Đề: Nghị luận văn học về đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của Nguyễn Du. A. MB: Là một nhà văn đạo chủ nghĩa lớn, khi tận mắt chứng kiến những bất công trong XHPK Việt Nam đương thời, do vậy đại thi hào Nguyễn Du đã thể hiện vô cùng đặc sắc những suy nghĩ, cách nhìn cùng thái độ trân trọng về quyền sống, tự do, công bằng, tình yêu và hạnh phúc trong tác phẩm "Truyện Kiều". Đặc biệt, đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thật tuyệt vời về.. ( Ý chính đoạn thơ - yêu cầu đề bài ) Trích thơ: "..." B. TB: 1. Tổng: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần gặp gỡ và đính ước. Đây là đoạn thơ đầy tính sáng tạo và sự ưu ái đặc biệt mà Nguyễn Du dành cho hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. 2. Phân tích: A. Vẻ đẹp của hai chị em: Mở đầu đoạn trích là bức chân dung tuyệt mỹ của hai chị em Thúy Kiều: "Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười." Với vốn sống phong phú và cách dùng từ của Nguyễn Du thật giản dị và gần gũi. "Ả" là cách gọi của người dân xứ Nghệ, còn "tố nga" nói lên vẻ đẹp rạng rỡ của hai thiếu nữ. Mang vẻ đẹp thanh tao, như cốt cách của cây "mai" và tâm hồn trong trắng như "tuyết". Không phải là một bức chân dung đơn thuần với khuôn mặt, đôi mắt mà đó còn là bức chân dung về tâm hồn. Cảm nhận ban đầu về cái đẹp thật ấn tượng bởi vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên. b. Vẻ đẹp của Thúy Vân: Vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về bút pháp miêu tả: "Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da." Vẻ đẹp của phong thái "đoan trang" gợi ra vẻ đẹp phẩm cách hiền thục, bút pháp ước lệ, chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn, khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng đêm rằm, đôi chân mày sắc nét như con ngài là điểm nhấn cho đôi mắt đẹp. Miệng cười tươi thắm, giọng nói trong trẻo, mái tóc của nàng bồng bềnh hơn mây và làn da của nàng trắng mịn hơn tuyết. Sắc đẹp của Vân sánh nét kiều diễm, báu vật tinh khôi của đất trời. Toát lên vẻ phúc hậu, quý phái. Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên nhưng tạo nên sự hòa hợp: Mây thua, tuyết nhường. Nguyễn Du muốn gửi tới những thông điệp tương lai, cuộc sống bình yên, bức chân dung của Thúy Vân là bức chân dung mang tính cách số phận. c. Vẻ đẹp và tài năng của Kiều: Vẻ đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả sâu với một dụng ý nghệ thuật đầy độc đáo: "Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn." Với lối kết cấu theo phép đòn bẩy để tôn vinh vẻ đẹp và tài năng của Kiều, không chỉ đẹp mà còn là một giai nhân đầy tài năng. Sắc đẹp của Kiều đặt trong sự so sánh đoan trang, quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về vẻ sắc sảo của tài năng trí tuệ, bởi cái mặn mà của nhan sắc. Không tả khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da mà Nguyễn Du thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả: "Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh." Đôi mắt mà gợi lên bức tranh sơn thủy, bức tranh ấy có "làn thu thủy" - dòng nước mùa thu chảy êm đềm, nhẹ nhàng, trong veo, có nét xuân sơn - dáng núi mùa xuân tươi mới tinh khôi, gợi lên vẻ đôi chân mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Hình ảnh của thiên nhiên cùng nghệ thuật ước lệ, nét vẽ của nhà thơ vừa gợi tạo sự ấn tượng về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Nhà văn nhấn vào đôi mắt vì đôi mắt vừa là vẻ đẹp ngoại hình, vừa thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân được thiên nhiên "thua", "nhường" thì với sắc đẹp tuyệt thế của Thúy Kiều, thiên nhiên đã phải "ghen", "hờn". Nếu vẻ đẹp của Vân là những gì tinh khôi, trong trắng của trời đất thì Kiều lại mang vẻ đẹp của nước non, không gian mênh mông của thời gian vô tận. "Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Sắc đành đòi một tài đành họa hai." Vẻ đẹp của nàng đến nỗi "nghiêng nước nghiêng thành" ngàn ngàn người say mê đắm chìm trước vẻ đẹp non nước, nếu sắc đẹp của nàng tuyệt trần thì duy nhất chỉ có một còn về tài thì có người thứ hai. Từ bức chân dung này, tác giả như muốn dự báo một số phận ngang trái đau khổ. Sắc đã hiếm, tài lại càng hiếm, không những tuyệt đỉnh về nhan sắc mà còn tuyệt đỉnh về tài năng: "Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân." Nàng hội tụ tất cả tài năng: Cầm - kì - thi - họa, Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt từ ngữ ở mức độ tuyệt đối: Vốn sẵn, pha nghề, làu bậc và đủ mùi. Không những giỏi ca hát, chơi đàn Kiều còn sáng tác nhạc nữa là một thiên bạc mệnh, bản đàn ấy đã ghi lại tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Kiều vượt trên tất cả và là biểu hiện những phẩm chất cao đẹp, trái tim nhân hậu, nghĩa tình, vị tha. Quá hoàn hảo nên sống trong xã hội phong kiến kia khó có chỗ đứng cho nàng. 3. Hợp :(đánh giá về nội dung và nghệ thuật đã phân tích ở trên) Thể thơ lục bát đạt tới cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du được kết hợp với miêu tả, hình ảnh ước lệ, mượn vẻ đẹp của thiên nhiên để khắc họa con người. Hết lời ca ngợi Vân và Kiều mười phân vẹn mười nhưng ngòi bút của tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình còn Kiều là cái đẹp cả về tài năng nhan sắc lẫn tâm hồn, tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đòi chờ hai ả tố nga. Bức vẽ chân dung của chị em Thúy Vân và Thúy Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du. 4. Chuyển ý :(theo yêu cầu đề bài - chỉ cảm nhận khái quát) - Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương) - Hồ Xuân Hương (Bánh trôi nước) C. KB: Khép lại đoạn trích, ta thực sự ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, đáng quý là ở tấm lòng ưu ái và điều đó lại càng chứng tỏ cho tấm lòng tư tưởng của Nguyễn Du.