I. CẢM ỨNG 1. Khái niệm - Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại kích thích - Tốc độ trả lời kích thích nhanh, chính xác, nhận biết và phân biệt được nhiều loại kích thích. - Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là hình thức điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Một cung phản xạ gồm: + Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm). + Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác). + Bộ phận phân tích và tổng hợp (thần kinh trung ương). + Đường dẫn truyền ra (đường vận động). + Bộ phận trả lời kích thích (cơ, tuyến). 2. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh A. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới - Nhóm động vật: Đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang - Các tế bào thần kinh nằm rãi rác khấp cơ thể tạo thành mạng lưới. Phản ứng bằng cách co toàn bộ cơ thể. - Đại diện: Thủy tức B. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch - Hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài 2 bên cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định. - Chính xác hơn và tiêu tốn năng lượng ít hơn hệ thần kinh dạng lưới. - Đại diện: Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.. C. Động vật có hệ thần kinh dạng ống - Cấu trúc: Gồm TK trung ương (Não bộ và tủy sống) và TK ngoại biên (Các dây thần kinh). - Não bộ ở người gồm 5 phần: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, hành não và tiểu não. - Cung phản xạ gồm: Bộ phận tiếp nhận kích thích (Thụ quan) →Đường dẫn truyền vào (Dây cảm giác hướng tâm) →Bộ phận phân tích (TW TK) →Đường dẫn truyền ra (dây li tâm) → Bộ phận thực hiện (Cơ, tuyến). * * *Các phản xạ thần kinh gồm có điều kiện và không điều kiện. - Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. - Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau: - Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện. - Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).