Đoạn Văn Ngắn Cảm Nhận Về Tình Thương Vợ Của Tú Xương "Thương vợ" là một trong những bài thơ hiếm hoi viết về người vợ của nền văn học trung đại, nhưng đây lại là chủ đề đã được Tế Xương thương xuyên nhắc đến trong những tác phẩm của mình. Tế Xương đã thông qua những vần thơ mà nói lên bao nỗi vất vả, khổ nhọc mà vợ mình phải gánh vác lo toan. Công việc buôn bán bấp bênh, vừa vất vả lại vừa thêm phần nguy hiểm, nhưng có lẽ đối với bà Tú vì chồng, vì những đứa con thơ dù cho có vất vả thế nào nhọc nhằn bao nhiêu cũng không quan trọng. Ta có thể mường tượng ra hình ảnh của Tế Xương lặng lẽ đứng ra xa mà dõi theo bóng bà Tú đang tất bật bán buôn mà không thể đỡ đần, bởi cái xã hội thực dân bấy giờ đã không để ông làm được điều đó. Tế Xương là một người đầy lòng thương cảm và hết mực yêu thương vợ con khi tự mình nói lên những bất công mà bà Tú phải cam chịu, gánh nặng trên vai bà đường như nặng thêm bội phần khi một bên là năm đứa con thơ, còn một bên là người chồng của mình. Duyên ít mà nợ nhiều, vất vả đến mấy cũng chẳng hề kêu ca, than vãn tất cả đều hy sinh cho gia đình. Tế Xương vô cùng cảm thông và thấu hiểu cho người vợ của mình, ông dành hết những lời tốt đẹp nhất để tôn vinh sự hy sinh của bà Tú cho ông và các con ông, và nói lên tình thương vợ sâu nặng của bản thân khi phải nhìn Bà Tú phải vất vả mà bản thân chẳng giúp được gì. "Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công" Tú Xương đã rất khéo léo trong việc mượn tâm tư của bà Tú để nói lên suy nghĩ của ông về sự cảm thông sâu sắc cho thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ đối với chuyện vợ chồng dù là duyên hay nợ cũng đành cam chịu cho số phận, hi sinh lo nghĩ đủ bề. Từ ngữ thể hiện rõ nhất chính là "âu đành phận" và "dám quản công" mà Tú Xương dùng để lột tả được đức tính cao đẹp và chịu thương chịu khó của bà Tú, "âu đành phận" nghĩa là sự cam chịu một sự bất đắc dĩ được cố gắng nén xuống dù là trước mắt có trãi qua những việc không như ý nguyện, hay gặp phải tủi hờn gì cũng chấp nhận số phận, "dám quản công" là sự từ chối công lao chấp nhận gánh chịu mọi nhọc nhằn không hề kêu ca than vãn. Đức tính này cũng là một dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng của người xưa về hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó biết lo lắng hi sinh cho gia đình. Qua bài thơ "Thương Vợ" của Tú Xương có thể nói đã khắc họa rõ nét và sống động hình ảnh người vợ tảo tần với những phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam qua ngôn từ hết sức giản dị đời thường, bài thơ mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc. -Hết- Link: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Sáng Tác Của Hắc Y Phàm - Việt Nam Overnight
Tùy duyên nợ đi nàng, cứ chăm sóc bản thân cho thật tốt, trước khi ai đó đối tốt với mình thì mình phải yêu thương chính mình trước.
Tự chăm sóc và yêu thương bản thân mình là việc làm dễ nhất rồi đó. Đến mình mà còn ghét bỏ chính bản thân thì làm sao đợi ai đến yêu thương mình được. Cố lên nào!
Bài này hồi xưa mình có làm kiểm tra nè, học tủ trúng đề luôn, cô cho mấy đề, mà mình học có bài này thôi, may ghê