lãnh đạo thỏa hiệp với Pháp. B. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào C. Thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh Đáp án: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng. Thực dân Pháp có sức mạnh của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại nên đủ sức đàn áp các phong trào đấu tranh thiếu trình độ tổ chức của các nước Đông Dương Đáp án cần chọn là: B Câu 19: Ý nào phản ánh không đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? A. Mang tính tự phát. B. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào. C. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh. D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh. Đáp án: Nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: - Nguyên nhân khách quan: Lực lượng thực dân Pháp rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. - Nguyên nhân chủ quan: + Các phong trào mang tính tự phát. + Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh. Đáp án cần chọn là: B D. XIÊM GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX Câu 1: Từ thời vua Môngkút - Rama IV (1851- 1868), Xiêm đã thực hiện chủ trương để phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập? A. Kêu gọi sự đầu tư từ bên ngoài B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài C. Kêu gọi sự ủng hộ của Pháp D. Ban bố các đạo luật nhằm phát triển kinh tế Đáp án: Đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp, đến thời vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương buôn bán với nước ngoài, mở của buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ độc lập của đất nước. Đáp án cần chọn là: B Câu 2: Đến giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây có ý đồ xâm lược Vương quốc Xiêm (Thái Lan) là A. Mĩ - Tây Ban Nha. B. Pháp - Tây Ban Nha. C. Anh - Bồ Đào Nha. D. Anh - Pháp. Đáp án: Vào giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước Đông Nam Á khác, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa của thực dân phương Tây, đặc biệt là Anh và Pháp. Đáp án cần chọn là :D Câu 3: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được thực hiện dựa theo khuôn mẫu của A. Các nước phương Đông B. Nhật Bản C. Các nước phương Tây D. Trung Quốc Đáp án: Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt các cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục.. tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.. Đáp án cần chọn là: C Câu 4: Nội dung quan trọng trong cải cách xã hội của của vua Ra-ma V là A. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động. B. Thực hiện bình đẳng nam nữ, bình quân địa quyền. C. Xây dựng các trường học, tổ chức dạy học theo kiểu phương Tây. D. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy. Đáp án: Năm 1868, vua Ra-ma V lên ngôi, đã thực hiện nhiều chính sách cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt. Trong đó, những chính sách về xã hội bao gồm: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để họ được tự do làm ăn sinh sống. Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Chính sách nào sau đây được đánh giá là sự mềm dẻo về sách lược của Xiêm trong hoạt động ngoại giao? A. Vừa lợi dụng mâu thuẫn Anh – Pháp, vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước B. Vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" giữa hai thế lực Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền C. Vừa lợi dụng vị trí nước "đệm", vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp D. Vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển Đáp án: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm là vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước Đáp án cần chọn là: B Câu 6: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước B. Vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền C. Vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình đằng với các đế quốc Anh, Pháp D. Vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển Đáp án: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm là vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước. Đáp án cần chọn là: B Câu 7: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị Đáp án: Những cải cách của vua Rama V đã giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, giữ được nền độc lập tương đối về chính trị. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm. Đáp án cần chọn là :D Câu 8: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo B. Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn C. Tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo D. Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp Đáp án: Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước "đệm" giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp. Đáp án cần chọn là: C Câu 9: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào? A. Quân chủ lập hiến B. Quân chủ chuyên chế C. Cộng hòa đại nghị D. Cộng hòa tổng thống Đáp án: Sau cải cách của vua Rama V, Xiêm từ một nước quân chủ chuyên chế trở thành một nước quân chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua, giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện). Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng Đáp án cần chọn là: A Câu 10: Triều đại tạo nên bộ mặt mới, phát triển nước Xiêm theo hướng tư bản chủ nghĩa là A. Rama B. Rama IV C. Rama V D. Chulalongcon Đáp án: Với hàng loạt cải cách tiến hành theo khuôn mẫu các nước phương Tây, nước Xiêm dưới thời vua Ra-ma V đã mang một bộ mặt mới. Phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước. Đáp án cần chọn là: C Câu 11: Điểm khác biệt cơ bản giữa Xiêm và các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là A. Xiêm bị biến thành vùng phụ thuộc của Anh và Pháp B. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối C. Xiêm bị biến thành vùng phụ thuộc của Anh D. Xiêm bị biến thành vùng ảnh hưởng của Pháp Đáp án: Điểm khác biệt cơ bản giữa Xiêm và các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị, trong khi các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á đều đã bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân Phương Tây từ cuối thế kỉ XIX Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Chính sách ngoại giao đã đưa đến hậu quả gì cho nước Xiêm? A. Đất nước chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp B. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị C. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn D. Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn Đáp án: Chính sách ngoại giao giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập. Tuy nhiên, Xiêm vẫn phải chịu nhiều lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Anh, Pháp. Đáp án cần chọn là: A Câu 13: Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp? A. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh. B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng. C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp. D. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á. Đáp án: Từ 1858-1893, Đông Dương đã bị biến thành thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi.. Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. ⇒ Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành "khu đệm" trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc Đáp án cần chọn là :D Câu 14: Đâu không phải là điểm thuận lợi của Xiêm so với Trung Quốc khi tiến hành cải cách đất nước cuối thế kỉ XIX? A. Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược B. Anh đang bận xâm lược Ấn Độ nên chưa có điều kiện can thiệp vào Xiêm C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm D. Vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước Đáp án: Khi tiến hành cải cách ở cuối thế kỉ XIX, tình hình Xiêm có nhiều điểm thuận lợi hơn so với Trung Quốc như Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược nên có thể tập trung vào công việc canh tân đất nước; vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước; quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm. Điều này lý giải tại sao cuộc cải cách ở Xiêm lại thành công, còn cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc lại thất bại. Lưu ý thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược Ấn Độ từ năm 1849. Nguyên nhân chủ yếu để Anh chưa can thiệp vào Xiêm là do sự thỏa hiệp với Pháp để biến Xiêm thành vùng đệm giữa đế quốc Đáp án cần chọn là: B Câu 15: Kết quả lớn nhất mà cuộc cải cách của vua Rama V mang lại là A. Đưa nền kinh tế Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa B. Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc. C. Chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp. D. Đời sống nhân dân được cải thiện, người lao động được tự do sinh sống. Đáp án: Cải cách của vua Rama V mang lại cho Xiêm kết quả to lớn: Tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa; Cải thiện đời sống nhân dân, người lao động được tự do sinh sống. Trong đó, kết quả lớn nhất là: Giúp Xiêm thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, giữ được độc lập chủ quyền, mặc dù phải chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp. ⇒ Giữ vững độc lập chủ quyền luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của một quốc gia. Đáp án cần chọn là: B Câu 16: Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Rama V (Xiêm) ? A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản. B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để D. Đều là các cuộc vận động cải cách do giai cấp tư sản tiến hành Đáp án: Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V đều mang tính chất của các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì nó được giai cấp phong kiến tiến hành nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, xóa bỏ rào cản phong kiến mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên các cuộc cải cách này không xóa bỏ chế độ phong kiến trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế. Đáp án cần chọn là: C Câu 17: Điểm khác biệt về việc thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm và Việt Nam cuối thể kỉ XIX là A. Các sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách B. Các đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua C. Đóng cửa, bế qua tỏa cảng với các nước phương Tây D. Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây Đáp án: - Xiêm: Tiến hành hàng loạt các cải cách trên tất cả các lĩnh vực theo khuôn mẫu của phương Tây. Sự phát triển về tiềm lực quốc gia kết hợp với chính sách ngoại giao mềm dẻo đã giúp Xiêm giữ được nền độc lập tương đối về chính trị - Việt Nam: Nhà Nguyễn có thực hiện một số biện để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng không đạt được hiệu quả. Thêm vào đó việc thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" và chính sách cấm đạo, giết đạo đã tạo ra cái cớ cho kẻ thù xâm lược. Kết quả là Việt Nam đã bị biến thành thuộc địa của Pháp Đáp án cần chọn là :D Chú ý Hai biện pháp mà Xiêm và Việt Nam thực hiện cuối thế kỉ XIX chính là hai con đường, hai sự lựa chọn điển hình của các nước châu Á để cứu vãn nền độc lập dân tộc. Quốc gia nào nhanh chóng tiến hành cải cách, canh tân đất nước sẽ có cơ hội để bảo vệ nền độc lập (Nhật Bản, Thái Lan). Còn quốc gia nào đóng cửa, không chịu thay đổi chắc chắn sẽ bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây Câu 18: Vì sao cải cách của vua Ra-ma V được coi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Do giai cấp phong kiến tiến hành. B. Xiêm vẫn lệ thuộc kinh tế, chính trị vào Anh, Pháp. C. Không xóa bỏ phong kiến, không giải quyết ruộng đất và dân chủ cho nông dân. D. Diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách. Đáp án: - Cuộc cải cách của vua Rama V (năm 1861) mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. - Là cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách do giai cấp phong kiến tiến hành đã xóa bỏ những cản trở của phong kiến mở đường cho kinh tế TBCN phát triển, đưa nước Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị mất độc lập tuy vẫn còn lệ thuộc chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp. - Đáp án A, D là đặc điểm, đáp án B là hạn chế của chính sách ngoại giao Xiêm. - Chọn C, là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không xóa bỏ phong kiến, không giải quyết ruộng đất và dân chủ cho nông dân. Đáp án cần chọn là: C
Bài 6 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT A. NGUYÊN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH Câu 1: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Hình thành nhóm "đế quốc trẻ"... " Đế quốc già" B. Hình thành phe Liên minh- Hiệp ước C. Hình thành phe tư bản dân chủ- phát xít D. Hình thành phe Đồng minh – phe Trục Đáp án: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc "già" (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa. Đáp án cần chọn là: A Câu 2: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, nước đế quốc nào hung hãn nhất? A. Mĩ. B. Anh C. Đức D. Nhật Đáp án: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là nước hung hãn nhất, vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Đáp án cần chọn là: C Câu 3: Đức, Áo- Hung và Italia là những nước nằm trong phe nào? A. Phe Hiệp ước B. Phe Đồng minh C. Phe Liên minh D. Phe Trục Đáp án: Năm 1882, Đức cùng Áo- Hung và Italia thành lập Liên minh tay ba được gọi là phe Liên minh. Đáp án cần chọn là: C Câu 4: Phe Liên Minh gồm những nước nào? A. Đức-Ý-Nhật. B. Đức-Áo-Hung. C. Đức-Nhật-Áo. D. Đức-Nhật-Mĩ Đáp án: Năm 1882, Đức cùng Áo - Hung và I-ta-li-a thành lập Liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh. Sau này, I-ta-li-a rời khỏi Liên minh (1915) chống lại Đức. Đáp án cần chọn là: B Câu 5: Phe hiệp ước bao gồm những nước nào? A. Anh, Pháp, Đức B. Anh, Pháp, Nga C. Mĩ, Đức, Nga D. Anh, Pháp, Mĩ Đáp án: Để đối phó với hành động của phe Liên minh, Anh, Pháp và Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp- Nga (1890), Anh- Pháp (1904) và Anh- Nga (1907) ⇒ hình thành phe Hiệp ước. Đáp án cần chọn là: B Câu 6: Các nước Anh, Pháp, Nga là những nước nằm trong phe nào? A. Phe Hiệp ước B. Phe Đồng minh C. Phe Liên minh D. Phe Trục Đáp án: Để đối phó với hành động của phe Liên minh, Anh, Pháp và Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp - Nga (1890), Anh - Pháp (1904) và Anh - Nga (1907) ⇒ hình thành phe Hiệp ước. Đáp án cần chọn là: A Câu 7: Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) ? A. Đức tấn công Ba Lan B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi C. Anh tuyên chiến với Đức D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát Đáp án: Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni- a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án cần chọn là :D Câu 8: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Sự hung hãn của Đức B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát C. Mâu thuẫn Anh - Pháp D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa Đáp án: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. ⇒ Sự kiện thái tử Áo - Hung bị ám sát là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án cần chọn là: B Câu 9: Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây Đáp án: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc "già" (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa Đáp án cần chọn là: A Câu 10: Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước Đáp án: Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau (Liên minh - Hiệp ước) ở châu Âu, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị tiến hành chiến tranh thế giới là dấu hiệu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng Đáp án cần chọn là: C Câu 11: Đâu là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành phe Liên minh B. Thái độ hung hăng của Đức C. Sự hình thành phe Liên minh và Hiệp ước D. Thái độ trung lập của Mĩ Đáp án: Thái độ hung hăng của Đức khi công khai đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới chính là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc C. Liên minh với các nước đế quốc D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng Đáp án: Để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc "già" và các nước đế quốc "trẻ", giới cầm quyền đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Đáp án cần chọn là: A Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX? A. Để lôi kéo đồng minh. B. Để tăng cường chạy đua vũ trang. C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản. D. Ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau. Đáp án: Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối lập. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là đế quốc Anh với đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. ⇒ Hai khối này được thành lập không phải để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới bởi cuộc khủng hoảng này diễn ra từ năm 1929 đến năm 1933 và chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918. Đáp án cần chọn là: C Câu 14: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. Mâu thuẫn về vấn đề nhân công và văn hóa B. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản C. Thái độ hung hăng của Đức và sự dung dưỡng của Anh, Pháp D. Thái tử Xéc-bi bị ám sát Đáp án: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp) mặc dù nền kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ, Nhật Bản) lại có nền kinh tế nhanh phát triển, nhưng có ít thuộc địa. Đây chính là nguồn gốc, nguyên nhân sâu sa khiến cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt và dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh Đáp án cần chọn là: B Câu 15: Vì sao nói Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ C. Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác Đáp án: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức tiến lên chủ nghĩa đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã được phân chia xong. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh nhưng lại có quá ít thuộc địa, Đức công khai đòi dùng vũ lực để phân chia lại thế giới. Do đó Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa. Đáp án cần chọn là: A Câu 16: Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? A. Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương B. Thiết lập một nền cai trị cứng rắn C. Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa D. Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều Đáp án: Việc Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là điều bất lợi cho nước Pháp vì không thể sát sao trong vấn đề thuộc địa và nguy cơ phong trào cách mạng bùng nổ rất cao. Do đó, ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp đã thiết lập một nền cai trị cứng rắn ở Đông Dương, nới rộng quyền hạn cho chính phủ Nam triều để củng cố chỗ dựa xã hội. Tuy nhiên toàn bộ quyền hành vẫn tập trung trong tay người Pháp. Về đối ngoại, Pháp mở các cuộc thương thuyết với chính phủ Trung Hoa để phối hợp đàn áp các tổ chức cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất Trung Quốc Đáp án cần chọn là :D Câu 17: Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc "già" và các nước đế quốc "trẻ" cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới B. Vấn đề thuộc địa C. Chiến lược phát triển kinh tế D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại Đáp án: Bên cạnh các đế quốc "già" (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa ⇒ Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt. Đáp án cần chọn là: B Câu 18: Nước nào được mệnh danh là "con hổ đói đến bàn tiệc muộn" trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX? A. Nhật. B. Anh. C. Đức. D. Áo – Hung Đáp án: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc nào được mệnh danh là "con hổ đói đến bàn tiệc muộn" là Đức. Đức là một trong những nước đế quốc "trẻ" vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng có quá ít thuộc địa. ⇒ Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất. Thái độ của Đức làm quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. Đáp án cần chọn là: C B. DIỄN BIẾN VÀ KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH Câu 1: Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược nào? A. Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng Đáp án: Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức sử dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng để đánh Pháp, sau đó quay sang tấn công Nga. Ở mặt trận phía Đông, kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" đã bị thất bai do thắng lợi của quân Pháp trên sông Mác-nơ và quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu. Đáp án cần chọn là: A Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với sự kiện nào? A. Ngày 1-8-1914, Đức tuyên chiến với Nga. B. Ngày 28-7-1914, Áo - Hung tấn công Xéc-bi. C. Ngày 4-8 -1914, Anh tuyên chiến với Đức. D. Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát. Đáp án: Ngày 28-7-1914, Áo - Hung tấn công Xéc-bi. Ngày 1-8-1914, Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 4-8 -1914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc bùng nổ và và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới. ⇒ Sự kiện ngày 28-7-1914, Áo - Hung tấn công Xéc-bi là sự kiện bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án cần chọn là: B Câu 3: Trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 - 1918), ưu thế trên chiến trường thuộc về phe nào? A. Liên minh B. Hiệp ước C. Đồng minh D. Phe Trục Đáp án: Sang giai đoạn thứ hai (1917-1918), thế chủ động trên chiến trường đã chuyển từ phe Liên minh sang phe Hiệp ước. Đáp án cần chọn là: B Câu 4: Ở mặt trận phía Đông vào năm 1915, quân Đức cùng quân Áo - Hung và quân Nga đang ở trong thế A. Đức loại bỏ được Nga ra khỏi chiến tranh. B. Nga loại bỏ quân Áo - Hung ra khỏi chiến tranh. C. Cầm cự trong một mặt trận dài 1200 km. D. Nga hoàng khủng hoảng nghiêm trọng. Đáp án: Mặc dù chế độ Nga hoàng đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục đích loại Nga ra khỏi chiến tranh. Cuối năm 1915, cả hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200km, từ sông Dơ-nhi-ép đến vịnh Ri-ga. Đáp án cần chọn là: C Câu 5: Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom B. Ném bom và thả hơi độc C. Mai phục và tiêu diệt D. Sử dụng tàu ngầm Đáp án: Năm 1917, Đức muốn cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiêp ước liền sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm. Cuộc "chiến tranh tàu ngầm" đã gây cho Anh nhiều thiệt hại. Đáp án cần chọn là :D Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bị phá sản? A. Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho Anh sang tiếp viện B. Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu C. Thất bại của Đức trong trận Véc-đoong D. Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại Đáp án: Để đối phó với kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga. Pari được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, quân Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức thất bại. Đáp án cần chọn là: B Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn một của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Chiến dịch tấn công Véc-đoong của Đức thất bại (12 - 1916) B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ (9 - 1914) C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức - Áo - Hung (1915) D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915).. Đáp án: Giai đoạn thứ nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm 1914 đến năm 1916. Giai đoạn này kết thúc bằng sự kiệm: Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, Đức mở chiến dịch Véc-đông để tấn công Pháp tại Véc-đoong. Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả ⇒hai bên thiệt hại nặng nề. Đáp án cần chọn là: A Câu 8: Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước Đáp án: Để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đáp ứng nguyện vọng hòa bình của quần chúng, nhà nước Xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Bret litốp (3-3-1918) nhượng cho Đức một phần lãnh thổ của đế quốc Nga để rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc. Đáp án cần chọn là: B Câu 9: Tháng 11-1917 đã diễn ra sự kiện gì ở Nga? A. Quân Đức tấn công dồn dập vào lục địa Nga. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi. C. Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức. D. Nước Nga quyết định rút khỏi chiến tranh đế quốc. Đáp án: Tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê - nin và Đảng Bôn-sê-vích, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - được gọi là cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô viết Nga ra đời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh. Đáp án cần chọn là: B Câu 10: Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi đã thuộc về phe nào? A. Tư bản chủ nghĩa B. Xã hội chủ nghĩa C. Hiệp ước D. Liên minh Đáp án: Ngày 11-11-1918, Đức phải kí Hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với phần thắng thuộc về phe Hiệp ước và sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo – Hung. Đáp án cần chọn là: C Câu 11: Ngày 11-11-1918 gắn với sự kiện gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Mĩ tuyên chiến với Đức. B. Cách mạng dân chủ tư sản Đức. C. Chiến dịch Véc-đoong. D. Đức kí văn kiện đầu hàng, chiến tranh kết thúc. Đáp án: Ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo - Hung. Đáp án cần chọn là :D Câu 12: Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường? A. Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng B. Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh C. Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp D. Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất Đáp án: Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường do phe Liên minh được thành lập sớm (1882) (phe Hiệp ước được thành lập năm 1907), nhờ vào những ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức nên có sự chuẩn bị kĩ càng hơn. Hơn nữa, phe Liên minh cũng là người chủ động phát động cuộc chiến nên đã giành quyền chủ động trên chiến trường trong giai đoạn đầu Đáp án cần chọn là :D Câu 13: Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước Đáp án: Sau khi Nga rút khỏi cuộc chiến, đầu năm 1918, khi Đức tấn công Pháp, một lần nữa chính phủ Pháp đã chuẩn bị rời khỏi Pari thì 65 vạn quân Mĩ đã đổ vào châu Âu với nhiều vũ khí và đạn dược. Mĩ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe đã bị thiệt hại quá nhiều, hết sức mỏi mệt nên đã trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh. Nhờ đó, quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên khắp các mặt trận. ⇒ Tình thế chiến tranh có nhiều thay đổi kể từ khi Mĩ tham gia cuộc chiến. ⇒ Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước là nội dung chi phối giai đoạn hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án cần chọn là :D Câu 14: Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước Đáp án: Sau khi Nga rút khỏi cuộc chiến, đầu năm 1918, khi Đức tấn công Pháp, một lần nữa chính phủ Pháp đã chuẩn bị rời khỏi Pari thì 65 vạn quân Mĩ đã đổ vào châu Âu với nhiều vũ khí và đạn dược. Mĩ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe đã bị thiệt hại quá nhiều, hết sức mỏi mệt nên đã trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh. Nhờ đó, quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên khắp các mặt trận. ⇒ Tình thế chiến tranh có nhiều thay đổi kể từ khi Mĩ tham gia cuộc chiến. ⇒ Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước là nội dung chi phối giai đoạn hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án cần chọn là :D Câu 15: Vì sao Mĩ lại giữ thái độ "trung lập" trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe B. Chưa đủ tiềm lực để tham chiến C. Không muốn "hi sinh" một cách vô ích D. Sợ quân Đức tấn công Đáp án: Trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ giữ thái độ "trung lập" vì Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại thì các nước tham chiến cũng đều bị suy yếu. Đó là cơ hội để Mĩ vươn lên khẳng định ưu thế của mình Đáp án cần chọn là: A Câu 16: Mĩ có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Chạy đua vũ trang để tham gia chiến tranh. B. Ủng hộ Đức phát động chiến tranh. C. Xúi dục Anh, Pháp gây chiến tranh. D. Giữ thái độ "trung lập". Đáp án: Trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ giữ thái độ trung lập, không tham gia phe nào. Đến năm 1918, Mĩ tham gia chiến tranh khi thắng - thua đã có sự phân định để mong kiến được quyền lợi từ cuộc chiến tranh này. Đáp án cần chọn là :D Câu 17: Quốc gia nào được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Nhật Bản Đáp án: Sau chiến tranh, mặc dù là nước thắng trận nhưng cả Anh, Pháp đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ cuộc chiến tranh. Chỉ có Mĩ là nước được hưởng lợi nhiều nhất nhờ việc buôn bán vũ khí, đất nước không bị chiến tranh tàn phá. Các nước châu Âu đều biến thành con nợ của Mĩ; thu nhập quốc dân tăng gấp đôi; vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần Đáp án cần chọn là: C Câu 18: Hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Bị thiệt hại nặng nề về sức người sức của B. Gây ra những mâu thuẫn trong phe Hiệp ước C. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết D. Gây đau thương chết chóc cho nhân loại Đáp án: Các đáp án A, B, D: Là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại cho các nước tư bản, các nước đều phải thực hiện công cuộc khôi phục đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Đáp án C: Trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 – 1918), cách mạng tháng Mười Nga thành công và nhà nước Xô viết ra đời. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi trên thế giới, góp phần cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập cho mình theo con đường mới. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa mà tồn tại song song với nó nó chế độ xã hội chủ nghĩa. ⇒ Sự thành công của cách mang tháng Mười và sự thành lập nhà nước Xô viết là hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án cần chọn là: C Câu 19: Kết quả nào trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc? A. 10 triệu người chết. B. Sự thất bại của phe liên minh C. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga D. Phong trào yêu nước phát triển Đáp án: Trong quá trình, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô Viết đánh dấu bước chuyển của cục diện chính trị thế giới. Từ đây, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. ⇒ Cách mạng tháng Mười Nga thành công là kết quả nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án cần chọn là: C Câu 20: Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới? A. Thất bại thuộc về phe liên minh. B. Chiến thắng Véc-đoong C. Mĩ tham chiến. D. Cách mạng tháng Mười Nga Đáp án: Tháng 1-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê nin và Đảng Bôn-sê-vich, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - được gọi là Cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua "Sắc lệnh hòa bình", kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh. ⇒ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và nhà nước Xô viết được thành lập đã đánh dấu bước chuyển lớn ở cục diện chính trị thế giới, sau đó Nga rút khỏi cuộc chiến. Lần đầu tiên một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng vô sản) được thực hiện thắng lợi. Lần đầu tiên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở đế quốc Nga. Nga rời khỏi chiến tranh đế quốc bằng việc kí Hòa ước Bret Litốp đã làm cho cục diện chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thay đổi. Đáp án cần chọn là :D Câu 21: Yếu tố nào tác động đến việc Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước B. Các nước Đức – Áo – Hung đã suy yếu C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao D. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh Đáp án: Lúc đầu trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ giữ thái độ trung lập nhưng sau đó do phong trào cách mạng ở các nước dâng cao đe dọa sự tồn tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa nên Mĩ cần tham gia để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đáp án cần chọn là: C Câu 22: Mục đích chính của Đức khi tiến công vào các nước thuộc phe Hiệp ước là A. Phô trương sức mạnh của Đức B. Thăm dò thái độ của các nước thuộc phe Hiệp ước C. Thăm dò thái độ của đồng minh các nước thuộc phe Hiệp ước D. Thăm dò sức mạnh của các nước thuộc phe Hiệp ước Đáp án: Phe Hiệp ước bao gồm các nước: Anh, Pháp, Nga. Mục đích chính của Đức khi tấn công vào các nước này là để thăm dò thái độ của các nước này, từ đó mới tiếp tục thục hiện được kế hoạch của mình. - Ngày 28-7-1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Ngày 1-8-1914, Đức tuyên chiến với Nga; Ngày 3-8-1914, Đức tuyên chiến với Pháp; Ngày 4-8-1914, Anh tuyên chiến với Đức. ⇒ Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu. Ban đầu Đức thực hiện kế hoạch đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng và đánh nhanh thắng nhanh. Tuy nhiên, sau đó quân Nga lại tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân về phía Tây để chống lại Nga. Lợi dụng thời cơ này, quân Pháp phản công và giành thắng lợi ở trận Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. ⇒ Phe Hiệp ước tuy có một số tranh chấp về thuộc địa nhưng đã liên kết lại với nhau để chống lại Đức và phe Liên minh. Đáp án cần chọn là: B Câu 23: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? A. Đế quốc B. Xâm lược C. Phi nghĩa D. Chính nghĩa Đáp án: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là cuộc chiến tranh diễn ra giữa các nước đế quốc để tranh giành, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới. Do đó nó mang tính chất đế quốc, xâm lược, phi nghĩa Đáp án cần chọn là :D Câu 24: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa. B. Chiến tranh giải phóng dân tộc C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. D. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa Đáp án: - Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định. - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai phe tham chiến. Đáp án cần chọn là: C Câu 25: Vì sao lại gọi là chiến tranh thế giới? A. Cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh C. Chiến tranh trên quy mô lớn với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới D. Để lại những thiệt hại nặng nề về người và của Đáp án: Chiến tranh thế giới là cuộc xung đột quân sự diễn ra trên quy mô lớn có sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới Đáp án cần chọn là: C Câu 26: Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XX là A. Nhiều đảng phái chính trị thành lập. B. Đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau. C. Chiến tranh bùng nổ ở nhiều khu vực trên thế giới. D. Giai cấp công nhân giành được quyền lãnh đạo cách mạng. Đáp án: Đầu thế kỉ XX là thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), trong đó nổi bật nhất của tình hình châu Âu là sự hình thành hai khối quân sự đối lập đó là phe Liên minh và phe Hiệp ước. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Đáp án cần chọn là: B Câu 27: Vấn đề cơ bản nào giữa các nước đế quốc vẫn chưa giải quyết được khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc? A. Mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa D. Mâu thuẫn giữa phe Liên minh và phe Hiệp ước Đáp án: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra là để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Nhưng nó vẫn chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn này vì bản chất của cuộc chiến tranh này là cướp đoạt thuộc địa của nhau, nên nó tạo ra tâm lý bất mãn trong cả những nước bại trận và thắng trận Đáp án cần chọn là: B Câu 28: Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Gây ra hậu quả nặng nề đối với nhân loại. B. Làm thay đổi vị trí của một số nước đế quốc. C. Phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân phát triển mạnh mẽ. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự thành lập nhà nước Xô viết. Đáp án: Hệ quả quan trọng nhất cũng như hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là: Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự thành lập Nhà nước Xô viết năm 1917. Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi trên thế giới, góp phần cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập cho mình theo con đường mới. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa mà tồn tại song song với nó nó chế độ xã hội chủ nghĩa. Đáp án cần chọn là :D Câu 29: Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam? A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga B. Mĩ chính thức tham chiến C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện D. Nước Pháp tham chiến Đáp án: Sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó mở ra một con đường cứu nước mới cho Việt Nam. Vì cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của đế quốc Nga Đáp án cần chọn là: A Câu 30: Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? A. Không ảnh hưởng đến Việt Nam vì chiến trường chính ở châu Âu. B. Có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng không nhiều. C. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù lỗ cho chiến tranh. D. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bắt lính. Đáp án: Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp, trong khi đó Pháp tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và chịu thiệt hại nặng nề khi Chiến tranh thế giới kết thúc. Để khắc phục hậu quả do chiến tranh gây ra Pháp tất yếu sẽ tất yếu tăng cường bóc lột và khai thác thuộc địa và bù lỗ cho chiến tranh. Hơn nũa, trong quá trình tham chiến, Pháp âm mưu tăng cường bắt lính người Việt để chiến đấu nhằm lấy đó làm "bia đỡ đạn" cho người Pháp. ⇒ Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng đến Việt Nam là: Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bắt lính. Đáp án cần chọn là :D