Truyện Ngắn Câu Chuyện Về Chiếc Điện Thoại - Sưu Tầm

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 12 Tháng sáu 2018.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    662
    Câu Chuyện Về Chiếc Điện Thoại

    Đây là câu chuyện có thật tại Trung Quốc và do chính người thợ sửa chữa điện thoại kể lại, nó đã khiến nhiều người xúc động.

    Tôi là một nhân viên bảo trì và sửa chữa điện thoại di động. Sáng hôm đó, một ông lão đến cửa hàng để sửa điện thoại. Tôi cẩn thận kiểm tra chiếc điện thoại nhưng vẫn không tìm ra lỗi nào. Tôi nói với ông mọi thứ vẫn ổn, điện thoại vẫn chạy tốt.

    Ông lão nhìn tôi rơm rớm nước mắt: "Thế tại sao từ lâu rồi ông không nhận được cuộc điện thoại nào của con ông?'

    Tôi chết lặng trước câu hỏi của ông..

    Từ câu chuyện" chiếc điện thoại hỏng"chúng ta mới thấy rằng khi chúng ta đi học, đi làm xa nhà, bố mẹ luôn nhớ và dõi theo chúng ta. Vậy tại sao chúng ta không thường xuyên gọi điện về nhà, để cho bố mẹ yên tâm hơn? Hãy trả lời câu hỏi: Chúng ta còn sống với bố mẹ bao lâu?

    Thực tế, con cái thường hay bỏ quên cha mẹ của mình. Bạn cứ mải mê quay cuồng trong cuộc sống, với cơm áo gạo tiền mà quên rằng: Có hai người cả đời luôn âm thầm theo dõi bạn. Họ không bao giờ đòi hỏi con cái phải báo đáp công sinh thành dưỡng dục. Chỉ cần được thấy con mình được vui vẻ, hạnh phúc là quá đủ.

    Vì vậy, hãy trân trọng hơn những phút giây cha mẹ bạn còn mạnh khỏe, đừng để đến lúc nhận ra thì đã quá muộn.

    Và đừng quên thể hiện sự quan tâm đến cha mẹ, bạn nhé!

    Không cần điều gì to tát cả..

    Đôi khi chỉ là một cuộc điện thoại mà thôi..

    Câu hỏi: Hãy viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.



    Đáp án:


    Hướng dẫn giải

    Phương pháp giải:

    Phân tích, tổng hợp

    Giải chi tiết:

    *Nêu vấn đề: Mối quan hệ của con cái với cha mẹ.

    *Giải thích vấn đề:

    - Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống và cùng với quan hệ vợ - chồng, anh- em nó cũng là mối quan hệ cơ bản cấu thành một gia đình.

    - Giữa cha mẹ và con cái cần có sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia và yêu thương lẫn nhau. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành và con cái cần phải báo hiếu với cha mẹ.

    - Câu chuyện trên phản ánh một thực trạng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sự lỏng lẻo, con cái vô tâm, không quan tâm, chia sẻ với cha mẹ.

    *Phân tích, bàn luận vấn đề:

    - Vai trò của sự quan tâm, sẻ chia giữa cha mẹ và con cái:

    + Sự quan tâm, sẻ chia giữa con cái và cha mẹ làm cho mối quan hệ trở nên bền chặt, khăng khít hơn.

    + Quan tâm, sẻ chia của con cái với cha mẹ còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và sự tôn kính.

    - Hiện nay, trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, sẻ chia giữa con cái và cha mẹ trở nên mờ nhạt, không còn diễn ra thường xuyên.

    - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

    + Do những biến chuyển của xã hội về nhiều mặt, trong đó có mặt văn hóa – tư tưởng. Chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa dường như không được coi trong như xưa. Chính vì vậy con người thiếu trách nhiệm đối với gia đình và những mối quan hệ ruột thịt.

    + Sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường làm gia tăng nhu cầu muốn tự khẳng định mình của mỗi cá nhân làm cho sự cách biệt giữa các thế hệ càng lớn, mỗi người trở nên ích kỉ hơn và ít quan tâm nhau hơn trong gia đình.

    + Con cái và cha mẹ đều bận rộn, ít có thời gian bên nhau, tâm sự, chia sẻ để hiểu nhau hơn nên sự cách biệt về tâm lý càng lớn.

    + Các bậc cha mẹ nhiều khi còn nặng về tư tưởng công lao, sự áp đặt trong suy nghĩ khiến các con bị ức chế và muốn thoát ra ngoài ảnh hưởng của cha mẹ => mối quan hệ rạn nứt.

    - Giải pháp khắc phục:

    + Rút ngắn khoảng cách thế hệ. Biện pháp này chỉ thực sự được thực hiện khi có sự cố gắng của cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ và con cái nên dành nhiều thời gian cho nhau để chia sẻ, để tâm sự cùng nhau. Sự khác biệt về thế hệ là điều có tồn tại, tuy nhiên cha mẹ cần tìm cách khắc phục nó bằng cách thấu hiểu con trẻ và con cái cần cảm thông cho cha mẹ về những suy nghĩ đã lâu đời.

    + Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình với gia đình, với người thân, cần nhận biết rõ rằng gia đình mới là nhân tố chính tạo nên sự hạnh phúc và bình yên của mỗi cá nhân. Khi nhận thức được điều đó, mỗi người sẽ tự biết mình cần làm gì để các mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn.

    *Liên hệ bản thân:

    Em đã làm gì để cải thiện mối quan hệ của mình với cha mẹ? Hãy chia sẻ đôi điều với bạn bè của mình về quan hệ giữa mình và cha mẹ để giúp các thế hệ cùng trang lứa với mình hiểu nhiều về gia đình mình hơn.
     
    Fufu bí đỏLananh02032002 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...