Cảm Nhận Về Nhân vật Mị trong Đêm Tình Mùa Xuân Trong Tác Phẩm Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Natsumi Aki, 11 Tháng một 2023.

  1. Natsumi Aki

    Bài viết:
    16
    - Tác giả Tô Hoài:

    + Tô Hoài là một nghệ sĩ rất đa tài, trong suốt sự nghiệp văn chương của mình ông đã miệt mài sáng tác hàng trăm tác phẩm thuộc đủ thể loại như: Tiểu thuyết, truyện vừa, bút ký, ký sự, truyện ngắn, hồi ký, tự truyện, tiểu luận phê bình, truyện viết cho thiếu nhi, cho đến cả các bài báo ngắn.

    * Trước cách mạng tháng 8, văn học của ông chủ yếu viết về các loài vật và những câu chuyện về người dân nông thôn sống trong cảnh nghèo khổ.

    * Sau cách mạng tháng 8, ông có những chuyển biến mạnh mẽ về phong cách và tư tưởng sáng tác với những tác phẩm phản ánh cuộc sống cơ cực của nhân dân dưới ách thống trị tàn bạo của của giặc xâm lược và con đường đến với cách mạng giải phóng của họ.

    - Nhân vật Mị:

    + Là cô gái dân tộc mèo, tài giỏi và có tài thổi sáo

    + Là một người con hiếu thảo

    + Mị đã từng yêu và luôn khát khao đi theo tiếng gọi của con tim

    + Vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó mà phải làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí pá tra

    + Từ đó trở thành một con người chai sạn, chỉ biết lầm lũi như con ngựa

    Nghệ thuật trong tác phẩm:

    + Miêu tả nội tâm nhân vật

    + Phong cách trần thuật uyển chuyển, linh hoạt và sáng tạo

    + Miêu tả thiên nhiên, con người vùng tây bắc đầy tự nhiên, gần gũi.

    Mở bài:

    Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như "O chuột", "Dế mèn phưu lưu ký". Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như "Truyện Tây Bắc", "Miền Tây".. Đặc biệt nhất không thể không nói đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm và cảnh sắc thiên nhiên vùng núi tây bắc đầy thơ mộng. Trong đó nổi bật nhất là nhân vật Mị- người con gái Tây bắc với một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

    Thân bài:

    Mị một cô gái trẻ tràn đầy nhựa sống của vùng núi Tây Bắc. Mị thổi sáo rất giỏi không biết bao nhiêu người say mê ngày đêm đi theo Mị. Mị là một người con hiếu thảo và chăm chỉ. Thế nhưng, cha Mị nợ tiền người ta mà không trả được, Mị phải đi làm con dâu cho nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ. Kể từ đó, Mị phải chôn vùi tuổi xuân của mình nơi xó nhà. Mị sống trong nhà thống lí giống như sống trong địa ngục, hoàn toàn không được hưởng phúc phận của một kẻ làm dâu nhà giàu.

    Lúc đầu mới về "làm dâu" để phản kháng lại cái sự vô lí ấy, Mị đã "hằng mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc". Khóc là biểu hiện của trạng thái tâm lí bị ức chế, không cam chịu, không chấp nhận cái sự thật nghiệt ngã ấy. Mị cũng đã từng nghĩ đến cái chết khi cầm nắm lá ngón về tự tử trước mặt cha nhưng vì thương cha già Mị không đành chết. Mị ném nắm lá ngón xuống đất như ném đi tuổi trẻ hạnh phúc của mình để quay về nhà thống lý chấp nhận kiếp sống trâu ngựa. Cái địa ngục trần gian ấy đã giam cầm cuộc đời Mị.

    Uy nhiên, những điều ấy chỉ là vẻ bên ngoài, ẩn sâu bên trong Mị vẫn là sức sống tiềm tàng mà đoạn văn miêu tả đêm tình mùa xuân đã cho thấy rõ điều đó.

    Khung cảnh mùa xuân và cảnh ăn Tết ồn ào trong nhà thống lí đã tác động tới Mị. Mị nhớ về quá khứ, nhớ về những ngày mà mình còn được tự do. Vậy là Mị lẩm nhẩm hát. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm câm lặng, Mị cất tiếng hát. Rồi Mị lén lấy hũ rượu ra uống từng bát. Dường như Mị đang cố gắng say để quên đi đau khổ trong thực tại của mình. Chẳng rõ vì men rượu hay vì cái gì, Mị bắt đầu ý thức về bản thân của mình. Bên tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn tình, đó là tiếng sáo của tình yêu, tiếng sáo của thanh xuân. Mị trong phút chốc đã quên đi thân phận của mình, Mị thổi lá, Mị nhớ về ngày những chàng trai đứng đầy vách nhà.

    Nỗi phẫn uất trước tình cảnh tủi nhục của mình và khát vọng tự do cháy bỏng đã thôi thúc Mị vùng bỏ trốn. Mị đã toan bỏ trón nhưng lại bị A Sử phát hiện và bắt lại. A Sử trói Mị vào cột nhưng không trói được tâm hồn của Mị. Bị A Sử trói, Mị không nói một lời nào mà âm thầm cam chịu. Nhưng ẩn sâu trong lòng Mị, Mị đang sống với những hồi ức tốt đẹp xưa kia.

    Trong hơi rượi Mị đã sự khát khao được sống, được tự do của cô như được lớn hơn bao giờ hết. Từ một cô gái yêu đời, xinh đẹp, chăm chỉ trở thành một con người vô cảm, chỉ biết làm như con trâu, con ngựa có khi còn chưa được như bọn chúng. Tự do chỉ là một từ đơn giản nhưng đối với Mị đó là một từ rất xa xôi. Những con người bị cường quyền áp bức, những hủ tục lạc hậu áp đặt không chỉ Riêng Mị mà không biết bao nhiêu người đã phải sống những kiếp người nghèo khổ, khó khăn và đau đớn như vậy. Những con người đó muốn vùng lên, muốn đấu tranh cho bản thân nhưng nó chỉ như những ngọn đèn le lói trong đêm. Nhưng không thể phủ nhân rằng những điều đó đã thắp nên những hi vọng, niềm tin, sức sống cho con người.

    Kết bài:

    Mị trong Vợ chồng A Phủ là một nhân vật điển hình cho nhiều đồng bào miền núi phía Bắc có số phận bất hạnh, phải chịu cảnh áp bức bóc lột của cả cường quyền và thần quyền trong giai đoạn trước cách mạng tháng tám. Tô Hoài đã dẫn dắt người đọc dõi theo tâm trạng ấy, khi thiết tha bồi hồi, khi nghẹn ngào xót xa! Đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm xuân thấm đẫm tính nhân văn, góp phần tô đậm tính cách nhân vật Mị.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Hang12345

    Bài viết:
    1
    Cảm ơn nha. Đúng bài mình cần tìm
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...