CÁNH CỬA Tác giả: Luân lạp xưởng Thể loại: Tự Truyện Tình trạng: Đang sáng tác (12/1/2024) Bấm để xem Chương 1 Kẹt xe. Đối với nhiều người đó là một cảm giác khó chịu. Sự chen chút, ngột ngạt, sự nôn nóng cáu gắt đã tạo nên bầu không khí nhớp nháp bao trùng lên tất cả mọi người trên con đường chật hẹp. Những tiếng quát tháo của người điều tiết giao thông, tiếng đèn xi nhan, tiếng còi xe inh ỏi.. những âm thanh đó như một mũi kim đâm sâu vào tâm trí ta cứ như một quả bóng bị nổ mọi cảm xúc tiêu cực theo đó mà thoát ra. Con người ta trở nên cáu gắt. Lạ thay đối với tôi thì đó là lúc tôi thấy bình yên nhất, là lúc thích hợp quan sát cuộc sống này nhất, là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất. Năm nhất đại học, thay vì như bao nhiêu tân sinh viên khác phải xa nhà, làm quen với môi trường mới, tiếp xúc với những thử thách mới thì tôi ở nhà học online vì dịch. Tôi thật sự không thích khoảng thời gian đó. Tôi nôn nóng, tôi mong chờ cái ngày được lên Sài Gòn. Tôi muốn cuộc sống mới, tôi muốn được tự lập, tôi muốn rời xa mái ấm của mình để vấn thân vào con đường tôi chọn. Giống như con người ta thường nói: Chim đủ lông đủ cánh rồi cũng phải rời xa cái tổ nơi nó lớn. Rồi cái ngày đó cũng đến cái ngày mà tôi dặt chân lên Sài Gòn. Việc đầu tiên là điện cho ba mẹ tôi: "Con tới rồi", sau đó tôi cùng thằng bạn dọn dẹp lại căn phòng. Căn phòng khiến tôi phát cáu vì nó nhìn trong vẻ chật và hẹp. Có lẻ vì sống trong môi trường rộng rãi nên quen rồi. Phòng tôi là phòng đầu tiên trong dãy phòng nên cũng có nhiều ưu điểm. Thay vì hai dãy phòng đối diện nhau thì phòng tôi là phòng duy nhất nằm riêng ở ngoài nên rất sáng sủa, nắng nguyên ngày, phơi đồ rất mau khô. Phía trước thì rất thoáng có một cái sân nhỏ, nơi đó chúng tôi thường nướng thịt, đá cầu. Và tôi cũng đã quen một vài hàng xóm mới (có bà dì rất phiền). Cứ thế một tuần trôi qua rất êm đềm, vui vẻ. Và tại nơi đó tôi đã tìm thấy người mình thích. - Ê bây tối nay con bạn tao lên nè. - Mới lên được tuần mà có bạn ở chung lun, đâu ra hay vậy? - Thì chung nhóm học nên quen. Thấy hợp nên rủ ở chung. - Nó thế nào? - Ở KonTum, nó hài lắm. Gặp đi rồi biết. Có lẽ tôi chưa bao giờ tiếp xúc với người ở vùng khác nên cũng khá là mong gặp xem con đó như thế nào. Sáng ngày nào cũng vậy, tiếng thằng nhóc khóc inh ỏi khiến tôi thức giấc. Cạnh trọ tôi có căn nhà của hai mẹ con, nghe nói được bà mẹ cho để ở cũng như để cho người khác thuê. Có đều là tui chưa bao giờ thấy cha thằng bé, chắc là ổng đi làm ăn xa. Khi tiếng khóc và những tiếng la quen thuộc kết thúc là lúc đó tôi biết đã hơn bảy giờ. Tôi thức dậy và xuống gác, vặn mình khởi động nhẹ sau giấc ngủ dài, có vài tiếng nói chuyện ở ngoài. Tiếng của con bạn cùng quê và tiếng của một con khác nghe có âm điệu tôi chưa từng nghe. Súc miệng, rửa mặt, chải lại mái tóc xù xì của mình, mở cửa và bước ra ngoài. - Dậy sớm mậy. - Mày ồn thế ai ngủ cho được. - M* m**, à con bạn tao nói hôm bửa nè. - Chào mày nha. Một cô gái nhỏ nhắn, với mái tóc xoăn nhẹ có màu hạt dẽ, với nụ cười tỏ nắng đang đứng trước mặt tôi. Với sự lịch sự tối thiểu, một vài lời được lập trình sẵn thốt ra từ miệng tôi. - Đi đường xa chắc mệt lắm nhỉ, mày tên gì? - Mày cứ gọi nó là "Nhóc con", nó láo lắm. - Tao đấm vào mồm mày giờ. Tao tên Vân. Ui mày ơi đói vãi có gì ăn không. - Giờ tao đi học, hỏi con bạn mày ý. Bếp ga tụi tao xài chung, qua phòng tao mà nấu. - Cám mơn nhiều nha -Vân Tôi thấy nó cũng thú vị và tự nhiên, nên cũng có chút thiện cảm, với mê giọng con này vãi. Tôi vào trong chuẩn bị, thằng bạn tôi nó vẫn còn ngủ rất ngon lành. Từ lúc lên đây nó chỉ học mỗi môn thể dục còn tôi phải chạy hai môn thực hành nhìn mà tức. Tôi đá vào mông nó kêu nó dậy cho bỏ ghét. Nó càm ràm, lải nhải gần năm phút vì phá giấc ngủ nó, rồi ngủ tiếp. Tôi bước ra ngoài. Một ngày mới bắt đầu. Vì đi nhờ xe ô tô nhỏ bạn, cộng với việc chưa có bằng lái nên đi bộ là giải pháp cuối cùng. Tại sao không đi bus vì gần trường và không tuyến xe nào gần đó cả. Đường đến giảng đường nhiều cây nên rất mát (học trường này thì sẽ biết). Khi ở dưới quê tôi cứ nghĩ trên đây rất ngột ngạt, ồn ào nhiều xe nhưng học vài tuần thì thấy ở đây khá yên bình như dưới quê. Mấy đứa bạn tôi hay ghẹo rằng học trường này thì gặp bò trong khung viên trường là bình thường. Quả thật tui đã thấy con bò ngậm trái ổi của bà bán trái cây bỏ đi mà không trả đồng nào. Và bả trong khá là bực vì vị khách này. Trên đường tắt về trọ có lần tôi đã vấp phải đống phân bò khô vì trời quá tối. Có tấm ảnh trong group nhóm về con bò đi lạc vào giảng đường, và tụi tui hay đùa rằng bò ở đây là bò có tri thức. Vào mỗi tối chúng tôi thường đi dạo đêm cùng nhau. Đèn đường rọi những ánh sáng vàng nhạt mờ ảo, mỗi bóng đèn như những mặt trời nhỏ đang dõi theo từng bước của chúng tôi. Tiết trời dễ chịu, những làn gió mát khẽ luồng qua chúng tôi. Thật thoải mái dễ chịu. Tôi đi sau cùng, không phải là do tôi đi chậm hay mệt mà tôi mún ngắm nhìn cảnh vật xung quanh lúc vào đêm. Hồi đó tôi cũng hay đi đêm lắm, nhưng không phải đi chơi, mà là những buổi cày cuốc từ những lớp học thêm. Lúc khi ra về tôi chỉ muốn phóng xe thật nhanh về nhà để tắm và ăn, và một đống dealine đang chờ. Những năm cuối cấp ba, mang trong mình nhiều hoài bảo, kỳ vọng của tía má, tôi như đã vắt kiệt mình để vào trường này. Đối với mấy đứa trong lớp tôi thì 25 điểm quá đỗi bình thường nhưng đối với tôi quá khó để đạt được. Tôi sinh ra trong một gia đình gốc nông, tía má tui chưa ai học hết cấp một. Bên nội thì chỉ hết lớp chín, bên ngoại thì còn được ông anh có bằng đại học nhưng công việc của ổng cũng chả liên quan đến ngành ổng học. Mấy cô bên nội tôi hay đùa vui rằng: Mày là niềm tự hào của gia tộc họ Nguyễn, cố lên con. Đối với tôi lời nói đó chẳng khác gì áp lực đè nặng lên tôi. Lỡ sau này tôi thất bại rồi sao, làm một công việc không liên quan gì rồi sao, thất nghiệp rồi sao, cuối cùng phải quay về làm nông như bao đời trước rồi sao, công sức tiền bạc mấy năm ăn học chả lẽ phí phạm à. Tôi luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn nữa, phải tiếp tục, phải học hỏi mọi thứ từ những người mình gặp gỡ. Vì thế tôi quyết định phải đi kiếm công việc part time nào đó. Vừa phụ một phần nào đó về tiền nông, cũng như tao cơ hội gặp thêm nhiều người. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc trò chuyện giữa tôi và Vân. - Mày có tính đi làm thêm không? - Tao không biết nữa, nhưng tao mún chơi thêm tý, mới cuối năm nhất mà. Mà này đi chợ đêm không, mua đồ bận. - Thay đồ đi, rồi tao chở đi (sau khi đòi ông bà già tôi đã đem được chiếc xe lên). - Bận đồ ngủ cũng được mà, cute mà đúng hong. - ít nhất cũng mặc áo khoác chứ, không thấy lạnh à. - Ui mày ơi thế đợi tao xíu. Gần Tết, trời khá se lạnh, lúc này tôi cảm thấy da diết nhớ nhà. Tôi chỉ muốn về nhà, muốn nghe tiếng chửi mẹ tôi khi anh em tôi chọc tức bả, muốn nghe cha tôi hát karaoke mấy bài nhạc vừa sến vừa chán, muốn nghe bà tôi càm ràm về mấy chuyện bả không vừa ý, muốn nghe tiếng con Đen sủa mỗi tối, muốn nghe bản tin thời sự lúc bảy giờ.. quả là tham lam đúng không. Nhưng trong khoảng thời gian đó tôi đã trải qua một chuyện đáng nhớ. Sập la phong. Còn tiếp Bấm để xem Chương 2 Trời se lạnh, nhưng đó chỉ là khi trời tờ mờ sáng hay lúc chạng vạng tối. Còn đối với căn phòng tôi vẫn tồn tại cái nóng. Cái nóng này không khiến người ta cáu gắt và khó chịu, chỉ cần bật quạt là khiến con người ta trở nên thoải mái. Đó là mọi ngày bình thường, nhưng hôm nay là một ngày khác. Tôi vẫn nhớ chiều hôm ấy, cơn mưa rào nhẹ lướt ngang chỗ tôi ở. Tôi thích ngắm mưa, nhất là những cơn mưa rào. Những tán cây lất phất những hạt mưa, chim chóc vội bay vào tán cây, người thì vội vàng chạy tìm chỗ trú. Mọi vật cứ như bất ngờ trước cơn mưa đột ngột này. Thằng bạn tôi bỗng hỏi: Giữa cơn mưa lớn và mưa lâm râm, thì mưa nào dễ ướt đồ hơn. Lúc đó tôi trả lời một cách vô tư lự: Mưa lớn. - Vậy thế thằng nào ước đồ vì một cơn mưa nhỏ? - Thì lúc đó tao thấy mưa không lớn nên chạy thẳng về lun. Áo mưa vướng víu lắm. Lúc đó tôi chợt nhận ra mưa một phần làm ướt đồ, phần còn lại do sự chủ quan, thiếu chuẩn bị của con người. Gặp một cơn mưa lớn người ta sẽ vội tìm chỗ trú hay khác lên mình một chiếc áo mưa. Còn cơn mưa nhỏ thì ít ai quan tâm đến nó cả, người ta chỉ giật mình nhận ra khi đã ướt. Vì lúc đó người ta chỉ quan tâm sao cho chạy thật nhanh để về nhà. Đúng là bỏ qua mấy chuyện nhỏ thì thường sẽ gặp hậu quả khôn lường. Không biết nó cố tình chọc tôi, hay giúp tôi nhận ra bài học cho mình. Mà chắc nó chọc tui thôi chứ nó có bao giờ thâm sâu như vậy. Tôi vào trong, tới góc ngồi yêu thích của mình - cạnh tủ lạnh. Tôi ngồi dưới chân cầu thang, dựa lưng vào tường, duỗi thẳng chân, kéo cái bàn thấp lại sát người, mở laptop. Tôi không ngờ chính thế ngờ đó xém nữa cho tôi gặp ông bà. Một bóng người vội vàng đẩy cửa chạy vào trong. Đội cái ba lô trên đầu, mái tóc xõa ngang vai nhưng bị ướt, chiếc áo phông cứ như vừa mới giặt - ướt. Là Vân. - Ui mày ơi, cho tao ở ké xíu. - Ủa, phòng mày kế bên mà. - Tao quên đem chìa khóa rồi, con kia chưa về. Thằng kia đâu? - Đi học. Sao không điện tao rước. - Đúng rồi nhở, ủa tao có số mày đâu thằng quần. Tao nghĩ mưa không lớn nên chắc chạy bộ về kịp. Đưa số mày đây. Tôi đưa số cho Vân, và nghĩ trong đầu không biết có nên đưa cho nó cái khăn lau mặt của mình để nó lau tóc nó không. Dù gì trong mắt bọn con gái thì mấy đứa con trai chỉ sử dụng có mỗi cái khăn, nếu đưa cho nó thì thế nào nó cũng chê. Còn cái khăn lau đầu thì tôi mới giặt nên còn ướt, chỉ còn cái khan lau mặt có thể sử dụng trong tình huống này. - Ha để tao qua sào mày lấy cái khăn lau giúp mày. Để ướt mắc công cảm nữa. - Khỏi cám mơn ha, tao để trong phòng rồi, ấy không lấy từ lâu rồi khỏi cần mày. Vân lại gần sào đồ tôi, cầm cái khăn đưa trước mặt tôi. - Mày lau cái gì? - Mặt. Tin không tùy mày. - Thế cho mượn luôn cái áo. Bằng cảm quan của con gái, nó lựa ngay cái áo sơ mi tui vừa mua, mới giặt và chưa mặc lần nào. Vân vào nhà vệ sinh thay đồ, tôi ngồi ngoài với suy nghĩ: Cái quái gì mà nó tự nhiên thế nhở. Tôi chơi nhẹ trận game tầm 5 phút, Vân bước ra. Vẫn với chiếc quần cụt ấy, nhưng đi kèm với cái sơ mi mới của tôi. Tôi như chết trong lòng một ít. Với hai tay đang bận bịu lau khô tóc bằng cái khăn của tôi. - Ui mày ơi, áo rộng vãi. Áo giặt ở đâu thơm vậy? - Đầu đường. -Trọ như cái quần què! Âm thanh lớn, vang vọng, như xé toạc không gian tĩnh mịch của thằng phòng kế bên. Tiếng hét như báo hiệu rằng rớt mạng, cúp nước hoặc cúp điện. Trong phòng như tối sầm lại, tôi liền quay màng hình laptop qua phía Vân, và vội tìm điện thoại. Vân đứng ngay cửa phòng vệ sinh, xõa tóc trong ánh sáng mờ nhạt khiến tôi hơi sợ. Ánh mắt tôi và Vân vô tình chạm nhau. Một âm thanh vang vọng trong lòng tôi, tôi bấc giác suy nghĩ: Thẳng tính nhưng dễ thương. - Mày nhìn cái m* gì. Ngày gì mà xui thế không biết. Tôi loay hoay, giả bộ lỡ nhìn thấy Vân, và ngơ đi để tìm điện thoại thì cảm giác bất an chợt chạy dọc người tôi. "RẮC". Âm thanh lạ xuất hiện từ trên gác, tôi nghĩ đó là con mèo trên mái nhà. Nhưng trời đang mưa mà, với nghe không giống lắm. Thêm một tiếng "RẮC" nữa. Dự cảm chẳng lành. Những tấm la phong trên gác bắt đầu thòng xuống, lớp bụi mịn lơ lững trong không trung. Nhìn nó chẳng khác gì cái bụng bia của cha tôi, tôi thấy mắc cười vì cái suy nghĩ này. Nhưng trong một khắc nào đó tôi nhận thức được vấn đề này không hề đơn giản. Tôi vội đẩy cái bàn ra xa, chuẩn bị đứng dậy, thì cái Laptop tắt màng hình, bóng tối bao trùng. Những tiếng "RẮC" bắt đầu liên tiếp nhau, âm thanh của một vật gì đó từ trên cao rơi xuống và vở ra. Hình như từ trên gác, tôi vô thức nhìn theo hướng phát ra tiếng động. - Cái quần què gì vậy? - Vân - Ở yên đó! Sau tiếng hét lớn của tôi, là vô vàn âm thanh nối tiếp nhau. Tiếng "RẮC" chẳng lành, tiếng vật vỡ vụng, tiếng ly bể, tiếng cái nồi rơi xuống đất, và những tiếng vỡ vụ, va đập khác trộn thành thứ âm thanh hỗn tạp và đáng sợ. Ngoài ra trong đó còn có tiếng hét lớn của tôi: Vânnnnnnnn!