Cảm nhận về lịch sử đất nước qua các văn bản đã học – Có thành ngữ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 8 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau qua các văn bản đã học

    [​IMG]

    Định hướng

    - Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề

    +Lịch sử đất nước ta gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước.

    +Hai truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm chứng tỏ truyền thống yêu nước, đoàn kết, đấu tranh bất khuất của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm.

    - Thân đoạn:

    + Cảm nhận về lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm.

    +Cảm nhận về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta

    +Tính chất chính nghĩa của các cuộc kháng chiến trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

    + Các chi tiết tiêu biểu trong mỗi tác phẩm

    - Kết đoạn: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân

    Bài làm 1:

    Lịch sử đất nước ta gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua hai truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, em càng hiểu được truyền thống yêu nước, đoàn kết, đấu tranh bất khuất của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Trong buổi bình minh lịch sử, qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng yêu nước nồng nàn và truyền thống đoàn kết chống kẻ thù xâm lược. Tinh thần yêu nước của dân tộc luôn thường trực, nồng nàn trong mỗi người. Giống như người anh hùng Thánh Gióng, tuy mới lên ba mà đã biết cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc và đinh ninh sẽ đánh tan lũ giặc. Lòng yêu nước đó đã biến thành sức mạnh để Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, dũng mãnh xông ra trận, đánh tan lũ giặc. Truyện Thánh Gióng còn giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta. Chi tiết Thánh Gióng được bà con góp gạo nuôi Gióng đã chứng minh cho sức mạnh đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc. Và thực tế, đoàn kết đã tạo sức mạnh cho toàn dân đánh ta mọi kẻ thù. Trong những giai đoạn sau, lịch sử đất nước còn được tô thắm thêm nhiều truyền thống đẹp, đó là yêu nước, là tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm. Thể hiện qua truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm gắn với cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV của nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo. Truyện kể thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết, đồng lòngtrước sau như một của toàn quân, toàn dân ở khắp mọi miền tổ quốc trong cuộc kháng chiến chính nghĩa - chống giặc Minh xâm lược. Chi tiết Lê Lai, một người nông dân sống ở vùng biển bắt được lưỡi kiếm và Lê Lợi chủ tướng, bắt được chuôi gươm ở vùng rừng núi, và Lê Lai dâng lưỡi gươm cùng lời nói "nguyện theo minh công" đã chứng tỏ điều đấy. Ngoài ra, qua chi tiết Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần và Lê Lợi trả gươm thần sau khi đất nước đã hòa bình, em còn hiểu được tính chất chính nghĩa của các cuộc kháng chiến trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Tìm

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    [​IMG]

    Bài làm 2

    Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Qua hai truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, em càng hiểu được truyền thống yêu nước, đoàn kết, đấu tranh bất khuất của dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến chính nghĩa chống ngoại xâm, để giữ gìn nền thái bình, độc lập cho đất nước. Qua 2 văn bản, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là trền thống vô cùng quý báu của dân tộc. Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng trong buổi bình minh lịch sử, mỗi người dân Việt Nam luôn thường trực lòng yêu nước nồng nàn. Giống như người anh hùng Thánh Gióng, tuy mới lên ba mà đã biết cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc và đinh ninh sẽ đánh tan lũ giặc. Chính lòng yêu nước đó đã biến thành sức mạnh để Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, dũng mãnh xông ra trận, đánh tan lũ giặc. Đến những giai đoạn sau, truyền thống yêu nước còn được tô thắm qua truyện Sự tích Hồ Gươm gắn với cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV của nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo. Cuộc kháng chiến thắng lợi chính là nhờ lòng yêu nước của toàn quân (từ chủ tướng đến toàn quân), toàn dân (cả người nông dân chài lưới bình thường cũng yêu nước, một lòng căm thù giặc) ở khắp mọi miền tổ quốc trong cuộc kháng chiến chính nghĩa - chống giặc Minh xâm lược. Bên cạnh đó, các văn bản này còn giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, trên dưới một lòng, của dân tộc ta. Chi tiết Thánh Gióng (trong truyện cùng tên) được bà con góp gạo nuôi Gióng đã chứng minh cho sức mạnh đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc. Và thực tế, đoàn kết đã tạo sức mạnh cho toàn dân đánh ta mọi kẻ thù. Truyện Sự tích Hồ Gươm đã minh chứng cho tỏ sự đồng lòng trước sau như một của toàn quân, toàn dân ở khắp mọi miền tổ quốc trong cuộc kháng chiến chính nghĩa - chống giặc Minh xâm lược. Chi tiết Lê Lai, một người nông dân sống ở vùng biển bắt được lưỡi kiếm và Lê Lợi chủ tướng, bắt được chuôi gươm ở vùng rừng núi, và Lê Lai dâng lưỡi gươm cùng lời nói "nguyện theo minh công" đã chứng tỏ điều đấy. Ngoài ra, qua chi tiết Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần và Lê Lợi trả gươm thần sau khi đất nước đã hòa bình, em còn hiểu được tính chất chính nghĩa của các cuộc kháng chiến trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Tìm hiểu 2 văn bản, em thêm yêu, tự hào về lịch

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...