Cảm nhận về hai khổ 3 và 4 bài thơ viếng lăng bác - Viễn phương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi lương lam lâm, 22 Tháng sáu 2020.

  1. lương lam lâm Mười năm đá mài phong tuyết sương lạnh

    Bài viết:
    57
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già kính yêu, là vị vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân của mình để ra đi tìm con đường cứu nước, Người lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, Người có phẩm chất đạo đức cao quý, có trí tuệ hơn người; thơ văn ca ngợi về Người nhiều đến nỗi dùng CPU Dual – core cũng khó mà thống kê hết được. Trong số những án thơ chất chồng ấy có một bài "Viếng Lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã lấy đi bao nước mắt của độc giả khi thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như của mọi người được vinh dự vào lăng viếng Bác. Cao trào cảm xúc của bài thơ nằm ở khổ 3 và 4 là thời điểm khi tác giả vào lăng ngắm nhìn bác sau đó lại phải rời xa người. Đau thương, tiếc nuối, bị kìm nén nghẹn uất tuôn trào như dung nham núi lửa biến tình yêu và lòng thành kính nhanh chóng trở thành ước nguyện hóa thân nhỏ bé nhưng cao quý

    Bác nằm trong giất ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim

    Mai về niềm Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

    Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn quê ở An Giang là một cây bút hoạt động nghệ thuật tiêu biểu trong cả hai thời kì cách mạng chống Pháp và Mĩ. Bài thơ "Viếng lăng bác" được sáng tác vào tháng 4/1947 một năm sau khi khán chiến chống mĩ thành công tháng lợi, lăng của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành Viễn Phương được vinh dự đến viếng lăng Người nên đã cảm tác ra bài thơ.

    Mạch cảm xúc của bài thơ sắp xếp theo trình tự thời gian – không gian hợp lý, mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng bác - chiếm trọn nội dung của hai khổ thơ đầu. Hai khổ thơ tiếp theo – khổ 3 và 4 là điểm nhấn chủ đạo giúp nhà thơ bộc lộc được những suy nghĩ xúc cảm mãnh liệt dành cho bác.

    Vậy những suy nghĩ xúc cảm mãnh liệt ấy là gì, mà lại mang màu chủ đạo cho "Viếng Lăng Bác" lấy đi nước mắt của bao bạn đọc?


    Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Tác giả bước vào trong lăng nhìn ngắm bác an tĩnh trong "giấc ngủ nghìn thu", dưới ánh đèn vàng nhạt như một "vầng trăng sáng".. Đọc đến đây mà lòng người thương tiếc thổn thức khôn nguôi.

    Thương là yêu kính, là quý trọng cả cuộc đời cao thượng vĩ đại của Bác đã dành hết cho dân cho nước, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc:


    Bác để tình thương cho chúng con

    Một đời thanh bạch chẳng vàng son

    Mênh mông áo vải hồn muôn trượng

    Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

    (Bác ơi! - Tố Hữu)

    Thương là xót xa vì nỗi đâu mất đi người cha già kính yêu, nỗi đau đấy trào dâng thành nước mắt, mà cả dân tộc Việt Nam không kiềm lại được. Nỗi đau niềm thương tiếc của nhân dân Việt Nam đối với Bác làm cảm động cả tấm lòng trời đất, khi:

    Suốt mấy đêm dài đau tiễn đưa

    Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa

    (Bác ơi! -Tố Hữu)

    Nhìn dáng vẻ bác ngủ ta lại nhớ đến những đêm không ngủ của bác

    Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạnh Bác đã từng:


    "Một canh.. hai canh.. lại ba canh,

    Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

    Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

    Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh."

    (trích "Nhật kí trong tù" - Hồ Chí Minh)

    Hay những đêm ở chiến khu Việt Bắc bộn bề công việc:

    ".. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

    (trích "cảnh khuya" - Hồ Chí Minh)

    Nỗi lo cho dân cho nước của bác không phải chỉ là một đêm hai đêm mà là cả một đời người. Thời gian của bác, bác cống hiến cho cuộc chiến giành độc lập tự do tổ quốc ngay cả khi nghe tin anh chị mình qua đời vì hoàn cảnh khán chiến mà bác không thể về chịu tang được. Bác hi sinh tình nhà vì phải lo việc nước huống chi những đem thức trắng không tính là bao. Nhưng giờ thì ổn rồi, nhìn bác an giấc như vậy chẳng bận lo phiền hà, bình yên như mộng ảo.. nhưng giấc mộng êm đẹp nào cũng sớm tàn, Viễn Phương choàng tỉnh đối mặt với thực tại đau đớn, vẫn biết bác là vĩnh hằng trong lòng nhân dân Việt Nam là "trời cao" xanh thẳng "mãi mãi" trường tồn, nhưng vẫn không thể phủ nhận sự thật bẽ bàng là Bác đã ra đi. Tôn kính, yêu quý pha lẫn đau đớn, tiếc nuối đè nén làm tác giả dồn hết tâm tư vào câu cảm thán: "Mà sao nghe nhói ở trong tim!". Ta như cảm nhận được con tim co thắt đau "nhói" vì mất mát lớn lao không chỉ của tác giả mà là của bao người khi tưởng nhớ đến bác.

    Mai về niềm Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

    Điệp ngữ "muốn làm" được lặp lại ba lần và đảo lên đầu câu thơ thể hiện ước nguyện cháy bỏng của nhà thơ muốn được hóa thân thành những điều nhỏ bé như con chim, đóa hoa, cây tre để được ở bên cạnh Bác dài lâu.

    Tâm nguyện được hóa thành hành động cụ thể khắc họa rõ tấm lòng, tình cảm sâu sắc dành cho bác của nhà thơ. Viễn Phương biết rằng dù là lưu luyến không muốn rời, muốn mãi mãi ở bên cạnh Bác nhưng tới cuối cùng ông cũng phải quay về miền Nam, vậy nên cách duy nhất để được ở bên bác dài lâu chính là hóa thân thành những sự vật bên lăng Người.

    Tình yêu tác giả giành cho bác thiên liêng và thành kính đến vậy càng làm cho tôi suy nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay trước lời dạy bảo của bác: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc nam châu hay không.. một phần lớn là nhờ vào công lao học tập của các cháu..". Viễn Phương yên kính bác chân thành thể hiện bằng ước nguyện hóa thân, thế hệ trẻ tương lai – người nắm giữ vận mệnh của đất nước, yên kính bác chân thành phải thể hiện được bằng hành động ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan bác hồ, để sau này có thể góp một phần trí tuệ, sức lực của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển nước nhà.

    Nhiều hình ảnh so sánh ẩn dụ độc đáo, sử dụng câu thơ cảm thán điệp từ, điệp cấu trúc câu, kết hợp với ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm xây dựng hình ảnh thơ đầy sáng tạo, giọng điệu trang nghiêm sâu lắng pha lẫn đau xót tự hào. Khổ ba và bốn là điểm nhấn chủ đạo giúp cho bài thơ "Viếng lăng Bác" mang chiều sâu khác biệt, đem tên tuổi của tác giả lên một tầm cao mới, đồng thời chấm một nét son chói lọi cho nền văn học hiện đại Việt Nam
     
    lacvuphongcaAdmin thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng hai 2024
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...