Đề: Phân tích và cảm nhận về khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX qua hai tác phẩm: "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" (Phan Bội Châu) và "Đập đá ở Côn Lôn" (Phan Châu Trinh). Gợi ý: I, Mở bài: - Sơ lược về thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX và hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. - Giới thiệu hai bài thơ của hai nhà thơ, sự thể hiện khí phách và tâm hồn của những người yêu nước. --> Bài tham khảo: Bấm để xem Văn chương yêu nước đầu thế kỉ XX sáng ngời với tên tuổi hai nhà ái quốc lớn: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Tuy rằng hai con đường hành động cách mạng của mỗi người khác nhau, nhưng tình cảm yêu nước mãnh liệt thể hiện qua hai tác phẩm của cả hai đem lại một luồng sinh khí mới cho văn chương của nước nhà. "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" (Phan Bội Châu) và "Đập đá ở Côn Lôn" (Phan Châu Trinh) là hai bài thơ được viết nên từ trong ngục tù và chốn lưu đày đại ngục trần giang của kẻ thù, những vẫn toát lên một khí phách phi thường của người chiến sĩ yêu nước. II, Thân bài: (Phân tích theo phương pháp tổng-phân-hợp) 1. Tổng: - Hoàn cảnh cảm hứng của hai tác phẩm: Nhà tù đế quốc, thực dân giam cầm những chiến sĩ hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu bị giam ở Quảng Châu (Trung Quốc) còn Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Lôn. - Trong hoàn cảnh bị giam cầm, những nhà yêu nước luôn bộc lộ tâm hồn qua thơ, nói lên chí hướng, thể hiện tư thế hiên ngang không khuất phục trước quân thù, trước cường quyền. 2. Phân: a, Trước hết là khí phách hiên ngang được thể hiện rất giống nhau ở hai nhà thơ. Cách thể hiện ý hết sức quen thuộc trong thơ ca truyền thống: Làm thơ là lập ngôn, lập chí để thách thức một cách ngạo nghễ với cảnh tù. b, Hình ảnh người chiến sĩ với chí lớn dời non lấp bể . Dù thất thế nhưng không chịu cúi đầu. Vẻ đẹp của tấm lòng son sắt với sự nghiệp cách mạng. c, Tình cảm hướng về đất nước cao cả và chân thành . Những bận rộn tâm tư gắn với vận nước vượt ra khỏi sự lo toan sống chết của bản thân. Ý thơ bộc lộ tầm vóc cao cả vĩ đại của tâm hồn. 3. Hợp: - Đánh giá về con người hai nhà yêu nước qua hai bài thơ: Khí phách hiên ngang của các chí sĩ yêu nước, tình cảm và ý chí hướng về vận mệnh đất nước. - Nghệ thuật thơ mới mẻ, vượt lên khuôn khổ của thi ca truyền thống. --> Bài làm tham khảo : Bấm để xem Cả hai bài thơ gắn gắng với quãng đời hoạt động cách mạng hăm hở và nhiệt thành nhất của hai nhà yêu nước, đồng thời cũng ghi dấu cho một chặng đường đối mặt với thử thách tù đày trong tay các thế lực quân phiệt, thực dân. Bởi thế, dù cho còn bó buột trong khuôn khổ thơ xưa trong một cách diễn đạt "thơ bày tỏ chí hướng" nhưng giá trị của hai bài thơ đã vượt ra khỏi suy nghĩ hạn hẹp của một cá nhân mà thực sự có sức động viên bao người yêu nước sẵn sàng dấn thân vào những hành động cách mạng giành độc lập tự do cho đất nước, không sợ bắt bớ tù đày. Dẫu rằng sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều dang dở, còn có sai lầm trong đường lối cũng như định hướng, nhưng nhiệt tình yêu nước và ngọn lửa niềm tin vào tiền đồ dân tộc, vào khả năng hành động của các Cụ vẫn lan tỏa ánh sáng và hơi nóng nhiệt huyết sang các thế hệ kế tục để hoàn thành tâm nguyện của những con người đáng kính phục ấy . III, Kết bài: Bài học rút ra từ nhân cách của hai nhà thơ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỉ XX.